Một tấc thời gian review

Giới thiệu truyện :

Nội dung chính Show

  • TẢ KHANH TỪ – TÔ VÂN LẠC
  • LẠC CHỈ – THỊNH HOÀI NAM
  • CHUYỆN TÌNH CỦA HAI TÂM HỒN LẠC
  • TRƯƠNG VÔ KỴ – TRIỆU MẪN
  • “Ranh giới mong manh giữa yêu – hận – tình – thù”
  • CẢNH CẢNH DƯ HOÀI – RĂNG KHỂNH, MẮT BIẾC, VÀ DUYÊN PHẬN BẮT NGUỒN TỪ HAI CÁI TÊN
  • ĐINH MÃO – TIÊU LAN LAN
  • QUÁCH ĐẮC HỮU – CỐ ẢNH
  • NÉT PHÁ CÁCH TÁO BẠO CỦA
  • DÒNG PHIM CHUYỂN THỂ
  •  TAKING CHANCE – THE PAIN OF BEING LEFT BEHIND

Dịch GG :

Copywriter: Zuo Qing giữ nguyên biểu cảm của cô ấy, “Ở bên tôi rất khó?” “Em không sao.” Lời nói của cô ấy dừng lại một chút, “Nhưng ở bên cạnh anh, tôi sẽ luôn là một con chó cái.” Anh ấy không nói. Cô ấy được quấn trong một chiếc chăn bông Jin. -------------------------- Nghĩa là nam nhân vật chính là một tên côn đồ và chắc chắn là ranh giới phân chia ------ -------- ----------------- Phiên bản văn học: Một là ông chủ snitch, kẻ bị ruồng bỏ chính thống, kẻ ngốc đi thẳng theo đại lộ; người kia là con trai của Houfu, vô song, ý chí tự cường và lãnh đạm. Ác quỷ kiềm chế; một cuộn của núi và sông, mở ra một thời kỳ gặp gỡ của số phận. Nếu chỉ có một tấc lòng thương nhớ thì ai đo được độ ngắn, dài của khúc hát. --------------------------bàn

Convert :

Văn án: Tả khanh từ không lộ thanh sắc, “Cùng ta ở bên nhau rất khó chịu?” “Ngươi thực hảo.” Nàng lời nói lược ngừng một cái chớp mắt, “Nhưng ở bên cạnh ngươi, ta vĩnh viễn là cái tiện nhân.” Hắn không có lại nói, một hiên cẩm khâm đem nàng bọc đi vào. -------------------------- tỏ vẻ nam chủ là cái lưu manh không cần hoài nghi phân cách tuyến ------------------------------- văn nghệ bản: Một cái là diệu thủ phi tặc, chính giáo bỏ đồ, đại đạo ngàn điều thiên thẳng hành ngu giả; một cái là chờ phủ công tử, phong hoa vô song, tùy hứng lương bạc vô ki thúc ác ma; một quyển núi sông đồ, mở ra một đoạn nhân duyên tình cờ gặp gỡ. Nếu là tương tư duy nhất tấc, ai lượng khúc trung tình ưu khuyết điểm. -------------------------- biểu

TẢ KHANH TỪ – TÔ VÂN LẠC

“Giữa nàng và hắn từ trước đến giờ, đều chỉ cách nhau một tấc tương tư”

I.       Xích Viêm Sa tương ngộ – Niên thiếu động tâm

          Có những con đường dẫn đến vô biên, có những giấc mơ hóa thành bọt biển, có những kỷ niệm dịu dàng như tơ, và một mối nhân duyên bắt đầu từ miền quan ải hoang tàn quanh năm gió cát. Một bức Sơn Hà Đồ thất lạc, trở thành nguồn cơn cớ sự cho sự tương ngộ giữa hai tâm hồn cô độc phiêu du giữa giang hồ rộng lớn.

          Tả Khanh Từ – vị lang trung trẻ tuổi mang nặng tổn thương bởi phải gánh chịu nỗi đau bội tín từ những người thân yêu trong quá khứ, lặng lẽ kéo dài cuộc sống vô vị dưới nụ cười thờ ơ tùy hứng, để nỗi cô đơn trải dọc theo hành trình vô định lang bạt xuyên qua trời đất bao la.

          Tô Vân Lạc – nữ phi tặc ẩn mình sâu dưới lớp mặt nạ lạnh nhạt cổ quái là sứ mệnh tìm thuốc cứu thầy trong tuyệt vọng, mười năm đằng đẵng lẳng lặng in dấu chân mình lên khắp chân trời góc bể từ miền tuyết phủ quanh năm đến vùng rừng thiêng nước độc đã khiến tâm hồn thiếu nữ 18 trở nên lặng câm, chai sạn, phủ dày hoài nghi trước quá nhiều sóng gió của định mệnh.

Một tấc thời gian review

            Như một sự trùng lặp của vòng quay số phận, họ gặp lại nhau sau mối duyên phận ngắn ngủi thuở ấu thơ, rồi thành bạn đồng hành trong cuộc hành trình thăm thẳm cuồn cuộn gió cát nơi vùng biên ải xa xôi, để đoạt lại tấm Sơn Hà Đồ quý giá vì vận mệnh dân tộc. Hai tháng hợp tác ngắn ngủi nhưng nếm trải đủ gian lao, cùng sóng vai ngồi sưởi ấm bên đống lửa cháy đỏ giữa đêm đông buốt giá lạnh căm, cùng nhau vượt qua bao lần hiểm nguy trùng trùng vây khốn, cùng thành toàn hẹn ước dang dở 10 năm giữa thời khắc sinh tử, cùng trải qua cảm giác mỗi bước đi là mỗi một lần kinh tâm động phách. Để rồi không biết từ lúc nào, nỗi nhớ như vạn sợi tơ sầu, xuyên qua ánh trăng bàng bạc bao phủ đêm chia ly nơi biên cảnh Thác Châu, vươn dài giữa hoàng hôn Xích Viêm Sa tàn úa sắc dĩ vãng, lặng lẽ khắc sâu bóng dáng từng người vào tâm tưởng đối phương.

II.      Hẹn ước Du Giang – Đêm hoa đăng định tình

“Ta luôn muốn tìm một nơi, non xanh nước biếc, mở một y quán, mỗi ngày đều có bệnh nhân đến khám, một ngày kiếm được bao nhiêu tiền, đều sẽ mua y phục, trang sức cho nương tử…

.

..Huynh tốt với nương tử mình thật…”

          Từ biệt nhau chưa tròn một tháng, họ lại một lần nữa hội ngộ tại vùng đất Du Giang trù phú phồn hoa rực rỡ, hai tiếng duyên phận tuy mơ hồ mà kỳ diệu, chậm rãi dệt nên tấm lưới vô hình bao phủ lấy hai cuộc đời tưởng chừng chẳng thể giao nhau.

          Trong suốt hơn hai mươi năm sống mơ mơ hồ hồ nửa hư nửa thực, lần đầu tiên hắn muốn có một chốn gọi là “nhà”, nơi hắn có thê có tử, mỗi ngày có thể khám bệnh kiếm tiền mua y phục trang sức cho nương tử. Giữa phố phường lung linh bóng hoa đăng, khi ánh nến hanh hao len lỏi qua cái rét mướt ẩm ướt của cơn mưa vội buổi đêm, soi rọi nụ cười dịu dàng của người thương, hắn lại một lần nữa cảm giác như “mình đang sống”. Người vốn ích kỷ, vậy xin hãy để cho hắn được ích kỷ một lần, không màng đạo nghĩa ân tình mà “trộm” lấy nụ cười của nàng, mang về giấu đi cho riêng mình.

          Vốn nghĩ chỉ là một đoạn nhân sinh ngắn ngủi, nào ngờ lại là một mối duyên phận khắc cốt ghi tâm, hắn xuất hiện như một cơn gió xuân ấm áp vươn tay ôm lấy tâm hồn chai đá cằn cỗi của nàng. Lần đầu tiên, ngoài sư phụ có người đối xử với nàng dịu dàng trân trọng đến độ khiến nàng tạm quên đi gánh nặng hằn sâu trong tim. Y phục mới tinh đẹp đẽ, trâm hoa cài đầu yêu kiều duyên dáng, đèn hoa rực rỡ nhuộm thắm sắc má hồng, phố đêm rộn ràng huyên náo, hơi ấm tình thân lan tỏa giữa người với người, nàng dường như chẳng còn là một Phi Khấu Nhi cô độc lãnh cảm nữa mà chỉ là một thiếu nữ đang độ thanh xuân, hạnh phúc mỉm cười dạo bước bên ý trung nhân.

III.    Từ Huyết Dực Tộc đến Vô Nhĩ Trại – Nơi tổn thương bắt đầu

          Bên tình bên hiếu khó vẹn toàn, tình cảm đôi lứa cuối cùng cũng phải gục ngã trước những lựa chọn sinh tử. Sự tin tưởng tưởng chừng kiên cố vững chãi, sau nhiều lần ray rứt oằn mình chống đỡ lớp lớp hoài nghi và dối lừa, rốt cục cũng phải vỡ nát trước ván cờ hoàng quyền.  

.

“Muội muốn giết ta sao? …

.

…Là chàng, … muốn giết ta”

Hắn yêu nàng, yêu hơn cả sinh mạng, yêu đến độ chấp niệm cuồng si. Thứ tình yêu khiến hắn muốn chiếm hữu toàn bộ nàng, như một đứa trẻ giữ chặt lấy “món đồ chơi” yêu thích, chỉ muốn giấu đi cho mình mình, không muốn chia sẻ cho bất kỳ người nào, kể cả sư phụ của nàng. Trước nàng, hắn không còn là thiếu soái đặt lý trí lên trên thân tình Nghiêm Thực của Tĩnh Bắc quân kiêu dũng thiện chiến, cũng không phải thiếu cốc chủ tài trí vượt bậc, tay nắm càn khôn Tả Khanh Từ của Phương Ngoại Cốc vang danh tứ hải; mà chỉ là một kẻ si tình điên cuồng, vừa ích kỷ lại vừa tàn nhẫn, thậm chí có thể làm mọi thứ để có được giai nhân.

          Đối với Tả Khanh Từ, Tô Vân Lạc chính là mạng sống của hắn, là hy vọng duy nhất rọi sáng cuộc đời u ám ảm đạm của hắn, là bảo vật quý giá vô ngần mà hắn phải dùng máu và nước mắt để nâng niu, bảo hộ. Để rồi cũng chính vì quá yêu mà hắn năm lần bảy lượt gián tiếp tổn thương nàng, đồng thời tổn thương chính bản thân mình, khoét sâu lằn ranh bất tín giữa hai người, khiến cả nàng và hắn đều bị quấn vào nỗi tổn thương vô tận cùng mối sầu khổ tương tư khôn kể.

“Trước đây ta thường nghĩ, thế nhân xuẩn ngốc, luôn để ý những chuyện tình cảm vô vị nên phải chịu mệt mỏi, cho đến khi gặp được muội, ta mới hiểu được tư vị này”

Nàng yêu hắn, một tình yêu toàn vẹn không toan tính, nhưng phần tình mà nàng dành cho hắn vẫn không thể vượt qua được gánh nặng ân nghĩa mà nàng nhận được từ sư phụ. Sư phụ nàng, người không chỉ là thầy mà còn là cha, là người đã cứu sống, dạy dỗ nàng nên người và cũng là chỗ dựa tinh thần vững vàng giúp nàng kiên cường đối diện với sóng gió khắc nghiệt của cuộc đời. Mạng của Tô Toàn, chính là mạng của Tô Vân Lạc.

          Thế nhưng tạo hóa trêu ngươi, quốc gia lâm nguy, giang sơn chao đảo; có những sự hy sinh không thể tránh khỏi, có những nỗi đau buộc phải thừa nhận, có những chọn lựa khiến lòng nhỏ máu. Bằng hữu thân quen, người thì niềm tin vụn vỡ, kẻ đến nhà cũng chẳng còn để về, nỗi bi thương bao phủ từng ngóc ngách tâm hồn, kinh đô một chiều đông tuyết phủ, ảm đạm và tang hoang. Hắn, vì trọng trách bảo toàn thiên hạ an ổn, đã buộc phải lựa chọn hy sinh người thầy mà nàng yêu quý.

          Từ người thương hóa kẻ thù, khổ đau nhân đôi bởi niềm tin bị bội phản, nỗi cô đơn trải dài theo ánh đèn hoa le lói giữa con nước mênh mang, hẹn ước đêm hoa đăng vụt sáng rồi tàn nhanh như vệt pháo hoa rơi giữa trời khuya lạnh lẽo. Hoa tang trắng lặng lẽ thay thế trâm bạc, váy hoa dịu dàng lẳng lặng nằm yên dưới đáy hòm, để rồi trên thế gian chỉ còn lại một Phi Khấu Nhi lặng câm vô cảm.

IV.      Ẩn cư tại Trung Đô – Năm tháng tĩnh lặng, kiếp này bình an

“Dưới mái hiên, trên song cửa in bóng cây nghiêng

Nâng chén trà thơm, cùng người đối ẩm chuyện tháng năm”

            Thời gian khép mình bên khung cửa gỗ, quá khứ tang thương in hằn trong ký ức, cố nhân xưa kẻ còn người mất. Thời gian buông một tiếng thở dài mặc niệm xuyên qua từng hàng cột đá uy nghiêm nơi Cung Chính Dương trầm mặc bề thế, thì thầm len lỏi giữa từng lớp người đến rồi lại đi nơi đại sảnh Sơn Thủy Độ huyên náo nhộn nhịp, thấm vào từng phiến đá cổ xưa nơi Phương Ngoại Cốc thế ngoại đào viên.

            Đâu đó giữa lòng Trung Đô, có một gian y quán bình phàm, trước cửa luôn treo một ngọn hoa đăng nho nhỏ, mỗi ngày đều mở cửa đón khách. Trong y quán có một đại phu trẻ tuổi hay cười, thích ăn bánh trung thu thịt bò do nương tử làm, mỗi ngày khám bệnh được bao nhiêu tiền đều dành để mua y phục cho nương tử, mua kẹo đường cho nữ nhi.

.

“Kiếm rời khỏi vỏ, oán ân đã khép, ai cười mặc ai,

Bỏ lại nhân gian phồn hoa náo nhiệt, chỉ nguyện cùng người bạc đầu giai lão”

….

LẠC CHỈ – THỊNH HOÀI NAM

CHUYỆN TÌNH CỦA HAI TÂM HỒN LẠC

“Quất sinh hoài nam tắc vi quất, Quất sinh hoài bắc tắc vi chỉ”

Trải dài xuyên suốt qua những năm tháng thanh xuân mơ hồ phảng phất giữa những con chữ của Bát Nguyệt Trường An, tại ngôi trường Chấn Hoa lắm nhân tài và cũng ngập tràn ánh nắng mùa hạ năm đó, bên cạnh cặp đôi nổi tiếng Cảnh Cảnh Dư Hoài, đôi bạn cùng tiến Lâm Dương Dư Châu Châu, thì thật vô cùng thiếu sót nếu không nhắc đến hai cái tên đã viết nên huyền thoại của Chấn Hoa – Lạc Chỉ và Thịnh Hoài Nam.

Không giống tình cảm trong veo, đẹp đẽ thấm đẫm mùi vị thanh xuân của Dư Hoài và Cảnh Cảnh hay Lâm Dương và Dư Châu Châu, tình yêu của Lạc Chỉ và Thịnh Hoài Nam lặng lẽ và lắm thăng trầm hơn nhiều. Số phận của họ ngay từ lúc đầu dường như đã định sẵn là trắc trở, giống như cây Chỉ chẳng thể sống nổi tại vùng đất phía nam sông Hoài vậy. Tất cả khúc mắc từ khác biệt về gia thế, tính cách cho đến nỗi uất ức khó nguôi ngoai từ cái chết của cha Lạc Chỉ, đã kết nên một dãy hào sâu ngăn cách giữa họ khiến cho dù có lướt qua nhau vô số lần giữa những hành lang lộng gió của Chấn Hoa, thì họ cũng vẫn chỉ mãi là hai đường thẳng song song vô duyên vô phận. Thế nhưng, tình yêu vốn là một phép toán lỗi, nên hai đường thẳng song song cũng có thể trở thành đường tiệm cận, giống như thể câu nói “Phụng thiên thừa vận, Trẫm muốn cưới nàng” năm xưa đã vô tình khởi động bánh xe vận mệnh làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của Lạc Chỉ và Thịnh Hoài Nam vậy.

Xuyên suốt trong mảng ký ức mơ hồ của Lạc Chỉ, hình ảnh vị hoàng đế trẻ con chìm khuất trong sắc pháo hồng rạng rỡ năm nào dường như chưa từng biến mất hoàn toàn, ba chữ Thịnh Hoài Nam giống như một “lời nguyền” mà thần ái tình đã tàn nhẫn giáng xuống trái tim cô, khiến cho những năm tháng thanh xuân của cô luôn thấp thoáng bóng lưng đẹp đẽ nhưng xa vời của chàng trai ấy.

“Lãng mạn, chính là không có về sau”

 Sau mười một năm cách biệt, Lạc Chỉ cuối cùng cũng gặp lại Thịnh Hoài Nam khi bước chân vào Chấn Hoa. Anh không còn là cậu bé ngây ngô năm xưa nữa mà đã trở nên một chàng thiếu niên tỏa sáng rạng rỡ như dải nắng ấm trong veo những ngày đầu thu, ấm áp đến mức khiến một đứa con gái luôn trầm lặng cô đơn như cô luyến tiếc chẳng muốn rời mắt. Vậy là, suốt ba năm cấp ba, khuất sau vẻ ngoài thờ ơ lạnh nhạt, cô luôn lặng lẽ dõi theo anh bằng ánh mắt dịu dàng lén lút, dè dặt giẫm lên con đường mà anh đã đi qua, khẽ khàng cất giấu sâu trong tim mình bóng dáng cao gầy mà bình thản, thần thái tự tin mà vững vàng ấy. Giữa bao giông bão của số phận, sự tồn tại của người ấy đã trở thành ngọn đèn soi lối dẫn đường, bầu bạn cùng cô vượt qua những tháng ngày đằng đẵng cô độc, là động lực vực cô dậy sau mỗi lần nản lòng, giúp cô từng bước trở nên mạnh mẽ tự tin đối diện với cuộc đời.

Như một chú ong mẫn cán, Lạc Chỉ cần cù gom góp nâng niu từng mảnh vụn ký ức về Thịnh Hoài Nam, cố gắng hết sức để có thể đường hoàng xuất hiện trước mặt anh. Thế nhưng thực tế luôn thích tát một cú thật đau vào lúc ta không ngờ đến nhất, tất cả mọi nỗ lực của Lạc Chỉ để được xứng đáng đứng ngang hàng với Thịnh Hoài Nam hóa ra chỉ là sự cố chấp đến nực cười của một mình cô, Thịnh Hoài Nam vẫn kiêu ngạo yên vị với vị trí đầu bảng ban Tự nhiên, nhưng anh chưa một lần để ý đến cái tên Lạc Chỉ lẻ loi xếp song song tên mình bên cột danh sách của ban Xã hội, vì bên cạnh anh giờ đã có Diệp Triển Nhan, cô bạn cùng lớp xinh đẹp nổi bật hoàn toàn khác cô.

Lạc Chỉ chợt hiểu rõ, dù có cố gắng thể hiện thế nào thì cô cũng không bao giờ là đối tượng khiến anh chú ý.

Cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn, nhưng mỉa mai thay, niềm vui nho nhỏ mỗi lần len lén bước theo sau anh, lẳng lặng ngắm theo bóng lưng thẳng tắp ấy từ xa, giờ lại hóa thành nỗi bi thương giày vò khôn tả. Dòng chữ “Lạc Chỉ yêu Thịnh Hoài Nam, không ai hay biết” nằm khiêm tốn nơi góc khuất sân thượng vào buỗi lễ tốt nghiệp đã trở thành dấu chấm câu kết thúc mối tình vô vọng của Lạc Chỉ đối với Thịnh Hoài Nam. Cứ như vậy, mảng ký ức thanh xuân trải dài từ khung cửa sổ bí mật cho đến khán đài sân bóng, từ vị trí đầu bảng danh sách cho đến cột cờ cao ngạo nghễ, từ công thức hóa học sai viết nguệch ngoạc trên lớp kính mờ sương cho đến chiếc áo mưa Hello Kitty màu hồng, từ bài văn mẫu bị dùng làm nháp tính toán cho đến câu hỏi cậu tên gì bị bỏ lỡ, rốt cuộc đã bị Lạc Chỉ bỏ lại cùng với nét bút run rẩy nơi sân thượng trống trải lộng gió năm nào, từ từ trở nên mục rữa úa tàn. Còn cô, cuối cùng cũng chỉ có thể giống như bao người qua đường khác, sau khi hoàng tử công chúa gặp gỡ nhau, âm thầm rời đi không người hay biết.

“Khoảng cách xa xôi nhất trên thế gian là anh biết em thích anh, nhưng lại không dám chắc người em thích rốt cuộc có đúng là anh hay không.”

Đối với Thịnh Hoài Nam, Lạc Chỉ giống như một bài toán càng giải càng bế tắc, người con gái mà khi lần đầu gặp mặt anh đã từng cho rằng cô cũng thích mình như những cô gái khác hóa ra không đơn giản như trong tưởng tượng của anh. Hầu như tất cả những gì anh đoán về cô đều chẳng đúng được bao nhiêu, có lẽ ngoại trừ việc cô thích anh, nhưng tiếc thay, ngay cả khi đã nắm rõ mười mươi là cô có thiện cảm với mình, thì anh cũng vẫn chẳng thể hiểu rõ được bản chất mối quan hệ giữa hai người đang dừng ở mức tình bạn hay tình yêu. Cứ như vậy, không biết tự bao giờ, anh bắt đầu quan sát cô, ánh mắt luôn tự động tìm kiếm bóng dáng cô giữa chốn đông người, thời gian nghĩ về cô mỗi ngày một nhiều hơn, cảm thấy vui khi được gặp cô; khó chịu bực bội khi thấy cô cười nói với những người con trai khác…, quãng thời gian trưởng thành hoàn hảo tẻ nhạt của anh bỗng trở nên phong phú và ngọt ngào hơn gấp bội kể từ khi cô xuất hiện.

Thịnh Hoài Nam dần nhận ra mình ngày nào mình cũng nhớ cô. Lần đầu tiên trong gần hai mươi năm cuộc đời, anh, người đã từng tỉnh táo dứt khoát kết thúc mối tình cấp ba đậm chất phù phiếm và ấu trĩ với cô bạn gái cũ thích khoe mẽ và ưa làm màu Diệp Triển Nhan; người có thể dễ dàng dùng sự hòa nhã lịch sự để giấu đi vẻ khó chịu đượm màu trào phúng mỗi lần đối diện với cô bạn cùng lớp cố chấp đến mức cực đoan Trịnh Văn Thụy; người mà ngay cả khi bị lôi vào một tình thế khó xử khi bị cô gái mà bạn thân mình để ý tỏ tình thì vẫn đủ bình tĩnh để lịch sự nói một câu rộng lượng “mong cậu tự trọng một chút”, đã biết như thế nào là cảm giác thấp thỏm khi đứng trước một cô gái.

Anh thích cô mất rồi!

Như người ta thường nói, yêu càng nhiều thì càng hèn mọn, thái độ bình thản và điềm đạm của Lạc Chỉ trong mối quan hệ “tình bạn” giữa hai người dần khiến Thịnh Hoài Nam hoài nghi về đánh giá của mình. Để rồi anh hoang mang nhận ra rằng hình như cô chưa từng tự nguyện khẳng định rằng cô thích anh, tất cả chỉ là do anh tự cho rằng cô thích mình, nhưng dù có nhiều dấu hiệu như thế nào thì chẳng phải đó cũng chỉ là “một loại cảm giác” thôi đó sao. Cho đến khi có người nói với anh rằng cô hoàn toàn không tốt đẹp lương thiện như vẻ bề ngoài thì sự lo lắng trong anh bùng nổ thành nỗi sợ hãi thật sự. Nhưng trớ trêu thay, cái anh sợ không phải là cô thật sự xấu xa, giả dối như những gì người ta nói, mà anh sợ sự dối trá ấy sẽ bao gồm cả tình cảm của cô đối với anh, sợ một ngày nào đó cô sẽ lạnh nhạt nói với anh rằng: “Thật ra mình không thích cậu, xin lỗi vì đã khiến cậu hiểu nhầm”.

“Thịnh Hoài Nam yêu Lạc Chỉ, cả thế giới đều biết.”

Nỗi cố chấp của con người không phải thứ muốn cắt đứt là cắt đứt ngay được. Có thể chúng ta sẽ thề thốt là phải quên đi, nhưng rồi cuối cùng vẫn phải oán trách sự bất lực của chính mình. Thịnh Hoài Nam nhận ra rằng cứ mãi khăng khăng cố chấp là một chuyện quá mệt mỏi. Thành thật với bản thân là quan trọng nhất, nếu không anh sẽ càng hối tiếc hơn.

Thịnh Hoài Nam yêu Lạc Chỉ, yêu cô gái với đôi mắt sáng lung linh mỗi khi nhìn vào đều có thể khiến trái tim chai sạn lạnh lẽo của anh giống như được một dòng nước ấm tưới lên. Dẫu cô có xấu xa, dối trá, thủ đoạn, lòng dạ thâm sâu, sao cũng được, chỉ cần cô yêu anh là đủ rồi.

—- Hết —-

TRƯƠNG VÔ KỴ – TRIỆU MẪN

PHẦN 1

“Ranh giới mong manh giữa yêu – hận – tình – thù”

Lời đề

Với tôi, Ỷ Thiên Đồ Long Ký luôn là một câu chuyện chưa trọn vẹn, nếu không nói đến ý nghĩa đáng suy ngẫm về dã tâm của con người, tính mơ hồ lẫn lộn của lằn ranh thiện- ác, chính – tà, tinh thần nghĩa hiệp giữa các bậc anh hùng đỉnh thiên lập địa, và lòng yêu nước quả cảm của lớp hào sĩ giang hồ trải dài xuyên suốt khắp 104 hồi truyện, mà chỉ xét riêng “phần tình” thì thú thật là tôi cảm thấy chưa thỏa mãn khi đọc tác phẩm này. Vì vậy, dù cực kỳ thích Triệu Mẫn – nàng quận chúa thông minh toàn tài, một nhân vật điển hình cho hình ảnh phụ nữ tài năng độc lập đầy bản lĩnh chẳng kém mày râu; thì tôi vẫn không hề có ý định viết về cặp đôi Trương Vô Kỵ – Triệu Mẫn.

Tuy nhiên, tôi đã phải thay đổi suy nghĩ khi xem bản phim “Tân Ỷ Thiên Đồ Long Ký” vừa được phát sóng vào đầu năm 2019. Đầu tiên phải thừa nhận bản remake lần này không phải là một lựa chọn hoàn hảo cho các fan-cứng của Kim Dung nói chung và của nguyên tác truyện Ỷ Thiên Đồ Long Ký nói riêng, vì nó thật sự không hề mãn nhãn về phần võ thuật, nhưng khéo làm sao “phần tình” được cải biên trong bản phim này lại vừa ý tôi vô cùng. Vậy nên, bài review này tôi muốn viết dành tặng riêng cho cặp đôi Trương Vô Kỵ – Triệu Mẫn của bản phim Tân Ỷ Thiên Đồ Long Ký 2019, và cũng là một lời cảm ơn dành cho biên kịch phim, người khiến tôi lần đầu tiên cảm thấy Trương Vô Ky thật sự xứng đáng với sự hy sinh của Triệu Mẫn.

***

Ỷ Thiên Đồ Long Ký là câu chuyện kể về cuộc đời đầy sóng gió của Trương Vô Kỵ từ một cậu bé mồ côi lưu lạc tha hương cho đến khi trở thành vị Giáo chủ trẻ tuổi tài năng của Minh Giáo, nên hầu hết mọi sự kiện và biến cố trong truyện đều lấy anh làm trung tâm để phát triển. Do đó, với tâm lý “đến trước làm chủ”, rất nhiều người cho rằng so với Chu Chỉ Nhược, Ân Ly và Tiểu Chiêu thì Triệu Mẫn là người ít thích hợp nhất với Trương Vô Kỵ  – vì 3 cô gái kia xuất hiện trong cuộc đời của Trương Vô Kỵ sớm hơn cô và thậm chí đều có mối quan hệ với anh tốt hơn cô.

Luận về ấn tượng ban đầu, ta thấy Trương Vô Kỵ lần đầu gặp Chu Chỉ Nhược khi cả hai còn là trẻ thơ tại bờ sông Hán Thủy, Chu Chỉ Nhược lúc này đã chăm sóc và an ủi Trương Vô Kỵ lúc đó vừa mất cha mẹ thân lại mang trọng thương, đồng thời cô cũng trở thành một kỷ niệm vô cùng khó quên trong tuổi thơ của cậu bé Vô Kỵ mệnh khổ. Ân Ly thì là cô gái anh quen tại Hồ Điệp Cốc khi đang trị thương và sau đó 2 người đã gặp lại khi Trương Vô Kỵ bị ngã từ trên núi xuống gãy chân rồi được cô cứu giúp và săn sóc. Còn cô gái trong sáng chân thành Tiểu Chiêu là người được anh vô tình cứu giúp khi lẻn vào Quang Minh Đỉnh.  Điểm chung của cả ba cô gái này chính là vị trí của họ đối với Trương Vô Kỵ đều là “hồng nhan tri kỷ” – và cách mà Trương Vô Kỵ đối xử với họ có thể gói gọn trong 8 chữ dung túng, bảo hộ, nuông chiều, thương tiếc. Nhưng khi xem xét tình cảnh lần đầu gặp mặt giữa Trương Vô Kỵ và Triệu Mẫn mới thấy ấn tượng ban đầu về cô trong lòng anh khác hẳn với 3 cô nàng hồng nhan kể trên. Triệu Mẫn xuất hiện trong cả truyện và phim khá muộn, là thời điểm sau khi kết thúc trận tử chiến “Diệt ma” tại Quang Minh Đỉnh – lúc này Trương Vô Kỵ đã trở thành Giáo Chủ Minh Giáo thân mang võ công tuyệt thế, tay nắm quyền sinh sát vạn người, ở cái vị thế đã đủ tư cách để nhìn xuống người khác như thế, vậy mà khi đối diện cô, anh vẫn phải “cẩn trọng” đánh giá người con gái này bằng thái độ  “anh hùng thức anh hùng – anh hùng trọng anh hùng”, vừa thưởng thức, lại vừa phải đề phòng như một đối thủ tiềm năng đáng gờm. Làm sao anh dám khinh địch khi mà vừa xuất hiện, cô đã chẳng chùng tay “xử lý” sạch sẽ toàn bộ nhóm quân Nguyên hà hiếp bá tánh, cho đến lần thứ hai gặp lại thì cả đám trưởng lão Minh Giáo “ăn muối nhiều hơn ăn cơm” dù đã cẩn thận kín kẽ đến từng đường đi nước bước cũng vẫn chẳng thoát nổi kế hoạch hạ độc vừa tinh tế lại vừa giảo hoạt của một nha đầu chưa tròn 20 tuổi, và khi mọi người vẫn còn đang hoang mang không biết thân phận người vừa chơi mình một vố đau là ai thì cô chốt hạ màn “ra mắt” ấn tượng của mình bằng việc thiêu rụi toàn bộ Lục Liễu Sơn Trang và biến mất không lưu lại dấu vết. Cả 3 việc từ giết người – hạ độc – đốt nhà, đều mang đậm phong cách hành động nhanh – độc – chuẩn cũng đồng thời thể hiện rõ tài liệu sự như thần và một trí tuệ mang tầm thủ lĩnh của người đã nghĩ ra chúng. Vậy mới thấy được ngay từ khi Triệu Mẫn vừa xuất hiện, Kim Dung đã đặt cô ở một vị thế xuất phát cao hơn nhiều so với Chu Chỉ Nhược, Ân Ly và Tiểu Chiêu – cả về khí độ lẫn tài năng, và gây ấn tượng sâu sắc cho người xem về một nàng quận chúa vô cùng thông minh và quyết đoán, là nhân vật mà từ Trương Giáo chủ cùng dàn cao thủ Minh giáo giàu kinh nghiệm cho đến toàn bộ anh hùng hai phái hắc – bạch dù có căm ghét sự tàn độc xảo quyệt của cô nhiều như thế nào thì cũng không thể không thừa nhận năng lực vượt trội cùng tài trí đáng nể của cô nàng ấy.

Luận về số phận, nếu xem xét về bản chất, có thể thấy Trương Vô Kỵ và Triệu Mẫn tuy trải qua biến cố cuộc đời khác nhau nhưng đến cuối cùng cả hai người lại đều rơi vào cùng một hoàn cảnh. Đầu tiên là Trương Vô Kỵ, về đường đời của chàng thiếu niên anh hùng này thì ai từng đọc truyện và xem phim đều đã biết rõ ràng rồi – Trương Vô Kỵ là con trai của Võ Đang Ngũ hiệp Trương Thúy Sơn và yêu nữ ma giáo Ân Tố Tố – con gái của Bạch Mi Ưng Vương, một trong tứ đại hộ pháp của Minh Giáo; đồng thời anh cũng là nghĩa tử của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn và đồ tôn yêu quý của Trương Tam Phong – trưởng môn phái Võ Đang đương nhiệm, kiêm đệ tử chân truyền của Điệp cốc Y tiên Hồ Thanh Ngưu. Với thân phận nửa chính nửa tà, đồng thời là người duy nhất nắm giữ vị trí của bảo vật “hiệu lệnh thiên hạ” Đồ Long Đao, sau cái chết bi thảm của cha mẹ, trong suốt giai đoạn niên thiếu vị giáo chủ Minh giáo tương lai này đều phải ẩn dấu danh tính lang bạt khắp nơi, nhằm trốn chạy khỏi sự truy đuổi của cả võ lâm. Cho đến khi vô tình học được Cửu Dương Chân Kinh và Càn Khôn Đại Nã Di, đánh một trận thành danh tại Đỉnh Quang Minh, rồi thuận lý thành chương nhận chức Giáo Chủ Minh Giáo và tiếp theo là khởi nghĩa kháng Nguyên, thì Trương Vô Kỵ mới nghiễm nhiên trở thành vị tân thủ lĩnh của phần tử yêu nước Hán tộc – trực tiếp nắm quyền thống lĩnh giang hồ đối đầu với triều đình Mông Cổ.  

Còn về Triệu Mẫn, tức Mẫn Mẫn Đặc Mục Nhĩ, tuy Kim Dung không kể nhiều về cuộc đời cô trước khi gặp Trương Vô Kỵ nhưng nhìn vào vị thế khi mới xuất hiện, ta vẫn dễ dàng đoán ra được lai lịch cô gái này. Triệu Mẫn, người cũng như tên, cực kỳ linh mẫn, thông tuệ, ngoài thân phận quận chúa Mông Cổ cao quý hiển hách thì còn là một vị “đại sứ ngoại giao” vô cùng khôn ngoan và am hiểu mưu lược. Có thể nhìn thấy rõ ràng sự khác biệt giữa Triệu Mẫn và những cô gái con nhà quyền quý khác, số phận của cô không phải là thứ cuộc sống yên ấm trong nhung lụa và ngoan ngoãn chịu sự bảo bọc của gia đình như đa số quý nữ đồng lứa, mà cô sớm đã được nuôi dạy như nam tử, dạy văn, dạy võ, được tiếp xúc với giang hồ kỳ sĩ ngay từ khi còn là một cô bé (Phạm Dao từng nói – ông đã nhìn Triệu Mẫn lớn lên, tận tay dạy cô từng chiêu thức võ công – trong một xã hội phong kiến vẫn còn đặt nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ, việc một vị Vương gia cho phép con gái mình được tiếp xúc với các nhân sĩ giang hồ, còn được học võ cho thấy ông đã sớm nhận thức được trí tuệ ưu việt của con gái mình và tạo điều kiện cho cô phát triển toàn diện cả văn lẫn võ). Và thời gian đã chứng minh đánh giá của Nhữ Dương Vương về Triệu Mẫn là hoàn toàn chính xác khi chỉ vừa mới cập kê, Triệu Mẫn đã có thể tự mình tiến cử, thay mặt cha anh lãnh trách nhiệm thu phục các đảng phái giang hồ tại vùng Trung Thổ – là địa bàn hiểm yếu chạm tay là bỏng đối với triều đình nhà Nguyên. Nàng quận chúa tộc Mông, cứ như vậy dần tự chứng minh bản thân, vận dụng trí tuệ vô song để từng bước thực hiện trọng trách thu phục nhân sĩ giang hồ, thống nhất thiên hạ Nguyên triều  – là loại nhiệm vụ cấp độ “lập quốc – giữ quốc” vốn chỉ dành cho những bậc quyền thần lão luyện, giàu lịch duyệt và am hiểu thuật dùng người. Đồng thời, với tài liệu sự như thần cùng tâm tư cẩn mật, cô cũng khẳng định mình hoàn toàn có khả năng nắm giữ cương vị  “chủ soái” tay nắm quyền binh đại diện triều đình Nguyên thất trong trận đối đầu với đội quân khởi nghĩa Hán tộc do Trương Vô Kỵ dẫn dắt. Trong bối cảnh thối nát hỗn loạn của thời đại, hai vị tân thủ lĩnh của hai phe Hán – Mông, không hẹn mà gặp đều cùng là anh hùng ở độ tuổi thiếu niên, thân mang trọng trách. Bất chấp sự khác biệt về giới tính, hoàn cảnh, xuất thân, tài năng và cả dân tộc, cả hai dường như vẫn có một sự tương thích kỳ lạ về phương diện tinh thần như – tính cách đường hoàng thẳng thắng, tâm hồn tự do phóng khoáng và niềm khao khát được sống theo ý muốn của bản thân. 

Tình yêu được mô tả trong các tác phẩm của Kim Dung luôn là những mối tình phải trả giá bằng một sự hy sinh vô tận, đòi hỏi các nhân vật phải vượt qua hoàn cảnh, định kiến, ranh giới chính-tà và cả sự chống đối của thế nhân để bảo vệ người mình yêu. Tuy nhiên, ở Ỷ Thiên Đồ Long Ký, thứ tình cảm giữa Trương Vô Kỵ và Triệu Mẫn không còn là thứ tình yêu day dứt giữa chính & tà bình thường như những tác phẩm khác nữa mà Kim lão gia đã đẩy nó lên một tầm cao mới – là một mối quan hệ bị bủa vây giữa nợ nước – thù nhà, được nhuộm đỏ bởi máu và nước mắt. Là một loại cấm ái đấy kích thích nhưng cũng vô cùng nguy hiểm, đủ khiến cho người vướng vào không chỉ phải đối mặt với việc mất tất cả, mà thậm chí còn phải mang tiếng phản quốc, phải sống trong nghi kỵ và thóa mạ cả đời, nói vậy để thấy rằng nếu chọn đến với nhau, thứ áp lực tinh thần mà cả Trương Vô Kỵ và Triệu Mẫn phải gánh chịu sẽ không hề dễ dàng. Thử nghĩ mà xem, quan hệ giữa Trương Vô Kỵ và Triệu Mẫn không phải đơn giản chỉ là một người Hán và một người Mông cổ bình thường gặp nhau rồi yêu nhau, mà họ là hai nhân vật đại diện cả hai dân tộc trong trận chiến tranh đoạt giang sơn một mất một còn. Một bên là quốc gia – dân tộc – thân nhân – bằng hữu, một bên là người mình yêu say đắm – chọn bên nào, bỏ bên nào cũng đều là một sự đánh đổi vô cùng đau đớn khắc nghiệt. Vì vậy, căn cứ theo mạch suy luận hợp lý, tôi không tán đồng cách mà các bản phim khác thể hiện Triệu Mẫn theo hướng một cô quận chúa ham chơi, và tùy hứng, ra ngoài du ngoạn rồi sẵn tiện thu phục giang hồ nhân sĩ để học lóm võ công, sau đó vô tình gặp rồi yêu Trương Vô Kỵ rồi bỏ hết tất cả mà theo anh. Như đã phân tích vị thế “chủ soái” cũng như trách nhiệm quan trọng của Triệu Mẫn ở trên, việc để mạch tâm lý của cô phát triển theo hướng đó quá khiên cưỡng và thiếu lo-gic. Do đó, tôi tương đối hài lòng với cách bản phim 2019 thể hiện quá trình phát triển tình cảm một cách tự nhiên vô thức cho đến giai đoạn đấu tranh nội tâm mạnh mẽ để chấp nhận sự thật là buộc phải lựa chọn bỏ-hay-không-bỏ của Triệu Mẫn. Việc làm rõ quá trình này tuy phá vỡ hình tượng một Triệu Mẫn luôn mạnh mẽ và toàn tài không gì không biết trong quan điểm của hầu hết người xem, nhưng nó lại hợp lý về mạch phát triển tâm lý của nhân vật cũng như gián tiếp thể hiện vị thế nguy hiểm và sức nặng của áp lực tinh thần mà Triệu Mẫn đang phải chịu khi lỡ yêu phải kẻ thù.

Có thể nói thái độ của Triệu Mẫn đối với Trương Vô Kỵ trong giai đoạn từ buổi gặp mặt chính thức đầu tiên tại Lục Liễu Sơn Trang cho đến thời gian cô giam cầm lục đại môn phái trong Vạn An Tự, chưa thể gọi là yêu, cùng lắm chỉ là có một chút cảm giác “say nắng” rất con gái trước vị thủ lĩnh trẻ tuổi đẹp trai của Giáo phái sừng sỏ khó chơi nhất giang hồ, chưa kể việc người đó hết lần này đến lần khác tuy bại nhưng không nản, đều tìm được cách phá giải được mưu kế mà cô đặt ra lại càng khiến cô thấy hứng thú hơn với anh. Tuy nhiên sự rung động này vẫn chỉ giới hạn trong “một chút động tâm” nhưng chưa đủ sức ảnh hưởng đến mục đích hoàn thành nhiệm vụ của cô. Qua cách mà vị “Giang Hồ Bách Hiểu Sinh” này đối xử với từng nhân vật trong võ lâm, có thể thấy được Triệu Mẫn là một người rất biết người biết ta, giỏi quan sát, hiểu rõ tính cách và biết cách lợi dụng nhược điểm của từng kẻ địch mà cô phải đối phó để đạt được lợi ích cho mình. Giả dụ như đối với Diệt Tuyệt Sư Thái, người quen biết lâu đều biết bà ta là một người khắc nghiệt, trọng lễ nghi và luôn ác cảm đến mức “cực đoan” với những tên giặc dâm, nhưng Triệu Mẫn – với đôi mắt tinh tường của mình, cô không chỉ hiểu rõ mà còn nhanh chóng tận dụng nhược điểm này của bà ta bằng lời đe dọa sẽ lột trần toàn bộ đệ tử Nga Mi để rồi cuối cùng cũng thành công chọc tức vị trưởng môn khắc nghiệt của Nga Mi khiến bà ta mất bình tĩnh xuất chiêu, chi tiết tuy nhỏ nhưng cũng đủ để thấy sự nhanh nhẹn trong lối tư duy đi một bước, tính mười bước của cô nàng này rồi. Đối với Chu Chỉ Nhược thì cách cô dùng để uy hiếp lại hoàn toàn khác, chỉ đơn giản là dọa rạch mặt hủy dung khiến cô nàng “thánh nữ” Chu Chỉ Nhược phút trước vừa bày ra dáng vẻ thanh cao “xem cái chết nhẹ tựa lông hồng” thì phút sau đã tái mặt run rẩy lộ rõ sự hoảng sợ trước ánh mắt biết tỏng trào phúng của Triệu Mẫn – người hơn ai hết hiểu rõ rằng đối với phụ nữ nhan sắc còn quan trọng hơn tính mạng, thà chết một cách đẹp đẽ còn hơn sống với gương mặt chằng chịt sẹo gớm ghiếc. Và về Trương Vô Kỵ, thật ra vào thời điểm đó anh đối với Triệu Mẫn, bỏ qua một chút rung động thiếu nữ và lòng hiếu kỳ muốn tìm hiểu và kết giao, cơ bản cũng vẫn chỉ là một trong những mục tiêu (về mặt chính trị) mà cô cần thu phục. Với năng lực nhìn một lần là nhớ (qua việc dễ dàng lặp lại tất cả chiêu thức của các nhân vật trong lục đại môn phái chỉ sau một lần quan sát) và khả năng tư duy sắc bén, hẳn là ngay từ lần gặp mặt ở Lục Liễu Sơn Trang Triệu Mẫn đã 8 phần đoán ra được tính cách đa tình, dễ mềm lòng, lại luôn thích thương hoa tiếc ngọc (ngay cả với kẻ thù) của vị tân Giáo chủ Minh giáo này rồi. Từ đó, nàng quận chúa giảo hoạt thạo tâm kế này đã dày công thiết kế riêng một chiến lược tâm lý nhằm thả dây dài câu con cá lớn là vị thiếu hiệp họ Trương đang làm cô cảm thấy vô cùng hứng thú kia.

Tuy nhiên, thông minh có ngày bị thông minh hại, càng dấn sâu vào “cái bẫy tâm lý” mà mình đặt ra, Triệu Mẫn đã vô tình dần dần tự biến mình thành một con cá thứ hai mà hoàn toàn không hề nhận ra, chuyển biến tâm lý này của cô được biên kịch khéo léo thể hiện bằng một một tình tiết nhỏ nhưng vô cùng tinh tế trong tập 29 của phim – cảnh bóng nắm tay. Khác với các hành động khác nhằm mục đích gây tác động vào tâm lý của Trương Vô Kỵ, việc Triệu Mẫn lặng lẽ để bóng tay mình và bóng tay anh chồng lên nhau in xuống mặt đường đơn thuần chỉ là một hành động nghịch ngợm tự phát, tự mình chơi tự mình vui của cô mà thôi, nhưng cũng chính tính chất “tùy tâm sở dục” của hành động này đã vô tình tố cáo tâm tình đang xao động của nàng thiếu nữ mới lớn khi được sóng bước bên cạnh “crush” của mình :). Về phần Trương Vô Kỵ, sau một loạt hành động tàn nhẫn từ diệt sạch Thiếu Lâm, rồi mượn danh Minh Giáo diệt tiếp Võ Đang, sau là hạ dược bắt giam và sỉ nhục nhân sĩ mấy đại môn phái lớn, của ả yêu nữ Mông Cổ này, người chẳng phải thanh mai trúc mã, cũng chẳng có ân tình chăm sóc gì với anh, lại còn giảo hoạt, đanh đá; về tình lẫn lý rõ là anh chẳng cần gì phải nhân nhượng với cô, vậy mà hết lần này đến lần khác, dù là bị cô ép buộc hoặc do chính mình lựa chọn thì anh vẫn “ngoan ngoãn” thuận theo cô, chưa kể chuỗi hành động theo quán tính của anh từ việc mang theo chiếc hộp trâm cô tặng bên mình, rồi đến khi lỡ dùng nó để đỡ nhát kiếm của cô thì lại áy náy xin lỗi vì làm hỏng, cuối cùng là hứa mang hộp về sửa đều có thể xem là hành vi “khác thường” so với vị thế kẻ-thù-không-đội-trời-chung giữa anh và cô. Điều này chứng minh là Trương Vô Kỵ sau khi trải qua hàng loạt cuộc đối đầu cân não thắng-ít-bại-nhiều với “yêu nữ họ Triệu” kia thì không biết từ bao giờ trong lòng cũng đã dần canh cánh bóng hình của tiểu nha đầu lắm mưu nhiều mẹo đó luôn rồi. Thậm chí, kể từ khi quen biết cô nàng lắm chiêu này, chắc hẳn chàng thiếu niên Vô Kỵ cũng không hề nhận ra rằng thái độ của anh đối với cô sau mỗi lần gặp gỡ, dường như đều giảm đi một phần đề phòng, lại tăng thêm một phần dung túng, từ khởi đầu mơ hồ đến dần rõ ràng hơn, càng lúc càng thân thuộc, càng ngày càng chẳng nỡ buông tay. 

Tình cảm một khi đã được nhóm lên thì giống như là lửa cháy lan trên đồng cỏ trống, từ lạ đến quen, từ đề phòng đến tri kỷ; hai con người, xuất thân khác biệt, số phận khác biệt; cả chí hướng cũng đối lập nhau nhưng đều cô độc trên con đường của mình cho đến khi gặp được nhau, tuy ở vị thế đối lập nhưng định mệnh trớ trêu lại khiến cho họ thấu hiểu cho nhau sự bất lực trước thời đại loạn lạc lầm than, đồng cảm cho nhau cảm giác thân bất do kỷ khi phải gánh vác trách nhiệm quốc gia dân tộc, và cùng nhau mơ về những ngày tháng an yên bên sông rộng núi dài. Thế rồi họ yêu nhau như một lẽ tất yếu, cho đến khi cả hai nhận ra là không nên tiếp tục thì đã quá muộn để quay đầu, đặc biệt  là khi họ vướng vào một loại tình yêu mang màu sắc cấm ái, càng muốn quên đi lại càng nhớ nhau nhiều hơn, càng bị cấm đoán lại càng khao khát có được, giống như thiêu thân lao mình vào lửa đỏ, bất chấp cả tính mạng chỉ để được ở cạnh nhau.

(còn tiếp)

CẢNH CẢNH DƯ HOÀI – RĂNG KHỂNH, MẮT BIẾC, VÀ DUYÊN PHẬN BẮT NGUỒN TỪ HAI CÁI TÊN

Thanh xuân của tôi không có gì đáng nhớ, cho đến khi cậu xuất hiện thì mọi giây phút đều là khắc cốt ghi tâm

Giữa những con chữ của Bát Nguyệt Trường An, bên cạnh một Cảnh Cảnh bình dị, thân thiện và dễ chịu tựa một cơn mưa rào mùa hạ khiến lòng người thoải mái, thì hình ảnh Dư Hoài lại có nét gì đó tương tự như một dải nắng ấm trong veo của buổi sớm đầu thu, tài giỏi, hoạt ngôn và quảng giao cùng nụ cười răng khểnh luôn bừng sáng rạng rỡ. Mối quan hệ giữa hai người cũng giống như tất cả học sinh trung học khác – cùng lớp, cùng bàn rồi quen nhau, từ sơ đến thân rồi dần mến nhau, và tình cảm học trò cứ lặng lẽ như vậy mà lớn dần theo năm tháng. Hơn nữa, việc Dư Hòai đối xử tốt với Cảnh Cảnh cũng được tác giả viết theo kiểu là một loại tình cảm mờ nhạt lửng lơ giữa ranh giới “bạn bè” và “sự rung động đầu đời của thiếu niên”, nó thậm chí còn mơ hồ đến mức khiến người đọc cũng phải đắn đo là liệu Dư Hoài có thật sự thích Cảnh Cảnh không hay chỉ là sự quan tâm giữa bạn bè với nhau? Mãi tận cho đến khi gặp lại nhiều năm sau khi chia ly khi chính miệng Dư Hoài thừa nhận là “Có” thì lúc này độc giả mới dám chính thức xác nhận điều này.

Thế nhưng trong phim tuy cũng dựa trên cơ sở những tính cách cơ bản trên, nhưng tình cảm của Dư Hoài không còn giới hạn trong “một sự rung động mơ hồ” nữa mà ngay từ đầu nó đã được định hình và phát triển rõ ràng là “tình yêu nam nữ” rồi. Người xem cũng đỡ mất công băn khoăn là “thích hay không thích” như trong truyện nữa, vì tuy chẳng sến súa thề nguyền sống chết như tiểu thuyết diễm tình nhưng mọi hành động của chàng đều có thể thấp thoáng thấy được đều có căn nguyên gốc rễ là từ nàng, như thể trong mắt Dư Hoài chả có gì ngoài Cảnh Cảnh và Vật Lý cả (dù cho hai thứ này nó chả có tý dây mơ rễ má gì với nhau @[email protected]!!!, nhưng có hề gì đâu vì trái tim vốn dĩ chẳng vận hành theo bất kỳ thứ nguyên tắc logic nào cả, thích thì thích thế thôi).

Giữa những con người tuyệt vời nhất của chúng tôi lại cách nhau một tuổi trẻ. Dù chạy thế nào cũng không thắng nổi thanh xuân

Ngay lần đầu tiên gặp nhau bất kể bị ngăn trở bởi mấy cái chấn song (nàng đang bị kẹt đầu mà) thì chàng vẫn cảm thấy con tim thiếu nam lỗi nhịp vì “suýt chết chìm trong đôi mắt trong veo sâu thẳm của ai đó” – thế là hăm hở ra tay làm “anh hùng cứu mỹ nhân”, sẵn tiện khuyến mãi thêm vài “nụ cười răng khểnh” rạng rỡ lấp lánh át cả nắng trời mùa hạ nhằm mong ghi điểm với người đẹp nhưng mà lại quên bẵng mất là nàng đang trong tình trạng “kẹt đầu” thì chàng có cười đẹp mấy thì trong mắt nàng cũng hoàn toàn trở thành “nhe răng khỉ cười chọc quê” thôi =o=!!!.

Rồi chả hiểu từ lúc “giải cứu tiểu mỹ nhân” xong cho đến khi đến trường cậu chàng nhà ta “canh cánh trong lòng” hình bóng người ta nhiều đến thế nào mà trời thương tình, xếp luôn em ấy vào cùng lớp cho nó gọi là “đã lỡ duyên thì phải duyên cho trót”, đã thế lại còn trùng hợp làm sao tên hai đứa ghép thành Cảnh Cảnh Dư Hoài (canh cánh trong lòng) luôn mới khéo chớ. Thế nhưng, tuy trời thương cho cùng lớp, cùng cả bàn vậy mà “em ấy” lại nỡ lòng nào tuyên bố thẳng mặt là “Bạn Dư Hoài này, mình hy vọng đây là lần cuối cùng chúng ta chung bàn” O.O!!! (Thật ra thì có ai muốn ngồi cùng bàn với cái thằng từng chứng kiến thời khắc xấu xí nhất của mình mà lại còn nhe răng cười chọc quê đâu nhỉ? – Thế là nàng rất quán triệt tư tưởng “Em là con gái, em có quyền kiêu cơ”). Chàng, tuy choáng váng đến đơ người nhưng cũng chỉ có thể vờ cool ậm ừ một câu “Được thôi” nhưng lòng thì đau bao nhiêu chỉ có Chúa mới biết được, đang vò đầu suy nghĩ tìm cách thì may sao trời lại tiếp tục thương cho xảy ra một chuyện mà chắc ngàn người trải qua thời học sinh cũng khó mà gặp phải – LẤY NHẦM TÚI   @[email protected] !!!

Cậu ấy là thanh xuân của tôi, là nụ cười, là nước mắt, là xuân xanh, hạ vàng, thu nhạt, đông tàn là tất cả thương mến. Cậu ấy là người tôi thương, thương đến chẳng dám chung đường, nhưng lại chẳng nỡ buông tay

Rồi tiếp theo sau đó thế nào nhỉ?, là hạnh phúc cười không khép nổi miệng theo cái kiểu rất đáng đánh đòn khi thấy nàng ấm ức lọt thỏm trong chiếc áo quân phục rộng thùng thình của mình. Thế là nàng tiếp tục giận đến tái mặt còn chàng thì tiếp tục cười ngẩn ngơ. Rồi sau đó còn lại vô tình làm rách áo con người ta, xong rồi mờ mờ ám ám kéo nhau vào nhà vệ sinh nữ cùng cởi quần áo, rồi cùng mặc lại quần áo, rồi sau đó là bắt đầu âm thầm cố ý thực hiện một số hành vi đánh dấu “chủ quyền” ví dụ như không cho thằng khác lại gần người ta, tự tiện ăn thức ăn trong khay của người ta, “uy hiếp” người ta phải nghe lời mình, lại còn tự nhiên xoa đầu người ta khen ngoan, xong lại tiếp tục dụ dỗ người ta cùng đốt lửa ngắm sao với mình trong đêm, ngắm sao chán rồi lại “lấy công chế tư” dẫn nhau vào phòng trang thiết bị, tựa vai nhau cùng nghe nhạc rồi lại còn ở suốt đêm trong đấy, hôm sau lại anh dũng thể hiện tài năng xếp chữ trong vòng một giờ để xin cho cả lớp nghỉ buổi chiều chỉ vì “bé nhà mình” (chắc do thiếu ngủ cả đêm ^_^) say nắng mệt không đứng nổi, tiếp theo là mang trả máy ảnh rồi nhân lúc người ta đang cảm động thì đề nghị “chúng ta sau này ngồi cùng bàn đi” để người ta không thể nào có tâm trí mà từ chối nữa, rồi khi người ta nhờ viết hộ cái tên lên quyển sách thì lại “tiện tay” viết luôn tên mình lên đó, và đỉnh điểm là hùng hồn tuyên chiến với cả thầy chủ nhiệm, phá bỏ truyền thống xếp chỗ theo thành tích bao nhiêu năm của trường Chấn Hoa chỉ để có thể nghe được một câu “Em đồng ý” từ người ấy (Dư Hoài ngoan ngoãn và mẫu mực trong truyện thì làm gì có vụ nổi loạn chống lại thầy cô thế này, học sinh gương mẫu con nhà người ta là vì thầy cho tự ý chọn chỗ nên mới tùy tiện hỏi Cảnh Cảnh một câu “Chúng ta ngồi cùng nhé”, và cái câu “Mình đồng ý” này của Cảnh Cảnh trong truyện cùng lắm chỉ là hơi hơi mờ ám một chút xíu thôi mà sao khi thành phim nó cứ đúng y như lời của Beta nói ấy, nhìn cái bản mặt phơi phới rạng rỡ cười không thấy tổ quốc của bạn Dư Hoài thế nào cũng khiến người ta thấy giống như cậu chàng vừa mới cầu hôn thành công vậy =.= ) – Thế là chỉ mới 3 tập đầu mà bạn Dư Hoài nhà ta tài không đợi tuổi (mới 16 thôi đấy) đã “tốc chiến tốc thắng”, “công thành đoạt đất”, thành công biến “tiểu mỹ nhân nhà người ta” thành “tiểu mỹ nhân nhà mình”. Thế này thì có đi ngược lại truyền thống “thanh xuân của ai không mơ hồ” của dòng phim vườn trường không kia chứ =.=!!!

Tiếp theo sau đó thì cứ thế mà “thuận lý thành chương”, hai đứa cứ thế mà thoải mái thân thiết, nuông chiều, ghen tuông, hờn dỗi ôi thôi, cứ phải gọi là “50 Sắc Thái” yêu-hờn-giận-nhớ lấp lánh muôn màu còn hơn cả Korean Melodrama, cũng có nữ thứ xinh đẹp sắc sảo tìm đến tận cửa nhưng đổi lại chỉ có thể nhận lại được một câu “Trước giờ chưa từng thích” lạnh lùng đến cùng cực của nam chính, cũng xuất hiện một nam thứ si tình hoàn hảo bậc nhất nhưng rốt cục vẫn không thể thoát khỏi lời- nguyền- nam- thứ, lặng lẽ rút lui (thật ra cũng không “lặng lẽ” cho lắm), cũng bị phụ huynh phản đối mãnh liệt ầm ầm, cũng cùng nhau rơi lệ trong đêm mưa tầm tã, bla bla bla… thế mà 2 người ấy vẫn cứ tự tin mở miệng nói với hơn mấy chục con người còn lại trong cái lớp 10-5 ấy một câu đậm chất “showbiz”: Chúng tôi chỉ là bạn (cùng bàn) O.O!!! VÂNG ~~~ anh chị chỉ là BẠN.

—- HẾT PHẦN 1 —-

ĐINH MÃO – TIÊU LAN LAN

(Năm tháng tĩnh lặng, kiếp này bình an)

Tiêu Lan Lan – nàng tài nữ vốn sinh trưởng trong một gia đình trâm anh thế tộc, xuất thân vốn hiển hách là thế nhưng do sớm tiếp xúc với sự lão luyện lọc lõi của giới quan trường từ người cha quyền lực, đồng thời bị ảnh hưởng bởi tư tưởng tiến bộ tân thời, đã hình thành một cá tính độc lập và mạnh mẽ ở cô. Như một lẽ đương nhiên, cô từ chối việc ngồi yên trong khuê phòng, luyện chữ vẽ tranh, bồi dưỡng khí chất quyền quý như hầu hết những tiểu thư kim chi ngọc diệp đồng lứa khác, mà chọn trở thành một phóng viên hiện trường, thường xuyên phải chạy đông chạy tây, ăn bờ ngủ bụi, vất vả trăm bề. Luận về dáng vẻ, Tiêu Lan Lan người cũng như tên, mảnh mai và nhỏ nhắn như một cành lan cao quý, tuy chẳng phải là tuyệt thế giai nhân nhưng cốt cách ôn nhã tĩnh mặc toát ra từ từng ánh mắt nụ cười của cô lại quá đủ để mê hoặc lòng người. Cô không phải là người có thể khiến đối phương nhất kiến chung tình song lại như rượu ngon chậm ngấm, từng bước từng bước khiến người trầm mê. Trong khi đó, Đinh Mão cũng chẳng hề kém cạnh, sinh ra là đại thiếu gia Tào Vận thương hội, vừa đa tài lại vừa hiếu học, là một kẻ luôn song hành cùng thời đại, không cam tâm chỉ giam mình trong thành Thiên Tân nhỏ bé, anh quyết định giã từ cuộc sống ấm êm nhung lụa của một công tử nhà giàu, tự mình bước ra thế giới để khám phá thế giới và trao dồi bản thân. Trai anh hùng, gái thuyền quyên, hai con người, hai số phận nhưng cùng một chí hướng, đều là những người trẻ bước giữa thời đại chuyển giao, tuy luôn biến động nhưng lại đầy thách thức và mới mẻ.

Không giống với kiểu tình yêu thẳng thắng và rõ ràng của Quách Đắc Hữu – Cố Ảnh, tình cảm giữa Đinh Mão và Tiêu Lan Lan kín đáo và lặng lẽ hơn nhiều. Rất dễ nhận ra ngay từ khi chỉ mới xuất hiện riêng lẻ, hình tượng của anh và cô đã gần như là bản sao của nhau, đều ở trong hoàn cảnh tương đồng, đều đa tài bác học, đều có tư tưởng rất cởi mở và tiến bộ, cho đến khi họ gặp nhau rồi dần trở thành tri kỷ, cùng sóng vai cạnh nhau trong việc điều tra phá án, thì mối liên kết giữa họ lại dần dần thắt chặt hơn, vừa giống bạn thân lại giống chiến hữu, dễ dàng thấu hiểu, lại bội phần hợp ý. Tuy nhiên, xứng đôi như vậy, ăn ý đến thế nhưng giữa họ dường như vẫn còn thiếu một chút để có thể xem là tình yêu, mọi dấu hiệu cần thiết để gọi tên tình cảm giữa họ đều quá mơ hồ và dễ nhầm lẫn khiến trong suốt mười mấy tập phim, tôi vẫn chẳng dám khẳng định liệu họ có thật sự là một cặp hay không? (Dù thật tâm tôi muốn họ yêu nhau đến chết đi được ấy vì xứng đôi quá mà).^.^

Tôi xin mượn lời của cô đào truân chuyên Vương Mỹ Nhân để bắt đầu phần phân tích chính của mình: “ánh mắt anh nhìn ai cũng không hề có lấy một tia tạp niệm nào, chỉ trừ những lúc anh nhìn cô …, quả thật khi nghe câu nói này, tôi đã cảm thấy dường như nó hợp với Đinh Mão còn hơn là Quách Đắc Hữu. Ngay từ đầu phim, Đinh đại thiếu gia xuất hiện trong mắt người xem chính là một tên mọt sách thích chạy đông chạy tây khám phá mọi thứ, dường như chẳng gì có thể khiến anh chú ý ngoài nghiên cứu khoa học và phá án cả; khác với đám con trai đồng lứa, ánh mắt anh nhìn phụ nữ chưa từng gợn chút dục vọng, thậm chí là ngay cả khi tỉnh dậy giữa một đám kỹ nữ áo quần không chỉnh tề, hay lúc buộc phải vào kỹ viện tra án, hoặc khi cùng Cố Ảnh đấu khẩu, đôi mắt ấy dù mang đủ loại sắc thái từ hoang mang, tức giận đến hào hứng, hiếu kỳ thì tuyệt nhiên vẫn luôn trong veo và thẳng thắng.

 Thế nhưng, ấn tượng về cậu bé xinh trai ấy hoàn toàn chấm dứt khi tôi chứng kiến cái cách anh lần đầu nhìn Tiêu Lan Lan lúc cô đến xin anh giúp đỡ, đôi mắt tưởng chừng như luôn thuần khiết ấy trong lúc lặng lẽ lắng nghe câu chuyện cô kể, lại kín đáo lóe lên một tia thích thú “rất lạ”, vẫn là ánh nhìn nửa hiếu kỳ nửa nghi hoặc, nhưng đâu đó lại phảng phất thêm một chút “ngả ngớn” rất đàn ông; và lúc đó tôi đã biết, hóa ra chẳng phải anh chưa từng trải đời, mà chỉ là thuộc dạng khảnh ăn trong phương diện ái tình, vì chưa gặp đúng đối tượng nên mới “vô tâm” đến thế.

Chẳng ai có thể chối cãi việc Đinh Mão có thiện cảm đặc biệt với Tiêu Lan Lan, bất chấp việc cô đã có vị hôn phu hay chuyện cô là con gái Tiêu gia, gia tộc đứng đầu giới quan quyền Thiên Tân, là một đảng phái mà Tào Vận Thương hội của Đinh gia luôn phải e dè và cẩn trọng, tuy không đến mức gây thù chuốc oán nhưng cũng chẳng muốn dây dưa. Mối quan hệ giữa hai nhà nhạy cảm như bước trên băng mỏng, luôn ẩn chứa nhiều biến động khó lường, ấy vậy mà họ vẫn cứ đồng vai sát cánh, từ nhờ giúp đỡ đơn thuần trở nên bạn bè, rồi thành tri kỷ. Luận về thân thế, họ thấu hiểu cho nhau cảm giác thân bất do kỷ khi đều phải gánh vác danh tiếng gia tộc trên vai; luận về nhân phẩm, cả hai đều là người đa tài và hiếu học, nam – tài cao học rộng, nữ – tài mạo song toàn; hơn nữa họ lại còn tâm ý tương thông, tựa tri kỷ lâu năm gặp lại, có thể say sưa bàn chuyện thế sự, như thể uống ngàn chén rượu cũng vẫn cảm thấy chẳng đủ để dốc cạn tấm lòng.

Từng tập phim trôi qua, tôi mơ mơ hồ hồ cảm nhận mối quan tâm mà họ dành cho nhau đã vượt quá mức tình bạn thông thường, qua cái cách ánh mắt Đinh Mão sáng lên mỗi lần nhìn thấy Tiêu Lan Lan, hay nụ cười dịu dàng mà cô dành cho anh; thế nhưng dường như tất cả chỉ dừng ở đó, mọi hành vi cử chỉ đều hợp khuôn phép, thậm chí ngay cả cách xưng hô giữa họ cũng luôn tuân thủ nghiêm cẩn kiểu cách xã giao thông thường, vô cùng chu toàn nhưng lại vạn phần xa cách. Thậm chí ngay cả khi Cố Ảnh gặng hỏi thì câu trả lời của Tiêu Lan Lan vẫn chỉ là một cái mỉm cười im lặng đầy ẩn ý, đến lúc đó thì tôi buộc phải thừa nhận rằng mình bắt đầu có chút hoang mang, không phải là do thái độ “đi một bước lùi hai bước” của Đinh Mão mà chính sự điềm đạm “an tĩnh như lan, trầm mặc như thủy” của Tiêu Lan Lan mới là thứ khiến tôi khó mà xác định được liệu cô là thật sự thích anh hay chỉ đơn thuần xem anh như một đối tác trò chuyện hợp ý trong những lúc trà dư tửu hậu ?.

Cho đến những tập phim gần nhất, thì quả là tạ ơn thần linh vì cuối cùng biên kịch cũng đã hào phóng tặng cho cặp đôi “quyền lực” này thêm vài phân cảnh riêng tư để thể hiện tình cảm, đồng thời cũng nhờ đó mà tôi cuối cùng cũng xác định được Tiêu Lan Lan thật sự có tình cảm với Đinh Mão, không phải dạng thái độ chấp nhận anh như một “đôi tác hôn nhân” tiềm năng như Tiền Tử Hiền, mà là kiểu để ý người khác phái đơn thuần rất con gái. Điều này được thể hiện rõ qua việc cô vừa hay tin Tào Vận Thương Hội gặp khó khăn về mặt nhân lực, thì đã lập tức chạy đến tìm anh để hiến kế, thành công giúp anh đảo ngược tình thế chuyển bại thành thắng, đồng thời còn nhân tiện thanh lý môn hộ một lần. Nếu xét theo tính cách bình thường của Tiêu Lan Lan, có thể dễ dàng nhận thấy tuy là một ký giả nhưng cô thật sự không thích xen quá sâu vào chuyện riêng tư của người khác, huống hồ còn là chuyện trai cò tranh đấu giữa Tào Vận Thương Hội và Nhất Sinh Môn –  là kiểu tranh giành hơn thua đầy thủ đoạn của giới hắc đạo mà đến cảnh sát cũng chẳng muốn dính dáng nhiều; vậy mà cô đã chọn cách “công khai” tìm anh bàn chuyện ngay giữa lúc cả hai đảng phái đang giương cung bạt kiếm, đó chẳng phải là dấu hiệu quá rõ ràng chứng minh rằng cô đang ngầm tuyên bố với cả thế giới chuyện của anh cũng chính là chuyện của cô, rằng chỗ của cô trên “con thuyền” này định chắc rồi, và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là hành động phản đối việc anh tăng lương cho thấy rằng cô thực sự rất quan tâm đến lợi ích của thương hội nói chung và Đinh gia nói riêng (hiazz, cái này thì nói ra thì thực dụng, có điều tiểu Lan cô nương chưa bước chân vào cửa Đinh gia nhưng đã bắt đầu để ý “giữ của” trước rồi thì phải, =.=!!!)  

Nếu như trong suốt 16 tập phim đầu tiên, khoảng cách giữa Đinh Mão và Tiêu Lan Lan tuy gần mà xa, giống như luôn bị bao vây trong một vùng tình bạn tưởng chừng như chẳng bao giờ có thể phá vỡ được thì nay cô đã chủ động xé bỏ giới hạn khó khăn ấy; để rồi ngay sau đó thực tế đã chứng minh rằng cô đã chẳng chọn sai “thuyền” để lên ^0^. Chắc hẳn ai đã từng xem tập 19 – Hà Thần đều chẳng thể quên được ánh mắt sắc lạnh cảnh cáo của Đinh Mão khi anh nhìn thẳng vào tên tội phạm đang định làm nhục Tiêu Lan Lan sau khi cắt đứt khí quản của hắn. Khi lần đầu tiên xem cảnh đó, tôi đã khá băn khoăn về sự lựa chọn này của Đinh Mão, tại sao anh lại chọn cách thức máu lạnh đến như vậy?, khi mà theo lẽ thường anh hoàn toàn có thể đập ngất từ phía sau để khống chế hắn; chúng ta hẳn ai cũng biết khí quản chính là ống dẫn khí trực tiếp từ mũi và miệng vào phổi, huống hồ Đinh Mão là một bác sĩ, hơn ai hết anh hẳn hiểu rõ rằng khí quản bị đứt đồng nghĩa với việc nguồn không khí sẽ bị chặn đứng, nếu không được sơ cứu kịp thời thì chết sẽ là điều khó tránh, chưa kể khác với việc chết ngay lập tức do mất máu nếu bị cắt trúng động mạch cổ, cái chết do thiếu không khí chậm rãi hơn nhưng cũng đau đớn hơn rất nhiều.

Nhưng sau khi nghĩ lại, tôi dần nhận ra rằng lý do duy nhất có thể khiến Đinh Mão phẫn nộ đến độ trở nên nhẫn tâm nhường ấy, chỉ có thể là do tên tội phạm ấy đã không may chọc đến chiếc “vảy ngược” mang tên Tiêu Lan Lan vốn đã cắm sâu trong lòng anh. Còn nhớ khi cả nhóm lạc vào động nha phiến, giữa trùng trùng hiểm nguy, bất chấp bản thân bị người vây hãm, anh vẫn luôn đặt sự an toàn của cô lên trước an nguy của mình, sẵn sàng dùng chính bản thân mình giữ chân bọn đầu gấu, để cô thoát thân trước.

Thế mới hay trong lòng anh, vị trí của cô quan trọng đến nhường nào, là người mà anh đến chạm cũng chẳng nỡ mạnh tay, để rồi khi những khao khát dồn nén đủ sâu, anh hẳn đã phải tự giải thoát cho mình bằng cách tìm kiếm hình bóng cô trong những cơn mộng ảo hoan ái đầy hoang đường nhưng chẳng kém mê đắm mị hoặc. Vậy mà tên khốn nạn kia lại định vấy bẩn người con gái mà anh tâm tâm niệm niệm, cẩn thận bảo vệ từng phân từng tấc ấy, nên chẳng có gì khó hiểu khi anh lại chọn cách thẳng thừng ra tay giết chết hắn tàn nhẫn như vậy.

Không giống với đôi oan gia hoan hỉ Quách Đắc Hữu – Cố Ảnh, tình cảm giữa Đinh Mão và Tiêu Lan Lan tương tự như lớp dung nham ngủ yên trong lòng núi lửa, tưởng chừng yên ả nhưng lại luôn chực chờ sôi trào dữ dội. Thân là người kế thừa Tào Vận Thương Hội, Đinh Mão từ khi sinh ra đã định sẵn là chẳng thể an nhàn hưởng phúc, cuộc sống của anh cũng giống như lời Quách Đắc Hữu từng nói, muốn tránh cũng tránh không nổi đống phiền phức tự tìm đến cửa, vì vậy khi chấp nhận đứng bên cạnh anh, Tiêu Lan Lan đồng thời cũng đã chọn bước lên một con đường đầy gập ghềnh khó khăn. Tạo hóa ban cho họ quyền lực phú quý, nhưng lại buộc họ phải đối mặt với một định mệnh khắc nghiệt ngập tràn gió tanh mưa máu, từng giây từng phút đều có thể phải đối diện với âm mưu trùng trùng, hiểm nguy khôn cùng. Chính vì như thế, để kết thúc bài viết về cặp đôi này, tôi xin dùng 8 chữ “Năm tháng tĩnh lặng, kiếp này bình an” của Hồ Lan Thành từng viết về tài nữ Trương Ái Linh để dành tặng cho họ, nguyện rằng họ có thể an tĩnh cùng sánh vai nhau xuyên qua năm tháng, bình bình an an bước tẫn một đời một kiếp.

___________________________________________________________________

Như đã viết ở phần 1, Hà Thần không phải phim ngôn tình, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là trong phim không có tình cảm trai-gái, chỉ khác là thứ cảm xúc đôi lứa ấy chỉ khiêm nhường giữ một vị trí nhỏ bé vì trong tim Thiên Tân Tứ Thần vẫn còn nỗi băn khoăn về an nguy của cả ngàn người dân vô tội. Thời buổi loạn lạc, giữa bao nhiêu thứ lo toan ngổn ngang, tính toán lợi ích thiệt hơn, một tấm chân tình dường như là điều xa xỉ, khó cầu đến mức có đôi khi có được rồi cũng chẳng dám thề non hẹn biển, chỉ mong được cùng người ấy bình an trọn đời là đủ rồi.

QUÁCH ĐẮC HỮU – CỐ ẢNH

(Nguyện dùng cả đời giữ cho người một mảnh an yên)

Thứ đầu tiên tôi muốn nói về cặp đôi chính của Hà Thần là cả hai đều rất đẹp, đến mức dù cho tổ tạo hình “đố kỵ” mà “trùm” cho họ cả mớ áo xống thùng thình cùng hàng tá phụ kiện lỉnh kỉnh cỡ nào thì cũng chẳng dìm nổi vẻ đẹp thanh xuân rực rỡ nét nào ra nét nào của couple này. Tôi thích tất cả mọi thứ về họ, và tất nhiên cả thứ tình cảm trong veo không toan tính mà họ dành cho nhau.

Quách Đắc Hữu trong mắt toàn thể con gái Thiên Tân là một tiểu hà thần tuy có chút ngông nghênh nhưng vẫn luôn là một chàng trai hài hước và hoạt ngôn, nhưng khổ thay đám con gái đó lại chẳng bao gồm Cố Ảnh. Bởi vì, có ai ngờ được gã trai gặp ai cũng dễ cười dễ nói, lông bông tếu táo ấy lại có “sở thích” đành hanh độc miệng đối với cô bạn thân nối khố của mình mới lạ chứ, lý do gì thì nghĩ mãi cũng chẳng hiểu nổi, chỉ biết từ bé đến lớn, gã chẳng bao giờ nhường cô trong bất kỳ cuộc tranh cãi nào cả.  

Nghĩ cho cùng, Quách Đắc Hữu phũ phàng là thế thì Cố Ảnh hẳn là phải chạnh lòng lắm, vì chỉ có những đứa mắt để ở nhà mới không biết cô thích gã nhiều như thế nào, thậm chí thích đến có thể bồi bằng cả mạng mình kia mà. Thế nhưng quái lạ là cô lại dường như chẳng hề để tâm đến cái kiểu mặt cau mày có của gã bạn thân mỗi lần gặp mặt, thậm chí còn chẳng buồn hỏi thăm xem sao tên đó lại “kị” mình đến như vậy nữa. Nói đến đây, thì hẳn chúng ta đã bắt đầu ngờ ngợ rằng hình như có gì đó sai sai trong cái mối quan hệ tưởng chừng chỉ đơn giản là người truy kẻ trốn này thì phải.

Ngay từ đầu phim, hẳn người xem ai cũng ít nhiều bị ấn tượng với nàng vu nữ ẩn hiện trong bộ váy rực sắc đỏ, bội phần duyên dáng tung mình sải bước xuyên qua lớp lớp trai tráng thô kệch giữa vũ đài tế thần cao vời vợi. Cô gái ấy thậm chí chưa cần giở bỏ lớp mặt nạ ra thì cũng đã có thể khiến người xem cảm nhận được khí chất mỹ nhân lan tỏa trong từng cái vung tay đến mỗi lần xoay người rồi.

Vậy mà cũng chính nàng giai nhân kiều diễm say lòng ấy vài phút ngay sau đó lại tự tay đạp đổ hình ảnh mỹ nhân diễm lệ trong lòng người xem chỉ với cái hành động “ngửi áo” đàn ông rất trần tục, đã vậy nàng lại còn điên tiết lên vì chẳng may phát hiện thấy có vài thứ hương vị đặc trưng của một sinh vật rõ ràng là giống cái đang phảng phất đâu đó trong từng thớ vải. Thế là, cũng vẫn là bộ váy thắm sắc đỏ kiêu sa ấy, cũng vẫn dáng vẻ yêu kiều khiến người xiêu lòng ấy, nhưng lúc này thì mỹ nhân này rõ rành rành đã được gắn tag “in-relationship” mất rồi.

Và đến khi nam chính Quách Đắc Hữu xuất hiện với tư thế dán chặt lưng vào lớp vách gỗ thấp thỏm trốn tránh ánh nhìn thẳng băng, xoáy sâu đầy tức giận của nàng giai nhân áo đỏ nào đó; giữa tình huống vừa tréo ngeo lại vừa đặc sắc như thế, nào hãy thú nhận đi, có ai nhìn vào mà không tự động liên kết và xác nhận suy đoán của mình về nửa còn lại của cái tag in-relationship bỏ dở ở phía trên không chứ hả?. 

Nói thêm một chút về tính cách của Quách Đắc Hữu, tiểu hà thần vốn dĩ là một người đàn ông chẳng hề ôn hòa chút nào, vừa kiêu ngạo lại bất tuân, từng lăn lộn khắp giới hắc đạo Thiên Tân, đến cảnh trưởng cũng chẳng thèm đặt vào mắt, là một người không sợ trời chẳng sợ đất như vậy mà khi bị Cố Ảnh bắt thóp chuyện lén dạo kỹ viện, gã lại tự dưng trở nên lóng nga lóng ngóng đến tội, đã thế còn tìm cách lấp liếm đủ đường, dường như chỉ sợ người khác không biết rằng gã để tâm đến suy nghĩ của cô gái ấy về mình nhiều như thế nào.  

Vậy là, chỉ bằng vài ba chi tiết đơn giản xen giữa mạch phim căng thẳng đầy mùi hiểm nguy và chết chóc thường trực, biên kịch đã ẩn ý tiết lộ cho người xem biết rằng Quách Đắc Hữu rất thích Cố Ảnh; nhưng không chỉ dừng ở đó, càng về sau, nếu chú ý kỹ thì chắc chắn người xem sẽ còn nhận ra được rằng, với Cố Ảnh, Quách Đắc Hữu chẳng những rất thích, mà còn là yêu đến toàn tâm toàn ý.

Đầu tiên, cứ thử phân tích thái độ của gã mà xem, với hầu hết mọi người, kể cả đám anh em cùng tổ vớt xác, Đinh Mão thậm chí là thi thoảng với cả lão sư phụ Quách Thuần, tên tiểu hà thần tinh quái này thường xuyên đeo một dáng vẻ cà lơ phất phơ, gặp việc thì làm, gặp dịp thì chơi, tùy cơ ứng biến, tùy tâm sở dục, và gần như nguyên tắc sống của gã luôn là người không phạm ta, ta không phạm người, ngược lại ai nhỡ may đụng chạm đến gã thì chắc chắc đến 9 phần là gã sẽ tìm mọi cách chỉnh người đó đến gà bay chó sủa (nạn nhân điển hình là Đinh thiếu gia đáng thương, người đã từng bị gã lừa vu oan thành gian phu, còn suýt nữa bị tế sống).

Tuy nhiên, nguyên tắc này lại không hề áp dụng với Cố Ảnh, từ chuyện cô ngang bướng đá hỏng chiếc thùng tắm gia truyền nhưng gã cả nghiêm túc tức giận với cô một lần cũng chẳng nỡ làm; đến việc cô ham chơi, nằng nặc đòi tham gia điều tra phá án, để rồi gã rõ miệng thì bảo ghét nhưng đến cuối cùng vẫn “hào hứng” dẫn theo cô đi khắp hang cùng ngõ hẻm, từ động nha phiến đến chợ quỷ, cùng nhau chơi trò chơi “thám tử”; chỉ với bằng đó tình tiết thôi cũng đã khá đủ để thấy đối với cô nàng này, dường như trong từ điển của Quách Đắc Hữu chỉ có duy nhất 2 chữ “nhân nhượng”. Ngoài mặt thì luôn bảo cô rất phiền, vậy mà khi nghe anh em mình gọi cô mấy tiếng “chị dâu”, ánh mắt lại dịu dàng hiếm thấy, không đánh mà khai tố cáo nỗi lòng thật của gã; cô nói nhầm một câu, người khác chưa kịp phát hiện thì gã đã vội vàng hắng giọng nhắc nhở; cô đi nhầm một bước, người chưa kịp ngã thì đã có gã lo lắng đón trước đỡ sau. Là một tiểu hà thần trước giờ việc chỉ cần mình thấy đúng là làm, chưa từng quan tâm đến thái độ người khác, vậy mà khi đứng trước cô, lại trở nên để ý trước sau, lo được lo mất, thậm chí lúc tưởng cô gặp nguy hiểm bị giết chết, gã đau đớn hoảng sợ đến mức tự trách bản thân, không thể kiềm chế nổi mình mà bật khóc thành tiếng.  

Thế mới hay rằng hóa ra lý do của “cái sự sai sai” ở trên kia đã được trả lời ngay trong từng tập phim luôn rồi đấy còn gì, đừng quên phụ nữ vốn là giống loài tuy yếu mềm nhưng lại rất kiêu ngạo, đặc biệt là với một cô gái cá tính như Cố Ảnh thì sự tự tôn này lại càng mạnh mẽ gấp bội. Vì thế, việc cô bất chấp bị lạnh nhạt vẫn lao vào yêu Quách Đắc Hữu, thì chỉ có một ý nghĩa duy nhất, rằng cô biết rõ tình yêu của người đàn ông này dành cho mình đã đủ nhiều để lấp đầy sự tự tôn, mài mòn tính hiếu chiến, đánh thức bản năng chiếm hữu và khiến cô sẵn lòng cam nguyện trở mình thành cô con mèo con ngoan ngoãn thu mình nép vào vòng tay vững chắc của người ấy.  

Quách Đắc Hữu từ nhỏ đến lớn làm gì cũng tùy tâm sở dục, nhưng lại cố chấp dung túng với duy nhất Cố Ảnh một người. Nhưng dù có nuông chiều cô nhiều hơn nữa thì gã cũng chẳng thể không quản an nguy, để mặc cô dấn thân vào nguy hiểm. Giữa lúc cả Thiên Tân thành nơi nơi đều bất an, đến bản thân mình cũng sinh tử khó đoán, vậy mà thứ mà gã mong muốn chỉ là cô hàng ngày vẫn có thể được ăn món mình yêu thích, hằng đêm có một giấc ngủ an yên, bình bình an an mà tiếp tục sống vui vẻ.

 Sinh ra là một người đàn ông, Quách Đắc Hữu có thể sẽ chẳng bao giờ được xem là anh hùng hào kiệt lưu danh hậu thế, nhưng ít nhất, gã thật sự đã dùng toàn bộ khả năng của mình để giữ cho người con gái ấy một khoảnh trời bình yên giữa thời chiến loạn. Cố Ảnh từng nói mình nợ Quách Đắc Hữu một mạng nên phải dùng cả đời để trả, thế nhưng có một điều trớ trêu là để có thể nhận một đời của cô, tạo hóa đã buộc gã cũng phải đổi lấy bằng cả cuộc đời của chính mình.

Cho đến cuối cùng, trong mối quan hệ này, là ai nợ ai, là ai trả ai đã chẳng còn quan trọng nữa, vì dường như ngay từ khi Quách Đắc Hữu cứu Cố Ảnh một mạng, tên hai người đã được khắc cạnh nhau trên đá tam sinh. Chẳng cầu vinh hoa phú quý, chỉ nguyện cùng người khi sinh, có thể cùng đồng cam cộng khổ; khi tử, có thể cùng nắm tay bước tận cõi hoàng tuyền .        


Tiếp theo: ĐINH MÃO – TIÊU LAN LAN (Năm tháng tĩnh lặng, kiếp này bình an)

NÉT PHÁ CÁCH TÁO BẠO CỦA

DÒNG PHIM CHUYỂN THỂ

Phỏng theo nguyên tác cùng tên của Thiên Hạ Bá Xướng

Hà Thần là một trong những bộ phim hiếm hoi tôi cảm thấy đáng xem bất chấp rằng nội dung của nó ngoài tên nhân vật thì chả có mấy liên quan đến nguyên tác, hay nói cách khác đây có thể xem là một câu chuyện đồng nhân Hà Thần của tác giả Thiên Hạ Bá Xướng. Điểm cộng đầu tiên của phim là kịch bản, cái khéo của biên kịch là rất biết cách phát triển một vài chi tiết cốt lõi trong nguyên tác thành một câu chuyện mới rất duyên và khiến người xem chẳng thể rời mắt nổi ngay từ những tập đầu, đi kèm với màu phim trầm và không khí nhanh gọn đặc trưng kiểu điện ảnh khiến phim cuốn hút đến từng phân đoạn.

Bối cảnh phim vẫn là Thiên Tân thành sầm uất nhưng đầy bất an giữa giai đoạn chuyển hóa ta-tây, vẫn là một Quách Đắc Hữu đầy kinh nghiệm và người anh em Đinh Mão cùng nhau sát cánh truy dấu theo loạt án mạng liên tục gây hoang mang dư luận. Thế nhưng, cuộc hành trình đẫm mùi chết chóc và trùng trùng nguy hiểm ấy khác với tiểu thuyết của Thiên Hạ Bá Xướng ở chỗ, nó chẳng còn là lãnh địa độc quyền của đám đàn ông thô lỗ cục súc nữa. Sự xuất hiện của tiểu thần bà hoạt ngôn Cố Ảnh và nàng phóng viên điềm đạm Tiêu Lan Lan theo tôi là một sự cài cắm vô cùng duyên dáng của biên kịch phim, nói không ngoa đây thật sự là một sự cứu rỗi dành cho những ai đang quá mệt mỏi với những câu chuyện drama tẻ nhạt chiếm sóng tràn lan gần đây, hoặc ngán tận cổ với dòng phim mì ăn liền tràn ngập lũ trai mặt hoa da phấn nói năng cộc lốc, mặt luôn chỉ có đúng một biểu cảm đơ cứng hay mấy em gái bánh bèo thích tỏ ra thông minh và ưa chứng tỏ nữ quyền theo mô-tuýp ngôn tình sến súa thời kỳ đầu.

Trước hết, phải khẳng định một điều, Hà Thần hoàn toàn không phải ngôn tình vì nếu xem phim mà chăm chăm chờ xem diễn biến tình cảm giữa mấy nhân vật chính thì bảo đảm là thất vọng đến 99%, nhưng Hà Thần cũng khác với kiểu phim phiêu lưu mạo hiểm với một đám đàn ông cùng nhau chiến đấu vì tình huynh đệ (điển hình là mấy phim của Nam Phái Tam Thúc) bởi một lẽ đơn giản mấy gã trai trong phim chẳng có cái lý tưởng cao đẹp nào để cùng hướng tới ngoài việc vô tình bị cuốn vào việc điều tra cùng một vụ án lớn, và sau đó thì sao? Ai đang mơ mộng một mối tình nam – nam đặc sắc thì thôi quên đi nhé, vì còn hai em gái đang lăm le sau lưng hai ảnh kia kìa. Và tin tôi đi, hai cổ hoàn toàn không phải là kiểu nhân vật bình phong cho một mối tình đam mỹ trá hình nào đó đâu.

Về nội dung, Hà Thần kể về một nhóm 4 thanh niên trẻ ngẫu nhiên cùng nhau điều tra một vụ án giết người để rồi từ đó bị cuốn vào một câu chuyện đẫm máu xa xưa cách đây 20 năm. Bốn người với tính cách khác biệt đã trở thành các mảnh ghép hoàn hảo tạo nên một tổ điều tra hoàn chỉnh theo đúng mô-tuýp phim hình sự hiện đại: Đội trưởng Quách Đắc Hữu nhanh trí và lắm chiêu trò tinh quái, bác sĩ pháp y Đinh Mão nghiêm túc và rất đa tài, điều tra viên Cố Ảnh luôn hoạt ngôn và cực kỳ tháo vát, và cuối cùng là chuyên gia tìm kiếm thông tin Tiêu Lan Lan, là một người ổn trọng và hiểu chuyện.

Họ bắt đầu chỉ là mối quan hệ hợp tác mang tính lợi ích qua lại, rồi ngày ngày sát cánh bên nhau, thứ cảm giác khó chịu do khác biệt lúc đầu dần mờ đi và theo một cách tự nhiên, họ trở thành bạn bè, và đến khi kề vai nhau đối mặt với hiểm nguy, vượt qua ranh giới sinh tử để cùng tìm ra sự thật bị che giấu nhiều năm, thứ tình cảm tưởng chừng như chỉ là tạm bợ giữa họ không biết từ khi nào đã phát triển thành một mối liên kết sâu sắc và bền vững. Mô tuýp phim không mới nhưng tình tiết được sắp xếp hợp lý chặt chẽ, mạch phim dẫn dắt tốt, ít chi tiết thừa và có plot-twist đúng thời điểm để thu hút người xem chính là một điểm mạnh của kịch bản chuyển thể Hà Thần. Sau đây là vài nét về các nhân vật chính của phim;

 

Lão đại của Thiên Tân Tứ Thần là tiểu hà thần Quách Đắc Hữu – gã vốn là một đứa trẻ mồ côi cha mẹ, được lão hà thần Quách Thuần nhặt về nuôi rồi cứ thế lăn lóc mà lớn lên trong cái miếu Long Vương xiêu vẹo. Quách Đắc Hữu tuy chẳng được ăn học nhiều nhặn gì nhưng lại được trời phú cho một thiên chất cực kỳ linh mẫn, thân thủ linh hoạt lại rành về sông nước. Với tính cách hào sảng, cùng bộ dạng xuề xòa thoải mái, gã dễ dàng làm thân với đủ mọi hạng người từ phường kỹ nữ đến đám bốc xếp cửu vạn khắp mọi ngõ ngách Thiên Tân thành. Thế nhưng ẩn sau vẻ ngoài tưởng chừng vô tâm lông bông ấy lại là một đầu óc vô cùng thông tuệ, khả năng quan sát cùng tư duy sắc bén, đi kèm với một sự khôn khéo tự nhiên như ngấm vào máu mà chỉ những đứa trẻ lớn lên trong khu ổ chuột mới có, đã tạo thành một tiểu hà thần đầy cá tính đứng đầu nhóm bộ tứ.  

Lão nhị của bộ tứ là Đinh Mão – đại thiếu gia sinh ra đã ngậm thìa vàng của Thương Hội Tào Vận, một trong những gia tộc phú quý bậc nhất của vùng Thiên Tân. Tuy vẻ ngoài đậm chất công tử bột, nhưng Đinh Mão lại không phải kiểu con nhà giàu chỉ quen ăn sung mặc sướng, yếu đuối vô năng, thay vào đó, với niềm đam mê nghiên cứu khoa học và tấm bằng bác sĩ pháp y, có thể nói anh chính là hình mẫu mọt sách điển hình, rất thẳng thắng và nguyên tắc nhưng cũng cực kỳ ngây ngô và cả tin. Đinh Mão giữ vị trí vừa là “chuyên gia” vừa là “thằng ngốc” trong nhóm, anh thừa khả năng quan sát chi tiết và tư duy logic, nhưng lại thiếu đi một chút tinh tế ma mãnh để đối phó với sự dối trá phù phiếm của cuộc đời. Nhưng cũng chính những khiếm khuyết đó lại khiến vị trí của anh càng trở nên hòa hợp hơn trong cả nhóm, tạo nên một tiểu Đinh thường xuyên bị đồng bọn ăn hiếp nhưng vẫn đáng yêu vô cùng.

Hẳn là với một số người, bảng phân vai như trên là đã đủ và phim đã có thể mở màn, nhưng vì tôi không là hủ, và tôi chắc là biên kịch cũng thế nên cả hai chúng tôi đều cảm thấy nếu thế giới chỉ có mỗi đàn ông với nhau thì thật là vô vị. Bởi lẽ đó, tiếp theo sau đây là hai người con gái mà theo tôi là một nỗ lực cân bằng giới tính vô cùng xuất sắc của biên kịch, để trao tặng cho hai chàng trai của chúng ta một cơ hội gặp được “chiếc xương sườn” của đời mình.

Người tiếp theo của nhóm chính là Cố Ảnh – đây chính là nhân vật yêu thích của tôi và cho đến thời điểm này khi phim đã đi được 2/3 chặng đường thì niềm yêu thích của tôi với vị “tiểu thần bà” này chỉ có tăng mà không hề giảm một tẹo nào. Đừng để vẻ ngoài “rực rỡ” của cô nàng đánh lừa trong 1, 2 tập đầu mà vội đánh đồng cô với kiểu nhân vật nữ ồn ào vô duyên và lố lăng tràn lan trên màn ảnh dạo gần đây. Cố Ảnh là kiểu nhân vật nữ độc nhất vô nhị mà bạn chẳng dễ gặp được ở bất kỳ dòng phim chuyển thể ngôn tình nào đâu nhé. Cùng là kiểu con gái lớn lên trong nghèo khó, nhưng lại chẳng bao giờ gồng mình tỏ ra mạnh mẽ như kiểu mấy cô nàng cỏ dại nhan nhản trong phim Hàn; rất thẳng thắng và luôn yêu ghét rõ ràng, cực kỳ hoạt ngôn, hài hước nhưng lại rất biết tiết chế ở mức thừa đáng yêu nhưng lại chẳng một chút phản cảm;

Nói tóm lại, chỉ cần Cố Ảnh xuất hiện thì mọi chuyện đều có thể giải quyết theo cách nhẹ nhàng và đơn giản nhất, chẳng hạn như cửa khóa ư?, không thành vấn đề, chị đẩy phát là cửa mở ngay; đầu gấu canh cửa?, đừng có lo, có chị đây và chị sẽ “giải quyết” các “em ấy”; Hắc Ẩn bà gây khó dễ?, một viên đá trừ tà là xong ngay và luôn nhé v.v và v.v . Với khả năng ứng biến cực kỳ linh hoạt và tháo vát trong hầu hết mọi tình huống kết hợp nhuần nhuyễn kiểu phong cách tưng tửng rất duyên của mình và khả năng phối hợp ăn ý trọn vẹn của cô với cả 3 người còn lại khiến cho Cố Ảnh trở nên một mảnh ghép không thể thiếu đồng thời là mood-maker là của cả nhóm.

Người cuối cùng của nhóm bộ tứ cũng là người ít nói và điềm đạm nhất bọn – cô nàng phóng viên Tiêu Lan Lan. Tiêu tiểu thư, xuất thân hiển hách, là ái nữ của một trong những quan chức cấp cao quyền lực đủ che một khoảnh trời Thiên Tân nhưng lại chẳng cam lòng nhốt mình trong khuê phòng, làm một con búp bê sứ được nâng niu mà lại chọn sống với nghề ký giả, ngày ngày ăn bờ ngủ bụi, chạy khắp nơi viết bài. Đây có thể xem là một thành viên không thường trực của nhóm “tứ thần” vì chả mấy khi thấy cô xuất hiện cùng “đám tiểu tặc” kia trong mấy phi vụ đào mộ khoét vách nhà người, nhưng lại luôn góp mặt trong những lúc cần thiết nhất khiến cho sự hiện diện của mình trở nên rất hữu ích.

Nếu chỉ nhìn vẻ ngoài nhỏ nhắn xinh xắn cùng điệu bộ nói chuyện từ tốn của cô nàng này, thì hẳn ối người cho rằng cổ chính là kiểu tiểu thư nhà giàu lễ nghĩa chu toàn, quen an nhàn sung sướng; nhưng mà tôi bảo đảm suy nghĩ này của các bạn sẽ hoàn toàn bốc hơi khi nhìn thấy cổ một mình lẻn vào nhà xác của bệnh viện của Tào Vận thương hội, và nếu như Cố Ảnh có thể chẳng tốn sức vật ngã vài tên du côn thì Tiêu Lan Lan cũng sẵn sàng cầm ghế đập ngất mấy tên đầu gấu trong động nha phiến tại khách sạn Tụ Hoa. Nếu như thế vẫn chưa đủ cool thì hãy xem thêm cảnh cổ chiến đấu với xác sống đi, bạn sẽ hiểu ra rằng tại sao tôi lại nói cô gái này hoàn toàn đủ tư cách đứng sóng vai cùng 3 đồng chí còn lại. Mặt khác, sự điềm đạm ôn hòa và luôn sẵn sàng lắng nghe của Tiêu Lan Lan khi xếp cạnh tính cách năng động hoạt náo của ba người còn lại chẳng những không hề bị cô lập , lạc lõng, ngược lại chính sự ổn trọng của cô mới là nhân tố dung hòa tính cách cả nhóm, giống như điểm nhãn cho rồng, khiến cô vô cùng xứng đáng với vị trí cuối cùng của Thiên Tân Tứ thần.

—————– kết thúc phần 1 —————-

PS: rảnh rỗi sẽ viết phần 2 về vấn đề tình cảm của hai couples Quách – Cố / Đinh – Tiêu

 TAKING CHANCE – THE PAIN OF BEING LEFT BEHIND

~oOo~

========

Taking Chance is one of my favorite movies in general and war movies in particular. With a very different plot in comparison with the other popular well-known war movies such as “Saving Private Ryan”, “Independent Day” or “Pacific”; Taking Chance has really made me impressed with a quiet and formal atmosphere deeply penetrating  to the movie’s core. Each movie’s detail does not only express accurately Funeral Military Ceremony but it also creates such ceremony’s spirit. Until now, I still even have remembered my feeling at the first time i watched it through every scene from chains of decent military funeral rituals to the respectful bows of airport’s employees for colonel Michael Strobl while he was doing his duty of taking first class private Chance Phelps’s coffin to his hometown.

The movie has obviously described peoples whose duties of caring and taking death soldiers to their hometown. Kevin Bacon has acted role of Colonel Michael Strobl who took responsibility for escorting Chance’s coffin to his home; with a familiar soldier’s tough appearance and specific sad eyes which could well express emotion without any words, Kevin Bacon was actually born for this role. His calm and lonely silhouette beside “Chance” in a gloomy sunset is always the most unforgettable scene in my mind. In addition to the general silent atmosphere lasting from the beginning to the end of the movie, Taking Chance’s climax is Colonel Strobl’s inner feeling. During the long journey from battlefield to Chance’s home, Kevin Bacon had successfully showed Colonel Michael Strobl’s complicated soul only by his simple acts. When looking into his eyes, viewers do not only see a soldier’s hardiness, but also feel his pain – Pain of being left behind. Michael Strobl’s pain is not actually caused by losing relations but it is kind of a regret; regret at his insipid life and even for Chance’s so short-life. All of such tiny and simple things have created an overall picture in term of the process of healing pain and connecting together by a precious sympathy between human and human (whether they are death soldiers’ families/friends or any surrounding strangers unintentionally appearing in any time of such funeral journey).

In conclusion, as my own opinion, Taking Chance is a movie deserving to be watched with its meaningful content of human’s courage and strong belief over losses and sorrow. After watching it done, i have realized one thing; sometime, tear is not symbol of weakness;  it is signal of human’s sympathy for their own fellow-creature no matter who they are and where they come from.