Kỹ thuật viên điện tử là gì

Tùy thuộc vào yêu cầu và loại hình công ty mà các nhà tuyển dụng có thể đưa ra các yêu cầu về mặt bằng cấp hay kỹ năng và kinh nghiệm làm việc trong mô tả công việc của nhân viên kỹ thuật điện tử có thể khác nhau.

MỤC LỤC:
1. Nhân viên kỹ thuật điện tử là làm gì?
2. Mô tả công việc của nhân viên kỹ thuật điện tử
3. Yêu cầu kỹ năng và bằng cấp của Nhân viên kỹ thuật điện tử

Việc làm Nhân Viên Kỹ Thuật Điện Tử

Công việc của một nhân viên kỹ thuật điện tử là làm gì?

1. Nhân viên kỹ thuật điện tử là làm gì?

Nhân viên kỹ thuật điện tử là người có vai trò giám sát các loại thiết bị điện tử. Họ cung cấp dịch vụ và lắp đặt thiết bị cho các tổ chức khác nhau. Ngoài ra, các kỹ thuật viên cũng hỗ trợ thử nghiệm, xác định lỗi thiết bị, và đại diện đặt hàng các linh kiện, hoặc lắp đặt bộ phận thay thế như bảng mạch và động cơ,...

Nhìn chung, một kỹ thuật viên điện tử là người thành thạo máy tính, sở hữu đôi tay linh hoạt, có kinh nghiệm sử dụng thiết bị kiểm tra điện tử và đọc sơ đồ đi dây điện. Tuy nhiên, để hoàn thành tốt công việc, họ còn cần có đầu óc phê phán, khả năng phân tích giải quyết vấn đề và tính tổ chức để duy trì hoạt động của các thiết bị hoặc dịch vụ.

Đọc thêm: Cách viết CV xin việc Nhân viên kỹ thuật điện tử

2. Mô tả công việc của nhân viên kỹ thuật điện tử

Dưới đây là một số công việc, nhiệm vụ chung của một nhân viên kỹ thuật điện tử:

  • Kiểm tra và vận hành các hệ thống điện dựa trên các thông số kỹ thuật.
  • Theo dõi kế hoạch bảo trì và kiểm tra.
  • Sửa chữa và bảo trì hệ thống điện tử khi cần thiết.
  • Thực hiện kiểm tra hệ thống để định giá hiệu suất và công năng.
  • Kiểm soát các bộ phận và công cụ điện tử tồn kho.
  • Đề xuất nâng cấp và sửa đổi nhằm cải thiện hiệu suất hệ thống.

3. Yêu cầu kỹ năng và bằng cấp của nhân viên kỹ thuật điện tử

Để trở thành một kỹ thuật viên điện tử tối thiểu cần có bằng tốt nghiệp trung học hoặc tương đương. Một số nhà tuyển dụng sẽ thích các ứng viên có bằng cử nhân ngành công nghệ kỹ thuật hoặc các lĩnh vực liên quan hơn.

Ngoài ra một số công ty và nhà tuyển dụng có thể yêu cầu ứng viên phải có chứng chỉ Kỹ thuật viên điện tử do các tổ chức uy tín cung cấp. Nhân viên kỹ thuật có bằng cao đẳng hoặc cử nhân ngành công nghệ kỹ thuật hoặc các lĩnh vực liên quan sẽ được ưu tiên giao các vị trí đặc thù và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.

Những kỹ năng cần có của Nhân viên kỹ thuật điện tử

Về mặt kỹ năng, vị trí tuyển dụng này yêu cầu ở ứng viên các kỹ năng như:

  • Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề.
  • Kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng tương tác.
  • Có kiến thức liên quan đến cơ khí và khả năng đọc sơ đồ đi dây điện.
  • Khả năng kết hợp tay - mắt linh hoạt khi làm việc và sử dụng thành thạo các công cụ như máy hàn.
  • Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả.

Đọc thêm: Học ngành Kỹ thuật cơ điện tử ra trường làm gì?

Để trở thành một nhân viên kỹ thuật điện tử đòi hỏi mỗi người phải không ngừng rèn luyện và trau dồi kiến thức. Nhưng liệu có quá khó cho các kỹ thuật viên khi phải "đoán già, đoán non" về những yêu cầu mà nhà tuyển dụng mong muốn? Thế nên, bộ phận tuyển dụng cần cung cấp cho các ứng viên một bản mô tả công việc chi tiết để giúp họ tự tin hơn khi tham gia ứng tuyển cho vị trí nhân viên kỹ thuật điện tử.

 

1.  Đôi nét về ngành Kỹ thuật điện

Kỹ thuật điện [Kỹ thuật điện, điện tử] là một lĩnh vực kỹ thuật nghiên cứu và áp dụng liên quan đến điện, điện tử với các chuyên ngành khác như năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu và viễn thông.

Có thể thấy, tất cả các thiết bị hệ thống từ đơn giản đến phức tạp trong mọi ngành nghề, lĩnh vực đều có sự hiện diện của ngành kỹ thuật điện, điện tử. Học ngành này sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản và chuyên sâu về điện, điện tử và các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Do đó, sinh viên sẽ có khả năng thiết kế, xây dựng, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện, điện tử, khí cụ điện, hệ thống điện, hệ thống truyền tải, phân phối, cung cấp điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điện gió, điện mặt trời… và có thể tiếp cận các thành tựu công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực điện, điện tử.

Ngoài ra sinh viên ngành này còn được trang bị những kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực điện, điện tử như: Phân tích, đánh giá, đưa ra các giải pháp khắc phục các vấn đề về điện, điện tử, điện ô tô. Sử dụng các phần mềm ứng dụng trong chuyên ngành để mô phỏng, tính toán các vấn đề thực tế trong các công trình công nghiệp và dân dụng; Vận hành, lắp đặt, thi công các công trình điện, điện tử, điện tự động tại các nhà máy, xí nghiệp, công nghiệp và dân dụng. Chuyển giao công nghệ, quản lý sửa chữa bảo trì hệ thông điện, điện tử, điện ô tô.

2.  Cơ hội nghề nghiệp của ngành Kỹ thuật điện

Trong gần 20 năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự ra đời, mở rộng và bứt phá của hàng nghìn doanh nghiệp trong ngành điện, điện tử trong và ngoài nước. Đó là sự ra đời của hàng loạt công ty, tập đoàn công nghệ về điện tử, các tập đoàn chuyên sản xuất và phân phối các các sản phẩm, linh kiện điện tử… Chính vì vậy nhu cầu về nhân lực trong ngành điện, điện tử luôn ở mức cao.

Theo đó, các sinh viên tốt nghiệp ngành này ra trường có thể làm việc tại các vị trí như: Kỹ sư điện, Kỹ sư dịch vụ ngành điện, Kỹ thuật viên bảo trì hệ thống điện, Kỹ sư thiết kế hệ thống điện dân dụng và công nghiệp, Chuyên viên tư vấn các sản phẩm về điện, dịch vụ các hệ thống bảo trì điện… Những công việc này các bạn có thể làm tại các nhà máy, xí nghiệp tại các khu công nghiệp, khu kỹ thuật cao, doanh nghiệp về điện, trạm biến áp, trung tâm thương mại, cơ quan nhà nước, các khu dân cư và hộ dân gia đình.

Về mức thu nhập của ngành Kỹ thuật điện phụ thuộc vào công việc và doanh nghiệp mà bạn đang theo đuổi. Với những bạn có năng lực làm việc xuất sắc thường có cơ hội nhận được mức thu nhập cao và chế độ đãi ngộ xứng đáng. Nhìn chung mức lương trung bình cho các bạn sinh viên mới tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện dao động từ 7-10 triệu/tháng và từ 12-15 triệu/tháng với những bạn có kinh nghiệm từ 1 đến 2 năm.

BẢNG TỔNG HỢP VỊ TRÍ VIỆC LÀM NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP  TUYỂN DỤNG VIỆC LÀM - NĂM 2021

STT

Tên công ty

Chuyên ngành cần tuyển

Vị trí việc làm

Số lượng

1

Công ty TNHH LG Innotek Việt Nam - Hải Phòng

Tốt nghiệp ngành Điện, Điện tử

Kỹ sư kiểm soát chất lượng

02

2

Công ty Wistron Neweb Corporation [WNC]

Tốt nghiệp ngành Điện, Điện tử

Chuyên viên quản lý dự án điện

02

3

Công ty TNHH Phát triển Kỹ thuật Việt Nam

Tốt nghiệp ngành Cơ Điện, Điện tử

Nhân viên kinh doanh dự án mảng điện cao áp

05

4

Công ty TNHH Asahi Intecc Hà Nội

Tốt nghiệp ngành Cơ Điện, Điện tử

Nhân viên bảo dưỡng điện

02

5

Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Kỹ thuật Hà Duy

Tốt nghiệp ngành Cơ Điện, Điện tử

Kỹ sư cơ điện

10

6

Công ty TNHH Zoomlion Việt Nam

Tốt nghiệp ngành Cơ Điện, Điện tử

Kỹ sư cơ điện tử

05

7

Công ty CP Quản lý Vận hành và xử lý nước thải Việt Nam

Tốt nghiệp ngành Điện

Kỹ sư điện

02

8

Công ty Cổ phần Đầu tư Spower

Tốt nghiệp ngành Điện

Kỹ sư thiết kế điện

03

9

Công ty CP Sản xuất Ô tô Hyundai Thành Công

Tốt nghiệp ngành Điện

Kỹ sư điện, robot tự động

02

10

Công ty TNHH Điện tự động Thuận Nhật

Tốt nghiệp ngành Điện

Kỹ sư điện, chuyên mảng tủ điện.

01

TRUNG TÂM QHCC&HTSV

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử thuộc khối ngành kỹ thuật. Ngành nghề này được đánh giá là khá khó. Tương lai ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử sẽ rất phát triển. Bởi cuộc sống của người người, nhà nhà gắn liền với các đồ gia dụng điện tử như ti vi, tủ lạnh, điều hòa, máy giặt, nồi cơm điện,…

Trong bài viết này Viện Đào tạo và Hợp tác Quốc tế ESA, Đại học Công nghệ Đông Á, sẽ chia sẻ tất tần tật các thông tin về ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử cho các sĩ tử đang quan tâm đến ngành học này.

Tổng quan về ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử là gì?

1. Ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử là gì?

Ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử là một ngành học nghiên cứu về điện, điện tử, điện từ, năng lượng, hệ thống điều khiển, hệ thống xử lý tín hiệu,… nhằm hỗ trợ con người tối ưu hóa năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó, sinh viên còn được:

  • Đào tạo thêm các kỹ năng: xây dựng, khai thác, thiết kế, vận hành hệ thống điện tử.
  • Thông tin cơ bản và chuyên sâu cũng như khái niệm về các hệ thống điện tử, truyền động điện, truyền tải, cung cấp và phân phối điện.
  • Được nghiên cứu sâu về các hệ thống năng lượng tự nhiên và các biên pháp tiết kiệm nguồn tài nguyên như là: hệ thống điện mặt trời, …
  • Ngoài ra, sinh viên cũng sẽ được học về cách xây dựng một ngôi nhà thông minh, lĩnh vực robotics, lập trình phần mềm,….
  • Bên cạnh những lý thuyết, kĩ năng chuyên môn, sinh viên cũng được tạo cơ hội để cọ xát với thực tế, khả năng tự học và thích ứng với sự thay đổi liên tục của công nghệ.
Giờ học của sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử

2. Vai trò của ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử trong cuộc sống

Nhắc đến vai trò của điện tử, thì không một ai là không công nhận sự quan trọng và cấp thiết của nó trong cuộc sống hằng ngày, thậm chí trong tất cả mọi hoạt động của con người.

Dưới đây là những vai trò quan trọng của ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử:

  • Trong sản xuất, điện cung cấp nguồn điện để các máy móc thiết bị, sản xuất tạo ra sản phẩm.
  • Trong nông nghiệp, điện tử tạo ra các dòng điện để khởi động hệ thống tưới tiêu, phun,…
  • Trong công nghiệp, điện tử là mạch nối quan trọng để nối các hệ thống cơ khí của Robot lại với nhau.
  • Trong Y Tế, nhờ có điện, con người mới sử dụng được các thiết bị đo, giải phẫu, theo dõi sức khỏe,…
  • Trong gia đình, điện là thiết bị sinh hoạt hằng ngày của họ. Giúp bố làm việc, giúp mẹ nấu ăn, giúp con cái học hành,…

Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật điện điện tử chất lượng

Có phải bạn đang thắc mắc không biết “trường đào tạo Kỹ thuật điện điện tử nào tốt nhất ?”, “Điểm chuẩn ngành điện điện tử trung bình là bao nhiêu ?”, “Cũng như ngành kỹ thuật điện, điện tử lấy bao nhiêu điểm ?” đúng không ?

Hãy cùng ESA đọc bảng thông tin dưới đây nhé!

Trường đào tạo Điểm chuẩn Khối thi
Khu vực Miền Bắc
Đại học Công nghệ Đông Á 15 – 18 A00, A01, A02, D01
Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp [Cơ sở Hà Nội] 18.5 A00, A01, C01, D01
Đại học Công nghiệp Hà Nội 24,1 A00, A01
Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp [Cơ sở Nam Định] 15.5 A00; A01; C01 và D01
Đại học Kỹ thuật Công nghiệp [thuộc ĐH Thái Nguyên] 15 A00, A01, D01, D07
Khu vực Miền Nam
Đại học Công nghiệp TP.HCM 20,5 A00, A01, C01, D90
Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM 16
Đại học Công nghệ Sài Gòn 15 A00, A01, C01, D90
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông [phía Nam] 24,75 A00, A01
Đại học Dân lập Lạc Hồng 15 A00, A01, C01, D01
Khu vực Miền Trung
Đại học Duy Tân 15,5 A00, A01, C01, D01
Đại học Nha Trang 16
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh 14,5 A00, A01, B00, D01
Đại học Vinh 15
Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 14,45 A00, A01, B00, D01
Các em điền thông tin tại form đăng ký nếu cần thêm các thông tin về chương trình đào tạo, lộ trình học tập từng năm học.

Tương lai của ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử

Tương lai của ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử

1. Các công việc của ngành điện điện tử

Trên thực tế, vai trò cần thiết của máy móc trong cuộc sống hiên nay đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho ngành điện điện tử. Sau khi tốt nghiệp ngành này, bạn có thể làm trong đa lĩnh vực, cụ thể là:

  • Lĩnh vực bảo trì, giám sát, vận hành hệ thống mạng lưới điện. Bạn sẽ làm việc trong các trạm biến áp, các nhà máy điện hoặc các công ty điện lực.
  • Thiết kế hệ thống mạng lưới điện hợp lý ở các khu công nghiệp, xí nghiệp, chế xuất, các khu công trình dân dụng.
  • Với trình độ chuyên môn cao cấp, bạn sẽ làm việc trong các phòng thí nghiệm, sáng chế. Bạn sẽ làm cho các công ty sản xuất máy móc, thiết bị, robot tự động hóa,…Tóm lại, những sản phẩm điện tử hóa cao.
  • Với bằng cấp chứng chỉ cao, bạn có thể trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực này và đi giảng dạy cho sinh viên tại các trường đại học.
  • …v…v…v…

2. Thị trường lao động ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử

Có thể nói chưa bao giờ mà ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử lại “khát” nhân lực lao động tay nghề cao như hiện nay. Hội nhập quốc tế diễn ra càng mạnh mẽ, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với kỷ nguyên Robot đang mở rộng ra,… là những lý do khiến ngành điện điện tử trở nên “hot” và thu hút nhiều sinh viên theo học.

Theo báo cáo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh [FALMI], các chuyên gia tính toán và dự đoán rằng ngành điện điện tử sẽ phát triển nhanh theo hướng kỹ thuật số và công nghiệp phần mềm. Trong vài năm sắp tới, ngành nhanh chóng sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Với mức tăng trưởng nhanh và chất lượng tăng trưởng cao, ngành chắc chắn sẽ tạo ra một thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt và vô cùng hấp dẫn.

3. Lương ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử

  • Lương kỹ sư điện tử mới ra trường dao động từ 5 đến 7 triệu đồng/ tháng. Mức lương này cho những bạn chưa có kinh nghiệm, phải tích cực học việc. Nếu trong thời gian sinh viên bạn tích cực đi thực tập, làm thêm, có kinh nghiệm, hiểu việc thì bạn có thể nhận được mức lương cao hơn.
  • Lương kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử có kinh nghiệm làm việc từ 2 đến 3 năm, không có lợi thế ngoại ngữ dao động từ 7 đến 9 triệu đồng/ tháng.
  • Lương của chuyên viên điện điện tử với trình độ chuyên môn và khả năng ngôn ngữ thành thạo: lương tối thiểu 12 triệu đồng/ tháng.

Lời kết

Cùng với sự tăng trưởng nhanh của ngành, công việc đa dạng, hấp dẫn, ngành học này hiện đang rất hot, thu hút nhiều sinh viên. Và ngành Công nghệ kỹ thuật điện điện tử hứa hẹn sẽ còn phát triển rực rỡ trong nhiều năm sắp tới.  Do đó, ngành này hoàn toàn có thể là một sự lựa chọn phù hợp cho các bạn đang phân vân không biết nên học ngành gì.

Để xem thêm thông tin về các ngành học thuộc khối kỹ thuật, bạn hãy bấm vào link dưới đây:

Video liên quan

Chủ Đề