Luật thương mại quốc tế Học viện Ngoại giao

Trong thời kì phát triển kinh tế hiện nay nhu cầu giao thương hợp tác giữa các quốc gia ngày càng phát triển và phổ biến. Nền kinh tế hội nhập càng diễn ra mạnh mẽ thì càng xuất hiện nhiều vấn đề về pháp lý, đòi hỏi người giải quyết phải có sự hiểu biết về luật thương mại quốc tế.

Vậy Học luật thương mại quốc tế ở đâu? Học luật thương mại quốc tế ra làm gì? Mức lương ngành luật thương mại quốc tế là bao nhiêu? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin chi tiết.

Luật Thương mại quốc tế là gì?

Luật thương mại quốc tế là chuyên ngành của luật kinh tế, cung cấp những kiến thức cơ bản về việc điều chỉnh các hoạt động mua bán hàng hóa, giao dịch thương mại và bảo hiểm quốc tế, tập trung vào việc đào tạo những cử nhân luật có nền tảng kiến thức vững chắc về các quy định, luật pháp liên quan đến giao dịch, hợp tác mua bán hàng hóa với các đối tác, khách hàng quốc tế.

Luật thương mại quốc tế là một hệ thống điều chỉnh các đối tượng kinh tế trong 2 trường hợp:

– Các mối quan hệ thương mại được phát sinh giữa các quốc gia

– Các mối quan hệ thương mại được phát sinh giữa các chủ thể ở 2 quốc gia khác nhau

Luật thương mại quốc tế học gì?

Sinh viên chuyên ngành Luật thương mại quốc tế sẽ được trang bị đầy đủ khối kiến thức giáo dục đại cương bao gồm các nhóm môn học về ngoại ngữ, toán, tin học, môn tư tưởng, các môn học nền tảng về luật.

Chương trình đào tạo của ngành luật thương mại quốc tế sẽ bao gồm các môn học cung cấp kiến thức và thực tiễn pháp lý như lý luận nhà nước, pháp luật, đồng thời ghi nhớ, hiểu và áp dụng các pháp luật Việt Nam và quốc tế về thương mại hàng hóa, tố tụng hình sự/dân sự, luật đầu tư quốc tế, v.v. Ngoài ra, sinh viên luật thương mại quốc tế cũng được ưu tiên đào tạo về ngoại ngữ và kinh tế, kinh doanh, rèn luyện khả năng trình bày bằng văn bản và lời nói một cách chính xác, mạch lạc và kỹ năng giải quyết vấn đề, bình tĩnh trước mọi tình huống.

Về khối kiến thức chuyên ngành, chuyên sâu phục vụ trực tiếp cho nghề nghiệp thực tiễn sau khi tốt nghiệp ra trường, bạn sẽ được học các môn học về pháp luật của hệ thống thương mại thế giới WTO; thiết chế thương mại khu vực; hiệp định hợp tác thương mại, pháp luật thương mại của các đối tác quan trọng của Việt Nam như: EU, Nhật Bản, Hoa kỳ…; pháp luật hợp đồng thương mại quốc tế và giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế.

Các khối thi ngành Luật thương mại quốc tế

Các khối xét tuyển ngành Luật thương mại quốc tế năm 2022 bao gồm:

– Khối A01 [Toán, Vật lí, Tiếng Anh]

– Khối D01 [Toán, Văn, Tiếng Anh]

– Khối A00 [Toán, Lý, Hóa]

– Khối D78 [Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh]

– Khối D82 [Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp]

– Khối C00 [Văn, Sử, Địa]

– Khối D03 [Văn, Toán, T.Pháp]

– Khối D07 [Toán, Hóa, Anh]

– Khối D06 [Văn, Toán, Tiếng Nhật]

– Khối D66 [Văn, GDCD, Anh]

– Khối D69 [Văn, GDCD, T.Nhật]

– Khối D70 [Văn, GDCD, T.Pháp]

– Khối D84 [Toán, GDCD, Tiếng Anh]

– Khối D87 [Toán, GDCD, Tiếng Pháp]

– Khối D88 [Toán, GDCD, Tiếng Nhật]

Học luật thương mại quốc tế ở đâu?

– Trường Đại học Luật Hà Nội

– Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội

– Đại học Kinh tế – Luật

– Trường Đại học Luật TP.HCM

– Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM

– Trường Đại học Ngoại thương

– Học viện ngoại giao

– Đại học kinh tế- tài chính TP HCM

– Đại học công nghiệp thành phố HCM

Học luật thương mại ra làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật thương mại quốc tế có thể thử sức mình với một số vị trí công việc như sau:

– Chuyên viên dịch vụ pháp lý tại các phòng luật, công ty luật tư nhân hoặc cơ quan nhà nước, chuyên giải quyết những vấn đề tranh chấp phát sinh trong hợp đồng thương mại

– Chuyên viên pháp lý/chuyên viên pháp chế làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp phát triển ở thị trường nước ngoài.

– Chuyên viên tư vấn pháp luật tại các công ty luật, văn phòng luật sự chuyên thực hiện công việc tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp trong việc tham gia ký kết các hợp đồng thương mại với quốc tế

– Biên tập viên cho các vấn đề liên quan pháp luật, chuyên gia nghiên cứu về luật thương mại quốc tế

– Làm công tác nghiên cứu trong các Viện Nghiên cứu về Nhà nước và Pháp luật, Viện Kinh tế

– Giảng viên giảng dạy luật thương mại tại các trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo giáo dục…

Ngoài ra, nhiều cử nhân luật thương mại quốc tế có thể lựa chọn hướng làm kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc làm chuyên viên pháp lý ở các công ty hợp tác, liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài rồi thăng tiến lên các vị trí thiên về quản lý, kinh doanh…

Mức lương ngành luật thương mại quốc tế

Tùy vào năng lực, kinh nghiệm, vị trí mà sẽ có những mức lương khác nhau. Nếu làm trong các đơn vị công lập, doanh nghiệp nhà nước, mức lương sẽ theo quy định của nhà nước đã ban hành.

Còn đối với doanh nghiệp tư nhân,doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức phi chính phủ, đối với sinh viên mớ ra trường là 6tr-8tr đồng/1 tháng. Nếu đã có kinh nghiệm, tùy vào vị trí công việc, mức lương là 9tr-12tr đồng/1 tháng. Nếu khả năng đóng góp cho doanh nghiệp lớn, vị trí cao, mức lương không dưới 15tr/1 tháng.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Học luật thương mại quốc tế ra làm gì? Khách hàng quan tâm theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác liên quan vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

Ngành Luật quốc tế tại DAV là một ngành học rất hấp dẫn đối với các bạn trẻ năng động và có trình độ ngoại ngữ tốt. Ngành học này cũng được đánh giá là có cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển rất tốt, cơ hội thăng tiến cao trong nghề nghiệp. Nếu yêu thích và muốn hiểu rõ hơn về ngành Luật quốc tế, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây sẽ review các thông tin quan trọng về ngành học này tại DAV nhé!

Ngành Luật quốc tế phù hợp với các bạn năng động và có trình độ ngoại ngữ tốt

1. Ngành Luật quốc tế là gì?

Mã ngành: 7380108

Luật là một công cụ hữu hiệu vừa giúp quyền lực của nhà nước được duy trì, vừa giúp những tính năng quan trọng của bộ máy nhà nước được phát huy. Mỗi quốc gia sẽ có hệ thống pháp luật của riêng mình, còn trong quan hệ cộng đồng giữa các quốc gia với nhau sẽ được điều chỉnh bởi hệ thống luật chung gọi là luật quốc tế.

Bạn thể hiểu đơn giản về định nghĩa Luật quốc tế [International Law] như sau: Luật quốc tế là hệ thống các quy tắc và quy phạm pháp luật được tạo dựng nên từ việc thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng của các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế, nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế giữa các quốc gia và chủ thể đó. Các quy tắc và quy phạm pháp pháp luật này được áp dụng chung mà không có sự phân biệt về hình thức, tính chất, hay vị thế của bất kỳ quốc gia, chủ thể nào khi thiết lập quan hệ quốc tế với nhau.

Ngành Luật quốc tế chính là ngành đào tạo các kiến thức về Luật quốc tế với trọng tâm xoay quanh việc tìm hiểu và áp dụng pháp luật trong bối cảnh toàn cầu. Ngành Luật quốc tế tại DAV hiện đang đào tạo ba chuyên ngành chính là Luật Kinh tế quốc tế; Công pháp quốc tế và Luật Việt Nam và các nước.

2. Học ngành Luật quốc tế tại DAV như thế nào?

Tổ chức đào tạo ngành Luật quốc tế tại DAV là theo học chế tín chỉ với thời gian đào tạo là 4 năm bao gồm cả thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp, được chia làm 8 học kỳ, mỗi năm sẽ có 2 học kỳ.

Khối lượng kiến thức đào tạo của ngành là 120 tín chỉ: trong đó khối kiến thức giáo dục đại cương là 15 tín chỉ, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 58 tín chỉ, kiến thức ngoại ngữ là 24 tín chỉ, học phần kỹ năng là 8 tín chỉ, kiến thức hướng nghiệp là 5 tín chỉ và kiến thức tốt nghiệp là 10 tín chỉ.

Cụ thể, bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo của ngành học này trong bảng dưới đây:

Chương trình đào tạo ngành Luật quốc tế của DAV

3. Điểm chuẩn ngành Luật quốc tế của DAV

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Luật quốc tế sau khi tốt nghiệp DAV

Lựa chọn theo học ngành Luật quốc tế tại DAV, sau khi tốt nghiệp bạn sẽ rất dễ dàng tìm được một công việc đúng chuyên ngành với mức lương hấp dẫn. Thêm vào đó, cơ hội phát triển và thăng tiến trong ngành này rất cao. Cụ thể sau khi tốt nghiệp ngành Luật quốc tế tại DAV, bạn sẽ có đủ kiến thức cũng như các kỹ năng cần thiết để đảm nhận công việc ở các vị trí sau:

– Bạn có thể làm việc trong các cơ quan, đơn vị của nhà nước có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến luật pháp, hợp tác quốc tế hoặc luật pháp quốc tế của hầu hết bộ, ban, ngành và các cơ quan nhà nước. Đặc biệt, sinh viên tốt nghiệp ngành này cũng có thể làm việc tại các đơn vị trực thuộc Bộ Ngoại giao.

– Bạn có thể làm việc ở bộ phận pháp chế của các công ty trách nhiệm hữu hạn, các doanh nghiệp tư nhân, các công ty liên doanh, doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các công ty có quan hệ thương mại, dịch vụ quốc tế [đảm nhận các công việc như rà soát, phụ trách các vấn đề có liên quan đến luật kinh tế quốc tế, luật kinh doanh quốc tế và luật pháp nói chung.

– Bạn có thể hành nghề luật sư tại các công ty luật trong nước và nước ngoài.

– Bạn có thể làm giảng viên hoặc nghiên cứu viên tại các trường đại học, các viện nghiên cứu trong nước và quốc tế, chẳng hạn như: Học viện Ngoại giao, Học viện Bưu chính Viễn thông, Học viện Tài chính, Viện kinh tế và kế hoạch Thuỷ sản, Viện nghiên cứu chiến lược Ngoại giao…

– Bạn có thể làm biên tập viên, phóng viên, cộng tác viên tại các cơ quan thông tin đại chúng như đài phát thanh, đài truyền hình, các tòa soạn báo, tạp chí phụ trách các vấn đề liên quan tới pháp luật.

– Bạn có thể làm việc tại các tổ chức quốc tế phi chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế liên chính phủ [đảm nhiệm các công việc liên quan đến các lĩnh vực của luật pháp nói chung hoặc luật pháp quốc tế.

Hy vọng những thông tin trong bài viết “Review ngành Luật quốc tế Học viện Ngoại giao Việt Nam [DAV]: Ra trường không sợ…ngồi không” sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành Luật quốc tế tại DAV. Nếu bạn thực sự yêu thích ngành học này thì hãy đăng ký nguyện vọng vào DAV để được học tập trong môi trường đào tạo chuyên nghiệp nhé!

Video liên quan

Chủ Đề