Lớp máy được mang điện thoại đến trường

Giáo viên cho điểm học sinh trong giờ học trực tuyến ở Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội - Ảnh: VĨNH HÀ

Theo điều lệ vừa được lãnh đạo Bộ GD-ĐT phê duyệt, hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục nhà trường sẽ còn 14 loại đối với nhà trường, 2 loại với tổ chuyên môn và 4 sổ sách của giáo viên.

Giáo viên hiện chỉ quy định sổ ghi kế hoạch giáo dục của giáo viên [theo năm học], kế hoạch bài dạy [giáo án], sổ theo dõi và đánh giá học sinh, sổ chủ nhiệm [đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm].

Tuy nhiên, theo ông Đỗ Đức Quế - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học [Bộ GD-DT] - thì các loại hồ sơ, sổ sách này có thể áp dụng dạng điện tử thay thế hồ sơ, sổ sách bằng giấy theo lộ trình phù hợp với điều kiện của từng địa phương, nhà trường và khả năng thực hiện của giáo viên, đảm bảo tính hợp pháp của các loại hồ sơ điện tử.

"Việc quản lý hồ sơ điện tử do sở GD-ĐT quy định theo chuẩn kết nối, chuẩn dữ liệu của Bộ GD-ĐT và thực hiện theo quy định của pháp luật" - ông Quế cho biết.

Theo ông Quế, tới đây thay vào việc giáo viên cho điểm vào sổ bộ môn [sổ con] rồi lại nhập điểm vào sổ điểm chung, ghi học bạ học sinh, giáo viên chỉ cập nhật vào sổ điểm điện tử, giảm bớt nhiều thời gian, công sức của giáo viên, giúp giáo viên tập trung năng lượng cho hoạt động chuyên môn.

Trao đổi thêm về việc này, ông Sái Công Hồng - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học - cho biết việc ứng dụng công nghệ thông tin sâu hơn vào việc quản lý hoạt động giáo dục giúp giáo viên thuận lợi khi cập nhật thông tin, kết quả đánh giá học sinh thường xuyên và định kỳ, không bỏ sót quá trình tiến bộ của từng học sinh.

Tại hội nghị triển khai năm học mới ở bậc trung học, nhiều ý kiến của các sở GD-ĐT ủng hộ hướng áp dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử, nhưng bày tỏ nhiều băn khoăn cần được giải đáp.

Ông Nguyễn Văn Tuế cho rằng khi đã áp dụng hồ sơ điện tử thì nên có quy định thống nhất từ Bộ GD-ĐT và nêu vấn đề "Nếu quy định hồ sơ điện tử nhưng cuối năm vẫn phải in ra, như thế thì không ổn. Vậy Bộ GD-ĐT cần hướng dẫn rõ loại hồ sơ sổ sách nào cần in, loại nào không".

"Trường hợp học sinh chuyển trường nhưng nơi đi sử dụng học bạ điện tử thì nơi đến có chấp nhận không" - một ý kiến đặt ra và cho rằng Bộ GD-ĐT cần hướng dẫn kỹ.

Một số trưởng phòng trung học của các sở GD-ĐT cũng cho rằng sẽ có rắc rối nếu không quy định kỹ vì ngay khi dùng học bạ giấy mà mẫu khác nhau giữa các địa phương cũng khiến phụ huynh khó khăn khi chuyển trường cho con.

Ông Sái Công Hồng cho biết khi đã có quy định hồ sơ điện tử có tính pháp lý như hồ sơ giấy thì không có chuyện các trường không chấp nhận học bạ điện tử khi có học sinh chuyển trường.

Tuy nhiên theo lãnh đạo Vụ Trung học [Bộ GD-ĐT], sẽ có hướng dẫn cụ thể nội dung trên vào thời gian tới để áp dụng từ năm học này. Khi đã thực hiện ổn định sẽ áp dụng thống nhất trong các nhà trường trên toàn quốc.

Liên quan tới các điểm mới trong điều lệ trường THCS, THPT, trường phổ thông nhiều cấp học, ông Sái Công Hồng cho biết: "Học trò được sử dụng điện thoại trong giờ học, nhưng chỉ phục vụ học tập, với sự đồng ý của giáo viên".

Điều chỉnh mới này xuất phát từ thực tế có các tình huống học sinh cần sử dụng những tính năng của điện thoại thông minh vào việc thực hiện yêu cầu học tập, tìm kiếm tài liệu tham khảo ngay trong thời gian diễn ra giờ học.

Bộ Giáo dục - đào tạo sẽ bỏ học bạ, sổ điểm giấy

VĨNH HÀ

Học sinh được dùng điện thoại trong lớp học vẫn đang có những ý kiến trái chiều - Ảnh: DUYÊN PHAN

Đó là ý kiến của một số học sinh về việc các em được dùng điện thoại trong lớp nhưng phải được sự đồng ý của giáo viên để phục vụ việc học. Trao đổi với Tuổi Trẻ, em Lê Trần Kim Linh - học sinh lớp 10A5 Trường THPT Phú Nhuận, TP.HCM - nói:

- Theo em, cho học sinh dùng điện thoại trong lớp có hai mặt. Mặt tốt là tạo sự thuận lợi khi cần tìm hiểu thêm thông tin phục vụ cho bài làm, lấy được điểm cộng của thầy cô bộ môn vì có những hiểu biết ngoài sách giáo khoa... Nhưng mặt trái là sẽ có bạn sử dụng điện thoại vào những mục đích không tốt như quay cóp, lướt web, vào Facebook trong giờ học.

* Trường của em có cho học sinh dùng điện thoại không?

- Trường em không cho học sinh tự do dùng điện thoại trong lớp. Chỉ khi nào thầy cô giáo cho phép và yêu cầu thì tụi em mới được lấy điện thoại ra để tìm thông tin. Trường hợp này thường áp dụng trong những tiết lịch sử, vật lý...

* Em nghĩ như thế nào về quy định học sinh được dùng điện thoại trong lớp học khi được giáo viên đồng ý để phục vụ việc học?

- Em nghĩ đây là quy định cần thiết, nhất là trong thời đại công nghệ rất phát triển như hiện nay. Smartphone là công cụ thông minh không thể thiếu trong quá trình học tập của học sinh. Vì nếu chỉ học kiến thức trong sách giáo khoa thôi thì chưa đủ. Đi mua sách tham khảo sẽ mất tốn kém thời gian và tiền bạc hơn là tra thông tin trên mạng. 

Hiện nay, trên Facebook còn có khá nhiều group trao đổi về việc học tập của học sinh trên mọi miền đất nước. Bản thân em cũng tham gia các group này và thấy rất bổ ích. Đó là chưa kể smartphone còn là phương tiện hỗ trợ học sinh tự học, mở mang kiến thức... rất hiệu quả.

Em Lê Trần Kim Linh - học sinh lớp 10A5 Trường THPT Phú Nhuận, TP.HCM

* Nhưng nhiều phụ huynh lo lắng khi giao điện thoại cho con em thì các bạn rất dễ sử dụng không đúng mục đích như chơi game, xem phim có nội dung không tốt...

- Các bậc phụ huynh thương và lo cho con em mình nên mới có suy nghĩ như vậy. Em nghĩ rằng điều quan trọng nhất chính là ý thức sử dụng điện thoại của bản thân học sinh. Em được ba mẹ sắm cho điện thoại "cục gạch" từ lúc đang học lớp 3 với mục đích nghe - gọi khi tan học. Đến năm lớp 6, em có smartphone đến bây giờ. Dĩ nhiên, em có may mắn là tham gia hoạt động đoàn thể nhiều nên em được dự các buổi nói chuyện chuyên đề, giáo dục kỹ năng sống phòng tránh lạm dụng mạng xã hội, nghiện game.

Vì vậy, trước khi học sinh được giao smartphone thì nhà trường, gia đình hãy trang bị cho các bạn những kỹ năng kiềm chế, điều chỉnh bản thân, tự sắp xếp thời gian biểu hợp lý, kỹ năng sử dụng điện thoại thông minh, kỹ năng sử dụng và ứng xử trên mạng xã hội, kỹ năng tìm và chắt lọc thông tin trên mạng... để phục vụ việc học tập. Khi đã có kỹ năng rồi, chắc chắn các bạn sẽ không sử dụng điện thoại sai mục đích.

* Như vậy em cho rằng Bộ GD-ĐT ra quy định cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp với sự đồng ý của giáo viên để phục vụ việc học là hợp lý?

- Em mới tạm biệt ngôi trường THCS được mấy tháng nên em cho rằng quy định trên chỉ phù hợp với các trường THPT. Các em lớp 8, 9 còn đỡ, chứ các em lớp 6, 7 còn nhỏ quá. Em nghĩ rằng các em ấy sẽ khó có được những kỹ năng cần thiết để sử dụng smartphone, khó tránh được những cám dỗ từ game online, phim ảnh có nội dung xấu... 

Vì vậy, nếu có cho sử dụng smartphone, chỉ nên áp dụng từ khối 8 trở lên. Tuy nhiên, trong một trường THCS mà khối này được sử dụng, khối khác lại bị cấm sẽ gây ra những điều không hay và rất có thể các em khối 6, 7 sẽ phản ứng tiêu cực. Vì thế, em nghĩ là chỉ nên áp dụng trong trường THPT mà thôi.

Mà ngay trong trường THPT cũng cần có quy định cụ thể, rõ ràng về việc cho học sinh sử dụng điện thoại. Trong đó cần nói rõ khi nào học sinh được lấy điện thoại ra, phục vụ việc học tập là như thế nào. Vì em e rằng với quy định của Bộ

GD-ĐT, nhiều bạn sẽ hiểu lầm rằng mình sẽ được sử dụng điện thoại bất cứ lúc nào trong lớp học. Ví dụ trong lúc giáo viên đang giảng bài, học sinh cần lắng nghe thì lại lấy điện thoại ra lướt web là không đúng rồi. Nhưng trong trường hợp đó, học sinh vẫn có thể cãi lại rằng em sử dụng điện thoại vào việc học tập, chứ em không chơi game...

Tóm lại, nhà trường cần có hướng dẫn cho học sinh hiểu rõ về quy định này giờ nào việc nấy, khi nào được phép mới lấy điện thoại ra, chứ không sử dụng vô tội vạ.

* Nguyễn Đức Thành [học sinh lớp 12A1 Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM]:

Phải nhấn mạnh sử dụng cho việc học

Cá nhân em ủng hộ quy định cho học sinh dùng điện thoại trong lớp, dĩ nhiên phải nhấn mạnh sử dụng điện thoại để phục vụ học tập, chứ không làm những việc khác. Nhiều người cho rằng nếu cần tra Google thì vào phòng máy tính của trường, cần gì sử dụng điện thoại. Thực tế đúng như vậy, nhưng máy tính không phải trường nào cũng có cấu hình mạnh, đường truyền mạnh. Bạn em học ở vùng ven TP.HCM, bạn kể máy tính của trường bạn chạy rất chậm. Trong khi đó, tụi em sử dụng smartphone thì ra kết quả ngay.

Chưa kể việc sử dụng smartphone trong học tập còn tạo tâm thế tự học, tạo thói quen chủ động tìm kiếm kiến thức ngoài sách giáo khoa, chứ kiến thức, số liệu trong sách giáo khoa hiện tại đôi khi rất lỗi thời. Em cũng có nghe nhiều phụ huynh, giáo viên lo ngại rằng tụi em sẽ không dùng điện thoại cho việc học tập mà chơi game, xem phim... Nhưng hiện tại công nghệ đã rất phát triển, phụ huynh có thể cài các phần mềm có chức năng giới hạn nội dung trên smartphone của con em mình. Trường hợp này, học sinh chỉ có thể truy cập và tải xuống các bài phục vụ việc học tập, chứ không thể xem phim hay vào các trang web nhạy cảm.

* Trần Hữu Triết [học sinh lớp 11A4 Trường THCS - THPT tư thục Đào Duy Anh, Q.6, TP.HCM]:

Bắt kịp thời đại

Em cho rằng quy định học sinh được sử dụng điện thoại trong lớp là hợp lý và bắt kịp với thời đại. Ưu điểm của việc này nhiều người đã biết. Vấn đề còn lại là các nhà trường cần có quy định cụ thể để học sinh sử dụng điện thoại phục vụ học tập, chứ không phải sử dụng điện thoại để mất tập trung, sao nhãng nhiệm vụ học tập. Quy định hiện tại của trường em là học sinh được mang điện thoại đi học nhưng phải nộp cho giáo viên trong suốt thời gian học tập ở trường, khi nào ra về mới được lấy lại điện thoại. Tức là học sinh không được mang điện thoại vào lớp học.

Cái "nếp" đã có sẵn rồi, chỉ cần nhà trường thay đổi chút xíu bằng cách giờ học nào cần sử dụng điện thoại thì giáo viên phát ra cho học sinh; học xong thì thu vào. Đến giờ học sinh ra khỏi trường mới được nhận lại điện thoại. Chứ em cũng biết rất rõ rằng đi học mà có điện thoại kế bên học sinh rất dễ bị phân tâm với những tin nhắn, thông báo trên Facebook.

Cho học sinh dùng điện thoại trong lớp: Chuyện đau đầu ở nhiều nước

HOÀNG HƯƠNG thực hiện

Video liên quan

Chủ Đề