Lá nguyệt quế nấu ăn

Lá nguyệt quế xuất phát từ cây có nguồn gốc từ các nước Tiểu Á và phát triển mạnh ở vùng Địa Trung Hải. Đặc biệt là Hy Lạp cổ đại và La Mã, lá nguyệt quế được coi như một biểu tượng của quyền lực và sự nổi tiếng, nó được kết thành vòng đeo quanh cổ các vị vua, anh hùng hoặc các vận động viên chiến thắng.

Lá nguyệt quế nấu ăn

Người Hi Lạp cổ đại trồng cây nguyệt quế để tôn thờ con trai của thành Apollo Aesculapius-Vị thần của y học. Lá nguyệt quế thơm không chỉ được sử dụng như một loại được gia vị qua nhiều thế kỷ mà còn làm được liệu điều trị nhiều bệnh.

Những chiếc lá được thu hoạch phải là lá đã phát triển và có độ dày vừa đủ vì nếu không lá sẽ bị chuyển sang màu đen khi sấy. Quả của cây nguyệt quế được hái khi chín và thường được sử dụng để chế các loại dầu thuốc.

Lá nguyệt quế nấu ăn

Lá nguyệt quế rất giàu vitamin C một chất chống oxi hoá mạnh mẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và là nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời giúp đôi mắt và làn da khoẻ mạnh.

Lá nguyệt quế còn chứa niacin, pyridoxine, axit pantothenic và riboflavin hỗ trợ trong việc tổng hợp các enzyme chịu trách nhiệm quy định về trao đổi chất và chức năng của hệ thống thần kinh.

Lá nguyệt quế còn là nguồn cung cấp nhiều loại khoáng chất như: mangan, sắt, selen, kẽm và magie.

Lá nguyệt quế nấu ăn

Lá nguyệt quế có tính sát khuẩn mạnh mẽ, kích thích sự thèm ăn, cải thiện hệ tiêu hoá, ngăn ngừa sự đầy hơi gây nóng ruột, tiêu đờm và có khả năng điều trị viêm phế quản mãn tính và cảm lạnh thông thường.

Lá nguyệt quế còn giúp ngăn ngừa bệnh thấp khớp, bệnh gút chủ yếu là do có chứa pinen và cineole trong tinh dầu-có tác dụng giảm đau và viêm.

Lá nguyệt quế nấu ăn

Lá gia vị. Lá nguyệt quế được sử dụng làm gia vị trong nấu ăn từ thời cổ đại , nó được thêm vào các món nướng, món sốt, súp lá nguyệt quế không chỉ làm tăng gia vị cho các món ăn mà còn giúp kích thích hệ tiêu hoá.