Mở bài Sang thu học sinh giới

Phân tích khổ thơ mở đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh (bài làm của học sinh giỏi)

Đăng bởi · Ngày 17/09/2021


Phân tích khổ thơ mở đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh(bài làm của học sinh giỏi)

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

+ Hữu Thỉnh viết rất hay, rất nhiều về mùa thu

+ Sang thu được sáng tác năm 1977

Vấn đề cần nghị luận

Đánh giá chung

2. Thân bài:

* Dẫn dắt từ hình ảnh mùa thu trong thơ ca

* Phân tích:

Tín hiệu đầu tiên của mùa thu:

+ Hương ổi: hương thơm dân dã, quen thuộc của làng quê Việt

+ Gió se: gió hơi lạnh và khô

+ Bỗng: diễn tả sự ngỡ ngàng, bối rối

+ Phả: động từ mạnh, gợi sự đột ngột

Tín hiệu tiếp theo:

+ Sương: chuyển động nhẹ nhàng, chậm rãi, từ từ

+ Nghệ thuật nhân hóa: chùng chình => có giá trị gợi hình.

=> cảnh đẹp yên bình và thơ mộng vô cùng

Tư tưởng, tâm tư của lòng người:

+ Chưa chắc chắn là đã bước sang thu: hình như

+ Một chút bối rối, bâng khuâng

* Liên hệ mở rộng:

Bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu

* Khái quát nghệ thuật

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề

Nêu cảm nhận cá nhân

Mở bài Sang thu học sinh giới

Phân tích khổ thơ mở đầu bài thơ Sang thu

Bài làm tham khảo

Là người con của quê hương Vĩnh Phúc, Hữu Thỉnh đã ghi tạc vào lòng người những vần thơ thiết tha, rung động tâm hồn bao người với đề tài mùa thu quen thuộc. Tuy nhiên, giữa ông và các nhà thơ khác vẫn có những nét riêng biệt. Đó là cách cảm nhận đầy tinh tế về sự chuyển mình của đất trời khi bước sang thu qua bài thơ Sang thu được sáng tác năm 1977. Dòng cảm xúc đầu tiên được tái hiện sắc nét qua khổ thơ thứ nhất:

Xem thêm: Phân tích những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp qua nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.

Đây có thể được coi là khổ thơ hay và để lại dấu ấn sâu đậm cho mỗi ai khi đọc Sang thu.

Đất trời chuyển mình, mỗi năm có bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Mùa nào cũng đã từng một lần được đặt chân đến mảnh đất của thơ ca Việt Nam. Ấy vậy mà thi nhân vẫn luôn dành sự ưu ái cho mùa thu dịu nhẹ. Nhà thơ Nguyễn Khuyến đã từng khẳng định tên tuổi của mình với ba bài thơ: Thu vịnh, Thu điếu và Thu ẩm. Hay ông hoàng thơ tình Xuân Diệu cũng đã từng gửi gắm tình cảm của mình qua Đây mùa thu tới và còn cả Lưu Trọng Lư với Tiếng thu. Mỗi sáng tác lại là một cảm nhận, một cách nhìn riêng biệt. Với Hữu Thỉnh mùa thu của ông được hé mở cùng những nét vẽ đậm sắc màu của vùng đồng bằng Bắc Bộ:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Hương ổi có lẽ đã quá thân quen với những người con của làng quê Việt Nam. Thân quen là thế nhưng rồi vô tình người ta lại vô tình lãng quên nó để rồi trong khoảnh khắc giao mùa mới bất giác nhận ra. Bỗng rồi phả, hai động từ được đặt trực tiếp ở đầu câu như một sự kết hợp hoàn hảo, cùng nhau viết lên tâm trạng của nhà thơ. Phải chăng đó là sự ngỡ ngàng, bối rối khi bất chợt nhận ra tín hiệu của mùa thu? Động từ phả dường như đang tập trung làm bật lên hương thơm nồng nàn từ vườn ổi chín lan tỏa rộng khắp, hòa cùng gió se gió hơi lạnh và khô, chạm tới khứu giác của nhà thơ. Ông như đang mở rộng lòng mình để kịp đón nhận và tận hưởng hết sự bắt đầu nhẹ nhàng của một mùa thu nơi đồng bằng Bắc Bộ.

Xem thêm: Cho đề bài: Giới thiệu một nét văn hóa của địa phương em. Em hãy viết đoạn văn kết luận cho bài viết đó

Không chỉ có hương ổi hay gió thu mà trong dòng cảm nhận về những tín hiệu đầu tiên còn là sương thu:

Sương chùng chình qua ngõ

Câu thơ như khoác trên mình một diện mạo mới qua nghệ thuật nhân hóa chùng chình. Đọc đến đây ta mới cảm nhận hết được cái đẹp của tiết trời chớm thu. Sương vẫn chuyển động chậm rãi, từ từ như cô gái còn rụt rè, e ngại điều gì đó. Đường làng được bao quanh bởi một màn sương mờ ảo, cảnh vật yên tĩnh không thấy ở đâu bất kì một vết nứt nào. Từ đó gợi mở về một làng quê trong cuộc sống bình yên, tĩnh lặng, cảnh vật thì lung linh, huyền ảo và cũng thật dân dã.

Có hương ổi, có gió se, có sương thế nhưng tất cả đang trong sự vận động vô cùng chậm rãi. Mọi thứ cứ mơ hồ như vậy khiến lòng người cũng dấy lên một chút gì đó mơ hồ, lưỡng lự:

Hình như thu đã về

Dường như câu thơ lại là một câu hỏi tác giả tự đặt ra để chất vấn lòng mình: thu đã về hay chưa? Thu về từ bao giờ, từ đâu? Ông đang rơi vào lòng hoài nghi. Đó chính là một chút bối rối đậm chất thi sĩ khi cảm nhận thời khắc đất trời chuyển mình sang thu.

Khác với Hữu Thỉnh, Xuân Diệu lại có cái nhìn rất mạnh mẽ trước sự khởi đầu của mùa thu: Đây mùa thu tới, mùa thu tới. Tuy không mạnh mẽ như Xuân Diệu nhưng cái do dự, ngập ngừng của Hữu Thỉnh lại rất hay bởi cảm nhận của ông là cảm nhận thâm trầm và kín đáo vô cùng. Từ cảm nhận tinh tế ấy, phải chăng hương ổi, gió se, sương thu đã trở thành cái riêng biệt của mùa thu? Tuy đã cảm được nhưng vẫn không hề chắc chắn và có lẽ thu đang đến rồi nhưng chưa hoàn toàn rõ nét.

Xem thêm: Phân tích khổ thơ thứ ba trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương (bài làm của học sinh giỏi)

Khổ thơ với kết cấu ngắn gọn chỉ với hai mươi chữ nhưng đã để lại sâu đậm trong lòng bạn đọc biết bao rung cảm về một hồn quê nơi đồng bằng Bắc Bộ đã làm ấm lòng người. Qua đây còn là một phát hiện về những tín hiệu tiêu biểu và đặc trưng khi mới chớm mùa thu cùng tâm trạng ngỡ ngàng bối rối rất thi sĩ của nhà thơ.

Lê Quỳnh Chúc

Lớp 9B Trường THCS Thái Nguyên, Thái Bình

Chủ đề: Cảm nhậncuộc sốnggiới thiệuhọc sinhHữu Thỉnhnguyễn khuyếnphân tíchSang thuThu điếu

Mở bài Sang thu học sinh giới

Viết đoạn văn (khoảng 8 10 câu) nêu cảm nhận của em về nhan đề truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê trong đó có sử dụng hai phép liên kết câu (chỉ ra hai phép liên kết câu đó)

by · Published 11/08/2018