Lux trong tính yêu là gì

Lux là một đơn vị đo lường trong hệ chiếu sáng SI và trong thiết bị chiếu sáng. Lux, lumen vs candela đều thể hiện khả năng chiếu sáng của bóng đèn. Nhưng Lux có một điểm khác biệt mà bạn cần lưu ý khi chọn mua bóng đèn thích hợp cho không gian của mình.

Lux [lx] là đơn vị độ rọi trong hệ đo lường quốc tế [SI], nó là tổng độ sáng trên một bề mặt diện tích được mô tả trong trắc quang. Lux là con số thể hiện tỷ lệ quang thông trên diện tích một mét vuông [lm/m2]

Xem thêm: Độ Rọi là gì? Công thức tính độ Rọi

Sự khác biệt cốt lõi có thể được tóm tắt như sau:

  •         Lux [Lx] là thước đo độ rọi, tổng lượng ánh sáng trên một diện tích bề mặt
  •         Lumens [Lm] là thước đo quang thông, tổng lượng ánh sáng phát ra theo mọi hướng
  • Candela [Cd] là thước đo cường độ ánh sáng, tổng lượng ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng theo một hướng cố định.

Cụ thể: 1 Lux= 1 Lumen/m2 = 1 Cd/d2

1Cd = 1 Lumen/sr

Càng gần nguồn sáng, số đo Lux càng cao. Càng xa nguồn sáng chỉ số Lux sẽ giảm. Điều này là do sự phân tán ánh sáng khi một người di chuyển ra khỏi nguồn sáng.

Do đó, khi bạn nhìn vào một đánh giá lux cho một bóng đèn, bạn phải luôn đảm bảo có một khoảng cách liên quan. Ví dụ: bạn có thể thấy “1000 lux ở 4 feet”. Nếu bạn chỉ nhìn thấy thông số Lux mà không ghi kèm khoảng cách thì bạn sẽ không đánh giá được đèn có đáp ứng được tiêu chuẩn chiếu sáng.

Những khu vực như văn phòng, nhà ở rộng bạn nên ưu tiên chọn đèn có độ rọi cao nhưng không phải phòng nào cũng cần độ sáng như nhau mà cần dựa vào mục đích chiếu sáng cụ thể.

Ví dụ những căn phòng được sử dụng để lưu trữ là chủ yếu như nhà kho, tầng hầm để xe… thì sẽ cần mức độ ánh sáng tương đối thấp; trong khi phòng hội thảo, phòng trưng bày, các môi trường làm việc sẽ đòi hỏi chất lượng ánh sáng tốt vì vậy sẽ cần mức độ sáng hơn nhiều.

Dưới đây sẽ là một vài gợi ý được liệt kê với độ rọi lux tương ứng với các trường hợp cụ thể giúp bạn dễ dàng có chọn lựa đúng đắn:

– 100 Lux – Mức ánh sáng này phù hợp cho chiếu sáng tại thang máy, hành lang, cầu thang. Khu vực kho và cửa hàng đa phần cũng sẽ yêu cầu mức ánh sáng tối thiểu này. Bạn sẽ không muốn đọc một cuốn sách trong mức ánh sáng này, nhưng nó đủ tốt để chiếu sáng xung quanh.

– 150 Lux – Phòng vệ sinh và phòng buồng máy kỹ thuật đòi hỏi mức độ ánh sáng này. Độ rọi này phù hợp chiếu sáng cho những hoạt động đơn giản.

– 200 Lux – Khu vực lối ra vào và hành lang đòi hỏi mức độ ánh sáng này, và đó cũng là mức tối thiểu cho khu vực ăn uống của nhà hàng.

– 300 Lux – Khu vực lắp ráp, đình làng cần độ rọi ít nhất 300 Lux.

– 500 Lux – Không gian bán lẻ nên có mức độ tối thiểu này, cũng như không gian văn phòng làm việc nói chung. Độ rọi này sẽ phù hợp cho các công việc kéo dài trên máy tính, máy móc, đọc sách, học hành…

– Trên 500 Lux – Nếu bạn cần chiếu sáng cho khu vực với công việc phức tạp thực hiện, thì yêu cầu chọn bóng đèn có giá trị Lux rất cao. Đặc biệt với không gian đòi hỏi công việc chi tiết, tỉ mẩn bạn có thể lựa chọn độ rọi lên tới 2.000 Lux. Đối với hầu hết các mục đích chiếu sáng thông thường thì độ rọi 500 lux sẽ đáp ứng được.

Tham khảo những mẫu đèn năng lượng mặt trời mới nhất có chỉ số Lux  phù hợp lắp đặt cổng, sân, vườn, đường làng,…Chiếu sáng suốt đêm mà không tốn tiền điện.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Kingsolar Việt Nam

Ánh sáng là nguồn quang năng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người ở mọi khía cạnh: sinh hoạt, làm việc, ngủ nghỉ, cảm xúc, tâm lý,... Do đó, khi ta lắp đặt chiếu sáng cho bất kỳ công trình nào cũng đều phải cân nhắc kỹ lương đến sự hài hòa, khoa học, hợp lý. Cụ thể ở lĩnh vực chiếu sáng này, người ta đặc biệt quan tâm tới Lux, Lumen và Watt.

Bài viết liên quan:

Ở bài viết dưới đây, An Phước sẽ cùng bạn tìm hiểu những định nghĩa căn bản nhất của nghiệp vụ chiếu sáng, đó là Lux, Lumen và Watt.

1. Lumen là gì?

Hãy nghĩ đến đơn vị lumens như là một cách để ước lượng độ sáng của một chiếc đèn.

Lumens = Light Output [Lượng ánh sáng đầu ra hay Quang thông]

Lumen - Quang thông là đại lượng đo công suất phát sáng của một nguồn sáng. Lumens [viết tắt là lm] là đơn vị đo của Quang thông.

Lumen là gì?

Định nghĩa một cách đơn giản, lumen là đơn vị đo tổng lượng ánh sáng nhìn thấy được [bằng mắt thường] từ một đèn hoặc nguồn sáng phát ra. Số lumen càng cao thì đèn càng sáng.

Có thể bạn đã từng mua đèn với độ sáng nhất định mà bạn mong muốn căn cứ vào đơn vị Watts [W]. Điều này không hoàn toàn chính xác khi liên kết giữa năng lượng tiêu thụ [W] và lượng ánh sáng ra.

2. Lux là gì?

Lux [ký hiệu: lx] là đơn vị đo độ rọi trong SI. Nó được sử dụng trong trắc quang học để đánh giá cường độ ánh sáng cảm nhận được. Đây là một đơn vị dẫn xuất trong SI, nghĩa là nó được định nghĩa từ các đơn vị "cơ bản" hơn. Cụ thể, do độ rọi bằng quang thông trên diện tích:

1 lx = 1 lm/m2

Đơn vị đo quang thông trong SI, lumen, lại là một đơn vị dẫn xuất nên:

1 lx = 1 cd sr / m2

Độ rọi của một số nguồn sáng

  • 32.000 – 100.000 lux: Độ rọi trung bình của ánh sáng mặt trời trong ngày, ánh sáng trực tiếp
  • 10.000 – 25.000 lux: Độ rọi của toàn ánh sáng ban ngày [không phải ánh sáng mặt trời trực tiếp]
  • 1.000 lux: Độ rọi ánh sáng trong 1 ngày u ám. Đây cũng là độ rọi ánh sáng ở trường quay truyền hình
  • 400 lux: Độ rọi ánh sáng vào thời điểm hoàng hôn hay bình minh [nếu trời trong xanh]
  • 320 – 500 lux: Độ rọi ánh sáng ở văn phòng
  • 1 lux: Độ rọi của ánh sáng phản chiếu từ mặt trăng
  • 0,00005 lux: Độ rọi của ánh sáng từ các ngôi sao

Khác biệt cơ bản giữa lux và lumen đó chính là lux tính theo diện tích mà thông lượng chiếu sáng bao phủ được.

Nếu 1.000 lumen tập trung trong diện tích 1 m², sẽ chiếu sáng diện tích này với độ rọi 1.000 lux. Mặt khác, cùng 1.000 lumen đó khi trải rộng trên diện tích 10 m², sẽ tạo ra sự chiếu rọi mờ hơn, chỉ 100 lux.

3. Watt là gì?

Watt hay còn gọi là oát [ký hiệu là W] là đơn vị đo công suất P trong hệ đo lường quốc tế, lấy theo tên của James Watt.

Công suất cho biết sự thay đổi năng lượng ΔE trong 1 khoảng thời gian Δt. 1 Watt là sự thay đổi của năng lượng 1 Joule trong 1 giây.

Công suất điện tại thời điểm t được tính theo P[t] = U[t] · I[t], với U[t], I[t] là các giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế và cường độ dòng điện tại t, khi chúng không lệch pha.

Các lũy thừa cơ số 10 thường dùng của Watt:

1 miliwatt [mW] = 0,001 W1 kilowatt [kW] = 1 000 W1 megawatt [MW] = 1 000 000 W

1 gigawatt [GW] = 1 000 000 000 W

Khi đưa ra quyết định để mua một chiếc đèn led tốt và phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng không hề đơn giãn, việc mua loại đèn gì, màu sắc như thế nào và mức độ chiếu sáng ra sao… để phù hợp với không gian sống và khu vực chiếu sáng. Một trong những thước đo của mức độ sáng của đèn chính là độ rọi, vì vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng GivaSolar tìm hiểu kỹ hơn về độ rọi là gì? công thức tính cũng như một số ứng dụng phổ biến hiện nay:

Độ rọi là gì?

Là đơn vị biểu thị độ sáng tại một điểm, hay còn gọi là quang thông trên diện tích bề mặt mà con người cảm nhận được mạnh hay yếu, có đơn vị đo là lux. Có kí hiệu E

Độ rọi cũng là một tiêu chí trong việc chọn mua các loại đèn led hiện nay. Mỗi người có một lựa chọn khác nhau nhưngphải đảm bảo đạt các tiêu chuẩn tối thiểu về độ rọi, đảm bảo cho không gian chiếu sáng được phù hợp nhất.

LUX là gì?

Lux là đơn vị dùng để tính công suất ánh sáng, lượng ánh sáng chiếu trên bề mặt cụ thể. Lượng Lumen trên một mét vuông = LUX

Lux được sử dụng để xác định cường độ ánh sáng cần trong văn phòng, trường học và các nơi làm việc khác. Lý do mà bạn xác định rõ ràng Lux trên mét vuông để hợp lý các chức năng.

Công thức tính độ rọi LUX

Người ta tính độ rọi bằng công thức: E=Φ/S, đơn vị đo độ rọi là lux.

Độ rọi =

Công suất đèn[w] x Quang thông[lm/w] x Số lượng đèn sử dụng

Diện tích chiếu sáng[m2]

Tức là: Lumens/ m2 = Lux

Số lượng bóng đèn cần dùng =

Diện tích chiếu sáng [m2] x Độ rọi tiêu chuẩn

Công suất đèn x Quang thông

Hoặc có thể tính theo công thức nếu biết chỉ số phản xạ, hệ số bù khi cần thiết kế chi tiết với trần nhà, tường sàn, lớp màu sơn phòng và màu sắc nội thất.

[trong đó : quang thông là hiệu năng phát sáng trên 1W của đèn do nhà cung cấp công bố]

N=

độ rọi x chiều dài x chiều rộng

quang thông x hệ số bù x hệ số phản xạ

Trong đó: Hệ số phản xạ cho tường, trần, sàn lần lượt là: 80%, 50%, 20% [áp dụng cho văn phòng].

Dựa vào công thức đơn giản trên, ta cũng có thể nhận thấy, cùng 1 loại đèn với công suất như nhau thì quang thông càng cao, số lượng đèn cần dùng càng ít, từ đó người tiêu dùng có thể tiết kiệm được chi phí đầu tư cũng như chi phí điện năng tiêu thụ trong quá trình sử dụng.

Tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên:

Ánh sáng tự nhiên chiếu xuống mặt đất luôn có trị số thay đổi, nó phụ thuộc vào từng thời điểm trong ngày, trạng thái của từng tầng mây và tính chất phản xạ của những vật che phủ mặt đất. Do vậy, theo như nghiên cứu của các nhà khoa học thì các loại đèn chùm, đèn thả trần, đèn tường, đèn bàn, đèn sàn,… chiếu sáng phải tuân theo các tiêu chuẩn chiếu sáng tự nhiên nhằm cung cấp lượng sáng tự nhiên tốt cho sức khỏe con người.

Tiêu chuẩn độ rọi đang áp dụng trong chiếu sáng dân dụng, chiếu sáng văn phòng, chiếu sáng công trình công cộng, chiếu sáng nhà máy hiện nay. Sau đây là các tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng tự nhiên:

– Ánh sáng mặt trời trong ngày có độ rọi trung bình dao động trong khoảng từ 32.000 lx tới 100.000 lx.

– Vào thời điểm hoàng hôn hay bình minh, ánh sáng ngoài trời cũng có độ rọi khoảng 400 lx [nếu trong điều kiện thời tiết đẹp, trời trong xanh].

– Ánh sáng phản chiếu từ mặt trăng thường sẽ có độ rọi khoảng 1 lx.

– Ánh sáng từ các ngôi sao có độ rọi rơi vào khoảng 0,00005 lx.

– Các trường quay ở đài truyền hình được chiếu sáng với độ rọi là 1.000 lx.

– Một văn phòng sáng sủa thì sẽ có độ rọi khoảng 400 lx.

Độ rọi tiêu chuẩn của ánh sáng trong nhà:

STTKhông gian chức năngYêu cầu
Độ rọi [lux]Độ đồng đềuChỉ số hoàn màuMật độ công suất [W/m2]Giới hạn hệ số chói lóa
1Phòng khách≥3000.7≥80≤1319
2Phòng ngủ≥100≥80≤8
3Phòng bếp, phòng ăn≥500≥80≤1322
4Hành lang, cầu thang, ban công≥1000.5≤7
5Tầng hầm [khu vực đỗ xe]≥75

Phân biệt giữa Độ rọi [LUX] và quang thông [lumen]:

Lumen là đơn vị đo tổng lượng ánh sáng ra

Lux là đơn vị đo cường độ ánh sáng

Khác biệt giữa lux và lumen là lux tính theo diện tích mà thông lượng chiếu sáng bao phủ. Ví dụ 1.000 lumen, tập trung trong một diện tích 1 m², sẽ chiếu sáng diện tích này với độ rọi 1.000 lux. Cùng 1.000 lumen này, khi trải rộng trên diện tích 10 m², sẽ tạo ra sự chiếu rọi mờ hơn, chỉ bằng 100 lux.

Quan hệ giữa độ rọi và công suất

Độ rọi là một đơn vị dẫn xuất vì vậy không có phép đo trực tiếp trên thực tế. Nó chỉ đơn giản là sự cảm nhận của mắt người. Chính vì thế, hệ số chuyển đổi giữa độ rọi và công suất sẽ thay đổi theo nhiệt độ màu hoặc bước sóng của ánh sáng.

Ở bước sóng 555 nm, khoảng trung gian của quang phổ thì 1 lux tương đương với 1,46 mW/m².

Video liên quan

Chủ Đề