Kinh nghiệm trồng hoa hồng cho người mới bắt đầu

Thông báo: vườn đã ngừng kinh doanh các giống hoa hồng. Để đặt mua hoa hồng, anh chị có thể tham khảo & liên hệ: Happytrees.vn . Call/Zalo: 0906701001 - 0901365679 - 0981472323

Cây hoa hồng là cây lâu năm mà kéo dài nhiều năm. Hoa hồng bắt đầu phát triển từhạt giống, cây giâm cành, chiết nhánh, nhưng khi cây hồng trưởng thành thì nó lặp lại chu kỳ sống hàng năm này miễn là chúngđều khỏe mạnh và điều kiện phát triển thuận lợi. Khi chia nhỏ hơn nữa, thường thì chu kì phát triển của cây hồng là 30 ngày. Và trong 30 ngày này thì ở những thời điểm khác nhau cây hoa hồng sẽ cần những nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, tôi dựa vào đó mà cung cấp cho cây hoa hồng cái mà chúng cần.

Cái tôi muốn là trồng sao cho cây hồng tốt nhất, còn cây ra hoa nhiều hay ít là tự thân cây hồng.Tôi rất ít khi sử dụng chất kích thích nhằm giúp cây phải trổ thật nhiều hoa. Vì bắt cây làm việc quá sức thì trước sau gì cây cũng đi.

+ Chăm sóc cây hồngmới mua về đến khi tànhoa [tùy theo tình trạng cây lúc mới đem về: cây vừa ra lá non, cây đang ra nụ, cây hồng đang ra hoa]

+ Ngày thứ 1:Cắt tỉa nhánh, tạo tán khi tàn hoa [Cắt tỉa và thay chậu hoa hồng sau khi tàn hoa,Cắt tỉa hồng tiểu muội vàng,Cách cắt tỉa để cây hoa hồng leo ra nhiều hoa,Cắt tỉa hồng tiểu muội vàng,Cắt tỉa nụ thích hợp để hồng có bông to, Cắt tỉa và thay chậu hoa hồng sau khi tàn hoa,Cách cắt tỉa hoa hồng để cây ra hoa thường xuyên]

+ Ngày thứ 1-3:.Sau khi cắt tỉa nhánh cho hoa hồng, tiến hành phun thuốc phòng trừ nấm bệnh+sâu rầy+phân vi lượng+kích thích chồi [1 lần] [Chăm sóc cây hồng sau khi cắt tỉa lá]

+ Ngày thứ 4: Rải phân bón gốc [lần 1] cho cây hoa hồng bằng phân NPK 16-16-8 [trung bình 10 hột/chậu đường kính 20cm] hoặc các loại phân bón gốc có hàm lượng N cao nhằm giúp cây hồng phát triển thân lá. [Cách bón phân cho hoa hồng trồng chậu,Hậu quả từ việc bón phân dư thừa cho cây hồng]

Loại phân tôi cũng hay dùng để rải gốc cho cây hồng [lần 1]

+Ngày thứ 5-10: cây hồng bắt đầu ra tược non.

+Ngày thứ 11-12: Ngày nào thuận tiện thì phun thuốc phòng trừ nấm bệnh+sâu rầy [Lần 2][nồng độ nhẹ hơn lần 1]

+Ngày thứ 13-16: rải phân gốc [lần 2] bằng phân NPK có hàm lượng Lân và Kali cao hơn, nhằm hỗ trợ khả năng ra hoa của cây hồng.[Loại phân đỏ này, tôi hay kèm theo khi giao cây, hoặc xài phân tím Đứccũng có tác dụng tương tự]

+Ngày thứ 17-30: Giai đoạn cây hồng ra hoa..hạn chế việc tưới phân bón lá, không đúng cách dễ ảnh hưởng đến chất lượng hoa hoặc làm teo hoa, rụng hoa. Ngoài việc tưới nước cho cây hồng hằng ngày, cũng cần quan sát xem mật độ sâu bệnh, nhất là vào mùa mưa, những thời điểm mưa dầm liên tiếp 2-3 ngày

Nếu xem vườn hồng, thấy có nhiều lá đốm vàng, hoặc đốm tím như các hình bên dưới thì tiến hành phun xịt trị nấm bệnh ngay, vì bệnh này dễ lây lan và làm cây hồng rụng lá rất nhanh.

Chú ý: xịt bất thường thế này, ngay thời điểm cây ra nụ hoặc ra hoa sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng hoa, làm rụng hoa, teo nụ hoặc cháy cánh hoa..

Trên đây là 1 qui trình trồng và chăm sóc cây hoa hồng, dù hồng Sa Đéc hay hồng ngoại thì có nhiều điểm cách trồng cũng tương tự nhau. Xin chia sẻ và nhận được nhiều góp ý!

Những điều tôi ghi nhận bên dưới đây hoàn toàn dựa vào những gì tôi đã biết, đã học, đã làm thực tếChưa phải là cách tối ưu nhất giúp cây hồng phát triển tốt nhất. Nhưng tôi cố gắng viết sao cho rõ các chi tiết mà đơn giản tí, các loại phân, thuốc mua dễ dàng tíTôi cũng lượt bỏ bớt việc sử dụng phân hữu cơ bón gốcvì viết càng nhiều càng rối. Và 1 điều quan trọng là: Tôi cũng là người mới tập trồng hồng, nên cách trồng bên dưới chắc cũng khá nhiều thiếu sót, rất mong anh chị khi đọc thấy chỗ nào chưa đúng, chưa hợp lý, chưa rõxin chia sẽ cùng tôi ở phần bình luận bên dưới.

Video liên quan

Chủ Đề