Kinh nghiệm nuôi chó cỏ

Huấn luyện chó cỏ, chó ta cực kỳ cần thiết bởi đây là giống chó có mặt ở phần đa các gia đình ở Việt Nam. Nhất là những vùng nông thôn, một gia đình có thể nuôi tới vài ba con chó ta là bình thường.

Dạy chó cỏ, chó ta không phải là việc quá khó bởi bản tính khá thông minh của giống chó này có sẵn. Trung tâm huấn luyện chó sài Gòn 125 sẽ đưa ra những kinh nghiệm giúp bạn dễ dàng huấn luyện chó cỏ với 5 lệnh cơ bản trong bài viết này.

Contents

  • 1. Đặc điểm chó cỏ, chó ta của Việt Nam
    • 1.1. Đặc điểm hình dáng chó cỏ, chó ta
    • 1.2. Đặc điểm tính cách chó cỏ, chó ta
    • 1.3. Cách chăm sóc chó ta phù hợp chó quá trình huấn luyện chó
      • 1.3.1. Chế độ dinh dưỡng cho chó cỏ
      • 1.3.2. Môi trường sống cho chó cỏ
    • 1.4. Cách chọn chó cỏ, chó ta thông minh phù hợp cho quá trình huấn luyện chó
  • 2. Huấn luyện chó cỏ, chó ta cần lưu ý điều gì?
    • 2.1. Độ tuổi huấn luyện chó cỏ phù hợp
    • 2.2. Thời gian huấn luyện chó ta
    • 2.3. Phần thưởng huấn luyện
    • 2.4. Học ra học chơi ra chơi trong quá trình dạy chó ta
  • 3. Phương pháp huấn luyện chó cỏ, chó ta đơn giản với 5 lệnh cơ bản
    • 3.1. Dạy chó cỏ, chó ta đi vệ sinh đúng chỗ
    • 3.2. Dạy chó cỏ, chó ta ngồi, nằm, bắt tay
      • 3.2.1. Dạy chó cỏ, chó ta ngồi
      • 3.2.2. Huấn luyện chó ta nằm
      • 3.2.3. Dạy chó ta cách bắt tay
    • 3.3. Huấn luyện chó cỏ, chó ta kêu sủa, ngồi chào
      • 3.3.1. Huấn luyện chó cỏ sủa theo lệnh
      • 3.3.2. Huấn luyện chó ta ngồi chào
    • 3.4. Huấn luyện chó cỏ, chó ta luôn đi theo chủ
    • 3.5. Dạy chó cỏ, chó ta không ăn bả, ăn bậy
  • 4. Chó cỏ sẽ được học gì tại trường huấn luyện chó Sài Gòn 125

1. Đặc điểm chó cỏ, chó ta của Việt Nam

Chó cỏ hay nhiều người Việt Nam chúng ta quen gọi với cái tên khác nhau như chó ta, chó nội, chó vện, chó mực, , là giống chó có nguồn gốc từ Việt Nam. Chó cỏ thường được lai tạo với nhiều giống chó khác nhau chó nên đây được xem là tên gọi chung của tất cả các loài chó tại Việt Nam.

Ngoài ra, hiện nay ở Việt Nam có bốn giống chó nội thuần chủng có giá trị và được gọi là tứ đại quốc khuyển gồm: chó Bắc Hà, Dingo Đông Dương, Hmông cộc đuôi và đặc biệt là chó Phú Quốc.

Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về tứ đại quốc khuyển của Việt Nam thì click vào bài viết này: 4 giống chó cỏ được mệnh danh là tứ đại quốc khuyển Việt Nam.

Còn bài viết này chúng tôi tập trung vào các loại chó được mang danh chó cỏ, chó ta của Việt Nam.

1.1. Đặc điểm hình dáng chó cỏ, chó ta

Đầu Mõm

Mặt Thân hình

Màu sắc

Đầu chó cỏ thon, dài vừa phải & cân đổi.

Chiều dài toàn đầu so với chiều dài mõm là 2:1

Mõm chó hình chữ V và ngắn, đầu mõm hơi nhọn, gốc mõm khá rộng.

Mặt có hình tam giác theo kiểu chó sói, mũi có màu đen, lưỡi màu hồng hoặc có đốm màu đen.

Tai nằm hai bên hộp sọ, dựng đứng như hình vỏ sò và hướng về phía trước. Tai to vừa phải, cân đối, không nhọn, phía trong tai ít lông

Thân hình thường thon, dài, cân nặng phổ biến từ 12-25kg.

Chó cỏ có nhiều màu do được lai tạo nhiều.

Các màu lông phổ biến là màu lông đỏ lửa, đen 4 mắt, trắng, đen tuyền, xám, đốm khoang, nâu, vện

1.2. Đặc điểm tính cách chó cỏ, chó ta

Chó ta ở Việt Nam có đặc điểm là khá thông minh, nhanh nhẹn, hoạt bát. Ngoài ra chúng cũng là loài chó thân thiện, dễ gần nếu như bạn tôn trọng chúng và luôn đối xử tốt với chúng. Có một số loài cũng rất yêu quý trẻ con, chúng quấn lấy trẻ con như những người bạn của mình.

Khi bạn về nhà chúng sẽ mừng vẫy đuôi và bám lấy bạn như đứa trẻ thấy mẹ về. Hơn nữa chúng cũng biết dỗi hờn nếu như bạn bỏ mặc, không quan tâm đến chúng như thường xuyên.

Đặc biệt bản tính trung thành và nghe lời của chó ta, lối sống theo trật tự bầy đàn nếu nuôi nhiều trong nhà khiến chúng khá được nhiều gia đình ưa chuộng.

Chó cỏ là loài năng động, ưa chạy nhảy. Chúng thích nghi với điều kiện sống vô cùng tốt, cho nên chó cỏ rất hiếm khi mắc bệnh như những giống chó Tây.

Nhưng không phải thế mà bạn có thể bỏ bê chúng, để có được một chú chó thông minh và đủ sức khỏe để huấn luyện bạn cần biết cách chăm sóc chó cỏ tốt.

1.3. Cách chăm sóc chó ta phù hợp chó quá trình huấn luyện chó

1.3.1. Chế độ dinh dưỡng cho chó cỏ

Chó cỏ, chó ta tương đối dễ chăm sóc và cho ăn, hầu như những thức ăn bạn cho chúng ăn chúng đều không chê bởi chúng trung thành và chịu kham khổ.

Tuy nhiên, để những chú cún phát triển khỏe mạnh các bạn nên chia khẩu phần ăn theo từng giai đoạn phát triển của chúng.

Giai đoạn lúc còn nhỏ 2-3 tháng tuổi: Giai đoạn này chỉ nên cho cún ăn cháo nấu cùng thịt hoặc các loại củ xay nhuyễn. Để dạ dày của cún tập thích nghi với thức ăn. Ngày nên cho ăn 4 bữa, mỗi bữa chỉ cho 1 lượng cháo vừa phải, chó con tuyệt đối không được cho ăn nhiều. Bạn cho chúng ăn bao nhiêu chúng sẽ ăn hết bấy nhiêu như vậy rất dễ hỏng đường ruột của chúng.

Giai đoạn phát triển từ 3 tháng đến 7 tháng tuổi: Giai đoạn này những chú cún bắt đầu phát triển về thể chất, bộ lông, xương và răng. Chính vì vậy nên cung cấp cho chúng thêm thịt heo, thịt gà, nội tạng động vật.

Nên tập cho chúng ăn rau, rau rất tốt cho hệ tiêu hóa của chúng. Trong giai đoạn này, cún cỏ rất dễ gặp các bệnh về đường ruột nên tuyệt đối không cho chúng ăn xương quá cứng. Giai đoạn này nên cho chúng ăn khoảng 3 bữa 1 ngày.

Giai đoạn hoàn thiện từ 7 tháng tuổi trở lên: Giai đoạn này các bạn nên giảm bớt lượng tinh bột trong khẩu phần ăn của chúng. Nên tăng thêm cho chúng ăn cá, xương heo phần dễ nhai để răng chó được chắc khỏe. Cho cún ăn 2 bữa 1 ngày để chúng không bị béo phì và giúp cơ bắp chúng săn chắc hơn.

1.3.2. Môi trường sống cho chó cỏ

Chó cỏ còn mang nhiều nét hoang dã, nên tốt nhất bạn hãy nuôi chúng ở không gian rộng rãi, để chúng tự do chạy nhảy. Không nết nhốt hoặc xích chó cỏ quá nhiều, bởi nếu bị hạn chế tự do, chó cỏ rất dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, sợ sệt hoặc hung dữ, khó dạy bảo hơn.

Chó cỏ rất dễ kết bạn với những chú chó khác vậy nên, nếu có điều kiện hãy nuôi 2 bé trở lên hoặc thường xuyên dắt cún nhà bạn ra ngoài đi dạo để tiếp xúc và chơi đùa với những chú chó khác. Điều này làm giải tỏa năng lượng dư thừa và giúp chó bạn xã hội hóa tốt, tạo thuận lợi trong việc dạy dỗ chúng.

1.4. Cách chọn chó cỏ, chó ta thông minh phù hợp cho quá trình huấn luyện chó

Chó cỏ Việt Nam thuộc vào giống chó khôn, dễ dạy nhưng tư chất thông minh thì không phải con nào cũng giống con nào.

Một số chú chó rất biết nghe lời nhưng một số khác lại khá lì lợm. Cách chọn chó khôn theo kinh nghiệm dân gian sau đây sẽ giúp bạn được chú chó ta đẹp và khôn nhất.

  • Chọn chó cỏ khôn dựa vào màu lông

Dân gian thường có câu Nhất vện, nhì vàng, tam khoang, tứ đốm. Câu này có nghĩa những chú chó có màu lông vện sẽ thông minh nhất.

Màu lông vện là tổng hợp của màu lông đen và màu lông vàng. Trong đó, lông đen và lông vàng sẽ mọc thành từng vệt giống như lông hổ.

  • Chọn chó ta khôn dựa vào chân của chúng

Chó tứ túc mai hoa và chó huyền đề 2 chân sau thường là những chú chó rất khôn. Trong đó những chú chó có phần lông trắng mọc ở mu bàn chân lên sẽ được gọi là tứ túc mai hoa.

Hay nhiều người còn gọi những chú chó này là chó đeo tất. Chúng còn được xem như điềm may cho chủ nhân. Dễ nhận biết nhất chó tứ túc mai hoa là các chú chó đen 4 chân trắng nổi bật.

Ngoài ra, chó có huyền ở 2 chân sau hoặc cả 4 chân cũng là những chú chó rất khôn. Vậy huyền đề là gì? Hiểu đơn giản đây là phần móng thừa mọc ra ở chân sau hoặc chân trước của từng chú chó.

  • Chọn chó cỏ khôn dựa vào lưỡi và mắt

Các chú chó có phần lông trắng ở 2 bên mắt thường gọi là chó 4 mắt. Theo dân gian, chó 4 mắt bắt chuột cực giỏi, rất nhanh nhẹn, hoạt bát và dễ huấn luyện.

Ngoài ra, người ta còn chọn mua chó ta khôn dựa vào đặc điểm lưỡi. Trong đó, chó đốm lưỡi được đánh giá là những chú chó khôn. Không giống như chó đốm đuôi. Theo kinh nghiệm dân gian, chó đốm đuôi rất khó dạy, hay ăn vụng, cắm trộm.

  • Cách chọn chó ta khôn dựa vào đuôi của chúng

Bên cạnh màu lông, mắt hay lưỡi, bạn cũng có thể dựa vào biểu hiện ở phần đuôi của chúng để nhận biết chó có khôn hay không. Những chú có đuôi xoăn cuộn tròn trên lưng và hơi ngả về phía bên trái rất giỏi trông nhà.

  • Chọn chó cỏ khôn dựa vào biểu hiện của chúng

Một chú chó khôn còn được thể hiện ở biểu hiện của chúng. Cụ thể là nếu trước khi nằm xuống, chúng hay có thói quen quay 3 vòng tại chỗ.

Nói chung trên đây là những kinh nghiệm dân gian truyền tai nhau qua các thế hệ nuôi chó ta.

Tuy nhiên, thực tế, không phải lúc nào quan niệm trên cũng hoàn toàn chính xác.

Chó ta khôn hay không còn phụ thuộc cách bạn dạy dỗ chúng.

2. Huấn luyện chó cỏ, chó ta cần lưu ý điều gì?

Vài năm trở lại tây, ở nước ta rầm rộ nuôi chó Tây, bởi nhiều người cho rằng chó tây đẹp, thông minh, dễ dạy lại thể hiện sự sang chảnh, Vì vậy, nhiều người lại cảm thấy chó ta, chó cỏ không đáng quý, khó dạy bảo, thậm chí không muốn chăm sóc chúng vì cho rằng chúng xấu xí.

Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, bất cứ một chú chó thuộc giống nào cũng đều là một sinh linh sống & đặc biệt quan trọng như nhau. Chó ta hay chó Tây suy cho cùng, chỉ là cách phân biệt cách gọi, nếu bạn không dạy dỗ chúng tử tế thì có thuộc giống thuần chủng thông minh thì bạn cũng sẽ không thể tạo ra một chú chó thông minh được.

Nếu huấn luyện chó cỏ, chó ta ngay từ nhỏ thì bạn sẽ có một chú chó luôn tôn trọng lời nói cũng như mệnh lệnh của chủ, vì vậy bạn đừng lo lắng về việc nuôi chó ta thì có dạy được không.

Để việc dạy chó cỏ trở nên hiệu quả và dễ dàng bạn nên đọc qua những lưu ý sau đây trước khi bắt đầu huấn luyện cún cưng của mình nhé.

2.1. Độ tuổi huấn luyện chó cỏ phù hợp

Với các giống chó khác chúng tôi thường khuyên các bạn huấn luyện chó trong khoảng từ 4 tháng tuổi trở lên, nhưng độ tuổi để dạy chó cỏ, chó ta có thể bắt đầu từ 3 tháng tuổi.

Chó ta từ 3 tháng tuổi đã thể hiện rõ tính cách, sự nhanh nhẹn, thông minh nên dạy bé ở độ tuổi này bắt đầu với những bài học nhẹ nhàng trước sẽ giúp bé nắm bắt nhanh và ghi nhớ lâu.

2.2. Thời gian huấn luyện chó ta

Với những chú cún ta còn nhỏ tuổi, chưa có nhiều sức khỏe bạn nên giành tầm 15 30 phút huấn luyện chúng, một ngày có thể huấn luyện 2-3 lần.

Không nên huấn luyện sau khi cún ăn no, vì lúc đó rất khó dùng thức ăn để sai khiến chúng, hơn nữa, khi ăn no việc đưa vào huấn luyện ngay sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của cún.

2.3. Phần thưởng huấn luyện

Dạy chó ta bạn cứ dùng phần thưởng là đồ ăn, nhất là món ăn chúng ưa thích. Chó ta cực ngoan và dễ ăn, dùng đồ ăn rất dễ khiến chúng làm theo mệnh lệnh mà bạn đưa ra.

2.4. Học ra học chơi ra chơi trong quá trình dạy chó ta

Nếu bạn mới lần đầu dạy một chú chó ta nhỏ tuổi, bạn rất dễ bị vẻ bề ngoài dễ thương của chúng đánh bại đấy. Hãy cẩn thận, tách biệt thời gian, lúc nào là học lúc nào là chơi để chú chó hiểu ngay từ đầu bạn nhé. Lúc chơi chúng có thể giỡn thoải mái với bạn, nhưng lúc huấn luyện, bạn phải thật nghiêm, tránh trường hợp vừa học vừa giỡn thì sẽ không bao giờ đạt được kết quả tốt.

Thưởng phạt phân minh là cách duy nhất khiến một chú chó đi vào nề nếp. Tất nhiên, ngoài thời gian huấn luyện bạn cũng nên thường xuyên chơi đùa để gia tăng tình cảm với chú chó của mình.

Chó ta sống rất tình cảm, chỉ cần bạn đối xử với chúng tốt, chúng sẽ rất dễ nghe lời bạn.

Ngoài ra, để huấn luyện chó ta hiệu quả, bạn hãy tìm hiểu thêm:

5 nguyên tắc cần nắm trước khi dạy chú chó của bạn!

3. Phương pháp huấn luyện chó cỏ, chó ta đơn giản với 5 lệnh cơ bản

3.1. Dạy chó cỏ, chó ta đi vệ sinh đúng chỗ

Đi vệ sinh là vấn đề đầu tiên mà bạn sẽ phải đối mặt với một chú chó ta khi bạn mới bắt đầu nuôi chúng.

Không một chú chó nào tự biết đi vệ sinh ở đâu là đúng, ở đâu là sai vì thế bạn cần dạy chó cỏ đi vệ sinh đúng chỗ với các bước sau đây:

Bước 1:Để ý khu vực chó thường đi vệ sinh. Bạn lấy giấy vệ sinh thấm nước tiểu của cún rồi để vào nơi mà bạn muốn bé đi như bồn cầu, bên ngoài vườn, khay. Mục đích của việc này là để đánh dấu khu vực, làm cho thú cưng nhận biết mùi vàhiểu nơi chúng cần đi vệ sinh.

Bước 2:Dắt chó vào và cho chúng ngửi khu vực có chứa nước tiểu và giải thích bằng lời. Có thể hô tè hoặc ị.

Bước 3:Đến thời điểm cún buồn đi vệ sinh, mang thú cưng vào nơi đã đánh dấu, sau đó để cún ở trong đó khoảng 10 phút.Nếu chúng đi đúng thì xoa đầu khen tốt ngay.

Kiên trì giành thời gian 30-45p để chúng có thể đi vệ sinh được. Tập nhiều lần cho đến khi chúng tự giác đi mà bạn không cần dắt đi theo nữa.

Lưu ý khi dạy chó cỏ, chó ta đi vệ sinh đúng chỗ:

Chó thường đi vệ sinh vào thời gian sau: Sau khi ăn xong, vừa ngủ dậy, vừa được tháo khỏi xích hoặc mở khỏi lồng.Một số dấu hiệu chó muốn đi vệ sinh phổ biến bao gồm đánh hơi, chạy vòng quanh, kêu rền rĩ, rời khỏi phòng và đi tới đi lui. Khi nhận thấy những hành vi này, bạn cần dắt chó con ra ngoài nhanh nhất có thể.

Nếu chúng lỡ tè ra sàn nhà, không đánh đập lúc đó vì sẽ dễ khiến chúng sợ hãi, hãy bế chúng tới nơi chúng được phép vệ sinh. Lau sạch sẽ và xịt khử mùi nơi chúng tè bậy trên sàn nhà để chúng không đánh hơi được, tránh tình trạng đó tái diễn vào lần sau.

3.2. Dạy chó cỏ, chó ta ngồi, nằm, bắt tay

3.2.1. Dạy chó cỏ, chó ta ngồi

Bước 1. Tay phải cầm đồ ăn và cho chó thấy phần thưởng đó.

Bước 2. Giữ đồ ăn thật gần trước mũi chó, làm sao để nó ngửi được mùi đồ ăn, sau đó từ từ đưa cao hơn đầu. Mắt và mũi chó sẽ hướng theo phần thưởng, nhìn lên trên rồi từ từ ngồi xuống sàn.

Lưu ý: Bạn cần giữ đồ ăn cách đầu chó đủ gần để nó không nhảy lên vồ lấy đồ ăn. Giữ vừa đủ thấp so với sàn để chó có thể ngồi.

Nếu chó cố lùi lại để nhìn theo phần thưởng thay vì ngẩng đầu và ngồi xuống, hãy thử bắt đầu bằng cách nhử phần thưởng trong góc phòng. Điều này sẽ hạn chế khả năng lùi về sau, và giúp chó dễ ngồi

3.2.2. Huấn luyện chó ta nằm

Bước 1. Để cún con ngồi xuống bên trái của bạn. Khi chó của bạn đang ở tư thế ngồi, hãy cầm vào mũi chúng.

Bước 2. Đặt đồ ăn xuống giữa hai bàn chân trước của chó. Theo phản xạ chúng sẽ cúi đầu xuống.

Bước 3. Tiếp tục di chuyển đồ ăn dọc theo mặt đất ra xa khỏi chú cún cưng của bạn và hô nằm.Về cơ bản, bạn đang tạo hình chữ L.Chú chó sẽ đưa mũi di chuyển theo tay cầm đồ ăn của bạn và chúng nằm xuống.

Ngay khi chó con của bạn nằm xuống, khen tốt ngay và cho nó ăn.

Lặp lại nhiều lần cho đến khi cún của bạn quen hẳn với lệnh nằm.

3.2.3. Dạy chó ta cách bắt tay

Bước 1: Dùng lệnh ngồi để khiến cún của bạn ngồi xuống. Giữ thức ăn trong lòng bàn tay, đưa ra trước mặt chó. Thu hút sự chú ý của nó rồi nắm tay lại. Đừng để cún lấy được thức ăn trong tay bạn nhé.

Bước 2: Theo phản xạ tự nhiên, cún sẽ đưa tay khều lấy thức ăn có trong tay của bạn. Lúc này chó mới được ăn.Hãy cố gắng phớt lờ mọi hành động khác dụ dỗ như liếm tay hoặc ngửi tay bạn để đòi thức ăn. Chỉ để chúng tập trung vào một điều duy nhất đưa tay thì mới có thể có thức ăn. Chúng sẽ tự nhận thức được hành vi nào có lợi cho mình.

Bước 3: Khi chó đã bắt đầu biết nên đưa tay lấy đồ ăn trong tay bạn. Bạn hô bắt tay. Lệnh cần phải được ra ngay khi chó bắt đầu muốn khều tay bạn và nắm lấy tay chó.

Bước 4: Tập như thế trong vòng 2-3 ngày khi chó đã hiểu lệnh. Bạn sẽ bắt đầu chuyển sang ra lệnh trước. Cầm thức ăn trong tay và hô lệnh Bắt tay. Nếu chó tiếp thu được, chúng sẽ hiểu ngay rằng đó là lệnh để lấy thức ăn. Sau khi bắt tay xong, bạn mới có thể cho chó ăn như một phần thưởng xứng đáng.

Bước 5: Khi chó đã có thể phản xạ nhanh, đưa tay ra lập tức ngay lúc nghe hiệu lệnh thì bạn có thể dần dần bỏ đi các hành động thưởng. Tập lệnh với chó mỗi ngày, kèm theo những lời khen ngợi hoặc chơi đùa thay cho thức ăn. Cún cưng sẽ cảm thấy đó làm một niềm vui, giải trí hằng ngày mà bạn dành ra để quan tâm nó và thích thú hơn.

3.3. Huấn luyện chó cỏ, chó ta kêu sủa, ngồi chào

3.3.1. Huấn luyện chó cỏ sủa theo lệnh

Để huấn luyện chó ta sủa theo lệnh, chúng ta cần 2 lệnh ghép cơ bản sau:

Dạy chó ta sủa theo lệnh SỦA

Bước 1: Thực hiện huấn luyện trước bữa ăn của chó. Bạn đưa một miếng thức ăn thưởng qua mũi cún để nhử, khiến nó thèm ăn mà không được. Bước 2: Nhử chó, cho đến khí cún của bạn mất kiên nhẫn và sủa liên tục đòi ăn, ngay lúc này bạn hôsủa-> chó vẫn sủa -> bạn khen tốt và cho cún ăn ngay.

Lặp lại cho đến khi bạn không cần đồ ăn để nhử chúng nữa, mà chỉ cần lệnh sủa

Dạy chó ngưng sủa theo lệnh im

Dạy chó sủa, rồi thì bạn cũng cần dạy chú chó cỏ của mình biết cách ngưng sủa bằng cách:

  • Trường hợp 1: Chó sủa khi không có người lạ

Bước 1. Khi chú chó của bạn sủa, chúng thường hướng về phía bạn để đòi bạn chú ý, lúc đó cứ mặc kệ nó cho tới khi nó ngưng sủa.

Bước 2. Ngay khi nó ngưng sủa, bạn lại vuốt ve và khen nó ngay. Nhớ đừng cho nó đồ ăn hay đồ chơi, làm thế khiến chó nghĩ nếu nó sủa bạn sẽ làm theo điều nó muốn.

  • Trường hợp 2: Chó sủa khi có người lạ

Bạn biết đấy, chó ta cực nhạy bén với người hoặc vật lạ, chỉ cần thấy người lạ là chúng sủa báo hiệu ngay lập tức. Cho nên việc dạy lệnh im sẽ cực kỳ hiệu quả nếu bạn biết áp dụng đúng cách trong trường hợp này.

Bước 1: Khi một người lạ tiến đến cửa, ví dụ như người giao hàng. Để chó của bạn sủa ba đến bốn lần. Sau đó, đứng gần nó và nói im.

Bước 2: Lại gần và dùng tay nhẹ nhàng giữ mõm chó. Sau đó, nói im một lần nữa.

Thả mõm của chó ra và lùi lại. Sau đó gọi chó tránh xa cửa hoặc cửa sổ bằng cách gọi tên nó và nói lại đây.

Bước 3: Yêu cầu chó ngồi và thưởng cho nó sau đó. Nếu nó tiếp tục ngồi và yên lặng, hãy thưởng thêm sau vài phút cho đến khi người lạ đi khỏi.

Nếu chó của bạn bắt đầu sủa khi ngồi, lặp lại trình tự và không thưởng cho đến khi nó ngồi và giữ yên lặng.

Lưu ý: Khi chúng đang sủa để cảnh báo người lạ, bạn không được la lối om sòm, hoặc dùng gậy đánh chúng, điều đó sẽ khiến chúng hung dữ hơn, hoặc về lâu dài lại khiến chúng không dám báo hiệu khi có người lạ đột nhập nữa.

3.3.2. Huấn luyện chó ta ngồi chào

Trước khi dạy chó ta ngồi chào, bạn cần dạy chúng lệnh ngồi thuần thục đã nhé.

Bước 1. Ra lệnhngồi đểcho cún ổn định vị trí.

Bước 2. Cầm miếng đồ ăn trong tay, để chú chó ngửi được và tập trung vào nó. Từ từ dơ miếng đồ ăn lên cao quá đỉnh đầu chó, để chúng phải rướn người lên mới thấy được.

Bước 3. Khi chú chó có ý định giơ chân trước lên với theo đồ ăn, bạn hỗ trợ chúng bằng cách có thể dùng một cây gậy hoặc tay của bạn đỡ lấy 2 chân trước của chúng. Bởi lúc đầu chúng còn chưa giữ được thăng bằng nên sẽ bị chới với.

Bước 4. Khi chúng giơ 2 chân lên bạn hô chào để khoảng 2-3 giây thì thưởng cho cún đồ ăn và khen giỏi.

Lập lại quá trình nhiều lần, kéo dài thời gian chào của cún và để chúng tự giữ thăng bằng chứ không cần bạn đỡ nữa. Sau khi chúng thành thục, bắt đầu tăng khoảng cách đứng xa chú cún của bạn. Tập nhiều lần cho đến khi bạn không cần dùng đồ ăn nữa thì xin chúc mừng, bạn đã thành công dạy chó ta chào rồi đấy.

3.4. Huấn luyện chó cỏ, chó ta luôn đi theo chủ

Chó Phú Quốc Thuần Chủng

Huấn luyện chó ta luôn đi theo chủ giúp bạn dễ dàng kiểm soát khi dắt chó đi dạo. Đồng thời, lệnh này còn giúp cho chú chó có thể học những bài học khác kết hợp theo hành động của chủ.

Bước 1. Để chú chó ta đứng ở trước mặt chủ, sau đó được dạy ngồi bên phía chân trái sát chủ.

Bước 2. Chú ý 2 chân bạn đặt song song, người đứng thẳng. Tay cầm thức ăn để phía trước ngay sát mũi của cún.

Bước 3. Đưa tay cầm mồi vòng chậm ra ngoài, bên trái về phía sau hông tạo thành một hình vòng cung. Sau đó từ từ đưa về cạp quần, rồi đưa mồi lên cao. Chú chó sẽ di mũi đi sau và sẽ ngồi vào đúng vị trí sát chân trái của bạn, lúc này, bạn khen tốt và thưởng cho nó ngay.

Lặp đi lặp lại động tác trên cho đến khi nó thuần thục: Chú ý khi vòng về đến cạp quần, tay trái cầm mồi phải song song với chân và đưa lên cao để nó sẽ theo phải xạ ngồi xuống. Khi thấy cún đã hiểu thì hô lệnh Sát chân rồi mới thưởng đồ ăn.

Các bước tiếp theo bạn tham khảo tại bài viết này: Cách dạy chó đi cạnh chủ trong mọi tình huống

3.5. Dạy chó cỏ, chó ta không ăn bả, ăn bậy

Bước 1: Cầm thức ăn trong tay và chỉ để thò ra một chút thức ăn để chó không giằng ra được. Đưa tay lại gần mũi chó và hé tay ra để chó nhìn thấy thức ăn, khiến chúng tìm cách lấy thức ăn ra khỏi tay. Cho chó ngửi, cào cấu hoặc sủa để lấy miếng thức ăn ra khỏi tay; nhưng tuyệt đối không đưa thức ăn cho chó đến khi nó chững lại một lúc hoặc dừng hẳn lại và quay đầu đi. Khi chó có hành động từ bỏ miếng thức ăn thì hãy hô lệnh để lại, sau đó khen ngợi và cho nó miếng thức ăn trong tay.

Bước 2: Lặp lại nhiều lần, khi chó đã thuần thục, đưa miếng thức ăn lại trước mũi chó và hô lệnh Để lại. Nếu chó quay đầu rời khỏi miếng thức ăn thì khen thưởng cho chó.

Bước 3: Một tay cầm thức ăn và giấu sau lưng. Tay còn lại đặt thức ăn vào lòng bàn tay và để bàn tay mở để chó có thể nhìn thấy, ngửi thấy. Hô lệnh Để lại để chó từ bỏ miếng thức ăn. Nếu chó cố lấy thức ăn thì hô Sai để chúng biết đấy là hành vi không đúng. Khi chó bỏ miếng thức ăn trên bàn tay mở, hãy thưởng cho nó bằng thức ăn trong bàn tay giấu sau lưng. Bài học này giúp chó biết rằng nếu cố lấy thức ăn trong tay thì sẽ không có được thức ăn, nếu từ bỏ thì sẽ được thức ăn ngon hơn ở chỗ khác.

Bước 4: Đặt thức ăn lên bàn hoặc sàn nhà, lặp lại các bước huấn luyện ở bên trên. Nếu chó từ bỏ miếng thức ăn thì sẽ được thưởng miếng thức ăn khác ngon hơn.

Bước 5: Đặt các miếng thức ăn trên sàn nhà, dùng dây xích dắt chó đi bộ trên sàn nhà. Hô lệnh Để lại. Nếu chó bỏ qua thức ăn thì thưởng miếng thức ăn khác.

Bước 6: Sử dụng các đồ vật khác thay thế thức ăn trên sàn. Sau khi thành thạo bài huấn luyện thì đưa chó ra môi trường bên ngoài và tiếp tục tập luyện.

Sau khi chú chó thuần thục, không ăn đồ ăn bậy, bạn nhờ thêm một người lạ nữa thực hành sao cho, nếu bạn cho chú chó ăn thì chú chó mới ăn, còn người lạ ném đồ ăn lại gần, nó sẽ không ăn.

Trên đây chỉ là các bước cơ bản, việc huấn luyện chó ta không ăn bả thực sự khá khó, để đạt được hiệu quả cao, bạn nên đọc kỹ bài viết sau đây của chúng tôi: Dạy chó không ăn bả thành công với 6 giai đoạn

Một số lệnh khác như: dạy chó giữ im lặng trong chuồng, dạy chó ngồi xe máy, bạn có thể tìm hiểu tại đây: Tips huấn luyện chó tại nhà hiệu quả

4. Chó cỏ sẽ được học gì tại trường huấn luyện chó Sài Gòn 125

Trường huấn luyện chó Sài Gòn đã có nhiều năm trong việc huấn luyện nhiều giống chó khác nhau. Và chó cỏ, chó ta cũng không phải ngoại lệ, chúng tôi đã huấn luyện thành công cho hàng trăm chú chó ta khác nhau.

Với điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ, sân bãi rộng, chế độ ăn phù hợp, huấn luyện viên kinh nghiệm chúng tôi tự tin có thể huấn luyện thành công chú chó cỏ mà bạn sở hữu.

Huấn luyện chó cỏ các động tác cơ bản tại trường huấn luyện chó sài gòn 125

Tại trường huấn luyện chó Sài Gòn 125, chó cỏ sẽ được học bộ kỹ năng trong khóa huấn luyện chó của nhà trường. Các bài tập về nâng cao thể lực,bộ kỹ năng vâng lời như: ngồi, nằm, bò, chào hỏi, bắt tay, đứng, lăn, kêu sủa, vượt chướng ngại vật, tha cắp đồ vật, chống ăn bả, vệ sinh đúng chỗ.

Kỹ năng nghiệp vụ gồm: giữ đồ cho chủ, bảo vệ chủ, bảo vệ mục tiêu, tấn công khi có lệnh.

Kỹ năng bổ sung độc đáo như: Tự lấy bát ăn mang tới, giả chết, bắt chuột,

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn tại: KHÓA HUẤN LUYỆN CHÓ TẠI TRƯỜNG HUẤN LUYỆN CHÓ SÀI GÒN 125

CÁC LỆNH HUẤN LUYỆN CHÓ CƠ BẢN TẠI TRƯỜNG

Ngồi, ngồi chào, ngồi yên tại chỗVượt chướng ngại vật
Đứng, đứng yên tại chỗĐi vệ sinh đúng chỗ
Nằm, nằm yên tại chỗHuấn luyện chó không chạy theo xe ngoài đường
Bò trên mặt đất, bò qua chướng ngại vậtKhông cắn phá đồ đạc bừa bãi
Gọi lại gần chủ, đi cạnh chủHuấn luyện chó đi cạnh chủ
Bắt tayHuấn luyện chó giữ đồ cho chủ
Tìm đồ vật cắp mang vềHuấn luyện chó bảo vệ chủ, tấn công kẻ thù
Dạy chó sủa và ngừng sủaLệnh bổ sung: Dạy chó ngồi xe máy, giả chết, xoay vòng,

Nếu bạn có một chú chó cỏ, chó ta và muốn chúng được huấn luyện trở thành chú chó thông minh và hữu ích, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua:

HOTLINE: 0979 311 827

Hoặc điền thắc mắc của bạn theo mẫu dưới đây nhé:

Tên của bạn [bắt buộc]

Địa chỉ Email [bắt buộc]

Số điện thoại[bắt buộc]

Tiêu đề:

Thông điệp

Tweet Pin It

Video liên quan

Chủ Đề