Lời nguyền 2023

Theo chương trình tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội sẽ xem xét quyết định tăng lương cơ sở - Ảnh: PHẠM THẮNG

Bộ Tài chính đã có tiếp thu, giải trình về một số ý kiến chủ yếu được thảo luận tại tổ về tình hình ngân sách nhà nước, trong đó lý giải rõ về thời điểm thực hiện tăng lương từ 1-7-2023.

Bộ Tài chính khẳng định cải cách tiền lương là nhiệm vụ chính trị, xã hội quan trọng, cấp thiết, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 và giá cả xăng dầu, hàng hóa tác động tới nhân dân cả nước, trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Đồng thời trước nguy cơ lạm phát cao, việc cải cách chính sách tiền lương cần được thực hiện một cách thận trọng, hài hòa với các mục tiêu điều hành kinh tế - xã hội nói chung.

Vì vậy Chính phủ tiếp tục tham mưu các cấp thẩm quyền chưa thực hiện cải cách tiền lương theo nghị quyết 27 trong năm 2023.

Thay vào đó đề xuất từ ngày 1-7-2023 thực hiện tăng lương cơ sở lên mức 1,8 triệu đồng/tháng [tăng khoảng 20,8%]. Mức tăng này cơ bản bù đắp mức độ trượt giá thời gian qua.

Giải thích về thời điểm thực hiện từ ngày 1-7-2023 thay vì từ 1-1-2023, Bộ Tài chính cho biết do thời điểm đầu năm gần với Tết dương lịch và âm lịch, nhu cầu mua sắm sử dụng hàng hóa dịch vụ của người dân và doanh nghiệp tăng mạnh.

Do vậy nếu thực hiện tăng lương vào thời điểm này [1-1-2023] sẽ gây thêm sức ép lên điều hành giá cả do tâm lý tăng lương đi kèm với tăng giá, gây khó khăn cho việc kiểm soát lạm phát.

Về đề nghị xác định thời gian cụ thể thực hiện cải cách tiền lương từ năm 2024 trong nghị quyết của Quốc hội, tránh tình trạng trì hoãn, kéo dài, Bộ Tài chính cho biết tại các báo cáo dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 trình Quốc hội, Chính phủ đã báo cáo nhu cầu, nguồn tích lũy để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định.

Do bối cảnh thế giới, trong nước đang chịu áp lực lạm phát lớn nên Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội lùi thực hiện cải cách tiền lương theo nghị quyết 27 sau năm 2023.

Trường hợp các áp lực lạm phát giảm, không có biến động lớn về kinh tế - xã hội, Chính phủ sẽ khẩn trương trình các cấp thẩm quyền về lộ trình thực hiện cải cách tiền lương theo nghị quyết 27.

Về ý kiến đề nghị cần lưu ý việc điều chỉnh tăng trợ cấp cho người có công, trợ cấp bảo trợ xã hội cần đảm bảo cao hơn chuẩn nghèo đô thị, Bộ Tài chính cho rằng chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 được quy định tại nghị định 07/2021 và thực hiện từ năm 2022.

Theo đó, việc so sánh chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công năm 2023 với chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025 là chưa đồng chất và cần được xem xét kỹ. 

Theo Bộ Tài chính, mức trợ cấp người có công dự kiến điều chỉnh tăng 20,8% từ 1-7-2023 là tăng khá.

Ngoài ra chuẩn trợ cấp bảo trợ xã hội mới được điều chỉnh năm 2021 theo nghị định 20/2021 có hiệu lực từ 1-7-2021 đã có mức tăng khá [tăng 33,3% từ mức 270.000 đồng/tháng lên mức 360.000 đồng/tháng].

Trước đó giải trình tại Quốc hội chiều 27-10, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho hay các giải pháp mà Chính phủ và ngành nội vụ đã, đang nỗ lực thực hiện là cải cách chính sách tiền lương theo tinh thần nghị quyết 27.

Tại kỳ họp này Quốc hội sẽ xem xét quyết định điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng [tăng 20,8%].

Bà Trà cho hay việc tăng lương cơ sở từ 1-7-2023 là hợp lý trong điều kiện chúng ta phải chủ động lường trước những vấn đề phát sinh trong năm 2023 như lạm phát và các yếu tố khách quan. Nhiều đại biểu có ý kiến nên thực hiện từ 1-1-2023 nhưng sẽ rất khó khăn.

Tết 2023 vẫn còn hơn 2 tháng nữa mới đến, nhưng cả mùa xuân sum vầy như gói gọn trong bản mashup giàu cảm xúc của Hứa Kim Tuyền.

Hứa Kim Tuyền “gói gọn" cái tết sum vầy của hai thế hệ trong bản mashup Ba ngọn nến lung linh [Ngọc Lễ] - Đi về nhà [Hứa Kim Tuyền]. Tiết mục này trong chương trình Xuân Hạ Thu Đông, rồi lại Xuân mùa 2 với sự thể hiện của Hứa Kim Tuyền cùng các nghệ sĩ Trúc Nhân, Ái Phương, Anh Tú, Cara, Orange đã chạm đến cảm xúc người xem.

Hứa Kim Tuyền mong muốn âm nhạc hiện đại của thế hệ mình sẽ luôn được song hành cùng thành tựu âm nhạc của thế hệ nghệ sĩ đi trước

f.s

Chỉ với 4 phút, bản mashup đã làm sống lại, khơi dậy trong lòng người nghe những ký ức đẹp đẽ về gia đình, về tình thân, mang đến bầu không khí tết sum vầy. Không chỉ thể hiện lại 2 ca khúc đình đám, nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền còn sáng tác lời hát mới, đọc rap melody, mang đến cảm xúc thú vị lẫn “cay cay" khóe mắt vì xúc động khi vừa nghe và có thể vô thức nhớ về hình ảnh ba mẹ ở quê nhà...

Nhiều khán giả bình luận - dành lời khen cho bản mashup sáng tạo từ Hứa Kim Tuyền bởi sự kết hợp khéo léo 2 ca khúc đình đám của 2 thế hệ nhạc sĩ

f.s

Ba ngọn nến lung linh là một trong những ca khúc thiếu nhi quen thuộc với các thế hệ khán giả kể từ khi ra đời vào năm 2007 và vẫn còn giữ độ phổ biến nhất định cho đến thời điểm hiện tại, nay, một lần nữa được vang lên êm dịu qua giọng hát nhẹ nhàng của Trúc Nhân. Hứa Kim Tuyền thì gây bất ngờ bởi phần sáng tác mới, kể hành trình một người con lên đường về quê ăn tết cho đến khoảng thời gian tận hưởng mùa tết đoàn viên bên gia đình.

Vậy nên, có thể xem bản mashup của Hứa Kim Tuyền chính là bài “nhạc xuân" ra mắt sớm nhất cho dịp tết năm 2023. Từng lời ca chân thành, gần gũi như “gói gọn" trải nghiệm mùa tết của nhiều gia đình Việt Nam: “23 cùng mẹ đưa ông Táo lên trời. 25 đi chợ cùng ba sắm thêm đồ. Vài đòn bánh tét, vài hộp dưa chua. Thêm tí rau câu, kẹo mứt, khô bò. 30 ra đường xem hoa pháo giao thừa. 30 ra đường chia tay với năm vừa. Mùng 1, 2, 3 vòng vòng chúc tết...”.

Sáng tác của Hứa Kim Tuyền cũng gợi nhắc cả hình ảnh đẹp đẽ trong ký ức của những người con xa quê: “Thấm thoát xuân qua, tôi phải rời nhà, về thành phố lớn, cố hơn nhiều lần. Mẹ buộc thêm bánh, mẹ ràng thêm cá, ba cầm thêm hoa quả. Ngoài đằng sau xe là cả thế giới của mẹ và ba”. Hay ai đó đang ở xa gia đình sẽ dễ dàng bắt gặp ba mẹ mình trong câu hát: “Ba mẹ tôi thường hay nói con cái trưởng thành đều là khách quý. Nên dù hơi cực một tí vẫn muốn vui lòng khách đến vừa lòng khách đi”.

\n

Các nghệ sĩ trong tập 6 Xuân Hạ Thu Đông, rồi lại Xuân

f.s

Tiết mục mashup khép lại với đoạn điệp khúc Đi về nhà, từng được thể hiện bởi Đen Vâu, JustaTee. Tết năm 2021, Đi về nhà đã trở thành bài nhạc xuân “quốc dân”, được giới trẻ thuộc nằm lòng nhờ giai điệu rộn ràng, lời ca ý nghĩa. Ở phần bình luận trên YouTube, nhiều khán giả dành lời khen cho bản mashup sáng tạo từ Hứa Kim Tuyền bởi sự kết hợp khéo léo 2 ca khúc đình đám của 2 thế hệ nhạc sĩ.

Theo Hứa Kim Tuyền, anh mong muốn âm nhạc của thế hệ mình sẽ luôn được song hành cùng thành tựu âm nhạc của thế hệ nghệ sĩ đi trước. Thông qua âm nhạc, khoảng cách giữa các thế hệ sẽ được rút ngắn như chia sẻ của nam nhạc sĩ trẻ: “Âm nhạc là tinh thần của một thế hệ, nên chúng ta có thể tìm được điểm giao với những người thân yêu - bậc cha mẹ, ông bà bằng chính âm nhạc, để thấy rằng mọi người hoàn toàn có thể hòa hợp, thấu hiểu nhau nhiều hơn trong đời sống thường nhật".

Có thể thấy, trước đó, Hứa Kim Tuyền đã liên tục gây ấn tượng nhờ những sáng tác hòa quyện giữa âm nhạc thế hệ trẻ và thế hệ trước. Tháng 6.2022, Hứa Kim Tuyền làm mới Shay nắnggg do AMEE thể hiện từ bản hit 20 của Mỹ Tâm, đưa câu hát “Chỉ là một ánh mắt, khiến em chìm vào cơn say" năm nào trở lại “khuấy động" Vpop. Hay, anh đã phát hành Lucy - ca khúc trong album đầu tay Colours do Nguyên Hà thể hiện, lấy cảm hứng từ Chú voi con ở Bản Đôn của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Hoặc là màn kết hợp thành công với NSND Bạch Tuyết cùng Hoàng Dũng trong sản phẩm mang màu cải lương pha Rap, R&B - Về nghe mẹ ru.

Tin liên quan

  • Sau 'Đôi bờ', Trúc Nhân làm mới ca khúc hơn 70 năm tuổi đời 'Trường làng tôi'
  • 'Làn Sóng Xanh' 25 năm đi cùng nhạc Việt
  • Hươu Thần lộ diện, Phượng Hoàng Lửa dẫn đầu top 4 vào bán kết 'Ca sĩ mặt nạ'

Chủ Đề