Lỗi quá tải 100 phạt bao nhiêu tiền năm 2024

Theo Điều 4 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT thì tải trọng của đường bộ là khả năng chịu tải khai thác của cầu và đường để bảo đảm tuổi thọ công trình theo thiết kế.

- Khả năng chịu tải khai thác của cầu được xác định theo hồ sơ thiết kế cầu và tình trạng kỹ thuật thực tế của cầu, được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu hạn chế tổng trọng lượng xe qua cầu theo quy định về báo hiệu đường bộ.

- Khả năng chịu tải khai thác của đường được xác định theo hồ sơ thiết kế mặt đường và tình trạng kỹ thuật thực tế của đường, được cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc được thể hiện bằng biển báo hiệu hạn chế trọng lượng trên trục xe theo quy định về báo hiệu đường bộ.

2. Điều kiện để xe quá tải trọng của đường bộ được phép lưu hành

Căn cứ Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, xe quá tải trọng là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ.

Điều 11 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về lưu hành xe quá tải trọng trên đường bộ như sau:

- Việc lưu hành xe quá tải trọng trên đường bộ phải bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ.

- Tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện khi lưu hành xe quá tải trọng trên đường bộ phải thực hiện các quy định sau: + Có Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng trên đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp;

+ Tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe.

- Xe chở hàng hóa vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc vượt quá khối lượng hàng hóa cho phép ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe không được phép lưu hành trên đường bộ.

Dựa vào quy định trên, xe quá tải trọng của đường bộ được phép lưu hành trên đường mà không bị xử phạt khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Có Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng trên đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng.

3. Lưu hành xe quá tải trọng của đường bộ bị xử phạt thế nào?

Điều 33, 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP [sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP] quy định về mức xử phạt đối với hành vi điều khiển xe mà tổng trọng lượng [khối lượng toàn bộ] của xe vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường [theo tỷ lệ quá tải trọng] như sau:

Mức quá tải

Mức phạt với lái xe

[người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm]

Mức phạt với chủ xe

[giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm]

10 - 20%

04 - 06 triệu đồng

[Khoản 2 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP [sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP]

06 - 08 triệu đồng đối với cá nhân, từ 12 - 16 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe

[Điểm d khoản 9 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP [sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP]

20 - 50%

13 - 15 triệu đồng

[Điểm a khoản 4 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP [sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP]

28 - 32 triệu đồng đối với cá nhân, 56 - 64 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe

[Khoản 13 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP [sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP]

Trên 50%

40 - 50 triệu đồng

[Điểm a khoản 5 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP [sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP]

70 - 75 triệu đồng đối với cá nhân, 140 - 150 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe

[Khoản 14 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP [sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP]

* Lưu ý: Quy định xử phạt trên không áp dụng đối với trường hợp lưu hành xe quá tải trọng trên đường bộ có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng.

Văn Trọng

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Lỗi quá tải là một lỗi rất thường gặp với các xe chở hàng hóa và theo quy định của pháp luật hiện nay mức phạt tiền đối với lỗi này rất nặng.

Đối với lái xe:

Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo [bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo] và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm chở hàng vượt quá trọng tải [khối lượng hàng chuyên chở], cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe, cụ thể như sau:

- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép trên 10% đến 30% [trừ xe xi téc chở chất lỏng], trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng;

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 30% đến 50%; Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 50% đến 100%; Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 100% đến 150%; Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 150%; Người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.

.jpg]

Ngoài ra, khi xe vượt quá trọng tải cho phép thì không chỉ người điều khiển xe, mà cả chủ xe cũng sẽ bị xử phạt, cụ thể mức phạt tương ứng như sau:

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức đối với hành vi giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 10% đến 30% [trừ xe xi téc chở chất lỏng], trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng;

- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức đối với hành vi giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 30% đến 50%;

Trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển xe cơ giới], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 01 tháng đến 03 tháng;

- Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 28.000.000 đồng đến 32.000.000 đồng đối với tổ chức đối với hành vi giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 50% đến 100%;

Trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển xe cơ giới], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 01 tháng đến 03 tháng.

- Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 32.000.000 đồng đến 36.000.000 đồng đối với tổ chức đối với hành vi giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 100% đến 150%;

Trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển xe cơ giới], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 02 tháng đến 04 tháng.

- Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 36.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức đối với hành vi giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển xe chở hàng vượt trọng tải cho phép của xe trên 150%;

Trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe [khi điều khiển xe cơ giới], chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ [khi điều khiển xe máy chuyên dùng] từ 03 tháng đến 05 tháng.

Ngoài ra, nếu phương tiện đó có thùng xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở không đúng theo quy định hiện hành thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng và bị buộc phải thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành, đăng kiểm lại và điều chỉnh lại khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông;

Như vậy, đối với phương tiện chở hàng vượt quá trọng tải của xe ngoài việc xử phạt lái xe thì chủ xe còn có thể bị phạt tiền kịch khung lên tới 40.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định cảu phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng. Việc tăng mức xử phạt về trọng tải nhằm tăng cường trách nhiệm của chủ phương tiện, chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đối với công tác quản lý hoạt động vận tải của đơn vị mình. Các lực lượng chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về TTATGT đồng thời tăng cường xử lý các hành vi vi phạm trên để bảo đảm giao thông được thông suốt, an toàn.

Chủ Đề