Một trong những tiêu chí để trợ thành công viên địa chất toàn cầu UNESCO là

     1. GIỚI THIỆU      Khái niệm về Công viên địa chất (CVĐC) xuất hiện vào giữa những năm 1990 đáp ứng nhu cầu bảo tồn và tăng cường giá trị của các khu vực có ý nghĩa địa chất trong lịch sử của Trái đất. Những cảnh quan và thành tạo địa chất là những nhân chứng chủ chốt trong quá trình tiến hóa của hành tinh này và là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững trong tương lai. Ngay từ đầu, những CVĐC đã chấp nhận phương pháp tiếp cận ‘từ dưới lên’ hay còn gọi là do cộng đồng làm chủ để đảm bảo những ý nghĩa địa chất của khu vực được bảo tồn và quảng bá cho công tác khoa học, giáo dục và văn hóa; ngoài ra còn được sử dụng như một tài sản bền vững thông qua phát triển ngành du lịch có trách nhiệm. Năm 2004, với sự hỗ trợ của UNESCO, 17 thành viên của Mạng lưới CVĐC Châu Âu và 8 CVĐC của Trung quốc đã cùng nhau thành lập Mạng lưới CVĐCTC và tính đến năm 2017 đã có 127 CVĐC là thành viên.      Một CVĐCTC UNESCO phải bao gồm yếu tố địa chất có ý nghĩa quốc tế. Điều này được các chuyên gia, nhà khoa học trong các ngành liên quan đến Khoa học Trái đất đánh giá độc lập. CVĐCTC UNESCO là những cảnh quan đang sống và vận hành; là nơi khoa học và cộng đồng địa phương tham gia theo cách bổ trợ lợi ích cho nhau.      Công tác giáo dục ở các cấp là trọng tâm của khái niệm CVĐCTC UNESCO. Từ các nhà nghiên cứu đến cộng đồng địa phương, CVĐCTC UNESCO khuyến khích nâng cao nhận thức về câu chuyện hành tinh được kể thông qua những phiến đá, cảnh quan và quá trình địa chất đang tiếp diễn. CVĐCTC UNESCO cũng thúc đẩy mối liên kết giữa di sản địa chất và các khía cạnh khác về tự nhiên và văn hóa của khu vực, minh chứng rõ ràng rằng đa dạng hóa địa chất là nền tảng cho hệ sinh thái và cơ sở cho mối tương tác giữa con người và cảnh quan.      CVĐCTC UNESCO đóng góp vào việc đạt được những mục tiêu của UNESCO bằng việc quảng bá địa chất và khoa học nói chung, góp phần thực hiện sứ mệnh của UNESCO và lồng ghép giáo dục, văn hóa và truyền thông.

     2. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

     2.1 CVĐCTC UNESCO trong Chương trình Khoa học địa chất và CVĐC quốc tế

 

     CVĐCTC UNESCO, nằm trong khuôn khổ Chương trình Khoa học địa chất và CVĐC quốc tế của UNESCO (IGGP), khuyến khích sự hợp tác quốc tế giữa các khu vực có di sản địa chất mang ý nghĩa quốc tế, thông qua phương pháp từ dưới lên nhằm phục vụ công tác bảo tồn, hỗ trợ cộng đồng địa phương, quảng bá di sản và phát triển bền vững khu vực. Thông qua IGGP, những khu vực nộp hồ sơ cho UNESCO vì đây là cơ quan duy nhất của Liên hiệp quốc chuyên trách về Khoa học Trái đất để công nhận “CVĐCTC UNESCO” theo sứ mệnh của tổ chức.

     2.2 CVĐCTC UNESCO

     CVĐCTC UNESCO là khu vực địa lý đơn lập, thống nhất có các điểm và cảnh quan có giá trị địa chất quốc tế được quản lý một cách toàn diện nhằm phục vụ mục đích bảo vệ, giáo dục và phát triển bền vững toàn diện. Ý nghĩa địa chất quốc tế của CVĐCTC UNESCO do các chuyên gia quyết định; các chuyên gia này nằm trong “Nhóm đánh giá CVĐCTC UNESCO”, đánh giá tương quan trên toàn cầu dựa vào các khu vực tương tự, những kết quả nghiên cứu về điểm địa chất trong khu vực đó được công bố. CVĐCTC UNESCO sử dụng di sản địa chất, cùng với các khía cạnh văn hóa và tự nhiên của khu vực đó, để nâng cao nhận thức và hiểu về những vấn đề đang phải đối mặt trong bối cảnh hành tinh đang biến đổi mạnh mẽ.

     2.3 Sử dụng logo

     CVĐCTC UNESCO được phép sử dụng logo được thiết kế riêng cho CVĐCTC UNESCO. Việc sử dụng này tuân theo “Chỉ thị về sử dụng tên, tên viết tắt, logo và tên miền internet của UNESCO’ năm 2007 và các hướng dẫn sau đó.

     2.4 Tính đại diện địa lý  

     Là một phần của UNESCO, IGGP cam kết quảng bá tính đại diện về địa lý một cách cân bằng trên toàn cầu cho các CVĐCTC UNESCO.  

     3. CÁC TIÊU CHÍ CHO CVĐCTC UNESCO

     (i) CVĐCTC UNESCO là khu vực địa lý đơn lập, thống nhất có các điểm và cảnh quan có giá trị địa chất quốc tế được quản lý một cách toàn diện phục vụ công tác bảo vệ, giáo dục, nghiên cứu và phát triển bền vững. CVĐCTC UNESCO phải có ranh giới rõ ràng, có diện tích thỏa đáng để thực hiện các chức năng và bao phủ di sản địa chất có ý nghĩa quốc tế theo đánh giá độc lập của các nhà khoa học.      (ii) CVĐCTC UNESCO sử dụng di sản, cùng với các khía cạnh khác của di sản thiên nhiên và văn hóa, để nâng cao nhận thức về các vấn đề mà xã hội đang đối mặt trong tình hình hiện nay, trong đó có việc nâng cao kiến thức và hiểu biết về quy trình địa chất, hiểm họa địa chất, biến đổi khí hậu, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của Trái đất một cách bền vững, sự vận động của đời sống và nâng cao năng lực cho người dân địa phương.      (iii) CVĐCTC UNESCO là khu vực có đơn vị quản lý hợp pháp, được luật sở tại công nhận. Cơ quan quản lý có trang thiết bị đầy đủ để quản lý toàn bộ khu vực CVĐCTC UNESCO.      (iv) Trong trường hợp có sự chồng lấn lên các điểm được UNESCO công nhận, ví dụ Di sản thế giới hay Khu bảo tồn sinh quyển, thì hồ sơ phải giải trình rõ và cung cấp bằng chứng về việc CVĐCTC UNESCO sẽ tăng giá trị như thế nào nếu được công nhận độc lập và kết hợp với các điểm được công nhận khác.      (v) CVĐCTC UNESCO cần tích cực kêu gọi sự tham của cộng đồng và người dân địa phương như là nhân tố chính trong CVĐC. Để phối kết hợp với cộng đồng địa phương cần có một kế hoạch cùng quản lý, phục vụ nhu cầu kinh tế và xã hội của người dân địa phương, bảo vệ cảnh quan của khu vực họ đang sống và bảo tồn các giá trị văn hóa. Đồng thời các bên liên quan của địa phương và chính quyền cũng nằm trong thành phần của BQL CVĐCTC UNESCO. Cùng với công tác khoa học, kiến thức, kỹ năng và hệ thống quản lý của địa phương cũng cần được đưa vào trong quá trình lập kế hoạch và quản lý khu vực.      (vi) Khuyến khích CVĐCTC UNESCO tham gia chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn và thực hiện các dự án chung với Mạng lưới CVĐCTC. Bắt buộc phải là thành viên của Mạng lưới CVĐCTC.      (vii) CVĐCTC UNESCO phải tôn trọng luật và quy định của quốc gia và địa phương về việc bảo vệ di sản địa chất. Những điểm di sản địa chất trong khu vực CVĐCTC UNESCO phải được pháp luật bảo vệ trước khi nộp hồ sơ. Đồng thời, CVĐCTC UNESCO cần được sử dụng là một đòn bẩy để thúc đẩy việc bảo vệ di sản địa chất ở cấp quốc gia và địa phương. Cơ quan quản lý không được tham gia trực tiếp vào việc mua bán các mẫu vật địa chất như hóa thạch, quặng, đá mài, đá trang trí trong các tiệm mua bán đá trong khu vực CVĐCTC UNESCO bất kể có nguồn gốc từ đâu và cần tích cực hạn chế việc mua bán các vật liệu địa chất không bền vững. Khi được giải trình rõ ràng là hoạt động có trách nhiệm và nằm trong khuôn khổ phương pháp quản lý hiệu quả và bền vững thì được phép sưu tầm vật liệu địa chất một cách bền vững từ các điểm có thể tái tạo mới tự nhiên trong khu vực CVĐCTC UNESCO phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học và giáo dục. Việc mua bán các vật liệu địa chất theo hệ thống trên có thể được chấp nhận trong một số hoàn cảnh, với điều kiện được giải trình rõ ràng và công khai rằng đó là phương án tốt nhất cho CVĐCTC với bối cảnh của địa phương. Những trường hợp này phải được Hội đồng CVĐCTC UNESCO phê duyệt cụ thể.      (viii) Những tiêu chí này được thẩm tra và tái thẩm tra thông qua một danh mục cụ thể.


Liên hệ quảng cáo 02553.829.473

(TN&MT) - “Mỗi lần Việt Nam được vinh danh, niềm tự hào lại trào dâng khi những giá trị của đất nước, dân tộc được ghi nhận ở tầm quốc tế và đóng góp cho kho tàng giá trị của nhân loại”. Đó là chia sẻ đầy xúc động của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong lễ đón nhận Giấy chứng nhận Công viên Địa chất Cao Bằng là Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC) của UNESCO.

Một trong những tiêu chí để trợ thành công viên địa chất toàn cầu UNESCO là
Công viên địa chất núi lửa Krông Nô (Đắk Nông). Ảnh: MH

Khai mở giá trị tiềm ẩn

Công viên địa chất là một khu vực tự nhiên, độc đáo, có ranh giới rõ ràng, trong đó, chứa đựng một tập hợp các di sản địa chất có giá trị khoa học, phân bố trong phạm vi nhất định, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, đồng thời chứa đựng các giá trị về đa dạng sinh học, khảo cổ, lịch sử, văn hóa xã hội và có diện tích lớn để phát triển kinh tế địa phương, thông qua hình thức phát triển du lịch và các dịch vụ phụ trợ khác. Một công viên địa chất quốc gia khi có đủ điều kiện sẽ được UNESCO công nhận là CVĐCTC.

TS. Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản cho biết, một công viên địa chất đáp ứng cho việc phát triển kinh tế xã hội đó là sự bền vững về mặt văn hóa và môi trường. Điều này tác động trực tiếp lên khu vực bởi sự cải thiện điều kiện sống của con người và môi trường nông thôn, như vậy, nó tăng cường nhận dạng dân số trong khu vực và tạo nên sự phục hồi văn hóa.

Những lợi ích khi một công viên địa chất được UNESCO công nhận là CVĐCTC là không thể phủ nhận. Du lịch được tăng trưởng; tạo công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương; gia tăng nhận thức về môi trường địa chất cho người dân…

Việc cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là CVĐCTC năm 2010 và công nhận lại vào năm 2014 là minh chứng cụ thể. Chỉ từ năm 2012 đến năm 2015, ngành du lịch Hà Giang tăng trưởng vượt bậc. Lượng du khách đến công viên địa chất tăng bình quân 20% mỗi năm. Năm 2015, địa danh này đón trên 300.000 khách du lịch, tỷ lệ khách quốc tế ngày càng tăng.

TS. Nguyễn Lê Huy, Trưởng Ban Quản lý CVĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn cho biết: “Với sự phát triển du lịch, đời sống người dân được nâng lên đáng kể. Nông, thủy sản, các loại rau, hoa quả, thịt trâu bò... có sự tăng trưởng rất mạnh. Đặc biệt là có sự tăng cường kết nối nông sản của cư dân địa phương với các thị trường khác qua thông tin của du khách và sự tham gia của các doanh nghiệp”.

Một trong những tiêu chí để trợ thành công viên địa chất toàn cầu UNESCO là
Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang). Ảnh: MH

Kinh tế, du lịch của tỉnh Cao Bằng cũng phát triển đáng kể khi Công viên địa chất Non Nước Cao Bằng được UNESCO công nhận là CVĐCTC. Ông Trương Thế Vinh, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng, Trưởng Ban Quản lý Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng cho biết, ngay sau khi được công nhận, Cao Bằng đã xây dựng 3 tuyến du lịch địa chất trong vùng CVĐCTC Non nước Cao Bằng. Cùng với đó, đầu tư hoàn thiện các hệ thống cơ sở vật chất tại các điểm tham quan du lịch trong vùng CVĐCTC; tập trung đẩy mạnh đầu tư, hỗ trợ phát triển các mô hình hợp tác xã sản xuất, bảo tồn nghề truyền thống đảm bảo theo chất lượng, tiêu chuẩn, cung ứng sản phẩm cho khách du lịch đến tìm hiểu, tham quan, trải nghiệm, hướng tới mục tiêu tạo thương hiệu du lịch Cao Bằng, với những đặc trưng riêng biệt, nhờ đó sản phẩm du lịch của cao Bằng có sức cạnh tranh cao, được khách du lịch ưa chuộng.

Việt Nam sẽ có nhiều công viên địa chất toàn cầu

Tại một cuộc họp về bảo tồn và phát triển CVĐCTC, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Lê Hoài Trung đã khẳng định, CVĐCTC là một danh hiệu cao quý của UNESCO. Nhưng hơn cả một danh hiệu, đây là một mô hình phát triển bền vững. CVĐCTC chứa đựng, liên kết trong mình các di sản: địa chất, văn hóa, lịch sử, thiên nhiên, cảnh quan, đa dạng sinh học... Bên cạnh mục tiêu bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nâng cao nhận thức cộng đồng, Công viên địa chất toàn cầu đề ra một mục tiêu rất rõ ràng là nâng cao đời sống cộng đồng, thúc đẩy KT - XH phát triển một cách bền vững, đặc biệt là thúc đẩy du lịch và phát triển hạ tầng, dịch vụ phục vụ du lịch. Chính vì vậy, CVĐCTC đã thu hút và được sự ủng hộ ngày càng đông đảo của cả nước.

Trước thành công của Hà Giang, Cao Bằng, nhiều tỉnh có tiềm năng đã có nguyện vọng tham gia mạng lưới công viên địa chất toàn cầu. Các tỉnh Quảng Ngãi, Đắk Nông, Gia Lai, Phú Yên, Bắc Kạn đang làm hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận công viên địa chất toàn cầu.

Bà Tôn Thị Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông đã bày tỏ nguyện vọng gia nhập mạng lưới công viên địa chất quốc gia, quốc tế và mong nhận được sự quan tâm hỗ trợ về mọi mặt của UNESCO, các cơ quan đầu mối về công viên địa chất, các nhà khoa học, quản lý… để xây dựng Công viên núi lửa Krông Nô thành công viên địa chất tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Bà Hạnh cho rằng, Công viên địa chất núi lửa Krông Nô (Đắk Nông) với dãy Nâm Nung hùng vỹ, được xem là nóc nhà của Đắk Nông với mái nhà phía bắc nghiêng về dòng Sêrêpốk, mái nhà phía Nam nghiêng về thượng nguồn sông Đồng Nai. Đây là quần thể di sản thiên nhiên phong phú, di sản địa chất núi lửa độc đáo, đủ tiêu chí để trở thành CVĐCTC.

Ông Lê Quang Thích, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi mong muốn, cần có đầu mối quản lý mạng lưới công viên địa chất quốc gia để thường xuyên hướng dẫn, hỗ trợ địa phương tham gia các hoạt động của mạng lưới CVĐCTC. Theo ông Thích, nên xem đây là hoạt động cần thiết và đưa ra xem xét khi trình hồ sơ đề nghị công nhận CVĐCTC.