Mẫu đơn xin cấp lại chứng chỉ tin học

Tuy không phải là nghề “Hot”, hay “hái ra tiền” như các ngành ngoại ngữ, kỹ thuật,… xong nhiều bạn trẻ đam mê viết lách vẫn lựa chọn nghề biên tập viên. Biên tập viên là người lên ý tưởng, tìm kiếm nguồn tin, kiểm tra thông tin,… để tổng hợp lại thành một bài viết. Biên tập viên sẽ là người bảo vệ uy tín của toàn soạn và các phóng viên bằng việc kiểm định các thông tin này trước khi chúng được xuất bản. Nếu bạn đã có chứng chỉ hành nghề biên tập viên nhưng bị hỏng, bị thu hồi, và giờ muốn quay lại với nghề biên tập viên, bạn có thể viết đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập viên như sau

1. Đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập viên là gì?

Từ ngày 01/01/2016, biên tập viên phải được cấp chứng chỉ hành nghề thì cuốn sách họ biên tập mới được phép xuất bản. Nhà xuất bản có trách nhiệm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề cho các biên tập viên thuộc quyền quản lý của mình. Để đảm bảo tính pháp lý và hoạt động trôi chảy của việc xuất bản các ấn bản phẩm. Chính vì thế chứng chỉ hành nghề biên tập viên có vai trò rất quan trọng.

Mẫu đơn đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập là mẫu đơn đề nghị được lập ra để đề nghị về việc cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập. Mẫu nêu rõ nội dung đề nghị, thông tin cấp, cấp lại… Mẫu được ban hành theo Thông tư 01/2020/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông.

2. Đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập viên để làm gì?

Đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập viên được sử dụng để bày tỏ nguyện vọng của cá nhân biên tập viên đã bị thu hồi chứng chỉ hành nghề biên tập viên gửi tới cơ quan có thẩm quyền, rằng họ mong muốn được cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập viên.

3. Mẫu đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập viên

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp/ Cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập

Kính gửi: Cục Xuất bản, In và Phát hành

Họ và tên:..

Số định danh cá nhân hoặc số giấy chứng minh nhân dân:….

Chỗ ở hiện nay:..

Điện thoại: ….Email [ nếu có]:

Đơn vị công tác:..

Số chứng chỉ đã được cấp [đối với trường hợp cấp lại]:…cấp ngày…

Lý do đề nghị cấp lại [bị mất, hư hỏng hoặc bị thu hồi]:..

Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và cấp chứng chỉ hành nghề biên tập cho tôi.

Kèm theo đơn này 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

STT Thành phần Bản sao có chứng thực Bản sao

[xuất trình kèm bản chính để đối chiếu]

1 Bản chính Sơ yếu lý lịch [đối với trường hợp cấp mới]
2 02 ảnh [cỡ 03 x 04 cm]
3 Giấy Chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ biên tập [đối với trường hợp cấp mới]

Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung đơn này và cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.

Xác nhận

…, ngày……tháng……năm..…

NGƯỜI LÀM ĐƠN

[Ký và ghi rõ họ, tên]

4. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập viên

– Mẫu đơn phải luôn có quốc hiệu, tiêu ngữ, đây là điều bắt buộc mà mỗi mẫu đơn cần phải có.

– Người làm đơn phải điền đầy đủ thông tin của bản thân như Họ và tên, số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, chỗ ở hiện tại, số điện thoại, đơn vị công tác.

– Lý do đề nghị cấp lại: Người làm đơn nêu rõ lý do vì sao đề nghị cấp lại, có thể bị mất, bị hỏng hoặc bị thu hồi.

– Cung cấp các tài liệu như đơn yêu cầu

– Ký và ghi rõ họ tên ở cuối đơn

5. Thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập

Thứ nhất, Đối với trường hợp chứng chỉ bị mất hoặc hư hỏng

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 01/2020/TT-BTTT, trong trường hợp chứng chỉ hành nghề biên tập bị mất hoặc bị hư hỏng thì có thể xin cấp lại theo trình tự sau:

Bước 1. Chuẩn bị, nộp hồ sơ

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập theo mẫu quy định;

– Sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định;

– Bản sao có chứng thực văn bằng;

– Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.

Chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày chứng chỉ hành nghề biên tập bị mất hoặc bị hư hỏng, biên tập viên phải có hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập.

Hồ sơ được lập thành 01 [một] bộ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính, chuyển phát đến Cục Xuất bản, In và Phát hành gồm:

– Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập;

– Bản chính chứng chỉ hành nghề biên tập trong trường hợp chứng chỉ bị hư hỏng.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Xuất bản, In và Phát hành có trách nhiệm xem xét việc cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập cho biên tập viên.

Nếu không cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Thứ hai, Đối với trường hợp bị thu hồi chứng chỉ hành nghề

Chứng chỉ hành nghề biên tập bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

– Biên tập viên có xuất bản phẩm do mình biên tập bị cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy;

– Biên tập viên trong 01 năm có hai xuất bản phẩm hoặc trong 02 năm liên tục có xuất bản phẩm do mình biên tập sai phạm về nội dung mà bị buộc phải sửa chữa mới được phát hành;

– Biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án.

Biên tập viên có chứng chỉ hành nghề biên tập bị thu hồi thì sau 02 năm mới được xét cấp lại, trừ trường hợp biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án về các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, các tội xâm phạm an ninh quốc gia.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 01/2020/TT-BTTT, trong trường hợp chứng chỉ hành nghề biên tập bị thu hồi thì có thể xin cấp lại theo trình tự sau:

Bước 1: Chuẩn bị, nộp hồ sơ

Sau 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi chứng chỉ hành nghề biên tập, biên tập viên được đề nghị Cục Xuất bản, In và Phát hành cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập.

Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính, chuyển phát đến Cục Xuất bản, In và Phát hành.

Bước 2: Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Xuất bản, In và Phát hành có trách nhiệm xem xét việc cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập cho biên tập viên.

Nếu không cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

6. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ quyền hạn của biên tập viên

Biên tập viên là một nghề nghiệp đòi hỏi trình đô chuyên môn cao, do vậy các tiêu chuẩn và nhiệm vụ quyền hạn của công việc này cũng đòi hỏi người ứng tuyền phải có những phẩm chất, và đáp ứng các điều kiện khắt nghe

Là người đã từng được cấp chứng chỉ, biên tập viên phải đáp ứng được các tiêu chuẩn của một biên tập viên được quy định tại Điều 19 Luật xuất bản 2012:

– Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam và có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt

– Có trình độ đại học trở lên

– Hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

– Có chứng chỉ hành nghề biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp

Khi được cấp chứng chỉ hành nghề, Biên tập viên có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

– Thực hiện biên tập bản thảo

– Được từ chối biên tập bản thảo tác phẩm, tài liệu mà nội dung có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật xuất bản và phải báo cáo với tổng giám đốc hoặc giám đốc, tổng biên tập nhà xuất bản bằng văn bản

– Đứng tên trên xuất bản phẩm do mình biên tập

– Tham gia các lớp tập huấn định kỳ kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tổ chức

– Không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả

– Chịu trách nhiệm trước tổng biên tập nhà xuất bản và trước pháp luật về phần nội dung xuất bản phẩm do mình biên tập.

Có một lưu ý trong trường hợp cấp lại Chứng chỉ hành nghề biên tập viên là trường hợp biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án về các tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì sẽ không được cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập viên nữa. Vì đây là những tội nguy hiểm, xâm phạm đến  các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Gây hại đến độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức; quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân … nên không đủ phẩm chất đạo đức để tiếp tục thực hiện công việc biên tập viên này.

Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Mẫu đơn xin cấp lại chứng chỉ hành nghê biên tập viên mới nhất” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề