Là học sinh em cần phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo như the nào

Đề bài: Truyền thống Tôn sư trọng đạo được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay

Bài văn mẫu Truyền thống Tôn sư trọng đạo được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay

Bài mẫu: Truyền thống Tôn sư trọng đạo được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay

Tôn sư trọng đạo vẫn luôn là một truyền thống tốt được lưu truyền từ đời này sang đời khác của dân tộc Việt Nam. Từ những câu ca dao, tục ngữ truyền miệng hay những bài hát, bài thơ nổi tiếng, tinh thần hiếu học và tình thầy trò luôn là đề tài bất hủ. Truyền thống ấy đến ngày nay vẫn luôn có giá trị tiếp nối trường tồn, là thước đo chuẩn mực cho giá trị nhân văn của mỗi con người.

Tôn sư trọng đạo có thể hiểu là tôn trọng thầy cô, đạo lý. "Tôn" là "tôn trọng", "sư" là thầy, là bậc tiền bối, "đạo" là đạo lý, đạo thầy trò, kính trên nhường dưới. Tôn sự trọng đạo chính là quý trọng bậc làm thầy và những quy tắc chuẩn mực, đúng đắn. Câu nói đã nêu ra một bài học cũng như là lời khuyên răn về cách đối nhân xử thế giữa bậc hậu bối, lớp đàn em, học sinh đối với người thầy, người đi trước, bậc tiền bối của mình. Có tôn trọng thầy cô giáo, nhận biết được điều hay lẽ phải, uốn nắn mình theo khuôn khổ đạo lý thì mới có thể thành tài. Truyền thống ấy đã và đang được lưu giữ, bảo tồn, phát huy trong mọi phương diện cuộc sống cũng như tất cả các thế hệ, tầng lớp người dân Việt Nam.

Truyền thống tôn sư trọng đạo được thể hiện trên nhiều phương diện trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Từ thời xa xưa, những câu ca dao, tục ngữ như "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư", "Không thầy đố mày làm nên", "Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy" luôn được truyền tải và trở thành bài học vỡ lòng đầu tiên trên con đường rèn luyện nhân cách. Tôn trọng, kính yêu thầy cô và biết trân quý những bài giảng bổ ích là những bước chân đầu tiên trên con đường trở thành người có học. Hình ảnh ông đồ ngồi trên phản cao, áo the khăn xếp, tay sách tay thước, bên dưới là đám học trò ngoan ngoãn, ngây ngô thể hiện tinh thần hiếu học và sự chuẩn mực, cao quý của nghề giáo. Những cái tên bất tử như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm trở thành tấm gương đạo đức sáng ngời về học vấn. Như vậy, ngay từ khi đất nước còn sơ khai, truyền thống tôn sư trọng đạo luôn được đề cao, nghề giáo luôn được trọng dụng và được coi là sự hoàn thiện về học vấn và cung cách làm người.

Trong thời kì Việt Nam đang dần bước sang giai đoạn quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, giáo dục trở thành nòng cốt trong xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì vậy, nghề giáo luôn được tôn kính và trọng dụng. Sau Cách mạng tháng Tám, đứng trước tình trạng "giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm", chính quyền đương thời đã đề ra chính sách "Bình dân học vụ", người biết chữ dạy cho người không biết chữ, không phân biệt già trẻ, gái trai, con cái dạy cho cha mẹ, phổ cập chữ viết đến toàn thể nhân dân, mở các lớp học buổi tối cho những người có nhu cầu học tập. Khi ấy, tầng lớp trí thức được coi là người dẫn đường chỉ lối, truyền bá tư tưởng và hiểu biết đến với dân chúng.Tuy không được coi là người thầy chính quy, nhưng họ luôn nhận được sự tôn trọng từ người dân, trở thành công cụ đắc lực trong việc hoàn thiện và cải tổ đất nước.

Ngày nay, tôn sư trọng đạo càng được thể hiện rõ nét.Không chỉ gói gọn trong khuôn khổ thầy trò trong những bài giảng, tiết học, học trò có nghĩa vụ kính yêu thầy cô mà ngay cả trong những nếp sinh hoạt thường nhật, truyền thống ấy cũng được bộc lộ. Có rất nhiều những bài hát, bài thơ được chính những học sinh sáng tác dành tặng cho giáo viên của mình, hay những bức ảnh thể hiện sự gần gũi, yêu quý giữa thầy và trò. Tình cảm kính yêu được người học trò gửi gắm qua những bài văn cảm động, thiêng liêng. Trong những dịp lễ tết, những cô cậu học sinh cũ nay đã thành đạt, trưởng thành vẫn quay trở lại thăm cô thầy, người đã dìu dắt những bước chân chập chững đầu tiên trên con đường làm người có ích. Khái niệm người thầy cũng được mở rộng, không chỉ là thầy cô giáo trên nhà trường, giảng đường mà ngay cả người thầy trong cuộc sống, trong công việc, trong tu tập, rèn luyện cũng luôn được tôn kính. Tình cảm thầy trò trở nên gần gũi, thân thuộc, người thầy giống như người mẹ thứ hai, đưa thế hệ trẻ đến bến bờ của sự hiểu biết, còn học trò là những người con ngây thơ, trong trắng cần được dạy dỗ và bao bọc.

Truyền thống tôn sư trọng đạo được tiếp nối và phát triển như vậy dựa trên nhiều lý do. Bắt nguồn từ truyền thống nhân nghĩa, hiếu học, tôn trọng người có học thức và luôn làm theo đạo lý đúng đắn nhằm hoàn thiện bản thân. Tinh thần hiếu học khiến mỗi người luôn có xu hướng muốn mở rộng kiến thức, muốn tìm đến những bậc tiền bối để học hỏi kinh nghiệm.Từ đó, giá trị giáo dục đươc đề cao.Mọi nhà nước, lãnh thổ trên thế giới đều coi giáo dục là quốc sách, tôn trọng người có năng lực học vấn, trọng dụng hiền tài là cách duy nhất để kiến thiết đất nước.Vì thế, truyền thống tôn sư trọng đạo luôn đúng đắn và có tính thời đại cao.Trong bất kì hoàn cảnh nào, quốc gia nào, giáo dục luôn được đặt lên hàng đầu, tôn trọng thầy cô giáo chính là chuẩn mực đạo đức của mỗi cá thể con người.

Hiểu được và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo giúp con người hoàn thiện nhân cách, biết kính trọng bề trên, hướng tới chân thiện mĩ. Tôn trọng thầy cô chính là tôn trọng chính bản thân, tôn trọng những kiến thức mình được truyền tải, từ đó không ngừng cố gắng trau dồi bản thân. Một người khi hiểu được lẽ phải, biết kính trên nhường dưới, khiêm tốn và nể phục những người có học thức thường sẽ thành công vang dội.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, không thiếu những hành vi, những trường hợp làm trái với quy tắc đạo đức và quan điểm tôn sự trọng đạo. Cách đây không lâu, sự việc học sinh thiếu tôn trọng thầy cô, bị phạt tát 231 cái vào mặt đã làm rúng động xã hội, đặt ra một câu hỏi lớn về nhân tính cũng như cách đối xử của thầy cô đối với học trò. Ngược lại, với sự bùng nổ của mạng xã hội ngày nay, chúng ta dễ dàng tìm thấy những lời nói xúc phạm, miệt thị, thiếu tôn trọng thầy cô được các bạn trẻ chia sẻ trên trang cá nhân vì bức xúc với giáo viên.đó là những sự thật đau lòng, một hồi chuông cảnh tỉnh cho nền giáo dục nước nhà hiện nay. Khi lỗi không chỉ thuộc về riêng ai, chính quyền cần có những động thái nghiêm khắc nhằm khắc phục và triệt để sự tha hóa đạo đức trầm trọng này.

Tôn sự trọng đạo và đang là một truyền thống trường tồn của dân tộc ta, được tiếp nối và phát triển một cách vững mạnh trên mọi phương diện.Là người học sinh, là nhân tố trực tiếp của mối quan hệ giữa thầy và trò, chúng ta cần có tình cảm yêu mến, quý trọng thầy cô giáo của mình, đồng thời, chính bản thân các thầy cô cũng cần tôn trọng ý kiến của học trò để cùng hoàn thiện. Những kỉ niệm tuổi học trò cắp sách đến trường luôn là những dấu ấn được lưu giữ mãi mãi trong kí ức mỗi con người, hãy để cho những kí ức ấy luôn tươi đẹp và trong sáng, để cho truyền thống quý báu mà cha ông đã dày công xây dựng ấy luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Bên cạnh việc tìm hiểu về Truyền thống Tôn sư trọng đạo được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay các bạn học sinh và thầy cô có thể tìm hiểu thêm nhiều hơn nữa những bài văn mẫu hay các dạng bài tìm hiểu, văn nghị luận xã hội, đời sống hay và ý nghĩa khác để ứng dụng cho quá trình học tập của mình tốt nhất. Danh sách những bài văn nghị luận được cập nhật chi tiết hi vọng sẽ đem đến nhiều kiến thức hỗ trợ quá trình học tập, củng cố vốn ngôn từ để làm văn dễ dàng và đạt kết quả tốt nhất.

Từ xưa đến nay, tôn sư trọng đạo vẫn luôn là truyền thống văn hóa đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta, vậy theo em, truyền thống tôn sư trọng đạo được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay đặc biệt là trong thế hệ trẻ.

Nghị luận về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam Lời chúc năm mới 2022 tặng cho Thầy cô hay, ý nghĩa Nghị luận Không thầy đố mày làm nên Giải thích câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên Cách chơi Bá Đao Chí Tôn trên máy tính Lời chúc ngày quốc tế đàn ông 19/11

Rèn luyện đạo đức tốt đẹp luôn là trách nhiệm của các bạn trẻ. Giữ vững giá trị tốt đẹp mà ông cha ta ngàn đời xưa xây dựng lên là một minh chứng cho sự học hỏi tiếp thu những điều tốt đẹp. Học tri thức học cách làm người thì vai trò của người thầy người cô vô cùng to lớn và tôn sự trọng đạo trong việc ứng xử giao tiếp với những người lái đò tri thức là quan trọng. Tôn trọng, kính mến giáo viên của mình là sự nâng niu tri thức, nâng niu và bảo vệ những gì bản thân học được. Cùng vieclam123.vn đồng hành với phụ huynh học sinh qua bài viết dưới đây về tìm hiểu vấn đề tôn sư trọng đạo trong môi trường giáo dục.

1.Giải thích thế nào là tôn sư trọng đạo

Tôn sư trọng đạo là truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp với ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Xã hội ngày càng hiện đại, không tránh khỏi những ảnh hưởng không tốt của các yếu tố bên ngoài tác động vào tâm lý cũng như nhân cách đạo đức các bạn trẻ. Vấn đề về việc rèn luyện đạo đức học đường luôn nhận được sự quan tâm lớn của mọi người và truyền thống tôn sư trọng đạo cũng thế. Để hiểu rõ hơn trước tiên chúng ta cần hiểu tôn sư trọng đạo là gì?

Tôn sư trọng đạo được hiểu rõ khi tìm hiểu cụ thể từng vế tôn sư và trọng đạo. Tôn sư nghĩa tôn trọng, kính trọng và đề cao người thầy dạy học, dạy nét chữ nét người, người truyền đạt kiến thức cho thế hệ trẻ. Trọng đạo thể hiện qua việc trọng là tôn trọng, coi trọng và đạo là đạo lý, con đường làm người, đạo đức. Tôn sư trọng đạo được hiểu cụ thể là sự tôn kính của người học trò đối với người mang lại tri thức cho mình, coi trọng tri thức của bản thân đồng nghĩa với việc coi trọng người thầy người cô. Vai trò của thầy cô là quan trọng đối với tri thức của các bạn và các bạn là người tiếp nối tri thức mà thầy cô truyền đạt với tinh thần ham học hỏi và lòng biết ơn cao.

2. Tại sao phải tôn sư trọng đạo

+ Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta truyền lại từ thời xa xưa thể hiện qua sự hiếu học của các sĩ tử thời xưa, thể hiện qua các kỳ thi quan trọng, thi tú tài, thi quan chức, đậu bảng danh đem lại niềm tự hào cho người thầy. Ngày này, truyền thống đó càng phải được phát huy và đó là lý do tại sao phải tôn sư trọng đạo. Tôn trọng và giữ gìn những giá trị tốt đẹp của dân tộc cũng như tôn trọng những thành quả công lao trong nghề nhà giáo. + Tôn sư trọng đạo là cần thiết thể hiện sự kính trọng đối với người thầy, người cô. Thầy cô là người dù đứng trước khó khăn không chỉ về kiến thức, về cuộc sống mà không ngừng trau dồi bản thân, mang những kiến thức hay, lý lẽ phải tới những mầm non tương lai của cuộc sống. Cuộc sống hiện đại vai trò của thầy cô luôn được đề cao, phải có sự kính trọng, biết ơn tới những người làm nghề nhà giáo thì các bạn trẻ mới biết trân trọng công sức của thầy cô, cha mẹ hay của chính bản thân các bạn bỏ ra.

+ Tôn sư trọng đạo còn thể hiện dân tộc ta là một dân tộc hiếu học cao, tôn vinh nghề nhà giáo chứng tỏ dân tộc ta là dân tộc luôn tiến đầu về tri thức và giáo dục thế hệ. Sự nghiệp trồng nghiệp luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhà nước, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực làm cho xã hội phát triển hơn. Như ông cha ta có câu “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, khẳng định được “giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu” Tất cả những yếu tố đó đều liên quan đến truyền thống tôn sư trọng đạo và nâng cao trách nhiệm trong việc tôn sư trọng đạo là cần thiết.

+ Rèn luyện tốt đạo đức tôn sư trọng đạo giúp các bạn chau đòi bản thân về kỹ năng sống tốt, khi biết kính trên đối với người lớn tuổi cũng như biết tôn trọng người thầy người cô của mình, giúp các bạn luôn có một tâm lý thoải mái và tích cực trong học tập, mối quan hệ giữa thầy cô và học trò luôn có sự gần gũi với nhau và kết quả đem lại cao.

+ Tôn sư trọng đạo cần thiết trong việc phát triển khả năng bản thân ở mỗi lĩnh vực. Kiến thức bản thân là chưa đủ, rèn luyện đạo đức cũng cần có trong quá trình học tập của các bạn trẻ và tôn sư trọng đạo là đạo lý cần thiết đối với học sinh sinh viên. Tôn sư trọng đạo còn giúp các bạn trong việc biết trân trọng cũng như biết yêu thương gia đình mình hơn, tôn trọng người dạy dỗ mình người nuôi nâng mình thể hiện qua ý thức thái độ không ngừng học tập và kết quả cao là sự thể hiện lòng biết ơn tới thầy cô, cha mẹ.

3. Biểu hiện của tôn sư trọng đạo

Tôn sư trọng đạo là đạo lý tốt đẹp cần được phát huy trong mọi giai đoạn phát triển của xã hội. Có rất nhiều cử chỉ hành động đẹp biểu hiện của tôn sư trọng đạo. Đối với các bạn trẻ có ý thức cũng như có sự nhận thức đúng đắn về vai trò của thầy cô thì những hành động với suy nghĩ tốt đẹp trong môi trường giáo dục là thường thấy rõ. Bên cạnh đó cũng có một số biểu hiện các bạn trẻ không nhận thức được vai trò của việc học tập nên sự tôn trọng trong tiếp thu kiến thức là không có, tôn trọng thầy cô cũng không được nâng cao. Vấn đề cần được phê phán và lên án đối với trường hợp thiếu lễ phép với thầy cô.

+ Biểu hiện tốt của tôn sư trọng đạo:

- Biểu hiện của tôn sư trọng đạo thể hiện rõ nhất ở kết quả học tập của các bạn trẻ. Tình cảm, thái độ hành động đối với thầy cô. Chỉ cần những hành động nhỏ của học sinh như lắng nghe thầy cô giảng dạy trên lớp, tập trung tiếp thu kiến thức, chào hỏi lễ phép khi gặp thầy cô giáo, biết lắng nghe sự đóng góp ý kiến của thầy cô.

- Biểu hiện của tôn sư trọng đạo còn thể hiện ở việc thực hiện tốt nhiệm vụ của học sinh. Học sinh khi hoàn thành công việc do giáo viên đề ra là đã làm tốt trách nhiệm của bản thân trong việc học tập. Tôn sự trọng đạo là khi làm cho thầy cô hài lòng về kết quả mà các bạn học sinh mang lại, biết ơn về những kiến thức mà thầy cô truyền đạt cho các bạn, tất cả đều mang lại lợi ích cao. Thành công của các bạn là phần lớn trong việc thể hiện sự tôn sư trọng đạo, giáo dục là trách nhiệm của giáo viên và học sinh khi rèn luyện bản thân hoàn hảo thì giáo viên cũng đã hoàn thành tốt trách nhiệm của mình và mang lại những nhân tài cho đất nước.

- Biểu hiện của tôn sư trọng đạo còn thể hiện ở việc giúp đỡ thầy cô giáo khi cần thiết. Giúp đỡ thầy cô ở đây là sự giúp đỡ về tinh thần, về vật chất. Sự động viên an ủi thầy cô khi thầy cô gặp khó khăn hay sự tâm sự với thầy cô không chỉ trong học tập mà ngoài cuộc sống hàng ngày.

- Tôn sư trọng đạo còn được biểu hiện qua các câu tục ngữ mang giá trị cao như bài học đầy ý nghĩa và sâu sắc cho các bạn trẻ như “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” hay câu “một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy” hay câu ca dao “Muốn sang thì bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy” Những câu tục ngữ hay câu ca dao ngắn nhưng nội dung mang lại thể hiện rõ giá trị của người thầy trong việc truyền đạt tri thức của bạn trẻ. Có thể thấy, nếu trẻ là trang giấy trắng thì người cầm bút viết lên những tờ giấy trắng ấy chính là thầy cô giáo.

- Biểu hiện tốt đẹp của tôn sư trọng đạo còn thể hiện qua hành động tôn vinh biết ơn vào ngày đặc biệt – ngày nhà giáo Việt Nam. Ngày 20/11 hằng năm đã trở thành ngày hội lớn của toàn dân với một niềm kính trọng biết ơn đối với nghề dạy học cao quý. Hình ảnh cha mẹ học sinh tặng hoa thầy cô trong ngày 20/11 và cả hành động những cán bộ cấp cao của Đảng và nhà nước đến thăm hỏi và thể hiện tình yêu thương tới những thầy cô giáo cũ đã về hưu. Tất cả đều nói lên truyền thống và đạo lý cao đẹp, đó không chỉ là đạo lý tình cảm mà còn là tinh thần sức mạnh hành động cách mạng để đưa đất nước đi lên ngày càng giàu mạnh, văn minh.

+ Một số biểu hiện không tôn sư trọng đạo

Xã hội không ngừng phát triển học tập luôn là vấn đề được quan tâm, giáo dục trong trường học luôn được nâng cao nhưng vẫn có một số bạn trẻ thiếu sự tôn trọng thầy cô giáo, những người đem tri thức, dạy các bạn nhân cách đạo đức tốt đẹp. Thái độ vô lễ với thầy cô như gặp thầy cô không chào hỏi hay nói chống không với thầy cô, không có sự thừa gửi, cãi lại thầy cô với những lời nói nặng lời, coi thường môn học mà thầy cô dạy vì bản thân mình không thích học môn đó, thiếu ý thức trong học tập… rất nhiều hành động và những cử chỉ không tốt làm tổn thương thầy cô, tâm lý không thoải mái khiến sự truyền đạt kiến thức cũng không đạt hiệu quả cao. Học sinh không biết được vai trò to lớn của thầy cô, không biết được nếu không có thầy cô các bạn không thể làm bất cứ điều gì hay không thực hiện được mong muốn mục tiêu của bản thân. Biểu hiện cụ thể như những hành động sai trái trong thi cử như sử dụng tài liệu, quay cóp trong khi làm bài khi không có ý thức học bài hay không tuân thủ nội quy nhà trường đề ra. Tất cả đều thể hiện sự thiếu tôn trọng thầy cô, thầy cô luôn tin tưởng vào học trò của mình nhưng ngược lại học trò lại mang lại sự thất vọng lớn cho thầy cô. Sự thiếu hiểu biết trong đạo lý không tôn sự trọng đạo được thấy rõ nhất và nó còn gián tiếp làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của thầy cô và kết quả học tập của các bạn đi xuống và không đạt được sự mong muốn của phụ huynh

4. Phương pháp rèn luyện bản thân để hình thành đạo đức tôn sư trọng đạo

Từ những biểu hiện cả về mặt tích cực và tiêu cực thể hiện ở trên mà mỗi học sinh sinh viên cần có nhận thức đúng đắn trong học tập, trong quá trình tiếp thu kiến thức. Phương pháp để rèn luyện bản thân luôn cần thiết để trau dồi bản thân cả về kiến thức và kỹ năng, cũng như thể hiện được đạo lý tôn sư trọng đạo hoàn hảo nhất.

+ Nâng caohiệu quả giáo dục từ gia đình, đây là môi trường giáo dục đầu tiên mà các bạn tiếp xúc và phát triển. Sự giáo dục từ phía gia đình có vai trò quan trọng quyết định nhân cách, đạo đức của mỗi người, đặc biệt đạo đức tôn sư trọng đạo.

+ Nhà trường cũng phải quan tâm giáo dục đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho học sinh ngay từ khi cắp sách đến trường, biết ý thức cao trong việc học tập.

+ Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Thầy cô không chỉ truyền tri thức, kỹ năng mà phải là tấm gương về đạo đức, lối sống, tự rèn luyện bản thân, trách nhiệm với công việc, yêu thương học sinh, có như thế học sinh mới có hứng thú trong việc học tập tốt và tôn sư trọng đạo luôn được đề cao.

+ Nhà trường cũng như gia đình phải có các quy định xử lý nghiêm các hành vi thiếu tôn trọng, vô lễ, xúc phạm đến phẩm chất nhà giáo, đặc biệt là giáo viên giảng dạy.

+ Các bạn trẻ cũng không ngừng nâng cao tinh thần học hỏi cả về kiến thức lẫn nhân cách ngay khi còn nhỏ, hiểu được vai trò của bản thân trong việc học tập và sự quan trọng của thầy cô giáo trong việc truyền đạt tri thức cho các bạn mà có ý thức tốt hơn, nâng cao đạo đức tôn sư trọng đạo trong nhân cách thế hệ trẻ.

Video liên quan

Chủ Đề