Lãi suất ngân hàng năm 2022 là báo nhiều

Đầu tư vào đâu để sinh lời khi mà lãi suất ngân hàng đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm?

Lãi suất ở mức thấp nhất trong nhiều năm

Biến động đáng chú ý nhất trong tuần qua là việc tăng mạnh tới 0,5-0,6%/năm lãi suất tiết kiệm nhiều kỳ hạn từ 6 tháng trở lên tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam [Techcombank]. Sự điều chỉnh này đã đưa mức lãi suất cao nhất tại Techcombank lên 5,8%/năm áp dụng cho khách hàng thường và 5,9%/năm với khách hàng ưu tiên. Để được hưởng mức lãi suất cao nhất trên, khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 36 tháng với số tiền từ 3 tỷ đồng trở lên khi gửi ở quầy hoặc gửi tiết kiệm online. Trước đó, Techcombank nằm trong nhóm ngân hàng có lãi suất huy động thấp nhất hệ thống.

Cũng được điều chỉnh tăng nhẹ lãi suất thêm khoảng 0,1-0,2%/năm nhưng thay vì áp dụng với các kỳ hạn dài từ 6 tháng trở lên như tại Techcombank thì Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng [VPBank] và Ngân hàng TMCP Á Châu [ACB] lại điều chỉnh tăng với các khoản gửi ngắn hạn dưới 6 tháng.

Trong khi đó tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn [SCB], lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng hiện chỉ còn 6,8%/năm, giảm tới 0,5%/năm so với trước. Ngân hàng TMCP Bắc Á [BacABank] cũng giảm đồng loạt 0,2%/năm với lãi suất tiền gửi các kỳ hạn từ 1 tháng đến 5 tháng và 0,3%/năm với kỳ hạn 6 tháng đến 12 tháng.

Dù có dấu hiệu tăng trở lại nhưng lãi suất ngân hàng vẫn đang ở mức
thấp nhất trong nhiều năm [Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí]

Hầu hết các ngân hàng còn lại đều giữ nguyên biểu lãi suất như hồi đầu tháng trước.

Lãi suất cao nhất hiện nay tại các ngân hàng là 8,4%/năm, áp dụng cho khách hàng gửi tiết kiệm từ 500 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 13 tháng và 24 tháng tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam [Eximbank]. Tiếp đó là Ngân hàng TMCP An Bình [ABBank] và Ngân hàng TMCP Phương Đông [OCB] với lãi suất cao nhất là 8,3 và 8,2%/năm. Mức lãi suất này được áp dụng cho tiền gửi tại kỳ hạn 13 tháng.

Mặt bằng lãi suất đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm, theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt [BVSC], trong bối cảnh dịch bệnh có dấu hiệu được kiểm soát và việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 chuẩn bị được triển khai, trong khi lạm phát tăng trở lại [chỉ số tiêu dùng CPI tháng 2 tăng 1,52% so với tháng trước – mức tăng tháng 2 cao nhất trong vòng 8 năm gần đây], lãi suất huy động nhiều khả năng sẽ có diễn biến tăng trở lại trong thời gian tới.

Đầu tư vào đâu để sinh lời cao nhất?

Mặt bằng lãi suất ngân hàng thấp được xem là cơ hội để dòng tiền nhàn rỗi tìm đến các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản, trái phiếu... nhằm tăng tỷ suất sinh lời.

Dự báo về triển vọng thị trường chứng khoán, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhận định: "Năm 2021, thị trường chứng khoán tiếp tục phát triển bền vững dựa trên nhiều yếu tố nền tảng".

Theo ông Dũng, nền kinh tế Việt Nam đã đạt tăng trưởng dương 2,91% trong năm 2020 và tiếp tục được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức khá cao 6,5-6,8% cho năm 2021. Thêm vào đó, các yếu tố vĩ mô khác như tỷ giá, lãi suất, xuất nhập khẩu vẫn được duy trì ở mức tốt. Đặc biệt, lãi suất tiếp tục được giữ ở mức thấp sẽ là yếu tố tác động rất tốt đến thị trường chứng khoán 2021.

Cùng với đó, thị trường trái phiếu tiếp tục được kỳ vọng khởi sắc. "Chúng tôi kỳ vọng thị trường trái phiếu chính phủ tiếp tục phát huy được vai trò của mình trong việc hỗ trợ chính phủ huy động vốn phục vụ đầu tư, phát triển kinh tế xã hội nhằm tạo đà cho nền kinh tế phục hồi sau đại dịch COVID-19", ông Nguyễn Anh Phong - Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội [HNX] chia sẻ.

Chứng khoán được xem là kênh đầu tư hấp dẫn trong năm 2021

Còn với trái phiếu doanh nghiệp, Công ty cổ phần Chứng khoán SSI [SSI] cho biết năm 2021, khung pháp lý có nhiều thay đổi quan trọng. Cùng với Luật Chứng khoán 2019, một loạt văn bản pháp luật liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng được ban hành và có hiệu lực.

Do đó, các nhà phân tích của SSI cho rằng, so với năm 2020, sức mua của các nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân sẽ giảm bớt do không ít nhà đầu tư không đáp ứng yêu cầu là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất tiền gửi thấp, chỉ từ 4,5-5,5%/năm với kỳ hạn 12 tháng dự kiến vẫn tiếp tục duy trì ít nhất là trong nửa đầu năm 2021 và có thể chỉ nhích nhẹ vào nửa cuối năm. Ở mức lãi suất này, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp đang mang lại tỷ suất sinh lời cao hơn từ 2-5%/năm so với tiền gửi nên vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn.

Dù vậy, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính khuyến cáo các nhà đầu tư nên cẩn trọng lựa chọn tỷ lệ đầu tư hợp lý trong quá trình lâu dài bởi thị trường chứng khoán hay bất động sản đều có nhiều biến động khó đoán định. Ngoài ra, trong năm 2021 dự báo lãi suất tiền gửi sẽ tăng lên do nhu cầu vốn trong nền kinh tế tăng nhưng lạm phát cũng có thể tăng theo nên tiền gửi ngân hàng vẫn là kênh đầu tư an toàn hơn cả, nhất là với các nhà đầu tư ít kinh nghiệm và không ưa mạo hiểm.

Theo VTV.VN

Lam Duy   -   Thứ năm, 27/05/2021 15:40 [GMT+7]

Tín dụng đạt mức tăng mạnh trong các tháng đầu năm có tác động tới mặt bằng lãi suất thị trường. Ảnh: H.N

Báo cáo diễn biến thị trường tuần thứ 3 của tháng 5.2021 được Công ty Chứng khoán Bảo Việt [BVSC] công bố hôm nay cho thấy, lãi suất vay mượn vốn giữa các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục có diễn biến tăng nhẹ ở các kỳ hạn 1 tuần và 2 tuần, với mức tăng lần lượt là 0,01% và 0,06% lên mức 1,39% và 1,49%/năm. Trong khi đó, lãi suất kỳ hạn qua đêm lại giảm nhẹ 0,03% xuống mức 1,21%/năm.

Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng của cả 3 loại kỳ hạn trên đều đã cao hơn mức trung bình của năm 2020 [trong khoảng 0,84%-1,14%/năm].

Lãi suất liên ngân hàng liên tục đi lên trong các tuần gần đây. Ảnh: BVSC

Trước đó, vào thời điểm tháng 5.2020, khi Ngân hàng Nhà nước [NHNN] điều chỉnh giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên trong năm 2020, dưới tác động của dịch COVID-19, cũng là thời điểm lãi suất liên ngân hàng rời khỏi mốc 2% và giảm xuống mặt bằng thấp dưới 1% trong phần còn lại của năm.

BVSC cho hay, từ tháng 4.2020 đến tháng 5.2020, tăng trưởng tổng huy động vốn tăng từ 0,07% lên 2,32%, tăng mạnh hơn nhiều so với tín dụng khi dư nợ tín dụng của nền kinh tế chỉ tăng từ 1,41% lên 2%.

Vào thời điểm trên, huy động vốn có mức tăng cao hơn so với cầu tín dụng nhiều khả năng phản ánh nỗi lo của người dân khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, dẫn đến xu hướng gửi tiền vào hệ thống ngân hàng, qua đó giúp thanh khoản dồi dào và phần nào khiến lãi suất giảm.

Ngược lại, bước sang năm 2021, tính tới ngày 19.3.2021, trong khi tăng trưởng huy động vốn mới chỉ đạt 0,54%, tăng trưởng tín dụng lại đạt tới 1,41% và tiếp tục tăng mạnh lên mức 3,34% tính tới ngày 16.4.2021.

"Cầu tín dụng tăng mạnh hơn có thể đã khiến thanh khoản của thị trường liên ngân hàng giảm trong thời gian qua và nhiều khả năng thúc đẩy lãi suất liên ngân hàng tăng lên trong các tuần gần đây" - BVSC đưa nhận định.

Một diễn biến đáng chú ý khác là dù lãi suất liên ngân hàng tiếp tục tăng lên, trong tuần qua, NHNN vẫn duy trì việc không có hoạt động phát hành nào mới trên hoạt động thị trường mở nhằm can thiệp thị trường. Theo đó, lượng giao dịch trên thị trường mở và tín phiếu đang lưu hành tiếp tục được duy trì ở mức 0 trong tuần vừa qua.

Thực tế theo báo cáo thị trường tiền tệ tuần qua cũng vừa được NHNN công bố, doanh số giao dịch vốn giữa các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng trong tuần qua có xu hướng tăng mạnh ở vốn VND.

Cụ thể, doanh số giao dịch của các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng trong tuần qua bằng VND đạt xấp xỉ 611.849 tỉ đồng, bình quân 122.370 tỉ đồng/ngày và tương đương mức tăng 6.021 tỉ đồng/ngày so với tuần trước đó.

Theo kỳ hạn, các giao dịch VND vẫn chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm [78% tổng doanh số giao dịch] và kỳ hạn 1 tuần [9% tổng doanh số giao dịch].

NHNN cũng ghi nhận trong tuần qua, lãi suất bình quân liên ngân hàng bằng VND trong tuần có xu hướng dao động nhẹ so với mức lãi suất tuần trước ở hầu hết các kỳ hạn. Lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng lần lượt là 1,22%/năm, 1,39%/năm và 1,56%/năm.

Bước vào tháng cuối cùng của năm 2020, nhiều ngân hàng thương mại tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cả huy động lẫn cho vay. 

Theo đó, mặt bằng lãi suất huy động cao nhất tại các ngân hàng phổ biến ở mức từ 6,5-7,1%/năm khi gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn từ 12 tháng. Cá biệt, một số ngân hàng vẫn niêm yết lãi suất cao nhất trên 8%/năm nhưng kèm theo một số điều kiện.

Trong đó, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam [Eximbank] đang là ngân hàng huy động vốn với lãi suất cao nhất là 8,4%/năm; kế sau đó là Ngân hàng TMCP Phương Đông [OCB] là 8,2%/năm. Tuy nhiên, mức lãi suất này chỉ áp dụng với các khoản tiền gửi từ 500 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 13 hoặc 24 tháng.

Lãi suất năm 2020 giảm thê thảm, người gửi tiền tiết kiệm xót xa.

Ngân hàng TMCP Hàng hải [MSB] và Bưu điện Liên Việt [LienVietPostBank] cũng niêm yết lãi suất cao nhất lần lượt là 8 và 7,9%/năm, cho các khoản tiền tiết kiệm từ 200 và 300 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 12 hoặc 13 tháng.

Trong số hơn 20 ngân hàng được khảo sát, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng [VPBank] đang có mức lãi suất tiền gửi thấp nhất trong hệ thống với 5,5%/năm áp dụng khi gửi từ 50 tỷ đồng trở lên trong kỳ hạn 24 và 36 tháng.

Tại 4 ngân hàng lớn, lãi suất huy động giảm nhẹ 0,1-0,2% tùy từng kỳ hạn so với hồi đầu tháng trước. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV], Công thương Việt Nam [VietinBank], Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam [Agribank] đều niêm yết mức lãi suất cao nhất hiện nay là 5,6%/năm, giảm nhẹ 0,2% so với trước, khi gửi tiền từ 12 tháng trở lên.

Cũng giảm nhẹ 0,1% so với đầu tháng 11, nhưng lãi suất cao nhất tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [Vietcombank] có phần nhỉnh hơn, ở mức 5,8%/năm áp dụng cho tiền gửi kỳ hạn 12 tháng. Gửi tiền tiết kiệm kỳ hạn dưới 12 tháng tại các ngân hàng này, lãi suất cao nhất chỉ 4%/năm.

Đây được coi là những mức lãi suất thấp nhất trong nhiều năm qua. Hiện mức lãi suất 7-8%/năm [cho thời hạn 12 tháng] đã hoàn toàn biến mất trên biểu lãi suất tiền gửi của các ngân hàng, ngay cả tại một số ngân hàng nhỏ như SCB, OCB vốn duy trì mức lãi suất huy động cao. Trong khi cách đây khoảng 1 năm, đây là mức lãi suất phổ biến được các ngân hàng áp dụng.

Mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm online - loại hình mà trước đây thường được ngân hàng ưu ái lãi cao - cũng giảm mạnh, cao nhất hiện chỉ còn khoảng 6,95%/năm.

Theo báo cáo của Công ty chứng khoán SSI, tín dụng tăng trưởng khả quan hơn trong quý cuối năm nhưng thanh khoản vẫn rất dồi dào, lãi suất liên ngân hàng và lãi suất tiền gửi sẽ vẫn duy trì xu hướng đi ngang trong một vài tháng tới. Điều đó đồng nghĩa với người gửi tiền thời gian tới vẫn sẽ phải chấp nhận mức lãi suất thấp như hiện tại.

Đồng thời với giảm lãi suất tiết kiệm, các nhà băng cũng đã giảm mặt bằng lãi suất cho vay bình quân 0,6-0,8% một năm so với cuối năm trước, theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước. Có thể thấy, việc giảm lãi suất cho vay chưa tương xứng với mức giảm 1,5-2,5% của lãi suất tiết kiệm.

Ngọc Vy

Video liên quan

Chủ Đề