Mẫu CV xin việc giám sát nhà hàng

Hướng dẫn viết mẫu CV xin việc giám sát bán hàng

Nhân viên giám sát bán hàng là vị trí rất quan trọng tại các cửa hàng. Vị trí này yêu cầu có trình độ và nhiều kỹ năng khác nhau. Vì vậy, bạn cần phải có được CV ấn tượng để tạo thiện cảm trước nhà tuyển dụng. Bài viết của Blog.topCV sau đây sẽ hướng dẫn cách viết mẫu CV xin việc giám sát bán hàng để các bạn tham khảo.

Những thông tin không thể thiếu trong mẫu CV xin việc giám sát bán hàng

Thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân là phần quan trọng nhất mà bất kỳ CV cho ngành nghề nào cũng cần. Đối với mẫu CV xin việc giám sát bán hàng, bạn cũng cần phải điền đầy đủ các thông tin như họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, email,… 

Ngoài các thông tin cá nhân trên, bạn cần phải kèm theo một ảnh chân dung rõ mặt và nghiêm túc. Người ứng tuyển cũng cần phải nêu rõ vị trí cần ứng tuyển đó là nhân viên giám sát bán hàng. Thông tin cá nhân yêu cầu phải đầy đủ, chính xác để nhà tuyển dụng có thể liên lạc phỏng vấn.

Trình độ học vấn

Đây cũng là mục không thể thiếu trong CV xin việc giám sát bán hàng để gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Phần này bạn chỉ cần nêu rõ trình độ học vấn cao nhất mà mình đạt được. Nếu bạn học thêm văn bằng 2 thì cũng có thể ghi thêm vào mục này.

Ngoài ra, nếu bạn có các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học văn phòng hay những chứng chỉ liên quan đến công việc thì hãy điền vào thêm. Các nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ chú ý đến CV của bạn nhiều hơn.

Những thông tin không thể thiếu trong mẫu CV xin việc giám sát bán hàng

Kinh nghiệm làm việc tại vị trí tương đương

Kinh nghiệm làm việc là yếu tố mà tất cả các nhà tuyển dụng đều sẽ chú ý đến nhiều nhất. Trong phần này, bạn cần nêu rõ đã từng làm việc ở đâu, vị trí nào, nắm giữ chức vụ gì và kinh nghiệm. 

Tốt nhất, bạn hãy nêu những kinh nghiệm có liên quan đến vị trí giám sát bán hàng. Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm và chinh phục được nhà tuyển dụng. Vì vậy, phần kinh nghiệm cần chăm chút và đầu tư hơn so với các phần khác.

Kỹ năng 

Đối với nghề giám sát bán hàng, các kỹ năng mà bạn có được là không thể thiếu. Bạn hãy đưa vào CV những kỹ năng phù hợp như giao tiếp, chịu được áp lực, thuyết trình, thuyết phục,… Bên cạnh đó, tính kỷ luật, khả năng làm việc độc lập, theo nhóm,… cũng sẽ là một lợi thế khi ứng tuyển công việc này.

>>> Có thể bạn quan tâm: Nhân viên bán hàng salesman càng “lì” càng giỏi liệu có đúng không?

Mục tiêu nghề nghiệp

Cuối cùng trong CV giám sát bán hàng là phần mục tiêu nghề nghiệp. Phần này bạn sẽ chú trọng đến những mục tiêu về nghề nghiệp trong tương lai nếu được làm việc ở công ty. Bạn nên nêu vào trọng tâm về tầm nhìn phù hợp với mô hình của công ty và khả năng của mình. 

Ngoài việc nêu dự định riêng cho bản thân, bạn cũng nên điền thêm những điều có thể làm cho công ty. Bạn có thể viết là muốn góp phần giúp cửa hàng phát triển kinh doanh, tăng lợi nhuận và mở rộng thị trường. 

Những kỹ năng và mục tiêu cần phải có trong CV

Lưu ý khi viết cv xin việc giám sát bán hàng

Người ứng tuyển vị trí nhân viên giám sát bán hàng cần lưu ý một số vấn đề sau khi viết CV xin việc:

Ngắn gọn, dễ hiểu

CV xin việc giám sát bán hàng phải được trình bày, sắp xếp thông tin một cách ngắn gọn và dễ hiểu. Tốt nhất, nội dung chỉ nên gói gọn trong một trang A4 nhưng vẫn phải thật chuyên nghiệp và đầy đủ. 

Tập trung vào phần kinh nghiệm

Kinh nghiệm làm việc chính là phần quan trọng nhất khi tạo CV xin việc giám sát bán hàng. Bởi những thông tin này sẽ cho nhà tuyển dụng biết được năng lực làm việc thực tế của bạn. Mục này cũng giúp bạn chứng minh được cho các phần trình độ học vấn và kỹ năng đã nêu.

Nếu bạn đã từng có kinh nghiệm ở vị trí giám sát bán hàng thì nhà tuyển dụng gần như chắc chắn sẽ gọi phỏng vấn. Vì vậy, khi viết CV bạn cần tập trung vào phần này, tránh để quá sơ sài. Bạn nên liệt kê kinh nghiệm theo thứ tự thời gian từ gần đến xa hơn. 

>>> Xem thêm: Kỹ năng tư vấn bán hàng: 9 bước đến “trái tim” khách hàng

Bố cục và hình thức CV

CV xin việc giám sát bán hàng phải đảm bảo có bố cục hợp lý, hài hòa. Bạn cần phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết như đã nói ở trên. Bên cạnh đó, người xin việc nên thiết kế hình thức CV sao cho có điểm nhấn, thể hiện được cá tính riêng của mình.

Màu sắc của CV nên phối sao cho nhẹ nhàng, hài hòa. Bạn tuyệt đối không được mắc lỗi chính tả, không sử dụng nhiều font chữ hay màu chữ khác nhau. Điều này sẽ giúp người xem cảm thấy bạn là người chỉn chu và nghiêm túc với công việc.

Lưu ý khi viết CV xin việc giám sát bán hàng

Tạo CV xin việc giám sát bán hàng tại TopCV

TopCV hiện đang là một trong những trang web kết nối nhà tuyển dụng và ứng viên được nhiều người truy cập. Trang web này còn đem đến cho ứng viên một mục tạo CV riêng với nhiều mẫu rất ấn tượng. Các bước tạo CV trên topCV rất đơn giản như sau:

  • Bước 1: Ứng viên truy cập ngay vào website topcv.vn và thực hiện đăng nhập tài khoản. Sau đó, bạn vào mục “Mẫu CV” trên thanh công cụ và chọn “Tạo CV”.
  • Bước 2: Bạn chọn các thông tin như ngôn ngữ CV, ngành nghề, mẫu thiết kế. Lúc này, một danh sách mẫu CV sẽ hiện ra phù hợp với các thông tin mà bạn đã chọn. 
  • Bước 3: Tiếp đến, bạn hãy chọn mẫu CV mà mình ưng ý và nhấn vào “Dùng mẫu này”
  • Bước 4: Điền đầy đủ các thông tin mà mẫu CV đã để sẵn các mục như thông tin cá nhân, học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng, mục tiêu nghề nghiệp,… 
  • Bước 5: Sau khi điền xong thông tin, bạn đọc lại một lần nữa để đảm bảo chính xác và hợp lý. Cuối cùng nhấn “Lưu CV”.

Trên đây là cách viết mẫu CV xin việc giám sát bán hàng. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn phần nào trong việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

CV là “vũ khí bí mật” để ứng viên vượt lên “đối thủ”, bởi trong hàng trăm lá đơn xin việc, nhà tuyển dụng khó có thể đọc kĩ từng lá đơn và hẹn từng người đến phỏng vấn? Đặc biệt là trong ngành Kinh doanh, nhà hàng thì ứng viên càng phải biết “tiếp thị” bản thân. Vậy làm sao để làm chủ thứ “vũ khí bí mật” này? Cần gì để có một CV cho Quản lý nhà hàng chuyên nghiệp? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Việc làm Quản lý nhà hàng     Việc làm Khách sạn/Nhà hàng
Việc làm khác  

Liệt kê trung thực và đầy đủ

Cách viết CV cho quản lý nhà hàng

Những thông tin cơ bản bắt buộc phải có trong CV cho Quản lý nhà hàng là Ảnh đại diện, Họ và tên, Ngày sinh, Giới tính, Số điện thoại, Địa chỉ thường trú, Địa chỉ Email.

    • Hãy dùng những email có dạng tên bạn + viết tắt đệm + nơi làm việc. Ví dụ bạn tên Nguyễn Thanh Hiền làm tại TopCV thì nên sử dụng email là
    • Không thêm link Facebook hoặc Intagram cá nhân vào CV
    • Ảnh đại diện nên rõ mặt, nghiêm túc, có chất lượng tốt, tránh ảnh Selfie.
  • Nếu CV quá dài có thể bỏ thông tin về Địa chỉ thường trú và Giới tính.

Ở phần Kỹ năng, ứng viên cần phải có được những kỹ năng nhất định, từ cơ bản đến chuyên môn.

Ví dụ:

    • Kỹ năng giao tiếp thuyết trình
    • Kỹ năng đàm phán thương lượng, phản ánh nhanh nhạy và khả năng xử lý sự từ chối.
    • Có khả năng đào tạo và huấn luyện nhân viên.
  • Bám sát mục tiêu, tỉ mỉ và chi tiết trong công việc.

Trong phần Học vấn, ứng viên nên nêu quá trình học tập tại Đại học bao gồm thời gian, chuyên ngành và trường Đại học/ Cao đẳng ứng viên theo học. Nếu điểm tốt nghiệp của bạn không quá cao thì không nên nêu vào trong CV.

Ví dụ:

Đại học Mở Hà Nội  01/2012 – 07/2016

Ngành Quản trị khách sạn GPA: 3.5

Trình bày chi tiết nhưng súc tích

Ở phần Mục tiêu nghề nghiệp trong CV cho Quản lý nhà hàng, ứng viên nên nêu rõ mục tiêu dài hạn, ngắn hạn liên quan trực tiếp tới vị trí Quản lý nhà hàng thay vì chung chung như “Tôi muốn cống hiến hết khả năng của mình cho công ty. Tôi muốn học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm và rèn luyện các kỹ năng”.

Nêu rõ mục tiêu dài hạn, ngắn hạn liên quan trực tiếp tới vị trí Quản lý nhà hàng

Phần Kinh nghiệm làm việc, ứng viên có thể làm nổi bật CV của mình bằng việc giải thích rõ ràng nhiệm vụ cụ thể tại đơn vị công tác trước đây, sắp xếp nội dung cùng quá trình làm việc trước đây theo theo thứ tự thời gian, ưu tiên gần nhất, nêu ra những công việc và kinh nghiệm thực sự liên quan tới vị trí ứng tuyển thay vì liệt kê dài dòng. Trong phần này cũng chỉ nên nêu đơn vị, vị trí công tác, những việc mà bản thân đảm nhận.

Ví dụ:

Công ty Cổ phần đầu tư TopCV

Quản lý nhà hàng

  • Quản lý và giám sát việc vận hành chung trong ngày làm việc thông thường, cuối tuần, lễ, tết…
  • Phân tích, lập kế hoạch bán hàng và thực hiện theo chỉ tiêu kinh doanh đề ra.
  • Kiểm soát mức độ tồn kho và các order hàng của các bộ phận trong nhà hàng.
  • Lập và thực hiện kế hoạch làm việc, tuyển chọn, đào tạo, phát triển nhân viên trong nhà hàng.
  • Trực tiếp giải quyết thắc mắc, phàn nàn của khách hàng và nhân viên.
  • Kiểm soát COL, COS… tại nhà hàng.
  • Báo cáo cuối ca, tuần, tháng theo quy định của nhà hàng.
Nêu những kinh nghiệm thực sự liên quan tới vị trí ứng tuyển thay vì liệt kê dài dòng.

Hình thức bắt mắt

Một CV cho Quản lý nhà hàng chuyên nghiệp là ấn tượng đầu tiên của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Ứng viên cần chú trọng cả nội dung phù hợp và hình thức bắt mắt. Đừng chỉ liệt kê dài dòng về bản thân trong 3 – 4 trang giấy. Độ dài hoàn hảo của CV là 1 trang A4, đừng viết quá dài khiến nhà tuyển dụng không thể nắm hết thông tin.

Nếu không phải là một Designer và ứng tuyển vị trí Designer, ứng viên không nên tự làm một CV thủ công. Tự làm được một CV mang bản sắc riêng là tốt, tuy nhiên bạn sẽ rất dễ dàng lạc lối và khiến CV thiếu đi sự chuyên nghiệp. Hãy tham khảo những mẫu CV có sẵn chất lượng nhất để nhanh chóng ghi điểm thành công với nhà tuyển dụng nhé.

Trên đây là những lưu ý TopCV đề cập giúp bạn viết CV cho Quản lý nhà hàng. Để sở hữu một CV xin việc ấn tượng, bạn có thể tham khảo Tổng hợp các mẫu CV theo nhóm ngành

Tham khảo thêm CV Ngành kinh doanh – Bán hàng.

Chúc bạn thành công!

CHỌN MẪU CV TRÊN TẠI ĐÂY

Video liên quan

Chủ Đề