Mâm 1.2 đi vỏ bao nhiêu

Chọn lốp xe phù hợp với mục đích và địa hình sử dụng ảnh hưởng đến 50% kỹ năng lái xe của bạn. Để chọn được đúng loại lốp xe cho mình, bạn cần nắm vững một số kiến thức cơ bản về vỏ và lốp, đồng thời cũng phải hiểu được khả năng của bạn thân. Cái nào dễ làm trước! Nắm vững kiến thức cơ bản là cái chúng tôi có thể giúp bạn ngay lúc này.

Các bộ phận chính của lốp xe

Gai (Tread): Đây là bộ phận bạn thấy nhiều nhất của vỏ xe. Gai của lốp cũng là bộ phận được cho là quan trọng nhất. Các loại vỏ có gai nhẵn mịn sẽ bám đường nhựa tốt hơn. Các loại gai dùng cho xe địa hình sẽ có cục gai to và nổi hơn cho dễ bám đường. Thiết kế của gai ảnh hướng đẫn khả năng vận hành của lốp trong các điều kiện khác nhau, từ khô đến ẩm ướt, từ đường nhựa đến đường đất cát. 

Đai cố định lốp (Bead): Đây là đai cố định lốp vào vành (niềng) xe. Đai lốp thực chất là một sợi dây thép được bọc cao su nằm ở hai rìa của lốp xe, khi vào lốp sẽ nằm ở bên trong niềng. 

Thân lốp (Carcass): Nói một cách đơn giản thì đây là phần “thân” lốp, liên quan đến cấu trúc bên trong của các đai thép cấu tạo nên lốp xe. Vâng, dưới lớp cao su của gai lốp là một hoặc vài lớp đai cấu trúc, chạy từ mép bên này đến mép bên kia suốt dọc thân lốp. Có hai kiểu cấu trúc đai cơ bản, là đai xéo (bias-ply) và đai ngang (radial). Đai ngang thường sử dụng vật liệu thép, còn đai xéo thường dùng sợi nhựa tổng hợp (aramid, polyester, fiberglass - tương tự vật liệu nhựa mũ bảo hiểm).

Mâm 1.2 đi vỏ bao nhiêu

Thành lốp (Sidewall): Là thành hai bên của lốp khi lốp đang đứng theo chiều thẳng đứng. Đây cũng là nơi mà nhà sản xuất viết thông số kỹ thuật của lốp. Thành lốp rất quan trọng, quyết định khả năng chịu tải, khả năng vào cua và đánh lái của lốp. Thành lốp thấp sẽ làm cho vỏ cứng hơn, vào cua sẽ ổn định hơn, tuy nhiên lại ăn ổ gà đau hơn. Lốp xe cũng chiếm đến 30% hiệu quả giảm xóc của xe nhé, không chỉ là do phuộc đâu. 

Đọc và hiểu thông số lốp xe

Thông số kỹ thuật của lốp thường được ghi ở thành bên hông lốp xe như hình bên dưới. 

Mâm 1.2 đi vỏ bao nhiêu

Có 2 kiểu ghi thông số lốp phổ biến hiện nay, một sử dụng số đo bằng inch, một sử dụng số đo bằng milimet.

130/90-16 67 H - Số 130 thể hiện độ rộng của mặt tiếp xúc lốp với mặt đường, tương ứng 130 milimet. Mỗi hãng lốp xe lại có một cách đo khác nhau, nên 130 milimet của lốp hiệu này có thể sẽ to hơn hoặc nhỏ hơn lốp cỡ 130 của hãng khác. Như vậy, muốn lốp xe to bề ngang hơn, hay “độ lên lốp béo” như các lò độ thường hay nói, bạn cần chọn lốp xe có độ rộng lớn hơn độ rộng tiêu chuẩn nhà sản xuất đưa ra, ví dụ như tăng lên 140, 150, 160, 170. Lưu ý rằng tăng cỡ lốp bề ngang cần cân nhắc những yếu tố như lốp cạ vào dây xích, chắn xích, cạ vào gắp, chắn bùn.. Đồng thời lốp to hơn cũng sẽ nặng hơn, làm xe yếu đi, và ảnh hưởng đến khả năng vận hành của xe.

Mâm 1.2 đi vỏ bao nhiêu

Số 90 bên cạnh thể hiện độ cao của thành lốp, tuy nhiên không phải 90 milimet, mà là 90% của độ rộng lốp. 90% x 130mm = 117, ta có số đo chiều cao thành lốp là 117 milimet. 

Số 16 là cỡ niềng phù hợp, đơn vị số đo là inch. Vành, hay niềng xe được sản xuất với nhiều kích cỡ khác nhau, từ 11 inch đến 21 inch. Để biết được xe của mình đang đi cỡ vành niềng nào, bạn có thể tra thông số của hãng sản xuất đưa ra, hoặc nhìn vào lốp xe và tìm thông số ở vị trí tương đương 130/90 - 16. Cỡ vành niềng rất quan trọng trong việc chọn lựa lốp xe. Lốp 16 inch sẽ không thể lắp vừa vành cỡ 14,15,17 hoặc 18, đơn giản như vậy thôi. 

3.00-18 hoặc 3.00x18 - Đây là số đo theo kiểu cũ, sử dụng đơn vị inch thay vì milimet. Bạn có thể sử dụng bảng quy đổi dưới đây để tìm thông số tương đương bằng milimet.

Lốp trướcInchMilimet2.50/2.7580/902.75/3.0090/903.25/3.50100/903.75/4.00110/904.25/4.50120/804.25/4.50120/905.00/5.10130/90
Lốp sauInchMilimet4.50/4.75110/904.50/4.75120/905.00/5.10130/805.00/5.10130/905.50/6.00140/805.50/6.00140/906.00/6.25150/806.00/6.25150/90

Ngoài ra, một thông số thường được nhắc đến khi so sánh các loại vỏ lốp với nhau, đó là tỷ lệ vận hành tối ưu giữa đường nhựa và địa hình đất đá, ví dụ 50-50. Một số loại vỏ lốp được thiết kế đa địa hình, và tỷ lệ này cho biết khả năng vận hành giữa hai địa hình. Một loại lốp 70-30 sẽ cho khả năng vận hành ở đường nhựa tốt hơn, chiếm đến 70% khả năng của lốp. Ngược lại khả năng vận hành ở đường địa hình, off-road chỉ chiếm 30%. Lốp cho các dòng thường được đánh giá 70-30 hoặc 80-20, lốp cào cào dual-sport thường ở tỷ lệ 60-40 hoặc thậm chí 50-50. Tùy vào loại xe, mục đích và nhu cầu sử dụng của bạn mà chọn lốp có tỷ lệ vận hành phù hợp. 

Chọn lốp xe phù hợp với mục đích và nhu cầu sử dụng

Hẳn bây giờ bạn cũng đã biết thông số lốp của xe bạn là gì rồi, và chỉ mua những loại lốp có cùng thông số để đảm bảo không gặp vấn đề trong việc vận hành và lắp đặt. Trên thị trường hiện nay cung cấp hầu hết các loại vỏ lốp theo từng mục đích sử dụng như lốp để đi tour, lốp sử dụng hàng ngày trong thành phố, lốp gai địa hình, lốp adventure...

Tuy nhiên, những thông số mà hãng sản xuất đưa ra không phải lúc nào cũng tối ưu, hoặc phù hợp với nhu cầu sử dụng của tất cả mọi người. Bạn hoàn toàn có thể thử nghiệm nhiều loại lốp, loại gai, kích cỡ khác nhau. Thậm chí sử dụng hai loại lốp khác nhau hoàn toàn ở trước và sau! Tuy nhiên, luôn cân nhắc đến yếu tố an toàn mỗi khi thay đổi thông số do hãng sản xuất đưa ra nhé!

Và dưới đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến lốp xe máy: 

Tăng cỡ lốp bề ngang được tối đa bao nhiêu?

Câu hỏi này không bao giờ trả lời chính xác được! Lốp to quá sẽ ảnh hưởng đến kết cấu của xe. Tùy vào kết cấu gắp sau, nhông xích, gầm và chắn bùn mà mỗi loại xe có thể tăng cỡ lốp đến những mức độ khác nhau. Lốp to quá sẽ có nguy cơ cạ vào xích, chắn xích, cạ vào gắp.. Lưu ý rằng lốp xe sẽ “nở” ra một ít ở nhiệt độ và tốc độ cao. Do đó, bạn cần chừa khoảng trống nhiều hơn vài milimet giữa lốp, gắp và xích, tối thiểu là 1cm để đảm bảo an toàn!

Mâm 1.2 đi vỏ bao nhiêu

Lốp to hơn chưa chắc đã tốt hơn. Lốp to hơn đồng nghĩa nặng hơn, nên sẽ tiêu tốn nhiều xăng hơn cho cùng số km. Bạn cũng có thể phải thay đổi tỷ lệ nhông dĩa cho phù hợp với cân nặng của lốp. Lốp to vào cua cũng sẽ khó khăn, đặc biệt là lốp trước. 

Lốp không săm có lắp được vào vành nan không?

Vành nan (căm) có khoảng hở ở nút chân của mỗi cây nan (căm), nên không thể lắp được lốp không săm (vỏ không ruột) như các loại vành đúc. Tuy nhiên bạn vẫn có thể sử dụng vỏ không ruột nếu: 

Sử dụng kèm với săm, ruột - Đây là cách dễ nhất để dùng vỏ không ruột cùng với niềng căm. 

Bịt kín các lỗ căm - Cách làm này phổ biến trong giới , khi mà gần như 100% xe cào cào đều được trang bị vành căm. Có nhiều cách để seal kín các lỗ căm trên vành, bằng keo chuyên dụng, hoặc một lớp ruột nhỏ được bơm căng để bịt các lỗ căm.

Sử dụng niềng, vành chuyên dụng -  Một số loại niềng, vành được thiết kế với lỗ nan đưa ra ngoài, thay vì xuyên vào bên trong. Những loại niềng chuyên dụng này thường được thấy trên một số mẫu xe cào cào và adventure  cao cấp như BMW, Honda 

Mâm 1.2 đi vỏ bao nhiêu

Khi nào thì cần thay lốp mới?

  • Lốp bị thủng phía bên thành lốp
  • Lốp có lỗ thủng đường kính to hơn 2cm
  • Lốp có tuổi thọ hơn 10 năm
  • Lốp có những đường cắt, đứt
  • Lốp mòn đến vạch giới hạn của nhà sản xuất đưa ra
  • Lốp bị mất một số cục gai (đối với lốp địa hình)
  • Lốp bị phồng
  • Lốp bị mòn không đều
  • Lốp không săm có nhiều hơn 3 lỗ vá

Mâm 1.2 đi vỏ bao nhiêu

Tuổi thọ của lốp xe máy thường nằm trong khoảng từ 5000-10000km tùy điều kiện sử dụng. Đánh giá tuổi thọ, số km đã hoạt động, độ mòn của gai, số lỗ vá… để có thể đưa ra quyết định thay lốp mới. Lốp càng cũ thì độ bám đường, khả năng vận hành giảm nhiều, ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của bạn khi đi trên đường.

Kết luận:

  1. Chọn mua lốp xe máy và lắp đặt theo thông số hãng đưa ra để đảm bảo an toàn tối đa
  2. Khi bạn thay đổi size lốp khác với thông số hãng để phù hợp với mục đích sử dụng, cần cân nhắc yếu tố an toàn khi vận hành. 
  3. Thay lốp đúng lúc để đảm bảo an toàn cho bản thân

Bạn có thắc mắc gì mà bài viết chưa giải đáp được? Để lại comment bên dưới để chúng mình có thể trả lời.