Maẫu hợp đồng nguyên tắc gia công in hàng hóa năm 2024

Theo đó, một hợp đồng gia công cần phải có đầy đủ những nội dung chính như trên. Ngoài ra, trong hợp đồng gia công đặt hàng có thể có những nội dung khác theo sự thỏa thuận của các bên giao kết nhưng vẫn phải đảm bảo thỏa thuận đó không trái pháp luật.

Mẫu hợp đồng gia công đặt hàng trong thương mại mới nhất 2023? [Hình từ Internet]

Mẫu hợp đồng gia công đặt hàng trong thương mại mới nhất 2023?

Dựa theo quy định của pháp luật về mẫu hợp đồng gia công, có thể tham khảo mẫu hợp đồng gia công sau đây:

Tải về mẫu hợp đồng gia công mới nhất 2023 tại đây

Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công trong thương mại gồm những nghĩa vụ gì?

Căn cứ theo Điều 181 Luật Thương mại 2005 quy định về quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công như sau:

Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công
1. Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thoả thuận.
2. Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Bán, tiêu huỷ, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.
5. Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.

Theo đó, bên đặt gia công có quyền và nghĩa vụ như sau:

- Giao nguyên vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thoả thuận;

- Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng;

- Bán, tiêu huỷ, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận;

- Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận;

- Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công

Trong ngành công nghiệp may mặc, việc thiết lập hợp đồng nguyên tắc gia công là một bước quan trọng để đảm bảo sự hợp tác hiệu quả giữa các đối tác tham gia trong quy trình sản xuất. Mỗi khi một đơn hàng gia công may mặc được thực hiện, việc có một hợp đồng chặt chẽ và rõ ràng không chỉ là cần thiết mà còn là yếu tố quyết định để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tính thời gian cũng như đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng. Hãy cùng nhau đi vào chi tiết và khám phá một mẫu hợp đồng nguyên tắc gia công may mặc.

Mẫu hợp đồng nguyên tắc gia công may mặc

Hợp đồng nguyên tắc gia công may mặc là gì?

Hợp đồng nguyên tắc gia công may mặc là một loại hợp đồng mà các bên tham gia [thường là một nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng và một đối tác gia công] thỏa thuận về các điều khoản và điều kiện cơ bản để thực hiện quá trình gia công sản xuất hàng may mặc. Trong hợp đồng này, các điều khoản quan trọng như các sản phẩm cụ thể sẽ được sản xuất, chất lượng sản phẩm, giá cả, thời gian giao hàng và các điều khoản thanh toán được xác định rõ ràng. Đây là bước đầu tiên trong quá trình hợp tác giữa các đối tác trong ngành công nghiệp may mặc để đảm bảo hiệu suất và chất lượng sản xuất.

2. Mẫu hợp đồng nguyên tắc gia công may mặc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG GIA CÔNG HÀNG HÓA

Số:…… /HĐGC

  • Căn cứ Luật Dân sự số …………… ngày ………………….của Quốc hội nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Căn cứ ……………………………………

Hôm nay, ngày…….. tháng…….. năm ……..Tại…………………………………… các bêntrong hợp đồng gồm:

1. Bên A [Bên đặt hàng]:

– Tên doanh nghiệp………………………………………………………………………….…

– Địa chỉ: ……………………………………………….…

– Điện thoại: …………………………………………………..…

– Tài khoản số:……………………. Mở tại ngân hàng: …………………………..…

– Đại diện là Ông [bà]:……………………. Chức vụ: ………………………………

– Giấy ủy quyền số:……………………………………………….. [nếu có].Viết ngày………. Do……………………….. chức vụ…………….. ký.

2. Bên B [bên sản xuất gia công]:- Tên doanh nghiệp: ……………………………………………………..…

– Địa chỉ: ………………………………………………………………………

– Điện thoại: …………………………………………………………..…

– Tài khoản số:……………… Mở tại ngân hàng: ………………………………

– Đại diện là Ông [bà]:…………… Chức vụ: ……………………

– Giấy ủy quyền số:……………………………………………….. [nếu có].

Viết ngày………. Do……………………….. chức vụ…………….. ký.

Hai bên thống nhất thỏa thuận lập hợp đồng với nội dung như sau:

Điều 1: Đối tượng hợp đồng:

Tên sản phẩm hàng hóa cần sản xuất: …………………………………………..…

Quy cách phẩm chất:- ……………………………………………………………………………….…

Điều 2: Nguyên vật liệu chính và phụ:

1. Bên A có trách nhiệm cung ứng nguyên vật liệu chính gồm

  • Tên từng loại:……………. Số lượng: …………………chất lượng; ………………………………
  • Thời gian giao:……………… Tại địa điểm: ……………………………[Kho bên B]c
  • Trách nhiệm bảo quản: bên B chịu mọi trách nhiệm về số lượng, chất lượng cácnguyên liệu do bên A cung ứng và phải sử dụng đúng loại nguyên liệu đã giao vàosản xuất sản phẩm.

2. Bên B có trách nhiệm cung ứng các phụ liệu để sản xuất:

  • Tên từng loại:…………… số lượng:………….. đơn giá[hoặc quy định chất lượng theohàm lượng, theo tiêu chuẩn]
  • Bên A cung ứng tiền trước để mua phụ liệu trên. Tổng chi phílà: ……………………………………….…

Điều 3: Thời gian sản xuất và giao sản phẩm:

  1. Bên B bắt đầu sản xuất từ ngày ……………………….Trong quá trình sản xuất bên A có quyền kiểm tra và yêu cầu bên B sản xuất theođúng mẫu sản phẩm đã thỏa thuận bắt đầu từ ngày đưa nguyên liệu vào sản xuất[nếu cần].
  2. Thời gian giao nhận sản phẩm: Nếu giao theo đợt thì:
  3. Đợt 1: ngày……………………… Địa điểm: …………………….…
  4. Đợt 2: ngày…………………….. Địa điểm: ……………………..…

Nếu bên A không nhận đúng thời gian sẽ bị phạt lưu kho là: ……………Nếu bên B không giao hàng đúng thời gian, địa điểm sẽ phải bồi thường các chiphí:…………………………

Điều 4: Các biện pháp bảo đảm hợp đồng …………………………………………

Điều 5: Thanh toán:Thỏa thuận thanh toán toàn bộ hay từng đợt sau khi nhận hàng.Thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản: …………………………………………..…

Điều 6: Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng:

  1. Vi phạm về chất lượng: [làm lại, giảm giá, sửa chữa, bồi thường nguyên vật liệuv.v…].
  2. Vi phạm số lượng: nguyên vật liệu không hư hỏng phải bồi thường nguyên liệutheo giá hiện thời
  3. Ký hợp đồng mà không thực hiện: bị phạt tới ….% giá trị hợp đồng.
  4. Vi phạm nghĩa vụ thanh toán: bồi thường theo tỷ lệ lãi suất ngân hàng v.v…

Điều 7: Thủ tục giải quyềt tranh chấp hợp đồng

  1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu cóvấn đề bất lợi phát sinh các bên kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giảiquyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi [có lập biên bản].
  2. Trường hợp có vấn đề tranh chấp không tự thương lượng được, hai bên thống nhất chuyển vụ việc đến tòa án là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết những vụ tranh chấp này
  3. Các chi phí về kiểm tra, xác minh và lệ phí trọng tài do bên có lỗi chịu.Điều 8: Các thỏa thuận khác

Điều 8: Các thỏa thuận khác

Bên A Bên B

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng gia công may mặc

Trách nhiệm của các bên tham gia giao kết hợp đồng gia công hàng may mặc chịu sự điều chỉnh của Bộ Luật Dân sự 2015. Cụ thể như sau:

3.1 Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công

– Nghĩa vụ của bên đặt gia công theo quy định tại Điều 544

Điều 544. Nghĩa vụ của bên đặt gia công

1. Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên nhận gia công; cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công.

2. Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng.

3. Trả tiền công theo đúng thỏa thuận.

– Quyền của bên đặt gia công theo quy định tại Điều 545

Điều 545. Quyền của bên đặt gia công

1. Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.

2. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.

3. Trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn thỏa thuận thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

3.2 Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công

– Nghĩa vụ của bên nhận gia công theo quy định tại Điều 546

Điều 546. Nghĩa vụ của bên nhận gia công

1. Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp.

2. Báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu biết hoặc phải biết việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội.

3. Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.

4. Giữ bí mật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.

5. Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công.

6. Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp đồng.

– Quyền của bên nhận gia công theo quy định tại Điều 547

Điều 547. Quyền của bên nhận gia công

1. Yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.

2. Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên đặt gia công.

3. Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thỏa thuận.

4. Mục đích của hợp đồng gia công may mặc

Mục đích của hợp đồng gia công may mặc là thiết lập các điều khoản và điều kiện cơ bản giữa các bên tham gia [nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng và đối tác gia công] để thực hiện quá trình sản xuất hàng may mặc một cách hiệu quả và có chất lượng. Hợp đồng này giúp định rõ trách nhiệm và cam kết của mỗi bên, bao gồm các điều khoản về sản phẩm cụ thể, chất lượng, số lượng, giá cả, thời gian giao hàng và điều kiện thanh toán. Mục tiêu cuối cùng của hợp đồng gia công may mặc là đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và thời gian giao hàng được đảm bảo, từ đó tạo ra sự hài lòng cho cả hai bên và tạo nền tảng cho mối quan hệ hợp tác lâu dài.

5. Những lưu ý trong hợp đồng gia công may mặc

Trong hợp đồng gia công may mặc, có một số lưu ý quan trọng mà các bên nên chú ý:

  • Định rõ các sản phẩm và dịch vụ: Xác định rõ các loại sản phẩm cụ thể cần được sản xuất, cũng như các dịch vụ gia công khác đi kèm.
  • Quy định về chất lượng: Đảm bảo rằng hợp đồng có điều khoản về tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm, bao gồm các tiêu chuẩn về nguyên vật liệu, quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng.
  • Thời gian giao hàng: Đặt ra các mục tiêu cụ thể về thời gian sản xuất và giao hàng, đồng thời xác định rõ các hậu quả của việc không đáp ứng các mốc thời gian.
  • Giá cả và thanh toán: Quy định rõ giá cả cho từng loại sản phẩm và các điều kiện thanh toán, bao gồm các khoản thanh toán trước và sau khi sản xuất.
  • Bảo mật và quyền sở hữu trí tuệ: Bảo vệ thông tin và dữ liệu của cả hai bên, đồng thời xác định rõ quyền sở hữu trí tuệ đối với các mẫu mã, thiết kế và công nghệ.
  • Điều khoản hủy bỏ và giải quyết tranh chấp: Xác định rõ quy định về việc hủy bỏ hợp đồng và các quy trình giải quyết tranh chấp giữa các bên.
  • Các điều khoản phụ thuộc: Cân nhắc các điều khoản phụ thuộc như điều kiện thời tiết, nguồn nguyên liệu và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.

Bằng cách lưu ý và đảm bảo các điều khoản này được xác định rõ ràng trong hợp đồng, các bên có thể giảm thiểu rủi ro và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình gia công may mặc.

Thông qua việc thiết lập một hợp đồng nguyên tắc gia công may mặc chặt chẽ và rõ ràng, các bên tham gia trong quy trình sản xuất có thể đạt được sự hiểu biết và cam kết đồng thuận về các điều khoản và điều kiện của việc hợp tác. Điều này không chỉ giúp tăng cường tính minh bạch và công bằng trong giao dịch mà còn tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc để giải quyết mọi tranh chấp một cách hợp pháp và công bằng. Hy vọng rằng mẫu hợp đồng nguyên tắc gia công may mặc này sẽ là công cụ hữu ích để các doanh nghiệp và đối tác trong ngành may mặc phát triển và thành công trong quá trình hợp tác sản xuất.

Chủ Đề