Làm rõ nhân định: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng

(HGĐT)- Cùng với việc khẳng định một cách duy vật rằng, vật chất quyết định ý thức, “lực lượng vật chất chỉ được đánh đổ bằng lực lượng vật chất”; Học thuyết Mác-Lênin còn đặc biệt nhấn mạnh vai trò to lớn mà “tính độc lập tương đối của ý thức” vốn có. áp dụng vào thực tiễn đấu tranh giai cấp nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trong xã hội loài người, điều đó có nghĩa: Lý luận cách mạng, một khi đã xâm nhập vào quần chúng, sẽ trở thành sức mạnh vật chất.


Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay từ khi ra đời, Đảng ta luôn coi trọng và vận dụng sáng tạo quan điểm Chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng ViệtNam. Đến tháng 10.1930, hệ thống Ban chuyên môn về các giới vận của Đảng đã được xác định, bao gồm: Công vận, Nông vận, Thanh vận, Phụ vận, Quân đội vận, Mặt trận Phản đế. Trải qua các thời kỳ thăng trầm của cách mạng, quan điểm “Lấy dân làm gốc” luôn là một trong những yếu tố quyết định đưa cuộc đấu tranh giữ nước và xây dựng đất nước của nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Ghi nhận sự đóng góp to lớn của công tác vận động quần chúng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; ngày 9.8.2002, Chủ tịch nước đã tặng thưởng Huân chương Sao vàngcho Ban Dân vận T.Ư. Khẳng định vị trí và thường xuyên phát huy vai trò của công tác dân vận cũng như tổ chức của những người làm công tác này, nâng cao nhận thức của các cấp, ngành cùng toàn xã hội; ngày 14.10.1999, BCH T.Ư Đảng ra Thông báo số 293-CV/TW về việc Bộ Chính trị quyết định lấy ngày 15.10 hàng năm làm Ngày Dân vận của cả nước.

Tổ quốc thân yêu sau 20 năm đổi mới đang bước vào thời kỳ hội nhập WTO, đòi hỏi nội lực toàn dân phải được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. 77 năm công tác Dân vận của Đảng (15.10.1930 - 2007) còn để lại những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu và nguyên tính thời sự:

1. Đảng luôn tin vào lực lượng, sức mạnh của nhân dân, gắn bó máu thịt và một lòng một dạ phục vụ nhân dân.

2. Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể nhân dân trong tổ chức và tập hợp hoạt động phù hợp với từng giai đoạn của nhiệm vụ cách mạng.

3. Công tác Dân vận phải bám chặt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng gắn với chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; động viên nhân dân xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, tạo điều kiện cho đất nước phát triển bền vững.

4. Công tác Dân vận luôn gắn chặt với công tác xây dựng Đảng, Nhà nước.

5. Thường xuyên chăm lo xây dựng bộ máy và đội ngũ làm công tác Dân vận “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”.


Phan Thiết

Hiểu thêm về quần chúng nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, từ những bài nói, bài viết, cho đến cả cuộc đời hoạt động cách mạng vô cùng sôi động và trong sáng, ta thấy quan điểm quần chúng của Người vô cùng đúng đắn, kiên định, phong phú, sáng tạo và mang tính chất độc đáo của Việt Nam. Ở quan điểm quần chúng của Hồ Chí Minh, ta không những thấy tư tưởng tiến bộ, đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò quần chúng trong lịch sử (cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, quần chúng nhân dân vừa làlực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, vừa làđộng lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội...

Trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các vị anh hùng dân tộc, các bậc minh quân đều đánh giá cao vai trò, sức mạnh quật cường của nhân dân Việt Nam, biết tập hợp và khai thác lực lượng của nhân dân lập nên những chiến công lẫy lừng và những thành tựu rực rỡ. Ngược lại, thời kỳ nào nhà cầm quyền không dựa vào sức mạnh của nhân dân thì thời kỳ đó, chính quyền đó không thể được coi là mạnh. Sau khi lên ngôi, năm 1010, Lý Công Uẩn rời đô về Thăng Long. Trong "Chiếu dời đô", Lý Công Uẩn đã chỉ rõ mục đích: “Muốn mưu việc lớn, tính kế muôn đời cho con cháu thì trên phải vâng mệnh trời, dưới theo ý dân”. Nhà Trần đã 3 lần đánh thắng quân Nguyên (Mông Cổ) chính bởi vua tôi trên dưới một lòng đánh giặc, khí thế của hội nghị Diên Hồng, Bình Than như nước dâng trào cuốn trôi bè lũ ngoại xâm hung hãn, bạo tàn. Khi nhà Trần suy vi, Hồ Quý Ly lên ngôi. Đối phó với quân Minh xâm lược, Hồ Quý Ly đã xây dựng lực lượng quân thường trực khá đông, có súng thần cơ, có nhiều chiến thuyền, nhưng không đoàn kết được toàn dân, lòng dân ly tán nên đã thất bại, cha con Hồ Quý Ly đều bị giặc Minh bắt.

Ý chí tự lực tự cường của dân tộc Việt Nam cũng chính là cơ sở cho niềm tin của những người anh hùng, trong những bước hiểm nghèo họ vẫn bền gan, vững chí dựa vào dân để chống ngoại xâm. Tất cả thắng lợi của sự nghiệp chống giặc ngoại xâm đều thể hiện rõ vai trò rất to lớn và quan trọng của nhân dân, ngược lại, nếu không có sự ủng hộ của nhân dân thì sẽ thất bại, đúng như Nguyễn Trãi đã tổng kết: ý chí nhân dân là thành lũy vững chắc; sức dân như nước, chở thuyền hay lật thuyền cũng do dân:

“Lật thuyền mới rõ dân như nước

Cậy hiểm khôn xoay mệnh ở trời”

Nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, từ những bài nói, bài viết, cho đến cả cuộc đời hoạt động cách mạng vô cùng sôi động và trong sáng, ta thấy quan điểm quần chúng của Người vô cùng đúng đắn, kiên định, phong phú, sáng tạo và mang tính chất độc đáo của Việt Nam. Ở quan điểm quần chúng của Hồ Chí Minh, ta không những thấy tư tưởng tiến bộ, đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò quần chúng trong lịch sử (cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, quần chúng nhân dân vừa làlực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, vừa làđộng lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội, đồng thời cũng làngười sáng tạo, lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần), mà còn thấy sự phát triển sáng tạo và truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Kế thừa tư tưởng: “Nước lấy dân làm gốc”, “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc” của Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê Lợi; quán triệt quan điểm tiến bộ của chủ nghĩa duy vật lịch sử về vai trò của quần chúng nhân dân; từ những bài học trong thực tiễn hoạt động của mình, Hồ Chí Minh khẳng định sức mạnh vĩ đại của nhân dân là sức mạnh không một lực lượng nào có thể chiến thắng được. Đó là sức mạnh tiềm tàng, tiềm năng, không phải tự nhiên mà có. Nó chỉ trở thành hiện thực bằng các biện pháp giáo dục, vận động, tổ chức và rèn luyện trong thực tiễn đấu tranh. Từ năm 1923, trước khi rời Pháp sang Liên Xô trên cuộc hành trình về Tổ quốc, Nguyễn Ái Quốc đã nói rõ với các đồng chí cùng hoạt động trong Hội Liên hiệp thuộc địa chủ định đó của mình: “Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành độc lập, tự do"{1}.

Hồ Chí Minh đã nêu cao quan điểm về con người, quan điểm về nhân dân: Tất cả vì con người và do con người; tất cả vì dân và do dân; con người là vốn quý nhất, là lực lượng to lớn nhất. Tư tưởng đó được thể hiện trên nhiều phương diện. Trước hết đó là chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh: Sống vì nước, vì dân, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xã hội, con người… Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực “Phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui, hạnh phúc”; "Phải dựa vào sức mạnh, trí tuệ của dân". Quan điểm về con người, về nhân dân của Hồ Chí Minh còn được thể hiện ở tư tưởng chính trị - xã hội “dân là chủ”. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công cuộc đổimới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.

Quan điểm về nhân dân, về con người ở Hồ Chí Minh đã trở thành phương pháp, tác phong công tác: tin ở dân, dựa vào dân, học hỏi dân. Có dân là có tất cả. “Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong”{2}. Quan điểm về tác phong quần chúng của Hồ Chí Minh bao hàm nhiều nội dung phong phú. Trước hết đó là niềm tin tưởng mãnh liệt vào sức mạnh vĩ đại của quần chúng; là tính khiêm tốn học hỏi quần chúng, tôn trọng quần chúng; quan tâm lo lắng đến lợi ích thiết thân của quần chúng; sống có tình có nghĩa với quần chúng - một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.

Cùng với hệ thống tư tưởng về phong cách quần chúng, trong thực tế,từ suy nghĩ (tư duy) đến nói, viết (diễn đạt) và biểu hiện ra qua hoạt động sống hàng ngày (làm việc, ứng xử, sinh hoạt) của Hồ Chí Minh cũng chính là một tấm gương đạo đức sáng ngời về phong cách quần chúng, gần dân, hiểu dân, tin dân, tôn trọng nhân dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.

Hoàng Duy

[1]Hồ Chí Minh – biên niên tiểu sử, NXB Thông tin lý luận, H, 1992, t.1, tr185.

[2]Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, H,2000, t.12, tr.212