Làm sao để siêng đọc sách

Sách không chỉ là nguồn tài liệu cung cấp những kiến thức quý giá mà còn là một phương tiện giải trí, giúp con người trau dồi kỹ năng tư duy và khả năng thấu hiểu cảm xúc. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tạo thói quen đọc sách mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho đời sống tinh thần của con người.

Nếu bạn đang tìm kiếm cách thức để bản thân chăm chỉ đọc sách hơn thì đây chính là bài viết dành cho bạn. Cảm Hứng Sống đã tổng hợp và rút ra 7 kỹ năng rèn luyện thói quen đọc sách rất dễ áp dụng trong đời sống thường ngày.

Mục Lục

  • 1 1. Sắp xếp thời gian
  • 2 2. Tạo không gian để đọc sách
  • 3 3. Luôn mang theo một quyển sách bên mình
  • 4 4. Ghi chép lại những gì mình yêu thích
  • 5 5. Tạo danh sách những cuốn sách bạn muốn đọc
  • 6 6. Chia sẻ trải nghiệm đọc sách của mình với những người có cùng sở thích
  • 7 7. Đặt ra những mục tiêu lớn để rèn luyện thói quen đọc sách

1. Sắp xếp thời gian

Ít nhất mỗi ngày, bạn nên dành ra từ 7 10 phút cho việc đọc sách. Đó là khoảng thời gian mà bạn có thể đọc bất kỳ quyển sách nào mình thích, miễn là duy trì thói quen đó mỗi ngày. Chẳng hạn, hãy tạo thói quen đọc sách trong khi ăn bữa sáng, sau khi ăn bữa trưa và tối. Mỗi lần một ít như thế là cả ngày bạn đã có khoảng 20-30 phút để đọc một cuốn sách rồi.

Bạn cần sắp xếp thời gian hợp lý, hiệu quả khi luyện tập đọc sách (Unplash)

Sau một thời gian làm quen và dần hình thành thói quen, bạn nên tăng thời gian đọc sách lên từ 20-30 phút mỗi lần mỗi lúc rảnh rỗi. Cứ dần dần như thế thì bạn sẽ trở thành mọt sách sớm thôi.

Xem thêm: Cách quản lý thời gian hiệu quả [7 bước đơn giản]

2. Tạo không gian để đọc sách

Để rèn luyện thói quen đọc sách, bạn nên tạo ra cho mình một không gian yên tĩnh nhất có thể để dồn toàn bộ sự tập trung vào cuốn sách. Hãy cố gắng tránh xa các thiết bị điện tử như điện thoại hay máy tính vì chúng chính là nguyên nhân hàng đầu phân tán sự tập trung của bạn trong việc luyện tập.

Nếu bạn muốn thời gian đọc sách kéo dài thêm, hãy giảm thời gian xem TV hay lướt web, xem phim, nhắn tin với bạn bè, trong thời gian rảnh rỗi.Nếu có thể, hãy tạo một không gian đọc sách trong phòng riêng, hay ngoài ban công hoặc sân vườn để vừa hít thở không khí trong lành, vừa cảm nhận hương vị từ cuốn sách để tâm hồn cảm thấy thư thái hơn.

3. Luôn mang theo một quyển sách bên mình

Đây là một trong những kỹ năng rèn luyện thói quen đọc sách cực kỳ thuận tiện. Trước khi rời nhà, hãy nhớ đút một cuốn sách vào trong túi xách. Như vậy bạn có thể đọc sách ở bất kỳ đâu trong khoảng thời gian rảnh rỗi hay chờ đợi. Thói quen này còn giúp bạn trở thành một người chu đáo và nhanh nhẹn hơn đấy.

4. Ghi chép lại những gì mình yêu thích

Khi đọc được bất kỳ điều gì thú vị và cảm thấy ấn tượng, bạn hãy thử ghi chép chúng ra một cuốn sổ hoặc note lại ở bất kỳ đâu mình thích. Mỗi khi rảnh rỗi, bạn có thể mở ra xem lại và chiêm nghiệm lại những gì mình đã đọc. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy hứng thú hơn khi đọc sách và càng mong muốn tìm kiếm nhiều loại sách hay hơn để trải nghiệm.

Hãy chếp, ghi chú lại những gì bạn thích vì đọc sách là để học và nâng cao kiến thức (Unplash)

5. Tạo danh sách những cuốn sách bạn muốn đọc

Khi bạn tìm ra thể loại sách yêu thích, hãy tự tạo danh sách những cuốn mình muốn đọc trong tương lai. Thông qua sự giới thiệu của bạn bè, báo chí, truyền hình hay internet, bạn sẽ dễ dàng tìm được danh sách phù hợp với bản thân. Mỗi khi được ai đó gợi ý về một cuốn sách đáng đọc, hãy nhanh chóng ghi lại thông tin để tìm hiểu nhé. Việc này sẽ giúp bạn luôn giữ nhiệt trên hành trình trải nghiệm những cuốn sách hay đấy.

6. Chia sẻ trải nghiệm đọc sách của mình với những người có cùng sở thích

Nhờ vào sự phát triển của các phương tiện truyền thông Internet, rất nhiều người có cùng sở thích đã kết nối với nhau để tạo nên những câu lạc bộ, hội nhóm online/offline.

Việc tham gia một câu lạc bộ, hội nhóm về sách sẽ giúp bạn có cơ hội gặp gỡ những người bạn đồng điệu về tâm hồn, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm đọc sách hay những cuốn sách mới nhất, đáng đọc nhất. Mặt khác, đây cũng là một cách hay để bạn tạo ra thói quen tích cực cho mình, một hoạt động xã hội hữu ích cho cuộc sống của bạn.

Trong trường hợp bạn không đủ thời gian hay điều kiện để tham gia những câu lạc bộ, hội nhóm thì cũng đừng nản chí. Bạn có thể chia sẻ trải nghiệm đọc sách với một số bạn chung trường, người thân trong gia đình hay những đồng nghiệp tại công ty. Xung quanh bạn chắc chắn sẽ có những người ham mê đọc sách và mong muốn được chia sẻ như bạn đấy. Hãy thử tìm kiếm nhé!

7. Đặt ra những mục tiêu lớn để rèn luyện thói quen đọc sách

Để tạo thói quen đọc sách, bạn cần đặt ra cho mình những mục tiêu từ nhỏ đến lớn. Ví dụ, bạn có thể nói với chính mình rằng bạn muốn đọc 60 quyển sách trong năm nay. Con số này mới đầu nghe qua thì có vẻ nhiều, nhưng nếu bạn chia nhỏ thời gian ra, bạn sẽ thấy nó hoàn toàn bình thường. Thử tính toán nhé, một năm có 12 tháng, một tháng có bốn tuần, chỉ cần bạn đọc xong một cuốn sách trong gần một tuần thì một năm bạn sẽ đọc được khoảng 60 cuốn sách thôi.

Hãy đặt cho mình mục tiêu vừa sức như đọc 60 cuốn trong một năm, đọc 3 cuốn trong một tháng,

Những mục tiêu vừa sức và phù hợp với từng giai đoạn sẽ trở thành nguồn động lực để bạn có thêm hứng thú trên con đường chinh phục tri thức đấy.

Rèn luyện thói quen đọc sách là biện pháp tự học hiệu quả và đơn giản nhất mà bất cứ ai cũng nên thử. Mong rằng 7 kỹ năng mà Cảm Hứng Sống liệt kê trên đây đã giúp bạn tìm ra cách thức khơi mở hành trình trải nghiệm những cuốn sách hay.

Giống như bất cứ kỹ năng đáng có nào, việc phát triển thói quen đọc sách cũng đòi hỏi thời gian và tâm huyết. Nhưng đừng vì cảm thấy khó mà từ bỏ bạn nhé!