Lễ hội gò đống đa 2023

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành và thành phố Hà Nội dâng hương tại Lễ hội Gò Đống Đa.

Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa năm 1789 đã đi vào lịch sử dân tộc, ghi dấu công tích vang dội của Hoàng đế Quang Trung cùng tướng lĩnh, nghĩa quân Tây Sơn và những người con đất Việt đã anh dũng chiến đấu, hy sinh chống giặc ngoại xâm, giải phóng Kinh thành Thăng Long xưa, góp phần làm nên Hà Nội nghìn năm văn hiến, thành phố vì hòa bình ngày nay.

Trong diễn văn kỷ niệm 228 năm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa, Phó Bí thư quận ủy, Chủ tịch UBND quận Đống Đa Nguyễn Song Hào ôn lại, mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1789, ngày này cách đây đúng 228 năm, trên mảnh đất lịch sử này, nghĩa quân Tây Sơn, dưới sự chỉ huy của người anh hùng áo vải Quang Trung-Nguyễn Huệ, đã hành quân thần tốc, táo bạo tiến công vào Kinh thành Thăng Long và đỉnh cao là trận chiến sáng mùng 5 Tết Kỷ Dậu, đánh tan hơn 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, Kinh thành Thăng Long được giải phóng, đất nước trở lại bình yên.

Từ đó, ngày mùng 5 tháng Giêng hằng năm đã trở thành ngày kỷ niệm truyền thống thiêng liêng, trọng đại, có ý nghĩa lịch sử rất lớn đối với nhân dân cả nước nói chung và nhân dân quận Đống Đa nói riêng.

Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa là sự hội tụ, phát huy tinh thần yêu nước, yêu độc lập, tự do nghìn đời của dân tộc Việt Nam, của truyền thống đoàn kết, dũng cảm, ý chí quật cường không cam chịu sống kiếp đời nô lệ.

“Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa là chiến công vĩ đại, hiển hách, mãi mãi đi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta, là bản hùng ca bất hủ trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta”, ông Nguyễn Song Hào phát biểu và nhấn mạnh: "Chúng ta càng tự hào sống trên mảnh đất đã ghi dấu chiến công oanh liệt này".

Gò Đống Đa hiện nay nằm trên phố Tây Sơn, tên phố được đặt theo tên nghĩa quân Tây Sơn, thuộc phường Quang Trung, Hà Nội.

Nằm ngay giữa trung tâm của quận Đống Đa là một khu di tích lịch sử có giá trị nổi bật với điểm đặc biệt không phải là chùa, đình hay miếu mà chỉ là một cái gò nổi lên giữa khu dân cư đông đúc sinh sống.

Lễ hội Gò Đống Đa kéo dài hết ngày mùng 5 Tết với các chương trình rước rồng lửa Thăng Long, các tiết mục thi đấu võ thuật, cờ người cờ tướng... thể hiện tinh thần thượng võ, khí thế hào hùng của chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa lịch sử, hào hùng.

 Quang cảnh buổi tổng duyệt.

Theo Ban Tổ chức, Lễ hội kỷ niệm 232 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa sẽ được diễn ra vào ngày 16/2/2021 [tức ngày mùng 5 tháng 1 âm lịch]. Lễ hội gồm các phần: Lễ dâng hoa, dâng hương, dâng chúc văn tưởng niệm Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ; trống hội; diễn văn kỷ niệm; biểu diễn nghệ thuật màn sử thi chào mừng lễ hội. 

Qua kiểm tra thực tế địa điểm tổ chức lễ hội, Chủ tịch UBND quận Đống Đa Đặng Việt Quân khẳng định: Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử quan trọng của quận nói riêng và TP Hà Nội nói chung. Do đó, các đơn vị của quận cần phối hợp chuẩn bị tốt các điều kiện để sự kiện diễn ra thành công.

Để lễ kỷ niệm diễm ra trang trọng, an toàn, Chủ tịch UBND quận Đống Đa đề nghị các đơn vị triển khai xây dựng kịch bản chi tiết, trong đó cần nắm chính xác các dữ kiện lịch sử để tránh sai sót; triển khai công tác tuyên truyền bằng panô, băng rôn… để tạo không khí cho ngày lễ. Cùng với đó, các đơn vị liên quan cần tập trung dọn dẹp vệ sinh đảm bảo cảnh quan; bố trí điện, nước, nhà vệ sinh đảm bảo; bố trí các bảng chỉ dẫn, giới thiệu các di tích; bố trí lực lượng phân luồng giao thông, đảm bảo an ninh trật tự tại lễ hội; đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định. 

Là Lễ hội đầu xuân nhưng hội gò Đống Đa lại có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khi đây là một lễ hội lưu giữ niềm tự hào, sự quật cường của cả một dân tộc và được tổ chức để tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung - người Anh hùng “áo vải, cờ đào” trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Ngoài những nét văn hóa khá tương đồng với lễ hội Tây Sơn Thượng đạo [An Khê - Gia Lai], Tây Sơn Hạ đạo [Bình Định], lễ hội gò Đống Đa có những điểm khác biệt rất độc đáo và hấp dẫn. Từ sau ngày giải phóng Thủ đô [10/10/1954], lễ hội gò Đống Đa được coi là ngày hội Đống Đa truyền thống, trở thành quốc lễ.

Thủ tướng cùng hàng nghìn người dự lễ hội Gò Đống Đa

Thứ Ba, 11:33, 20/02/2018

VOV.VN -Sáng 20/2 [mùng 5 tháng Giêng âm lịch], hàng nghìn người đã đổ về tham gia lễ hội gò Đống Đa, kỷ niệm 229 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

Sáng nay [20/2 - mùng 5 Tết], lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức tại gò Đống Đa, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.

Đây là lễ hội được tổ chức thường niên một cách long trọng để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ, người Anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc đã lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn đánh tan quân Thanh xâm lược vào xuân Kỷ Dậu năm 1789.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải; Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị tới dự.

Các vị đại biểu kính cẩn dâng hương tưởng niệm lên tượng đài Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ

Tại buổi lễ, các đại biểu và nhân dân thủ đô đã ôn lại truyền thống hào hùng của chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, bày tỏ lòng tri ân với Người Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ và khơi dậy niềm tự hào về chiến thắng lẫy lừng của Quang Trung trong việc đánh đuổi giặc xâm lăng. 

Hội Gò Đống Đa được tổ chức trang trọng, thành kính với các nghi thức dâng hương, tế lễ, rước kiệu Vua Quang Trung. 

Ngoài phần nghi lễ, màn trống hội, trích đoạn sử thi đã tái hiện hình ảnh nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đã hành quân thần tốc bất ngờ tiến công vào thành Thăng Long, đánh tan hơn 29 vạn quân Mãn Thanh đem lại chiến thắng lẫy lừng cho dân tộc. 

Hình ảnh Vua Quang Trung oai phong ra trận.

Nghĩa quân Tây Sơn hành quân thần tốc.

Bị đánh bất ngờ, quân Thanh hoảng loạn.

Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa là sự hội tụ tinh thần yêu nước, yêu độc lập của dân tộc Việt Nam. Ngày mùng 5 tháng Giêng hàng năm đã trở thành ngày kỷ niệm truyền thống thiêng liêng của người dân thủ đô.

Công chúa Ngọc Hân mừng xuân mới.

Hòa bình lập lại trên mảnh đất quê hương.

Tại lễ hội, rất nhiều gia đình đã cho con đến tham dự, xem lại các hoạt cảnh, thăm quan di tích, gợi cho thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu độc lập ngàn đời của dân tộc Việt Nam. 

Chủ Đề