Lãi suất ngân hàng tháng 7 2023

Ngày 22/9/2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [NHNN] đã ban hành Quyết định số 1607/QĐ-NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức [trừ TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài] và cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, từ 23/9, mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng đã tăng 0,3%/năm lên 0,5%/năm. Mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tăng 1%/năm lên 5%/năm.

Trước quy định mới này, nhiều người gửi tiền không khỏi băn khoăn, đối với các hợp đồng tiền gửi trước ngày 23/9 sẽ được tính lãi suất như thế nào.

Chị Thanh Hằng [Thanh Xuân, Hà Nội] cho biết, vài ngày trước, chị có gửi tiết kiệm số tiền 1 tỷ đồng kỳ hạn 1 tháng tại ngân hàng với lãi suất tối đa 4%/năm, tức số lãi sau 1 tháng là 3,3 triệu đồng. Bây giờ nghe thông tin lãi suất tối đa đối với kỳ hạn 1 tháng tăng lên 5%/năm, chị Hằng dự định sẽ tất toán sớm để gửi mới vì số lãi có thể lên gần 4,2 triệu đồng. Tuy nhiên, đó là quy định trần lãi suất của NHNN, hiện nhiều khách hàng như chị cũng chưa rõ bao giờ ngân hàng của mình sẽ chính thức điều chỉnh lãi suất tiền gửi.

Chị Hằng cũng băn khoăn nếu giữ nguyên hợp đồng tiền gửi như vậy, đến khi đáo hạn mà chị không đến ngân hàng tất toán khoản tiết kiệm này, để tự động tái tục thì lãi suất sẽ tiếp tục là 4%/năm hay là 5% hoặc một con số khác cao hơn lãi cũ?

Liên quan tới vấn đề này, trong quyết định 1607 về điểu chỉnh lãi suất, NHNN đã lưu ý: đối với lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát sinh trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành [23/9], được thực hiện cho đến hết thời hạn.

Trường hợp hết thời hạn đã thỏa thuận, tổ chức, cá nhân không đến lĩnh tiền gửi, thì TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng lãi suất đối với tiền gửi theo quy định tại Quyết định này.

Như vậy, chị Hằng và các khách hàng có băn khoăn tương tự có thể yên tâm rằng nếu khoản tiền gửi đến hạn không tất toán thì sẽ được tái tục kỳ hạn mới với lãi suất theo quy định mới.

Trên thực tế, NHNN mới chỉ điều chỉnh trần lãi suất huy động, việc các ngân hàng thương mại có tăng lãi suất theo hay không và mức tăng bao nhiêu sẽ còn phụ thuộc vào tình hình của từng nhà băng. Không phải ngân hàng nào cũng sẽ nâng lãi suất lên mức tối đa. Do đó, khách hàng cần theo dõi các biểu lãi suất tại ngân hàng mà mình gửi tiền để có quyết định thích hợp.

Mặc dù NHNN chỉ điều chỉnh trần lãi suất huy động kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng, nhưng theo nhiều chuyên gia, khi loạt lãi suất điều hành tăng 1% thì lãi suất huy động kỳ hạn dài cũng tăng lên trong thời gian tới là điều khó tránh khỏi. Mức độ tăng giữa các ngân hàng sẽ có sự phân hoá, tuỳ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn của từng nhà băng.

Trên thị trường hiện nay, đối với các khoản tiền gửi của khách hàng thông thường, lãi suất huy động cao nhất là 7,55%/năm tại SCB và CBBank. Ngoài ra, nhiều ngân hàng khác có lãi suất từ 7% trở lên như NamABank, VietCapitalBank, VietABank, VietBank, Sacombank, ABBank,…

Trong khi đó, tại các ngân hàng lớn như Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank, lãi suất huy động cao nhất vẫn ở dưới 6%/năm. Ở các kỳ hạn 1-5 tháng, những ngân hàng này cũng chỉ niêm yết 3,1-3,4%/năm, thấp hơn nhiều so với mức tối đa.

Nhìn chung, mặt bằng lãi suất huy động hiện nay đã cao hơn so với đầu năm, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn so với trước dịch Covid-19 [năm 2019]. Mức lãi suất huy động liên tục duy trì ở mức thấp cũng khiến cho tiền gửi trở nên kém hấp dẫn khi đặt bên cạnh các kênh đầu tư khác.

Do đó, nhiều chuyên gia nhận định, động thái nâng trần lãi suất huy động của NHNN là phù hợp với tình hình hiện nay khi tốc độ tăng trưởng huy động vốn chậm hơn nhiều so với tăng trưởng tín dụng khiến thanh khoản nhiều ngân hàng trở nên căng thẳng thời gian qua. Việc nâng loạt lãi suất điều hành của NHNN có thể sẽ kích thích người dân gửi tiền nhiều hơn vào hệ thống ngân hàng thời gian tới.

Nhóm phân tích của chứng khoán VNDirect cho biết, sau động thái của NHNN, dự báo lãi suất tiền gửi có thể tăng thêm 30-50 điểm cơ bản từ mức hiện tại vào cuối năm 2022. Theo đó, lãi suất tiền gửi 12 tháng của ngân hàng [bình quân] tăng lên mức 6,1-6,3%/năm vào cuối năm 2022. Sang năm 2023, đà tăng của lãi suất tiền gửi sẽ duy trì và dự báo lãi suất huy động tăng thêm 50 điểm cơ bản trong năm 2023, theo đó lãi suất tiền gửi 12 tháng của NHTM [bình quân] tăng lên mức 6,6-6,8%/năm vào cuối năm 2023, vẫn thấp hơn so với mức trước dịch là 7,0%/năm.

Việc Fed tăng lãi suất cũng như lạm phát gia tăng và chính sách tiền tệ từ các nước trên thế giới là những yếu tố chính gây áp lực dồn dập lên lãi suất ngân hàng.

Những ngày đầu tháng 7, áp lực lên lãi suất ngân hàng ngày càng tăng cao. Loạt ngân hàng đồng loạt nâng lãi suất huy động trong đó có sự gia nhập cuộc đua của những "ông lớn" quốc doanh, mức lãi suất tại nhiều nơi đã vượt lên trên 7%/năm.

Tại Agribank, lãi suất huy động các kỳ hạn 12 tháng – 24 tháng đã thêm 0,1 điểm % lên 5,6%/năm. BIDV cũngđiều chỉnh tăng 0,1 điểm % lãi suất ở tất cả các kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên, cố định ở mức 5,6%/năm. 

Trong khi đó, tại các ngân hàng tư nhân như Techcombank, MB, ACB, SCB,... lãi suất tiền gửi đã tăng đáng kể, ngân hàng SCB đang trả mức lãi suất tối đa lên tới 7,55%/năm.

Số liệu từ Chứng khoán Vietcombank [VCBS], trong tháng 5 lãi suất huy động nhích tăng tại các ngân hàng thương mại cổ phần với mức tăng trung bình 10-20 điểm, mức tăng cao nhất cá biệt tại kỳ hạn 12 tháng với mức tăng 70 điểm. Lãi suất huy động đã tăng 0,3 - 0,6 điểm % kể từ đầu năm đến nay.

Theo nhận định từ giới phân tích, chính sách lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ [Fed], lạm phát và nhu cầu tín dụng phục hồi đang ngày càng tạo ra những áp lực lớn lên lãi suất tiền đồng. 

So với cuối năm 2021, đồng USD đã tăng giá thêm 9,44% và khiến cho phần lớn các đồng tiền khác đều có diễn biến giảm. Đồng VND, một trong những đồng tiền có diễn biến ổn định nhất so với đồng USD, cũng đã mất giá 1,74% so với cùng kỳ năm trước.  

Fed thắt chặt chính sách tiền tệ làm tăng lãi suất cho vay

Theo ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [NHNN], các ngân hàng trung ương trên thế giới đang có xu hướng nâng lãi suất và áp lực ngày càng tăng trong những tháng đầu năm 2022.

Trong năm 2021 có 113 lượt tăng lãi suất của các NHTW trên thế giới trong khi 5 tháng đâu năm có 144 lượt. Theo ông, những yếu tố này tạo nên áp lực tăng lãi suất mạnh lên các ngân hàng. 

Trong báo cáo phân tích mới đây, các chuyên gia của VNDirect nhận định quyết định tăng lãi suất của Fed có thể sẽ có tác động lớn đến kinh tế Việt Nam. Việc Fed thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ làm tăng lãi suất cho vay [bằng đồng USD] từ đó làm giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng như làm suy yếu nhu cầu mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp.

VNDirect dự báo đến cuối năm 2022, lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng do lãi suất tăng và áp lực lạm phát tại Việt Nam tăng cao. "Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại có thể tăng lên 6-6,2%/năm vào cuối năm nay", chuyên gia công ty chứng khoán này ước tính.

Lạm phảt gia tăng, NHNN rơi vào thế khó

Tại phiên chất vấn Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, chính sách điều hành lãi suất trong 5 tháng đầu năm chịu áp lực lớn từ những yếu tố từ bên ngoài như lạm phát và chính sách tiền tệ từ các nước trên thế giới.

Tại Việt Nam, dù lạm phát 5 tháng đầu năm vẫn trong mức kiểm soát [2,25%], song NHNN nhận định, áp lực lạm phát nửa cuối năm và năm 2023 là rất lớn, do độ mở của nền knh tế cao. Trong bối cảnh này, NHNN tỏ ra thận trọng với nới room tín dụng.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng Cục Thống kê [GSO], dù lạm phát được kiểm soát khá tốt trong những tháng đầu năm 2022, áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm 2022 và 2023 là rất lớn. Ngân hàng UOB dự báo rằng tỷ lệ lạm phát chính ở mức 3,7% vào năm 2022 và có thể tăng lên 5% trong năm 2023.

Chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực cho biết lãi suất huy động có khả năng sẽ tiếp tục tăng trong năm nay, do áp lực lạm phát và người dân vẫn muốn chuyển dịch kênh đầu tư. Bên cạnh đó, các ngân hàng vẫn phải tăng lãi suất huy động để thu hút dòng tiền gửi, khiến cho áp lực lãi suất đầu vào cũng như lãi suất cho vay tăng cao.

Ông cũng cho rằng lạm phát Việt Nam đang gia tăng, NHNN đang rơi vào thế khó. NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại phấn đấu giảm lãi suất để hỗ trợ phục hồi kinh tế. Nếu lạm phát tăng cao thì mặt bằng lãi suất khó tiếp tục duy trì đc ở mức thấp như hiện nay.

Tăng trưởng tín dụng cao, áp lực lên lãi suất càng lớn

Theo số liệu báo cáo của Tổng Cục Thống kê [GSO], tính đến thời điểm 20/6, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 8,51%, cao hơn nhiều so với mức 5,47% cùng kỳ năm trước. Mức tăng trưởng tín dụng gấp đôi so với mức tăng trưởng huy động trong nửa đầu năm là một trong những nguyên nhân gây áp lực lên lãi suất tiền gửi. 

Để tăng huy động, các ngân hàng phải nâng lãi suất tiền gửi từ đó khiến chi phí đầu vào tăng và kéo theo lãi suất đầu ra khó giảm.

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB, cho rằng mặt bằng lãi suất tiết kiệm thời gian qua đã giảm xuống mức thấp, nên khó tránh việc tăng trở lại trong năm nay. Lãi suất tiết kiệm có chiều hướng gia tăng tác động lên chi phí của ngân hàng, nhất là khi nhu cầu tín dụng và đầu tư tăng lên. Tuy nhiên, trước áp lực lạm phát trong nước, lãi suất tiền gửi khó giảm xuống.    

Bên cạnh đó, theo nguyên lý chung, khi nhu cầu tín dụng ngày càng tăng trong khi mức cung giảm khi các ngân hàng đều đã gần cạn "room" thì giá cả [tức lãi suất cho vay] sẽ càng có xu hướng tăng.

 Tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng tiền gửi qua các năm

Chủ Đề