Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

UBND tỉnh Kon Tum đã có nhiều nghị quyết, kế hoạch, văn bản để triển khai Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

  • Tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

  • Tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện Đề án 1008/QĐ-TTg ngày 2/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 -2020, định hướng đến năm 2025, trong năm học 2020 - 2021, ngành Giáo dục tỉnh Kon Tum tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học; xây dựng trường chuẩn quốc gia; nâng cao chất lượng giáo dục các cấp học, đặc biệt là đối với trẻ em, học sinh dân tộc thiểu số.

Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
Lớp học tiếng Việt của học sinh lớp một, trường Tiểu học Đặng Trần Côn, tỉnh Kon Tum.

Theo đó, UBND tỉnh Kon Tum đã có nhiều nghị quyết, kế hoạch, văn bản để triển khai Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu là tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số, bảo đảm các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo.

Trường Mầm non Bằng Lăng (xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum) có 4 điểm trường, trong đó có một điểm trường chính và ba điểm trường phụ. Trường có 267 học sinh là người dân tộc Banar, chiếm 66% tổng số học sinh toàn trường. Xác định việc dạy tiếng Việt cho các em học sinh dân tộc thiểu số đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các em tiếp thu được kiến thức, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã thực hiện nhiều phương pháp như tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên cũng như phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc giao tiếp bằng tiếng Việt cho các em.

Cô Nguyễn Thị Phúc Tiệp, Hiệu trưởng Trường Mầm non Bằng Lăng cho biết, khó khăn lớn nhất trong việc dạy học cho các em học sinh dân tộc thiểu số chính là rào cản ngôn ngữ giữa cô và trò, nhất là đối với lớp 3 tuổi. Bởi trước đó, các em chỉ sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình trong giao tiếp với cha mẹ và gia đình, khi đến lớp, các em không hiểu cô giáo nói gì. Khi không hiểu, các em sẽ thụ động, tự ti, ít giao tiếp, khiến việc giảng dạy gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, một số giáo viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm, khi gặp rào cản ngôn ngữ còn lúng túng, hiệu quả giảng dạy chưa cao.

Nắm bắt được vấn đề đó, nhà trường đã thường xuyên tăng cường dự giờ, tư vấn, giúp đỡ cho các giáo viên trẻ để giáo viên học hỏi, rút kinh nghiệm, vận dụng vào công tác; đồng thời, khuyến khích giáo viên chủ động tham gia học các lớp tiếng dân tộc; trao đổi với phụ huynh học sinh tăng cường sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày, giúp các em hiểu và biết cách sử dụng tiếng Việt.

Sau khi triển khai các giải pháp trên, nhà trường đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của các phụ huynh học sinh có con em là người dân tộc thiểu số đang theo học tại trường cũng như chính quyền địa phương trong việc bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường; đồng thời, qua kiểm tra sĩ số đột xuất hàng tuần, nhà trường cũng nhận thấy tỉ lệ học sinh đi học cao. Đặc biệt, số học sinh là người dân tộc thiểu số đi học đều tăng qua các năm học, cô Nguyễn Thị Phúc Tiệp nói.

Trong khi đó, dù thuộc xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum, song trường Tiểu học Đặng Trần Côn lại có 100% học sinh là người dân tộc Banar. Trường có 17 lớp với gần 500 học sinh, trong đó có 4 lớp 1 với 106 em. Lớp 1 cũng chính là khối lớp có nguy cơ nghỉ học cao, bởi một số em không biết tiếng Việt.

Cô Đậu Thị Lan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đặng Trần Côn cho biết, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh và ngành Giáo dục, nhà trường đã tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số với 18 tiết học tiếng Việt mỗi tuần. Bên cạnh đó, nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm như các hoạt động: em yêu tiếng Việt, tiếng Việt của chúng em, hoạt động trải nghiệm sáng tạo với tranh đá, trải nghiệm với toán họcqua đó tạo môi trường, cơ hội cho các em giao tiếp với tiếng Việt.

Để khắc phục những khó khăn trong công tác giảng dạy tiếng Việt cho các em học sinh, đội ngũ giáo viên của nhà trường đều đã đi học các lớp tiếng dân tộc và được cấp chứng chỉ. Nhờ vậy, mối quan hệ giữa các thầy cô giáo và các em học sinh được thân thiết, gắn kết hơn. Đặc biệt, nhà trường trưng bày hai góc địa phương, với nhiều vật dụng gắn liền với văn hóa của người dân bản địa như: gùi, mô hình nhà rông, khung cửi được chú thích bằng song ngữ Việt - Banar. Mỗi giờ ra chơi, đây là khu vực được các em học sinh tham quan, hiểu hơn về tiếng Việt và văn hóa của dân tộc mình.

Đến nay, 100% các em học sinh đã sử dụng tiếng Việt để giao tiếp trong trường. Chúng tôi khuyến khích các em khi về nhà chủ động giao tiếp với phụ huynh bằng tiếng Việt để thuận lợi cho các em trong đọc và viết. Trường còn mở 5 lớp dạy tiếng Banar song ngữ để các em không bị mai một tiếng mẹ đẻ của mình, cô Đậu Thị Lan chia sẻ.

Theo bà Đinh Thị Lan, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum, công tác tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số luôn được Sở quan tâm, chỉ đạo triển khai thực hiện. Các huyện, thành phố đã linh hoạt, sáng tạo trong việc triển khai tăng cường tiếng Việt cho trẻ, đặc biệt là trẻ trong lứa tuổi mầm non phù hợp với tình hình, đặc điểm của trẻ em và đơn vị.

Hiện nay, toàn tỉnh Kon Tum có 108/136 trường mầm non có đông trẻ em là người dân tộc thiểu số; gần 1.200 nhóm, lớp có trẻ em dân tộc thiểu số; trên 22.600 trẻ em dân tộc thiểu số trong trường mầm non được tăng cường tiếng Việt. Tỷ lệ huy động trẻ dân tộc thiểu số ra lớp đối với lứa tuổi nhà trẻ là 6,61%, tăng 1,51%; mẫu giáo là 89,3%, tăng 0,6%; tất cả trẻ dân tộc thiểu số được học 2 buổi/ngày, tăng 1.279 trẻ so với năm 2016.

Bên cạnh đó, công tác đào tạo đội ngũ giáo viên được ngành Giáo dục tỉnh quan tâm. Đến nay, tỉnh có 1.443 giáo viên dạy trẻ dân tộc thiểu số, trong đó có 579 giáo viên là người dân tộc thiểu số, 792 giáo viên biết tiếng mẹ đẻ của trẻ. 100% giáo viên dạy trẻ dân tộc thiểu số đều được tập huấn, bồi dưỡng về tăng cường tiếng Việt.

Mặc dù vậy, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum cũng cho biết, công tác dạy tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn. Một số huyện địa bàn bị chia cắt, dân cư không tập trung ảnh hưởng đến việc huy động trẻ đến lớp. Số lượng giáo viên mầm non còn thiếu, chưa đảm bảo giáo viên/lớp theo quy định; một số trường mầm non có số lượng đồ dùng, đồ chơi còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu vui chơi, học tập của trẻ. Một số trường còn thiếu phòng chức năng, phòng học của nhóm trẻ không đủ diện tích, sân chơi nhỏ,

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các bộ, ngành liên quan tham mưu Chính phủ tiếp tục thực hiện các chế độ hỗ trợ cho giáo viên và trẻ em mẫu giáo; bố trí đủ biên chế giáo viên mầm non theo Thông tư 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV và quan tâm, ưu tiên nguồn kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho địa phương; qua đó, giúp việc thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 của tỉnh đạt được kết quả cao hơn, nhất là đối với tỉnh có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao như Kon Tum.

Tin, ảnh: Dư Toán (TTXVN)
Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
Khánh Hòa tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số

Qua 5 năm thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa đã thu được nhiều hiệu quả tích cực.

Chia sẻ:
Từ khóa:
  • Dạy tiếng Việt,
  • học sinh dân tộc thiểu số,
  • Kon Tum,
Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
Giáo viên Trường Tiểu học Đoàn Kết, huyện Phong Thổ (Lai Châu) hướng dẫn học sinh viết chữ. Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN

Qua đó, học sinh mầm non, tiểu học dân tộc thiểu số đã mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn.

Linh hoạt các giải pháp

Lai Châu là tỉnh miền núi, biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, với 20 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 5 dân tộc rất ít người là Cống, Mảng, Si La, La Hủ và Lự. Người dân tộc thiểu số chiếm 86% dân số của tỉnh. Khó khăn lớn nhất của học sinh dân tộc thiểu số khi đến trường là khả năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp, học tập. Vì vậy, để các em có thể nói thành thạo tiếng Việt ngay từ nhỏ, phòng giáo dục các huyện, thị đã lồng ghép nhiều giải pháp linh hoạt trong hoạt động giảng dạy tiếng Việt cho học sinh.

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác dạy tiếng Việt cho học sinh trên địa bàn, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phong Thổ đã cụ thể hóa đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùngdân tộc thiểu sốgiai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 của tỉnh Lai Châu trong thực hiện nhiệm vụ năm học, với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú.

Ông Nguyễn Vương Hùng, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cho biết: với đặc thù là huyện biên giới, có đông người dân tộc thiểu số, Phòng đã chỉ đạo các trường xây dựng mô hình thư viện tại trường; tổ chức ngày hội đọc sách, hội thi giao lưu tiếng Việt giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Mặt khác, Phòng đẩy mạnh tuyên tuyền tại các trường mầm non, tiểu học với nhiều hình thức như: qua các hội thi, hệ thống loa phát thanh, chương trình măng non của trường, các cuộc họp bản; phối hợp với chính quyền địa phương vận động cha mẹ học sinh thường xuyên giao tiếp bằng tiếng Việt tại gia đình để trẻ có thêm vốn từ. Đến nay, trên địa bàn, tỷ lệ học sinh mầm non ra lớp theo đúng độ tuổi đạt gần 100%; học sinh tiểu học dân tộc thiểu số đã mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của huyện.

Còn tại huyện Tam Đường, ông Phạm Chiến Công, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện cho hay: thời gian qua, Phòng đã chỉ đạo các trường làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình, khuyến khích cha mẹ trẻ nói tiếng Việt tại gia đình, cộng đồng nơi trẻ sinh sống, để tạo cơ hội cho trẻ thường xuyên được sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày.

Đồng thời, Phòng cũng chỉ đạo các trường khai thác sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; xây dựng mô hình thư viện thân thiện, tạo không gian đọc cho học sinh đảm bảo tạo môi trường học tập thân thiện phù hợp với nội dung giáo dục của từng độ tuổi, từng chủ đề, lớp học. Đến nay, tất cả trẻ em mẫu giáo, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số đều được tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi. Tỷ lệ trẻ ra lớp theo đúng độ tuổi đạt gần 100%.

Một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

Nhiều cách làm sáng tạo

Do đặc thù là tỉnh có đông người dân tộc thiểu số, nên khả năng nói thành thạo tiếng Việt của học sinh còn nhiều hạn chế. Xác định khó khăn này, các trường học trên địa bàn đã có nhiều cách làm sáng tạo trong việc tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh.

Năm học 2021-2022, Trường Mầm non Thu Lũm, xã biên giới Thu Lũm, huyện Mường Tè có 178 trẻ dân tộc Hà Nhì, Dao và La Hủ. Hầu hết trẻ chưa nói sõi tiếng Việt, gây khó khăn trong việc giao tiếp giữa cô và trò.

Cô giáo Tao Thị Yên, Phó Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: nhằm giúp trẻ có thể nói được tiếng Việt ngay từ nhỏ, nhà trường đã phân loại từng đối tượng để có cách dạy phù hợp, đồng thời khuyến khích các cô giáo học tiếng dân tộc để dạy song ngữ cho trẻ. Mặt khác, trường cũng thường xuyên lồng ghép sử dụng tiếng Việt trong tổ chức các hoạt động văn hóa dân tộc, nghe kể chuyện dân gian, đọc thơ, ca dao, trong đó tập trung vào việc luyện phát âm ngọng cho trẻ. Cùng với đó, nhà trường chỉ đạo giáo viên viết bằng chữ phổ thông lên các khu vui chơi, đồ dùng, đồ chơi ngoài trời để trẻ có thể luyện phát âm; khuyến khích trẻ giao tiếp với cô giáo và các bạn bằng tiếng Việt. Nhờ vậy, bước đầu trẻ đã nhận biết, phát âm tương đối đúng theo bộ chữ cái tiếng Việt và có kỹ năng cơ bản trước khi vào lớp 1.

Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Huổi Luông, xã biên giới Huổi Luông, huyện Phong Thổ có một điểm trường chính và 12 điểm trường lẻ với 35 lớp/885 học sinh, trong đó, 98% học sinh là người dân tộc thiểu số. Thực hiện nhiệm vụ giáo dục trên địa bàn xã vùng biên giới, nhà trường gặp không ít khó khăn. Các em học sinh nói tiếng phổ thông chưa thạo, còn nhút nhát, rụt rè, ngại giao tiếp dẫn đến việc trao đổi bài trên lớp chưa sôi nổi.

Trước thực tế đó, nhà trường tích cực, tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, nhằm giúp các em mạnh dạn khi giao tiếp và học tập hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.

Thầy giáo Đặng Công Sáu, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: xác định tiếng Việt có vai trò quan trọng trong hoạt động dạy và học, thời gian qua Nhà trường đã tăng số buổi học trong tuần ở tất cả các khối lớp để học sinh có nhiều cơ hội cũng như thời gian giao tiếp bằng tiếng phổ thông với thầy cô, bạn bè; tích hợp dạy tiếng Việt trong các môn học, hoạt động giáo dục ngoài giờ, tăng thời gian luyện nói cho học sinh.

Đối với các tổ, khối, nhà trường phân công tổ trưởng, tổ phó chuyên môn chịu trách nhiệm việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh tại khối lớp mình. Mỗi giáo viên có kế hoạch cụ thể về chương trình soạn giảng, giờ dạy học, đảm bảo nội dung tăng cường tiếng Việt cho học sinh. Hình thức dạy học theo hướng phân hóa các đối tượng, bám sát đối tượng, phù hợp và phát huy được tính tích cực của nhiều học sinh trong cùng một lớp được áp dụng. Ngoài ra, nhà trường khuyến khích giáo viên tự học tiếng dân tộc để phục vụ công tác giảng dạy.

Nhờ đó, năm học vừa qua, 100% học sinh trong trường biết giao tiếp bằng tiếng Việt, nhất là học sinh khối lớp 1 có khả năng nói tiếng Việt thành thạo. Em Chu Dô Hôi, học sinh lớp 3A2 bộc bạch: trước đây, ở nhà, em hay giao tiếp với bố mẹ và mọi người trong bản bằng tiếng Hà Nhì. Khi đến lớp, em biết ít tiếng phổ thông nên gặp khó khăn khi học, nói chuyện với thầy cô, bạn bè. Từ khi được các thầy cô giảng dạy tiếng Việt, vốn từ của em phong phú hơn và giờ em có thể nói, viết bằng tiếng Việt.

Với những cách làm hiệu quả, năm 2020 Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Huổi Luông được Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số.

Thống kê của ngành chức năng, giai đoạn 2016-2020, Lai Châu có 100% trẻ mầm non, tiểu học ra lớp được tăng cường tiếng Việt theo từng độ tuổi; trẻ ra lớp được ăn ngủ bán trú tại trường và học 2 buổi/ngày theo chương trình giáo dục phổ thông. 100% cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học được bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phục vụ hiệu quả công tác tăng cường tiếng Việt. Trẻ mẫu giáo từ 3-5 tuổi ra lớp đạt 99,2%, học sinh dân tộc thiểu số vào lớp 1 được học qua lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt 99,8%. Đa số học sinh tiểu học dân tộc thiểu số đã mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, học tập, góp phần nâng cao tỷ lệ chuyên cần và chất lượng giáo dục trên địa bàn.

Thời gian tới, ngành Giáo dục Lai Châu tiếp tục chỉ đạo các trường học duy trì mô hình thư viện tại trường, ngày hội đọc sách và hội thi giao lưu tiếng Việt; khuyến khích các thầy cô giáo đề xuất ý tưởng, cách làm mới về tăng cường tiếng Việt cho học sinh; tăng cường thời gian luyện nói cho học sinh trong các giờ học chính khóa, sinh hoạt đội, sinh hoạt sao nhi đồng. Các trường lồng ghép hoạt động vui chơi gắn với học tiếng Việt để học sinh thành thạo tiếng Việt, tự tin tham gia hoạt động chung của trường, lớp.

Văn chấn (Yên Bái): Tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS