Lái tàu viễn dương lương bao nhiêu năm 2024

TP - Với mức lương khá phổ biến từ 15-20 triệu đồng/tháng đối với lao động lành nghề và hơn 220 triệu đồng với vị trí thuyền trưởng, máy trưởng nhưng các công ty vận tải biển vẫn không tìm được lao động trong nước, phải thuê nhân công nước ngoài với chi phí rất cao.

Phải thuê lao động nước ngoài

Theo ông Phạm Minh Chiến - Trưởng phòng Thuyền viên - Công ty CP TMDV Hàng hải Hưng Phát, trong thời gian qua, tuy chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhưng thực tế nhu cầu vận tải biển vẫn tăng cao. Ngay doanh nghiệp nơi ông làm việc đang quản lý và khai thác nhiều đội tàu công suất trên 320.000 tấn, nhu cầu tuyển dụng nhân lực để hoạt động trên tàu là rất lớn.

“Để đáp ứng nhu cầu nhân lực trên tàu, công ty phải hợp tác với các công ty vệ tinh để tuyển dụng lao động nước ngoài như Singapore, Philippin, Ấn Độ,… và phải trả chi phí cao gấp nhiều lần so với việc sử dụng nhân lực trong nước. Vấn đề sử dụng lao động nước ngoài trên tàu cũng gặp nhiều khó khăn, trong đó bất đồng lớn nhất là về ngôn ngữ, phong cách làm việc,…”- ông Chiến cho biết.

Cùng nhận định trên, ông Võ Lê Anh Dũng - Công ty CP Vận tải biển và Hợp tác quốc tế INLACO [INLACO SAIGON] cho biết, ngành vận tải biển vẫn có mức tăng trưởng cao và điểm chung hiện nay của các công ty vận tải trong lĩnh vực này là “ đau đầu về vấn đề nguồn nhân lực”.

Theo ông Dũng, hiện nay mức lương của sinh viên hàng hải vừa ra trường phổ cập là khoảng 15-20 triệu đồng và sau thời gian trưởng thành trong nghề với các chức danh như thuyền trưởng, máy trưởng thì mức thu nhập có thể lên đến 10.000 USD [hơn 220 triệu đồng], nhưng tại nhiều công ty vẫn thiếu hụt nhân lực.

Ông Dũng cho rằng, nhu cầu tuyển dụng của các công ty vận tải biển rất lớn, nhưng nguồn lao động trong nước khan hiếm, khiến các công ty phải thuê nhân lực từ nước ngoài với chi phí cao. “Công tác truyền thông cho đào tạo nhân công ngành hàng hải còn hạn chế. Các cơ sở đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực trong lĩnh vực hàng hải cần phối hợp với doanh nghiệp để thay đổi chiến lược tuyển sinh, tăng cường đào tạo nhân lực chuyên sâu thì mới giải quyết được vấn đề này trong tương lai”, ông Dũng nói.

Cùng chia sẻ khó khăn trên, ông Phạm Văn Chiến - Trưởng phòng tư vấn Công ty CP Khí và Hoá chất Việt Nam cho biết, công ty hiện có nhiều đội tàu sử dụng nhân công từ thủy thủ thợ máy đến thuyền trưởng là khoảng 1.300 người, chưa tính đội ngũ trên bờ. Hiện nay mức lương sàn trong ngành hàng hải từ 16-20 triệu đồng.

Ông Chiến nhìn nhận, mặc dù mức lương cao nhưng xã hội vẫn có định kiến với nghề lênh đênh sông nước, sống xa nhà quanh năm. “Nghề đi biển vẫn kén nhân sự, nhưng hiện nay với sự phát triển của công nghệ, người đi biển vẫn có thể liên lạc và theo dõi gia đình qua các trang mạng xã hội dễ dàng”, ông Chiến nói.

Gặp khó từ khâu tuyển sinh

Nhìn nhận thực tế, ông Trương Thanh Dũng - Hiệu trưởng trường Cao đẳng Hàng hải II cho biết, những năm qua, giá cước của tàu container tăng đột biến, thậm chí có những thời điểm tăng 10-15 lần. Nhiều doanh nghiệp trong ngành đều có nhu cầu mua thêm tàu biển. Đồng thời, họ cũng tăng lương cho thuyền viên và tăng cường kêu gọi nguồn nhân lực cho ngành hàng hải.

“Nhưng hiện tại các công ty đều đang thiếu nguồn nhân lực trầm trọng. Ví dụ Công ty Cổ phần Vận tải Khí và Hóa chất Việt Nam hiện nay có 81 tàu thì chỉ tuyển được lượng thuyền viên cho 30 tàu, số còn lại phải thuê lao động nước ngoài”- ông Dũng cho biết.

Theo ông Trương Thanh Dũng, trải qua 45 năm xây dựng và phát triển, Trường Cao đẳng Hàng hải II đã trở thành một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực hàng hải, vận tải biển, logistics… Bộ GTVT đã chấp thuận cho trường được thực hiện các khóa đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất, ngang tầm với các trường đại học trong ngành. Tuy nhiên, hiện nay việc tuyển sinh còn khó khăn, chưa thực sự đáp ứng với nhu cầu tuyển dụng lao động, đây cũng là một thách thức lớn đối với trường và các doanh nghiệp vận tải biển.

“Đây là ngành đặc thù bởi nhiều phụ huynh không mặn mà cho con mình sống xa nhà quanh năm. Ngoài ra, khi tình hình dịch bệnh phức tạp ở các quốc gia- nơi đặt các cơ sở và công ty liên kết, đã khiến nhiều phụ huynh không chấp nhận cho con theo ngành học này. Sắp tới, nhà trường sẽ tăng cường công tác tuyển sinh. Đồng thời thay đổi nhận thức về tư duy ngành học trong công tác tư vấn tuyển sinh đầu vào”- ông Trương Thanh Dũng cho hay.

Hơn 10 năm đi biển và đang thực tập Thuyền trưởng, nhưng anh Chu Văn Tâm [Công ty TNHH Vận tải biển và Xuất nhập khẩu HTK] vẫn đau đáu những tâm tư với nghề.

Không ngại công việc thuyền viên vất vả, nhọc nhằn, nguy hiểm, có những khi phải xa nhà cả năm trời, cái anh băn khoăn nhất là việc chưa được trả lương tương xứng, cả so với những người làm trên bờ cũng như so với đồng nghiệp trong khu vực, trên thế giới.

Theo anh Tâm, lương của thuyền viên Việt Nam hiện nay đang có phần nhỉnh hơn Ấn Độ, song vẫn thuộc hàng thấp nhất so với các nước trong khu vực như Philippines, Trung Quốc...

Mức lương trung bình của các thuyền viên Việt Nam hiện nay bị đánh giá là thuộc top thấp nhất trong khu vực. Ảnh minh họa

Bình quân, mức lương cho các thuyền viên cấp thấp nhất của Việt Nam hiện khoảng 10-13 triệu đồng/tháng, tùy từng chủ tàu và tùy các chặng đi tàu. Một số doanh nghiệp hiện nay cũng đã trả mức lương cho thuyền viên cấp thấp cao hơn để tiệm cận quốc tế, vào khoảng 16-23 triệu đồng.

Từng đi trên những con tàu có thuyền viên đa quốc tịch, anh Tâm nhận thấy cùng chức danh nhưng các thuyền viên nước ngoài được trả lương cao hơn nhiều so với thuyền viên Việt Nam.

"Với chức danh Thuyền trưởng, thuyền viên Việt Nam nếu được trả khoảng 70-80 triệu/tháng thì thuyền viên Philippines cũng được trả khoảng 120 triệu/tháng", anh Tâm nói và cho biết thêm: Chúng ta chưa tham gia Liên đoàn Công nhân vận tải quốc tế[ ITF] nên thuyền viên Việt không được đảm bảo về quyền lợi và mức lương. Trên cùng một tàu có những thuyền viên quốc tịch khác nhau, thuyền viên Việt Nam vẫn hay bị chủ tàu nước ngoài phân biệt đối xử khi phải nhận lương thấp hơn.

Chưa kể theo một số nguồn tin, thuyền viên Việt Nam khi thông qua các công ty môi giới lại bị "cắt phế" vào tiền lương nhận được tùy từng chức danh [được gọi là phí quản lý]. Trong khi đó, các thuyền viên ở các nước khác như Philippines, Ấn Độ... sẽ nhận tiền lương trực tiếp từ chủ tàu và bên môi giới có khoản chi phí quản lý thuyền viên riêng.

Nhân công giá rẻ nên theo các chuyên gia, đây là một trong những lý do thời gian qua, nhiều chủ tàu Trung Quốc đã tìm cách “hút” các thuyền viên Việt Nam khi trả mức lương cao hơn so với chủ tàu Việt.

“Đồng lương thuyền viên không chênh lệch so với lao động phổ thông trên bờ, dù đây là nghề đặc thù. Khi nào lương khởi nghiệp của các thuyền viên gấp 3 lần trở lên so với lao động phổ thông trên bờ mới mong có thể thu hút nhân lực. Khi có nhiều nhân lực, mới có cơ hội để chọn những thuyền viên tốt”, đó là nhận định của ông Cao Xuân Hoan - Phó Giám đốc Công ty TNHH Cung ứng thuyền viên SCC [SCCM].

Ông Hoan cho hay, thuyền viên Việt Nam có những ưu điểm như cần cù, chịu khó, thông minh và khéo tay. Tuy nhiên, chính sách lương của thuyền viên của ta lại đang yếu hơn các nước khác.

Lương thuyền viên Châu Âu cao hơn Châu Á

Theo Tổ chức Lao động quốc tế [ILO], mức lương tối thiểu cho thuyền viên không được thấp hơn số tiền do các cơ quan thuộc ILO ủy quyền quy định

Theo chuyên trang Seaman Memories, mức lương cao nhất cho thuyền viên hiện nay đang thuộc về các thuyền viên khối Châu Âu và Mỹ. Thuyền viên khối Châu Á thường nhận mức lương thấp hơn, kể cả trên các tàu chở hàng dầu hay hàng khô.

Tùy thuộc từng chức danh và loại tàu, nhưng mức lương cho cấp thấp nhất trên tàu với các thuyền viên Châu Á hiện dao động khoảng từ 300 - 1000 USD/tháng [khoảng 7,1 triệu - 23,7 triệu đồng], trong khi thuyền viên Châu Âu có thể nhận được 400-800 USD/tháng.

Hiện nay, vận tải biển là lĩnh vực duy nhất có mức lương tối thiểu toàn cầu được chính thức công nhận, áp dụng cho các thuyền viên từ năm 1958. Theo dữ liệu của Tổ chức Lao động quốc tế [ILO], mức lương cơ bản hàng tháng tối thiểu cho các thuyền viên có khả năng sẽ được nâng lên.

Theo đó, một Nghị quyết của tiểu ban về tiền lương đã nhất trí tăng mức lương cơ bản tối thiểu cho một thuyền viên có khả năng lên 658 USD/tháng [khoảng 15,7 triệu đồng] từ ngày 1/1/2023, tiếp tục tăng lên 666 USD/tháng [khoảng 15,9 triệu đồng] vào năm 2024 và 673 USD/tháng [khoảng 16 triệu đồng] vào năm 2025.

Công ước Lao động Hàng hải [MLC, 2006] quy định, mức lương cơ bản hoặc tiền lương của một thuyền viên có khả năng làm việc trong một tháng không được thấp hơn số tiền do các cơ quan thuộc ILO ủy quyền quy định.

Nghề lái tàu lương bao nhiêu?

Vị trí lái tàu và thuyền viên là một trong những vị trí quan trọng trên con tàu. Sau khi ra trường và tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, thuyền viên có thể đạt mức lương khởi điểm 18 triệu đồng/tháng. Lái tàu cũng tương tự, mức lương sẽ vào khoảng 16-20 triệu đồng/tháng.

Lương thủy thủ bao nhiêu?

Mức lương các chủ tàu của Việt Nam chào tuyển dụng từ 12 - 15 triệu/tháng đối với thủy thủ và thợ máy; các chức danh cao hơn như sỹ quan vận hành, sỹ quan quản lý, thù lao dao động từ 30 - 120 triệu/tháng.

Máy tàu thủy lượng bao nhiêu?

Mức lương của lao động làm việc trong ngành tàu thủy nội địa có mức lương từ 10 – 12 triệu đồng/tháng. – Lương sĩ quan tàu thủy, thủy thủ có mức trung bình từ 20 – 30 triệu đồng/tháng. – Lương của vị trí thuyền trưởng dao động từ 50 – 80 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn tùy vào từng nhà máy, doanh nghiệp.

Đi tàu viễn dương lượng bao nhiêu?

Mức lương tối thiểu vùng của thuyền viên làm việc trên tàu biển là bao nhiêu?.

Chủ Đề