Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học và môn Tiếng Anh

Ngày đăng:02/10/2019 - 10:33

Trong xu thế hội nhập quốc tế, Tiếng Anh có vai trò vô cùng quan trọng, được coi như ngôn ngữ chung của nhân loại trên thế giới; nó không chỉ là công cụ học tập, nghiên cứu mà còn là phương tiện làm việc, giao tiếp, phát triển kinh tế - xã hội.Hiện nay môn Tiếng Anh ngày càng được coi trọng, nó là một trong 3 môn thi bắt buộc vào THPT cũng như tốt nghiệp THPT. Nhận thức rỗ tầm quan trọng củamôn Tiếng Anh, Ngày 30/9/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1400/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng đặc biệt của môn Tiếng Anh, bản thân là một GV tiếng anh với gần 20 năm trong nghề tôi mạnh dạn có một số ý kiến về việc nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh trong trường THCS như sau:

1. Thực trạng và nguyên nhân:

Trường THCS Xương Giang là một trường nhỏ nằm trên địa bàn Thành Phố, điều kiện dân trí chưa cao, đa phần là công nhân và nông dân, điều kiện học tập và giao lưu còn hạn chế nên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học, đặc biệt là môn Tiếng Anh. Từ đó dẫn đến một thực trạng là chất lượng môn Tiếng Anh của nhà trường trong các năm vừa qua là rất thấp, điển hình trong các năm gần đây, điểm bình quân thi vào THPT môn tiếng Anh của trường còn thấp hơn so với mặt bằng chung của toàn thành phố.

Nhiều học sinh học coi Tiếng Anh là môn học khó, học không vào nên có tâm lý sợ học môn Tiếng Anh, chỉ học đối phó ở trên lớp, về nhà không chịu học. Môn Tiếng Anh đòi hỏi người học phải chịu khó, đầu tư nhiều thời gian, phải có phương pháp. Thế nhưng học sinh thường thấy khó nên nản chí và lười học, phụ huynh học sinh lấy lí do không có kiến thức về môn Tiếng Anh nên không quản lí được con em mình trong việc tự học ở nhà.

Về chương trình sách giáo khoa: Chương trình SGK mới rất hay song độ khó cũng cao hơn,hơn nữa chương trình mới tập trung đủ cả 4 kĩ năng: Nghe nói đọc viết, đối với những học sinh đã mất gốc thì gặp rất nhiều khó khăn để theo được. Mặt khác, chương trình có sự tích hợp, liên thông với các môn văn hóa khác, đòi hỏi học sinh có 1 trình độ văn hóa nhất định mới đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, nhiều học sinh không kham nổi chương trình SGK Tiếng Anh mới. Mặt khác học sinh phải học quá nhiều môn, rồi còn học thêm, do vậy mà thời gian dành cho môn Tiếng Anh càng bị san sẻ.

Hiện nay chúng ta đang sử dụng sách giáo khoa hệ 10 năm, có nghĩa là các em học sinh bắt đầu được làm quen với môn học từ lớp 3 của cấp tiểu học, nhưng mục đích dạy học môn tiếng Anh của mỗi cấp học khác nhau, ví dụ như cấp tiểu học chỉ giúp các em làm quen được với từ mới và cách thành lập câu, ít rèn về cấu trúc câu và phần ngữ pháp, ở đó các em tập trung nhiều vào kĩ năng nói, chính vì thế đa phần các em không nắm rõ được ngữ pháp cơ bản hay chính là nền tảng của môn học, điều này dẫn đến việc khi các em lên lớp 6, cấp THCS, các em bị mất gốc khiến cho giáo viên bậc THCS rất khó để lấy lại gốc cho học sinh.

Về phía giáo viên: Giáo viên tuy có nhiều cố gắng trong việc vận dụng phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hóa các hoạt động của học sinh, nhưng giáo viên chỉ có thể áp dụng được với 1 số bài, 1 số tiết dạy và 1 số bộ phận học sinh. Nguyên nhân là 1 phần là do nội dung chương trình sách giáo khoa quá tải, sức học của học sinh còn chưa đồng đều nên dẫn đến việc khó khăn trong quá trình soạn giảng của giáo viên, và cũng chính vì vậy dẫn đến tâm lí ít chịu khó đầu tư vào các tiết dạy, ít quan tâm tìm tòi những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh nên chất lượng và hiệu quả dạy học của bộ môn chưa thực sự như mong muốn. Nhiều hoạt động dạy học tích cực chỉ mới được sử dụng có tính hình thức chưa được đầu tư, chuẩn bị đúng mức và triển khai đúng quy trình nên chưa đạt hiệu quả cao. Các đối tượng học sinh yếu chưa có điều kiện được quan tâm đúng mức để tạo điều kiện cho các em vươn lên. Hơn nữa trong công tác tham mưu, vận động PHHS cho con tham gia học tiếng Anh với người nước ngoài chưa có hiệu quả cao, số lượng học sinh tham gia học ít, hiệu quả chưa cao.

2. Giải pháp

Nhìn nhận thấy nguyên nhân và thực trạng của việc dạy và học tiếng Anh trong trường như vậy, các nhân tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau:

Một là, về phía lãnh đạo nhà trường: Cần nâng cao chất lượng đầu vào, BGH nên tham mưu, đề xuất với PGD, với trường tiểu học trên địa bàn thay đổi mục tiêu dạy học từ tiểu học, dù muốn dù không khi các em mới làm quen với môn học, các em cũng nên biết được những định nghĩa cơ bản, các cấu trúc câu đơn giản để lên lớp 6 các em không bỡ ngỡ và số lượng học sinh mất góc sẽ giả sút; Thường xuyên kết hợp với các ban, ngành của địa phương để tuyên truyền đến phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của môn học, và phần nào đó nâng cao được nhận thức của PHHS trong việc quản lí phà phân chia có hiệu quả thời gian và phương pháp học tập ở nhà của con em mình, trong các buổi họp hội ngr PHHS để các PHHS chia sẻ về bí quyết học môn Tiếng Anh của con em mình

Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động sự chung tay của cộng đồng xây dựng môi trường học tập Tiếng Anh
Thống nhất với cha mẹ học sinh ủng hộ về kinh phí để mời giáo viên người nước ngoài hiện đang giảng dạy tại các trung tâm cùng tham gia với giáo viên trong trường giảng dạy và tổ chức các hoạt động cho học sinh

- Tổ chức cho cha mẹ học sinh đến dự các buổi hoạt động ngoiaj khóa của môn Tiếng Anh , cho HS làm các sản phẩm có sử dụng tiếng Anh về tặng gia đình; tổ chức các hoạt động mang tính ngày hội để huy động sự chung tay của họ.

Hai là, đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy: việc phân loại học sinh là vô cùng quan trọng, để các em có trình độ tương đương ngồi học chung với nhau vừa giúp giáo viên dễ soạn bài, giảng bài, vừa giúp học sinh được tiếp thu bài tốt hơn,nhờ các đ/c GVCN tuyên truyền đến các em học sinh Mỗi ngày cần dành it nhất 30 phút đến 1 tiếng học tiếng Anh. Không nên quá ràng buộc mình trong việc học, hãy coi nó như một sở thích, học một cách thoải mái, nhẹ nhàng sẽ giúp việc học tiếng anh không còn nhàm chán và áp lực, kết quả vì thế cũng được nâng lên.

Ba là, xây dựng môi trường hỗ trợ dạy và học ngoại ngữ , tận dụng tối đa CSVC hiện có, xây dựng các góc học tập Tiếng Anh. Tích cực trang trí các phòng, góc học tập những khẩu hiệu bằng Tiếng Anh; sưu tầm những mẩu chuyện, câu chuyện cười, thơ lục bát bằng Tiếng Anh trong những lúc rảnh rỗi; Tạo môi trường giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh, tạo cơ hội cho học sinh giao tiếp Tiếng Anh trong hầu hết các hoạt động [nói Tiếng Anh trong giờ học, giờ truy bài, giờ ra chơi, giờ sinh hoạt lớp...]. Tạo môi trường giao tiếp cho cả giáo viên và học sinh trong trường, 100% giáo viên trong nhà trường học những câu giao tiếp đơn giản, chào hỏi và các khẩu lệnh trong lớp học, học sinh trong nhà trường chào các thầy cô bằng tiếng Anh.

Bốn là, về phía học sinh: cần tìm cho mình 1 phương pháp học tập tiếng Anh phù hợp nhất. Phân chia thời gian hợp lí, thường xuyên học từ mới, cấu trúc câu trước khi đến lớp, tránh hiện tượng khôc thuộc bài cũ. Thường xuyên sở dụng tiếng Anh trong thực tế.

Trên đây là ý kiến của tổ Ngoại Ngữ về thực trạng, nguyên nhân và 1 số giải pháp giúp việc dạy và học Tiếng Anh tại trường THCS Xương Giang có chất lượng cao hơn. Xin cảm ơn các đ/c đã lắng nghe. Chúc các đ/c mạnh khỏe, chúc hội nghị của chúng ta thành công tốt đẹp.

Một số hình ảnh minh họa :

Tiết thực hành looking back and project English 9

Giáo viên thực hiện: Ngô Thị Nga Phùng Thị Lan Hương

  • Chia sẻ:
  • |
  • In bài viết

Video liên quan

Chủ Đề