Lấn chiếm đất xây dựng trái phép

Bài viết dưới đây công ty luật ACC sẽ tiến hành cung cấp đến bạn một số thông tin liên quan đến hành vi xử lý vi phạm xây dựng trên đất công. Nếu bạn đang gặp các vấn đề tương tự có thể tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ thêm. Công ty luật ACC có đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm và chuyên nghiệp có thể giải đáp các thắc mắc của bạn liên quan đến vấn đề này. ACC xin cảm ơn!

Xử Lý Vi Phạm Xây Dựng Trên Đất Công [Cập Nhật Mới 2021]

1. Đất công là gì?

Không có khái niệm cụ thể để giải thích đất công là gì, tuy nhiên căn cứ vào mục đích của đất thì có thể hiểu đất công là đất do nhà nước quản lý, nhưng thực tế khác nhau rất nhiều về mục đích sử dụng. Đất công cộng là đất chỉ sử dụng vào mục đích công cộng như đường, công viên, vỉa hè, sông suối…Còn đất công có nghĩa rộng hơn, ngoài các mục đích là đất công cộng nó còn bao gồm tất cả các mục đích khác như đất xây dựng các công trình nhà nước, đất quốc phòng, đất an ninh, nghĩa trang, đất chưa sử dụng, các quỹ đất được nhà nước xác lập quản lý bằng văn bản…

đất công là đất thuộc quyền sở hữu nhà nước và không của bất cứ một cá nhân hay một tổ chức nào làm bất cứ việc gì trên mảnh đất đó trừ khi có văn bản hoặc quyết định của nhà nước.

Căn cứ luật đất đai, các hành vi sau lấn chiếm đất sau đây sẽ bị cấm:

  • Lấn chiếm đất đai
  • Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
  • Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
  • Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
  • Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
  • Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
  •  Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
  • Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

3. Đất công dùng để làm gì

Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông [gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác]; thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;”

4. Hành vi xây dựng trên đất công bị xử lý như thế nào?

Các hành vi lấn chiếm hoặc xây dựng trái phép trên diện tích đất công sẽ bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.
  • Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;
  • Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

5. Công ty Luật ACC

Trên đây là một số thông tin được cung cấp bởi công ty Luật ACC về xử lý vi phạm xây dựng trên đất công. Nếu bạn có bất kì thắc mắc hoặc câu hỏi nào có thể gửi về công ty luật ACC hoặc thông tin cho chúng tôi qua các trang mạng xã hội. Công ty Luật ACC sẽ hỗ trợ bạn. ACC xin cảm ơn

6. Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền giải quyết tố cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã với hành vi lấn chiếm đất công?

Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp bao gồm:
-Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a] Phạt cảnh cáo;
b] Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c] Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
d] Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
-Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a] Phạt cảnh cáo;
b] Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c] Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
d] Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
đ] Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này…
Theo đó tùy thuộc vào số tiền bị xử phạt mà thẩm quyền xử phạt với hành vi này có thể là Ủy ban xã hoặc huyện hoặc cấp cao hơn.

Điều kiện để đơn tố cáo hành vi lấn chiếm đất công được chấp nhận?

Các điều kiện để cơ quan có thẩm quyền chấp nhận thụ lý và giải quyết đơn tố cáo bao gồm:
a] Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật tố cáo
b] Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
c] Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;
d] Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.

Khi đi tố cáo về hành vi lấn chiếm đất công cần chuẩn bị những giấy tờ nào?

Khi đi gửi đơn tố cáo về việc lấn chiếm đất đai, người làm đơn cần mang theo các giấy tờ sau:
-Đơn tố cáo lấn chiếm đất đai
-CMND/CCCD, sổ hộ khẩu của người tốc cáo [dùng bản sao y]
-Các bằng chứng về vi phạm lấn chiếm đất trái phép của người bị tố cáo như: Video, hình ảnh kèm theo…
-Chữ ký xác nhận của các hộ gia đình lân cận, của cơ quan chức năng xác thực cho hành vi vi phạm này.
-Văn bản thể hiện tình trạng các tài sản bị ảnh hưởng do hành vi lấn chiếm đất trái phép gây ra [nếu có].

Tố cáo hành vi lấn chiếm đất công?

Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:

  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
  • Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Chủ Đề