Lá é có tên gọi khác là gì

Cây é được biết đến là một vị thuốc trong dân gian để chữa trị một số bệnh rất hiệu quả. Ngoài ra, lá é còn được sử dụng nhiều trong ẩm thực như một loại gia vị khi nấu các món tạo nên mùi vị rất đặc trưng. Hãy cùng tìm hiểu về tác dụng của cây é cũng như cách nấu lẩu gà lá é ngon trong bài viết dưới đây nhé.

Tham khảo nhanh các mục chính

  • 1. Tìm hiểu về cây é
  • 2. Một số bài thuốc từ cây é
  • 3. Cách nấu lẩu gà lá é ngon
  • 4. Một số lưu ý để có món lẩu gà lá é hấp dẫn
      • Quốc Anh

1. Tìm hiểu về cây é

Cây é còn có các tên gọi khác là é trắng, húng trắng, trà tiên, tiến thực, hương thảo, húng lông, húng quế lông. Đây là một phân loài của cây húng quế.

É là một loại cây nhỏ thuộc họ húng quế sống hàng năm, thân phân nhánh ngay từ gốc tạo thành bụi cao từ 0,5 1m. É có thân vuông màu lục nhạt có lông thưa. Lá mọc đơn đối chéo chữ thập có hình bầu dục, dài 5 6 cm, rộng 2- 3 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng, hai mặt đều có lông ở gân, vò ra thấy có mùi thơm của sả.

Quả é hình bầu dục, có kích thước nhỏ, bề mặt nhẵn, nhìn giống hạt vừng có màu xám đen, bên trong chứa một lượng chất xơ tan được hay còn gọi là chất nhày có thể làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể và tính mát giúp thanh lọc cơ thể.

Lá é có tên gọi khác là gì
Tìm hiểu công dụng của cây é

Cách phân biệt cây e với húng quế ta trên hai phương diện: hoa và thân é có màu trắng và có lông (do đó mới có tên é trắng hay húng quế lông) trong khi húng quế ta có màu tím và không lông (nên đôi khi còn được gọi với tên é tía).

Mọi người thường biết đến cây é với loại hạt có thể pha trà uống hoặc thân cành é được chế biến thành các vị thuốc trong y học cổ truyền. Theo các thầy thuốc, bộ phận dùng là cành, lá và hạt. Thân và lá thu hái khi cây chưa có hoa hoặc có ít nụ hoa; hạt lấy ở những quả già và tinh dầu cất từ lá. Toàn cây é có chứa tinh dầu với hàm lượng từ 2,5-3%, có thể đến 5%. Hàm lượng tinh dầu cao nhất vào lúc cây ra hoa. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là citral với tỷ lệ 56-75% và nhiều chất khác.

Ngoài ra, lá é còn là một loại gia vị đặc trưng của các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đặc biệt là vùng đất Phú Yên. Người dân nơi đây sử dụng lá é trong rất nhiều các món ăn, phổ biến là giã nhuyễn để làm muối ăn với cơm nóng, hay làm thức chấm cho các món hải sản, thịt nướng.

2. Một số bài thuốc từ cây é

Cây é là một vị thuốc dân gian chữa rất nhiều bệnh. Thân và lá é được sử dụng như một thành phần của các bài thuốc dân gian hay chiết xuất tinh dầu.

Thân và lá é có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng phát hãn, giải biểu, lợi thấp, khu phong, tán ứ, chỉ thống do đó thường được dùng để chữa đau bụng, trướng bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, sốt, cảm, cúm, đau đầu, viêm lợi, chảy máu chân răng, tưa lưỡi, đái rắt, đái buốt, viêm bàng quang. Cụ thể:

  • Chữa đau bụng, trướng bụng, ăn không tiêu, nôn mửa: Phơi khô cành lá é, sau đó cắt nhỏ và hãm nước uống trong ngày. Mỗi lần hãm nước khoảng 10-20g.
  • Chữa táo bón: Ngâm khoảng 5-10g hạt é vào 100ml nước ấm đến khi bên ngoài hạt có một lớp nhầy màu trắng bao quanh rất nhớt. Sau đó thêm đường, khuấy đều mà uống.
  • Chữa cảm, cúm, sốt, đau đầu: Lá é để tươi (20-30g), dùng riêng hoặc phối hợp với nhiều loại lá thơm khác như lá bưởi, lá chanh, cúc tần, hương nhu mỗi thứ 10g, nấu nước xông cho ra mồ hôi.
  • Chữa viêm lợi, chảy máu chân răng, tưa lưỡi: Rửa sạch lá é tươi, rồi ép cùng với lớp vỏ lụa ở mặt trong vỏ cây sổ (lượng mỗi thứ 30g). Ngậm nhiều lần trong ngày.
  • Chữa viêm thận, viêm bàng quang, đái rắt, đái buốt: Pha khoảng 3 6 giọt tinh dầu é với sirô và nước thành nhũ tương, uống trong ngày.

Lưu ý, bạn chỉ nên dùng hạt é ít nhất một giờ trước hoặc sau khi dùng các loại thuốc uống khác, không dùng loại hạt này trong vòng một tuần trước khi sắp phẫu thuật.

Ngoài ra, do hạt é khô có tính hút nước mạnh, nên nếu dùng không đủ nước, hạt é có thể trương nở gây tắc ruột và hạt é có tính nhuận trường cao, phụ nữ có thai không nên dùng

3. Cách nấu lẩu gà lá é ngon

Lẩu gà lá é là một món ăn nổi tiếng của tỉnh Phú Yên. Với vị ngọt thanh của nước dùng hòa cùng hương cay nồng của lá é và ớt xiêm xanh thẫm trong miếng gà chắc thịt đem lại trải nghiệm thú vị cho người ăn.

Lá é có tên gọi khác là gì
Cách nấu lẩu gà lá é ngon

Xem thêm: CÁCH NẤU CÁC MÓN CHAY THÔNG DỤNG DỄ LÀM

3.1. Nguyên liệu nấu lẩu gà lá é

  • 1.2kg thịt gà
  • 200g lá é trắng
  • 8 trái ớt xiêm xanh
  • 1 lít nước khoáng lạt
  • 1kg bún tươi
  • 3 cây sả
  • Một số loại gia vị cần thiết: Muối, đường phèn, bột ngọt, hạt nêm, dầu ăn

3.2. Hướng dẫn cách làm lẩu gà lá é

Sơ chế

  • Đầu tiên, bạn dùng muối chà lên bề mặt con gà, sau đó rửa thật sạch với nước và để ráo. Bạn dùng khăn giấy thấm khô con gà rồi chặt thành những miếng nhỏ vừa ăn.
  • Lá é bỏ gốc, nhặt bỏ bớt lá dập và đọt già, rửa sạch, để ráo nước.
  • Ớt bỏ cuống, rửa sạch. Cho 1 thìa muối hạt cùng 4-5 trái ớt và 5-6 ngọn lá é vào cối giã nhuyễn. 3-4 trái ớt còn lại xắt lát. Sả cây rửa sạch, đập dập.
  • Với sả, bạn bóc vỏ lớp vỏ già bên ngoài, rửa sạch và đập dập.

Ướp gà

Ướp thịt gà đã chặt ở trên cùng 1/2 chỗ muối ớt đã giã nhuyễn trên, để khoảng 30 phút cho gà ngấm gia vị.

Nấu nước lẩu

Món lẩu này bạn sẽ không dùng nước hầm xương như các món lẩu thông dụng khác mà sẽ sử dụng nước khoáng nhạt để nấu. Nước khoáng giúp thịt gà nhanh chín, không có vị gắt của gia vị, vừa có nhiều muối khoáng nên khi ăn không chỉ có vị ngọt mà còn rất tốt cho sức khỏe.

Cho nước khoáng và sả đập dập vào nồi đun sôi. Khi nước sôi, bạn cho thịt gà đã ướp gia vị vào nấu chín, sau đó cho thêm chút đường phèn để tạo vị dịu ngọt cho nước lẩu. Bạn nêm nếm vừa ăn và hớt bọt cho nước dùng được trong.

Sau đó bạn vò lá é (chỉ vò hơi dập, không vò nát) cho vào nồi nước dùng. Chỉ bỏ một lượng vừa đủ dậy hương nồng thơm ngon là được, nếu ít quá thì nhạt, nhiều thì có vị cay nồng khó ăn. Để hoàn thiện món lẩu gà lá é, bạn cho thêm vào một ít ớt xiêm xanh và thưởng thức cùng với bún tươi.

Như vậy, với cách nấu lẩu gà lá é trên bạn đã có một nồi lẩu ngon để thưởng thức. Cách cách làm món lẩu gà lá é vô cùng đơn giản và bạn có thể thực hiện tại nhà cho gia đình một bữa ăn thật đặc biệt.

Chắc chắn, với vị ngọt thanh của nước dùng hòa cùng vị cay cay nồng nồng của lá é, ớt xiêm xanh tạo nên một hương vị rất riêng vừa hấp dẫn vừa khó quên.

4. Một số lưu ý để có món lẩu gà lá é hấp dẫn

  • Bạn chỉ nên bỏ một lượng lá é vừa đủ, bởi nếu cho quá ít thì nước lẩu sẽ nhạt, còn cho quá nhiều sẽ khiến nồi lẩu có mùi cay nồng rất khó ăn.
  • Trong quá trình nấu nước lẩu, bạn nên thường xuyên vớt lớp bọt nổi trên bề mặt để nước lẩu trong và đẹp mắt hơn.
  • Bạn cũng có thể dùng nước ninh xương để nấu lẩu. Tuy nhiên, nước khoáng có thể giúp thịt gà nhanh chín mềm đồng thời cũng tạo nên hương vị mới lạ hơn.
  • Tùy thuộc vào khẩu vị của gia đình, bạn có thể điều chỉnh lượng ớt xiêm xanh để tạo vị cay nồng cho món lẩu gà.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các công dụng của cây é, đồng thời biết cách nấu lẩu gà lá é thơm ngon, bổ dưỡng cho gia đình thưởng thức.

Tổng hợp

Quốc Anh

See author's posts