Một ống thủy tinh nhớ hình trụ tiết diện đều

Chương VI: Bài tập định luật Boyle-Mariotte

Chương VI: Định luật Sác-lơ, đường đẳng tích, nhiệt độ tuyệt đối

Bài tập định luật Boyle-Mariotte, các dạng Bài tập định luật Boyle-Mariotte, phương pháp giải các dạng Bài tập định luật Boyle-Mariotte chương trình vật lý phổ thông cơ bản, nâng cao.

Dạng Bài tập định luật Boyle-Mariotte cơ bản
phương pháp giải

trong đó:

  • p: áp suất
  • V: thể tích
  • đơn vị áp suất 1atm=760mmHg=1,013.105Pa
  • đơn vị thể tích: 1 lít=1 dm3=10-3 m3=103 cm3

Dạng Bài tập định luật Boyle-Mariotte có thể tích, áp suất khó xác định
áp dụng công thức tính thể tích khí trong ống hình trụ chiều dài l, tiết diện S

áp dụng công thức tính thể tích khi biết khối lượng m và khối lượng riêng ρ của chất khí

công thức tính áp suất tại độ sâu h trong lòng chất lỏng

công thức tính áp suất do lực F nén vuông góc lên diện tích S

Dạng Bài tập định luật Boyle-Mariotte bơm khí vào trong bình: Trạng thái 1: thường lấy là lúc chưa bơm thể tích khí=thể tích khí có sẵn trong bình + thể tích khí x số lần bơm áp suất=áp suất có trong bình Trạng thái 2: thể tích khí=thể tích bình chứa

áp suất tính theo công thức định luật Boyle-Mariotte

Bài tập 1: Một lượng khí xác định ở áp suất 3atm có thể tích là 10 lít. Tính thể tích của khối khí khi nén đẳng nhiệt đến áp suất 6atm.

Chương VI: Bài tập định luật Boyle-Mariotte

Phân tích bài toán trạng thái 1: p1=3atm; V1=10lít trạng thái 2: p2=6atm Giải: Quá trình đẳng nhiệt => p1V1=p2V2 => V2=5lít

hoặc: áp suất tăng 2 => thể tích giảm 2 => V2=5lít

Bài tập 2: Nén đẳng nhiệt khối khí xác định làm áp suất thay đổi một lượng là 0,5atm. Biết thể tích và áp suất ban đầu lần lượt là 5lít và 2atm, tính thể tích của khối khí lúc sau.

Phân tích bài toán Trạng thái 1: V1=5lít; p1=2atm Trạng thái 2: p2=2+0,5=2,5atm (nén khí thể tích giảm => áp suất tăng) Giải

p1V1=p2V2=> V2=4lít

Bài tập 3: Khối lượng riêng của oxi ở điều kiện tiêu chuẩn là 1,43kg/m3. Tính khối lượng khí oxi ở trong bình kín thể tích 10 lít, áp suất 150atm nhiệt độ 0oC.

Phân tích bài toán: điều kiện tiêu chuẩn (trạng thái 1) p1=1atm; t1=0oC; ρ=1,43kg/m3 trạng thái 2: V2=10lit; p2=150atm; t2=0oC Giải p1V1=p2V2 => V1=1500lít=1,5m3

=> m=ρV=2,145kg

Bài tập 4: 6 lít khí giãn đẳng nhiệt đến thể tích 9 lit thì áp suất thay đổi một lượng 50kPa. Xác định áp suất ban đầu và áp suất lúc sau của khối khí

Phân tích bài toán trạng thái 1: V1=6 lít; p1 trạng thái 2: V2=9lít; p2=p1 – 50kPa (thể tích tăng áp suất giảm) Giải

p1V1=p2V2=(p1 – 50)V2 => p1=150kPa => p2=100kPa

Bài tập 5: Một bong bóng khí ở độ sâu 5m có thể tích thay đổi như thế nào khi nổi lên mặt nước cho áp suất tại mặt nước là 105Pa, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3, gia tốc trọng trường là 10m/s2.

phân tích bài toán trạng thái 1: ở độ sâu 5m: V1; p1=ρgh + 105Pa=1,5.105Pa trạng thái 2: ở mặt nước: V2; p2=105Pa Giải

p1V1=p2V2 => V2=1,5V1

Bài tập 6: Tính độ sau của đáy hồ nơi có bong bóng khí nổi lên từ đáy, biết khối lượng riêng của nước là 103kg/m3, thể tích của bong bóng khí tại mặt hồ tăng 1,2 lần và áp suất tại mặt hồ là 105Pa, lấy g=10m/s2.

phân tích bài toán: trạng thái 1 (tại đáy): V1; p1=po + ρgh trạng thái 2 (tại mặt): V2 =1,2V1; p2=po Giải:

V1p1=V2p2 => h=2m

Bài tập 7: Tính thể tích và áp suất của một lượng khí xác định biết nếu áp suất tăng thêm 5.105Pa thì thể tích khí thay đổi 5 lít, nếu áp suất tăng thêm 2.105Pa thì thể tích của khối khí thay đổi 3 lít. Biết quá trình biến đổi trạng thái có nhiệt độ không đổi.

phân tích bài toán: trạng thái 1: V1; p1 trạng thái 2: V2=V1 – 5; p2=p1 + 5.105Pa trạng thái 3: V3=V1 – 3; p3=p1 + 2.105Pa lưu ý: áp suất tăng thì thể tích giảm Giải:

p1V1=p2V2=p3V3 => p1=4.105Pa; V1=9 lít

Bài tập 8: Một ống thủy tinh hình trụ tiết diện S, một đầu kín một đầu hở. Bên trong ống thủy tinh chứa khí lí tưởng được ngăn với bên ngoài bởi cột thủy ngân có chiều dài 15cm. Tại thời điểm ban đầu ống để thẳng đứng đầu hở quay lên trên (hình vẽ), người ta đo được chiều dài của cột không khí bên trong ống là 30cm. Biết áp suất khí quyển là 1,013.105Pa, lấy g=10m/s2, khối lượng riêng của thủy ngân là 13600 kg/m3. Tính chiều dài của cột không khí trong các trường hợp sau (lưu ý giọt thủy ngân không bị rơi khỏi ống thủy tinh) a) Ống được đặt nằm ngang. b) Ống được đặt thẳng đứng, miệng ống ở dưới. c) Ống được đặt nghiêng một góc 300 so với phương thẳng đứng, miệng ống ở trên. d) Ống được đặt nghiêng một góc 300 so với phương thẳng đứng, miệng ống ở dưới.

Phân tích bài toán: để giải bài toán cần sử dụng công thức tính thể tích hình trụ V= h.S với S là tiết diện ngang, h là chiều cao của ống. Công thức tính áp suất p=F/S với F=mg=ρVg=ρloS.g là trọng lượng của vật nén lên diện tích S. lo=15cm=0,15m; l1=30cm=0,3m; po=1,013.105(Pa) Trạng thái 1: khi ống thẳng đứng, miệng ống ở trên V1=l1.S; p1=po + ρlog a/ ống đặt nằm ngang trạng thái 2: V2=l2.S; p2=po V2p2=V1p1 => l2=0,36m b/ ống đặt thẳng đứng miệng ống quay xuống dưới: trạng thái 3: V3=l3.S; p3=po – ρlog => l3=0,45m c/ ống đặt thẳng đứng miệng ống quay lên, nghiêng góc 300 trạng thái 4: V4=l4.S; p4=po + ρlog.cos300 V4p4=V1p1 => l4=0,307m d/ ống đặt thẳng đứng miệng ống quay xuống, nghiêng góc 300 trạng thái 5: V5=l5.S; p5=po – ρlog.cos300 V5p5=V1p1 => l5=0,43m

Lưu ý: nếu áp suất trong bài tính theo mmHg thì áp suất trong ống p=po ± lo

Bài tập 9: Ấn một ống hình trụ dài 40cm một đầu hở xuống nước theo phương thẳng đứng (như hình vẽ). Tìm chiều cao cột nước dâng lên trong ống, biết khối lượng riêng của nước là 103kg/m3, lấy g=10m/s2, áp suất khi trong ống khi ở trên mặt nước là 105Pa, nhiệt độ không thay đổi trong toàn bộ quá trình.

Phân tích bài toán l1=40cm=0,4m; ρ=103kg/m3 Trạng thái 1: V1=l1.S; p1=105Pa Trạng thái 2: V2=l2.S; p2=p1 + ρgl2 Giải p1V1=p2V2 => l2=0,385 (m)

=> x=l1 – l2=0,015 (m)

Bài tập 10: Dùng một bơm tay để bơm không khí 1atm vào quả bóng thể tích 2 lít có áp suất bên trong là 1atm. Tính áp suất bên trong quả bóng sau 60 lần bơm, biết mỗi lần bơm được 50cm3 không khí vào quả bóng. Coi quá trình bơm nhiệt độ là không đổi

phân tích bài toán thể tích khí bơm vào bóng V=50.60=3000cm3=3lít trạng thái 1: V1=3 + 2=5 lít; p1=1atm trạng thái 2: V2=2 lít; p2=? Giải:

p1V1=p2V2 => p2=2,5atm

Bài tập 11. Nếu áp suất của một lượng khí biến đổi 2.105N/m2 thì thể tích biến đổi 3lít. Nếu áp suất biến đổi 5.105N/m2 thì thể tích biến đổi 5lít. Tính áp suất và thể tích ban đàu của khí biết nhiệt độ của khí không đổi.

Trạng thái 1: p1; V1 trạng thái 2: p2 = p1 + 2.105; V2 = V1 – 3 Trạng thái 3: p3 = p1 + 5.105; V2 = V1 – 5

p1V1 = p2V2 = p3V3 => p1 = 4.105N/m2; V1 = 9lít.

Bài tập 12. Mỗi lần bơm đưa được Vo = 80cm3 không khí vào ruột xe. Sau khi bơm diện tích tiếp xúc của các vỏ xe với mặt đường là 30cm2. Thể tích của ruột xe sau khi bơm là 2000cm3. Áp suất khí quyển po = 105Pa. Trọng lượng xe là 600N. Coi nhiệt độ là không đổi, tính số lần bơm.

Sau n lần bơm, lượng khí vào trong bánh xe ở trạng thái 1: p1 =105Pa; V1 =2000 + nVo ở trạng thái 2: p2 = po + p’ = po + F/S = 3.105Pa; V2 = 2000cm3

p1V1 = p2V2 => n = 50

Bài tập 13. Một xilanh được đậy bằng pittong. Pittong có thể trượt không ma sát dọc theo thành xilanh. Pittong có khối lượng m, diện tích S. Khí có thể tích ban đầu V. áp suất khí quyển là po. Tìm thể tích khí nếu xilanh chuyển động thẳng đứng với gia tốc a. coi nhiệt độ là không đổi.

Gọi V,p là thể tích và áp suất khí trong xilanh khi pittong đứng cân bằng. Các lực tác dụng vào pitton: Trọng lực P = mg; lực đẩy khí trong xilanh F1 = pS; lực đẩy của khí ngoài xilanh: F2 = poS pittong cân bằng => pS = poS + mg Gọi V’; p’ là thể tích và áp suất khí trong xilanh khi pittong chuyển động Các lực tác dụng vào pitton: Trọng lực P = mg; lực đẩy khí trong xilanh F’1 = p’S; lực đẩy của khí ngoài xilanh: F’2 = poS Định luật II Newton: mg + poS – p’S = ±ma (đi lên hoặc đi xuống) quá trình đẳng nhiệt p’V’ = pV => p’ = pV/V’

=> mg + poS – VVVV′(mg + poS) = ±ma


=> V’ = (mg + poS)V/[m(g ± a) + poS]

Bài tập 14. Một xilanh nằm ngang kín hai đầu, có thể tích V = 1,2lít và chứa không khí ở áp suất po = 105N/m2. Xilanh được chia thành 2 phần bằng nhau bởi pittong mỏng khối lượng 100g đặt thẳng đứng. Chiều dài xilanh 2L = 0,4m. Xilanh được quay với vận tốc góc ω quanh trục thẳng đứng ở giữa xilanh. Tính ω nếu pittong nằm cách trục quay đoạn r = 0,1m khi có cân bằng tương đối.

khi xilanh đứng yên, khí trong mỗi nửa xilanh có thể tích là V/2 = SL = 0,6lít = 0,6.10-3m3, áp suất là po khi xilanh quay, khí trong nửa xilanh I có thể tích V1 = S(L –r); áp suất p1 khí trong nửa xilanh II có thể tích V2 = S(L+r), áp suất p2 Định luật Bôilơ-Mariot cho hai nửa xilanh poSL = p1S(L-r) = p2S(L+r)

=> p1 = poLLrLL−r; p2 = poLL+rLL+r

Các lực tác dụng lên pittong theo phương ngang F1 = p1S; F2 = p2S; các lực này gây ra gia tốc hướng tâm làm xilanh quay đều

F1 – F2 = mrω2 => ω = 200rad/s

Bài tập 15. Một bơm hút thể tích ΔV phải bơm bao nhiêu lần hút khí trong bình có thể tích V từ áp suất po đến áp suất p. Coi nhiệt độ của khí là không đổi.

Ban đầu khí trong bình có thể tích V, áp suất po sau khi bơm lần thứ nhất khí trong bình có thể tích V + ΔV áp suất p1 => p1/po = V/(V + ΔV) Sau khi bơm lần thứ hai khí trong bình có thể tích V + ΔV áp suất p2

p2/po = (p2/p1).(p1/po) = (VV+ΔVVV+ΔV)2

tương tự sau lần bơm thứ n khí trong bình có áp suất p

=> p/po = (VV+ΔVVV+ΔV)n => n =lgppolgVV+ΔVlg⁡ppolg⁡VV+ΔV


lg: hàm logarit cơ số 10

Bài tập 16. Một ống nhỏ tiết diện đều, một đầu kín. Một cột thủy ngân cao 75mm đứng cân bằng, cách đáy 180mm khi ống thẳng đứng miệng ống ở trên và cách đáy 220mm khi ống thẳng đứng miệng ống ở dưới. Tìm áp suất khí quyển và độ dài cột không khí trong ống khi ống nằm ngang.

Khi miệng ống ở trên: V1 = Sx1; p1 = po + h Khi miệng ống ở dưới: V2 = Sx2; p2 = po – h Theo định luật Bôilơ-Mariot: p1V1 = p2V2 => po = h(x2 + x1)/(x2 – x1) = 75(220+180)/(220 – 180) = 750mmHg Khi đặt ống nằm ngang: Vo = Sxo; po

poVo = p1V1 => xo = (po + h)x1/po = 198mm

Bài tập 17. Một ống thủy tinh một đầu kín, dài 57cm chứa không khí có áp suất bằng áp suất không khí (76cmHg). Ấn ống vào trong chậu thủy ngân theo phương thẳng đứng, miệng ống ở dưới. Tìm độ cao cột thủy ngân đi vào ống khi đáy ống ngang mặt thoáng thủy ngân.

Gọi L là chiều dài của ống, x là độ cao cột thủy ngân đi vào ống (0 < x < 57cm) Ban đầu khí trong ống có V1 = S.L; p1 = po = 76cmHg Sau khi ấn vào trong thủy ngân: V2 = S(L-x); p2 = po + L-x

p1V1 = p2V2 => x = 19cm

Bài tập 18. Ống thủy tinh một đầu kín dài 112,2cm chứa không khí ở áp suất khí quyển po = 75cmHg. Ấn ống xuống một chậu nước theo phương thẳng đứng, miệng ống ở dưới. Tìm độ cao cột nước đi vào ống khi đáy ống ngang với mặt nước.

Gọi L là chiều dài của ống, x là độ cao cột nước đi vào ống (0 < x < 112,2cm) Ban đầu khí trong ống có V1 = S.L; p1 = po = 75cmHg

Sau khi ấn vào trong nước: V2 = S(L-x); p2 = po + Lx13,6L−x13,6


p1V1 = p2V2 => x = 10,2cm

Bài tập 19. Ống thủy tinh một đầu kín dài 80cm, chứa không khí ở áp suất bằng áp suất khí quyển po = 75cmHg. Ấn ổng thủy ngân theo phương thẳng đứng, miệng ống ở dưới (thấp hơn) mặt thủy ngân 45cm. Tìm độ cao cột thủy ngân đi vào ống.

Gọi L là chiều dài của ống, x là độ cao cột thủy ngân đi vào ống (0 < x < 80cm) Ban đầu khí trong ống có V1 = S.L; p1 = po = 75cmHg Sau khi ấn vào trong thủy ngân: V2 = S(L-x); p2 = po + h – x

p1V1 = p2V2 => x = 20cm

Bài tập 20. Ống thủy tinh dài 60cm, thẳng đứng, đầu kín ở dấu, đầu hở ở trên. Cột không khí cao 20cm trong ống bị giam bởi cột thủy ngân cao 40cm. Áp suất khí quyển po = 80cmHg. Nhiệt độ không đổi. Khi ống bị lật ngược a/ Tìm độ cao cột thủy ngân còn lại trong ống

b/ Tìm chiều dài ống để toàn bộ cột thủy ngân không chảy ra ngoài.

x = 20cm; h = 40cm; L = 60cm Ban đầu, khí trong ống có thể tích V1 = Sx, áp suất p1 = po + h Khi ống bị lật ngược, một phần thủy ngân chảy ra ngoài, phần còn lại có độ cao h’ h’ = 20cm b/ Gọi L’ là chiều dài của ống để toàn bộ cột thủy ngân không chảy ra ngoài, lúc đó thể tích trong ống V3 = (L’-h)S, áp suất p3 = po – h áp dụng định luật Bôilơ-Mariot

p1V1 = p3V3 =>L’ = 100cm

Bài tập 21. Một ống hình trụ hẹp, kín hai đầu, dài L = 105cm, đặt nằm ngang. Giữa ống có một cột thủy ngân dài h = 21cm, phần còn lại của ống chứa không khí ở áp suất po = 72cmHg. Tìm độ di chuyển của cột thủy ngân khi ống thẳng đứng.

Ban đầu khi ống nằm ngang, khí ở hai bên cột thủy ngân giống nhau, mỗi bên có thể tích Vo = SL1, áp suất po. L1 = (L-h)/2 = 42cm; h = 21cm; po = 72cmHg Khi ống thẳng đứng: Khí ở phần trên V1 = S(L1 + x); p1 Khí ở phần dưới: V2 = S(L1 – x); p2 = p1 + h Áp dụng định luật Bôilơ-Mariot cho hai phần poVo = p1V1 = p2V2 => poL1/(L1 + x) = poL1(L1 – x) – h

=> x = 6cm

Bài tập 22. Trong khoảng chân không của một phong vũ biểu thủy ngân có lọt vào một ít không khí nên phong vũ biểu có chỉ số nhỏ hơn áp suất thực của khí quyển. Khi áp suất khí quyển là 768mmHg, phong vũ biểu chỉ 748mmHg, chiều dài khoảng chân không là 56mm. Tìm áp suất của khí quyển khi phong vũ biểu này chỉ 734mmHg. Coi nhiệt độ là không đổi.

po1 = 768mmHg, p’1 = 748mmHg; p’2 = 734mmHg; h’1 = 748mm; h’2 = 734mm; x1 = 56mm. Ban đầu không khí trong phong vũ biểu có V1 = Sx1; áp suất p1 = po1 – p’1 Lúc sau, không khí trong phong vũ biểu có V2 = Sx2 = S(x1 + h’1 – h’2); p2 = po2 – p’2 Áp dụng định luật Bôilơ-Mariot

p1V1 = p2V2 => po2 = 750mmHg

Bài tập 23. Một phong vũ biểu chỉ sai vì có một ít không khí lọt vào ống. Ở áp suất khí quyển po = 755mmHg phong vũ biểu này chỉ p1 = 748mmHg. Khi áp suất khí quyển là p’o = 740mmHg, phong vũ biểu chỉ p2 = 736mmHg. Coi diện tích mặt thủy ngân trong chậu là lớn, tiết diện ống nhỏ, nhiệt độ không thay đổi. Tìm chiều dài L của ống phong vũ biểu.

ở áp suất po, lượng khí phía trên cột thủy ngân có V1 = Sx, p1 = po – p’1 Ở áp suất p’o, lượng khí phía trên cột thủy ngân có V2 = Sx’; p2 = p’o – p’2 Áp dụng định luật Bôilơ-Mariot: p1V1 = p2V2 => (755 – 748)x = (740 – 736)x’ => 7x = 4x’ (1) L = x + 748 = x’ + 736 (2)

từ (1) và (2) => x = 16mm => L = 764mm

Bài tập 24. Một ống thủy tinh có chiều dài L = 50cm, tiết diện S = 0,5cm2, được hàn kín một đầu và chứa đầy không khí. Ấn ống chìm vào trong nước theo phương thẳng đứng, đầu kín ở trên. Tính lực F cần đặt lên ống để giữ ống trong nước sao cho đầu trên của ống trong nước thấp hơn mặt nước đoạn h =10cm. Biết khối lượng ống m = 15g áp suất khí quyển po = 760mmHg. Khối lượng riêng của nước ρ = 1000kg/m3

Ban đầu: không khí trong ống có V1 = S.L; p1 = po

khi đặt ống vào trong nước: V2 = Sx, p2 = po + h+x13,6h+x13,6

áp dụng định luật Bôilơ-Mariot p1V1 = p2V2 => x = 47,4cm.

F = FA – P = ρ.Sx.g – mg = 87.10-3N

Bài tập 25. Ở độ sâu h1 = 1m dưới mặt nước có một bọt không khí hình cầu. Hỏi ở độ sâu nào, bọt khí có bán kínhnhỏ đi 2 lần. Cho khối lượng riêng của nước D = 103kg/m3, áp suất khí quyển po = 105N/m, g = 10m/s2, nhiệt độ nước không đổi theo độ sâu.