Lia thia quen chậu vợ chồng quen hơi là gì năm 2024

Chim quyên ăn trái nhãn lồng. Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi. Mà sao anh lại nỡ phụ tôi. Anh ra đi rồi bỏ đàn con thơ. Sớm nắng chiều mưa. Mưa rơi ướt trái nhãn lồng. Anh quên mà duyên nợ. Vợ chồng anh quên hơi. Đành.

Giang hồ cũng có nói: Không ai căm ta bằng vợ ta, không ai ghét ta bằng vợ ta, không ai thù ta dai bằng vợ ta, không ai hận ta bằng vợ ta, nhưng cũng không ai yêu ta bằng vợ ta, không ai lo cho ta bằng vợ ta đâu. Phụ nữ vốn hiền lành và giàu lòng nhân ái, do đó mà đàn ông được hưởng ké.

Những lúc một mình mà bệnh thì thấy buồn ghê, thiếu ghê…

Con cái nó thấy bố bệnh thì hỏi ba bệnh gì, khám bác sĩ chưa ba, rồi nấu hoặc mua cho ba tô cháo nóng ăn cho giải cảm, sau đó thì ai lo việc nấy chứ có được như vợ đâu.

Mỗi lần thấy chồng bệnh thì vợ thường lườm rồi nguýt: Tướng tá vậy mà bệnh hoạn gì? Giả vờ chứ gì?…

Nói thế nhưng phía sau lưng thì lại đi pha ly chanh nóng đem đến bắt chồng phải uống cho được, lúi húi dưới bếp băm thịt nạc nấu một tô cháo thật ngon bắt chồng phải ăn, rồi ngồi nhìn chồng ăn cho bằng hết mới thôi, mới định thiếp đi thì thấy ai đó bôi dầu gió vào lòng bàn chân rồi bảo chồng mang vớ vào cho nó ấm, nhưng miệng thì cứ huyên thuyên: Giả vờ vừa thôi ông ơi! Bệnh hoạn gì đâu…

Ấy, thế đấy… Thế mà chồng thì mau quên, xong việc lại bù khú với bạn bè, đến khi bệnh thì mới biết nhớ đến vợ, mới nhớ đến cái hơi ấm, nhớ đến cái chậu của con cá lia thia… Còn bình thường thì nhớ đến ba cái chuyện tào lao không hà, hèn chi phụ nữ không căm không hận sao được! Nhưng những cái căm cái ghét kia cũng rất dễ thương và đáng yêu đáng nhớ, vì đó là của vợ chứ có phải của người khác đâu. Có vậy thì mới là vợ chứ! Phụ nữ muôn năm mà!

Thường, cụm từ “bén tiếng, quen hơi” dùng để chỉ sự gắn kết tình cảm vợ chồng. Sự gắn kết ấy có được khi họ kề vai, ấp má biết bao tháng, bao năm.

Từ những thăng hoa

Chuyện chăn gối vốn dĩ đòi hỏi sự hòa hợp về thể xác lẫn tâm hồn. Nhưng đáng tiếc thay, những hoan cảm da thịt lại nắm đòn quyết định. Với cách nghĩ của những bạn trẻ hiện nay, tâm hồn, suy cho cùng chỉ là yếu tố tô điểm thêm cho cảm xúc của sự gắn kết trong cuộc giao hoan. Đ. T [Bình Dương] cùng bạn gái đã vượt quá giới hạn. Ban đầu, hai người bảo “chỉ thử một lần thôi” nhưng không ngờ những lần ấy tăng theo cấp số cộng đến cấp số nhân. Họ rạng ngời, hạnh phúc trong hương nồng ái ân vì thấy gần gũi, gắn gó với nhau lạ. Còn cô gái nhỏ nhắn T. C, 22 tuổi [Q. 10], thì dè dặt bảo: “Thật ra chúng em đã hứa cùng giữ gìn, vì không chắc sau này hai đứa sẽ cưới nhau. Nhưng không hiểu vì sao mỗi lần gần nhau, cảm xúc và cảm giác đều dâng lên đến đỉnh điểm và thế là...”.

Tình yêu không là tình dục nhưng tình yêu gắn liền với những đụng chạm, những rung cảm về da thịt. Ham muốn là một trong những bản năng của con người, không thể chối cãi. Và vì thế, nếu có tình yêu thì việc chung đụng thể xác sẽ đến bất kỳ lúc nào. Với các đôi tình nhân, những hoan cảm còn hơn là một chất keo dính. Nó khiến họ say sưa, khám phá và ở lì trong thế giới ấy.

“Lia thia quen chậu”

Nhu cầu chăn gối là một điều kiện tất yếu và không thể thiếu trong đời sống vợ chồng. Đa phần những cặp vợ chồng thăng hoa trong đời sống chăn gối thường ít xích mích, cãi cọ và luôn giữ được hòa khí gia đình ấm êm, hòa thuận. Và thực tế, cũng không ít cặp vợ chồng đưa nhau ra tòa cũng vì lý do tế nhị này. Với các cặp yêu nhau, họ không có những mối ràng buộc của vợ chồng, không có những gạch nối là con cái, họ không cần phải gánh vác trách nhiệm chia sẻ đời sống chăn gối. Theo các chuyên gia tâm lý, khi đã vướng vào cái gọi là “xác thịt” thì họ không thể nào dừng lại. Bởi lẽ, họ đã vướng vào cái gọi là bản năng, là nhu cầu sinh lý.

Đ. T và bạn gái, sau những thăng hoa, hoan cảm, họ nhận ra họ không đồng điệu về tâm hồn. Họ có những bất đồng về quan điểm sống, về nhận thức xã hội và không thể gắn kết cuộc đời cùng nhau. Thế nhưng khi chia tay được vài tuần, khi khoảng trống chưa có người lấp, cả hai đều cảm thấy trống vắng, cô đơn. Rồi điện thoại, nhắn tin gặp nhau rồi dẫn nhau vào... nhà nghỉ. Mọi chuyện lại như cũ. Tương tự, T. C và bạn trai cũng vậy. Cô bảo rằng mình không tài nào quên được những cảm giác khi gần gũi nhau, vòng tay, hơi thở, những đụng chạm da thịt... Khi hai người đường ai nấy đi, cô vẫn hay nghĩ về những lần ấy và thế là hai người lại dùng dằng, lại thêm nhiều lần... không “kìm lòng được”. Dù người trong cuộc biết rõ mọi việc nên kết thúc sẽ tốt cho cả hai.

Ma túy gối chăn

Chuyện chăn gối là viên kẹo ngọt ngào đối với đời sống lứa đôi nhưng nó cũng là liều ma túy đối với những bạn trẻ muốn phiêu lưu, khám phá. Họ không lường trước được những cám dỗ của nó. “Bỏ thì thương mà vương thì tội” là trường hợp của những cặp đôi vốn đã quen hơi, bén mùi nhau.

Không chỉ các đôi tình nhân mà các cặp vợ chồng cũng không thoát khỏi tình cảnh này. Nếu sự hòa hợp về chăn gối mang lại những điều tích cực như chị M. N [Q. Gò Vấp] thổ lộ: “Quả thật, sau mỗi lần vợ chồng gần gũi nhau. Chúng tôi thân thiết hơn, gắn bó hơn và nếu có những khúc mắc thì cũng được giải quyết rất nhẹ nhàng”, thì chuyện chăn gối cũng mang lại không ít nỗi ngậm ngùi. Như chị T. H [Q.5] tâm sự: Chị và ông xã sau những lần đổ vỡ tưởng không thể hàn gắn nổi, bây giờ mỗi người một khoảng trời riêng thân ai nấy lo nhưng thỉnh thoảng ổng lại đòi... tòm tem. Chị không mấy hứng thú nhưng cũng hưởng ứng vì chồng bảo “quen rồi, không có không chịu được...”. Và vì chị cũng có nhu cầu của một người đàn bà.

Chủ Đề