Mục đích sống của giới trẻ hiện nay là gì

Theo nhà tâm lý học Chloe Carmichael [Mỹ], tác giả cuốn Nervous Energy, mục đích sống là động lực giúp kết nối bạn với những giá trị và lý tưởng lớn hơn bản thân bạn.

Mỗi người có một mục đích sống khác nhau, có thể là sự nghiệp hoặc cống hiến cho tôn giáo, nghệ thuật hoặc cho một mục đích xã hội nào đó...

Nghiên cứu cho thấy, người sống có mục đích có khả năng giữ được hạnh phúc trong công việc. Họ tuân thủ việc kiểm tra sức khỏe định kỳ tốt hơn, ít bị lo lắng và trầm cảm hơn. Ý thức mạnh mẽ về mục đích cũng có liên quan đến tuổi thọ cao hơn.

Các chuyên gia cũng chỉ ra, việc làm mới mục đích sống theo định kỳ trong suốt đời cũng rất có tác dụng. Điều này giúp bạn nắm bắt được những điều quan trọng tại các thời điểm khác nhau. Một nghiên cứu trên tạp chí Frontiers in Psychology cho thấy, bạn có nhiều khả năng cảm thấy hạnh phúc hơn nếu sống có mục đích và có chiến lược cụ thể để thực hiện mục đích đó.

Michaéla Schippers, giáo sư về quản lý hành vi và hiệu suất tại Trường Quản lý Rotterdam [Hà Lan] cho biết, mỗi người nên có một quy trình lập mục tiêu cho cuộc sống, hay còn gọi là "tạo dựng cuộc sống".

Làm thế nào để lập ra mục tiêu cho cuộc sống?

Tìm hiểu bản thân

Bước đầu tiên là làm rõ các giá trị của bạn. Chuyên gia Hordge chỉ ra: "Một khi bạn hiểu bạn là ai, bạn sẽ biết điều gì là quan trọng với mình". Ví dụ, bạn không nên để nỗi ám ảnh về địa vị, thu nhập, thành tích thúc đẩy mình chạy theo những mục tiêu mới, thay vì xem xét điều gì mới có ý nghĩa đích thực với bản thân bạn.

Theo Hordge, nên khám phá giá trị của bản thân bằng cách viết mọi mong muốn của mình ra giấy, theo lộ trình sau:

Nhìn về quá khứ: Những kinh nghiệm trong quá khứ đã định hình con người bạn, đồng thời cũng có thể dạy bạn nhiều điều về mục đích trong tương lai.

Nhìn về tương lai: Hãy suy nghĩ về những loại mối quan hệ bạn muốn có trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Ngoài ra, cần nhận biết những thói quen và kỹ năng hiện tại của bạn và suy ngẫm về những thứ bạn yêu thích hoặc muốn phát triển. Đó là bước đầu tiên để phá vỡ các khuôn mẫu cũ và xây dựng các thói quen mới.

Đặt mục tiêu

Khi làm rõ các giá trị của bản thân, bạn đã đi được nửa chặng đường. Sau đó, hãy suy nghĩ về cách bạn có thể biến mục đích thành hành động. Bạn cũng cần xác định những trở ngại có thể cản đường và viết ra cách bạn có thể vượt qua chúng.

Bạn cũng có thể đặt mình vào tình huống: Nếu tôi không thực hiện bất cứ thay đổi nào, điều đó sẽ gây ra hậu quả gì? Điều này giúp bạn có thêm can đảm để thử những mục tiêu mới.

Chia sẻ mục tiêu

Hãy chia sẻ các kế hoạch, mục tiêu của mình với mọi người, sau khi bạn đã chắc về nó. Chia sẻ mục tiêu làm tăng trách nhiệm giải trình và khiến bạn có nhiều khả năng đạt được chúng hơn. Hãy tự tin đăng các mục tiêu của bạn lên mạng xã hội hoặc đơn thuần là chia sẻ với đối tác hoặc bạn bè về chúng.

Điều quan trọng là bạn phải bắt đầu một cuộc trò chuyện với chính mình. Hãy hình dung về thành công bạn có thể có nếu quyết tâm thực hiện mục tiêu. Điều này có thể giúp bạn cảm thấy được kết nối với con người mà mình mong muốn trở thành trong tương lai.

Khi đó, tôi vô cùng kinh ngạc, tự hỏi làm thế nào mà một bộ truyện lại có thể trở thành mục đích sống của một người.

Điều đó có thể không? Hình như có, vì có người mục đích sống là được gặp thần tượng, có người là được đổi iPhone bản mới, người thì "cuồng son", có người lại nói mơ ước của cuộc đời là "mua hàng không nhìn giá"...

Có phải nhiều thứ chỉ là niềm vui ngắn hạn mà người ta rất khó, hoặc chưa đạt được, nhưng được lặp đi lặp lại nhiều lần và thể hiện ở nhiều người xung quanh nên vô tình trở thành "mục đích sống"?

Qua mấy năm rồi, không biết Tru tiên có còn là mục đích sống của ai kia không? Có thể bạn đã chán Tru tiên và chuyển "mục đích sống" của đời mình sang bộ truyện khác.

Ngoài mục đích sống ngắn hạn, còn có mục đích cao đẹp hơn như bảo vệ môi trường, làm công tác xã hội - từ thiện, gây dựng sự nghiệp để lại tên tuổi trong lịch sử, phát triển quốc gia, hay như có bạn nói "sống để phụng sự".

Lý tưởng, mục đích sống cùng với sự bùng nổ truyền thông ngày càng có quá nhiều loại, nhiều cấp độ khiến cho người trẻ dễ choáng ngợp không biết nên chạy theo lý tưởng nào, và cũng dễ thất vọng khi nhận ra thứ mà họ đang theo đuổi không còn ý nghĩa. Điều này tạo nên cảm giác lúng túng về lẽ sống.

NGUYỄN HUỲNH NHẤT BẢO

Thời đại này lúng túng hơn thời đại trước?

Có bạn bảo rằng thời đại nào cũng có khủng hoảng mục tiêu sống cả. Lý tưởng sống chỉ vững chắc với những người chịu suy nghĩ và đi sâu vào bản thân mình thôi, còn sống hời hợt thì tất nhiên sẽ lâm vào khủng hoảng.

Điều đó đúng, nhưng trong thời đại của thông tin, khi có quá nhiều thứ "lý tưởng" được tạo ra, lan truyền nhanh chóng và mỗi thứ luôn mang theo ý nghĩa đầy hấp dẫn thì càng khiến con người dễ dàng hoang mang hơn.

Hãy nhìn những lượt xem trên Youtube, những bình luận và chia sẻ trên mạng xã hội, cơn lốc trà sữa, những bộ phim hàng trăm tập, những bộ truyện mấy nghìn chương, rồi quần áo, giày dép, xe cộ, ăn uống, bia rượu…, người ta đâu còn thời gian nhìn lại chính mình và để hiểu mình. Có lẽ một ai đó cũng đã nói "đời này tớ sống vì trà sữa".

Sống theo mong muốn của gia đình cũng làm giới trẻ lúng túng với ước mơ thật sự của bản thân - Ảnh minh hoạ: QUANG ĐỊNH

... lại còn sống theo ý muốn ông bà, cha mẹ

Một bạn khác bảo rằng: "Lý tưởng sống của em là sống theo lý tưởng của người đi trước". Nhiều người dù là bác sĩ, kỹ sư, giáo viên cũng không yêu thích, hoặc thậm chí cảm thấy khổ sở với nghề nghiệp của họ. Họ chỉ thấy áp lực với công việc, nhưng họ phải làm vì "truyền thống gia đình".

Nhiều người sinh ra, lớn lên, lập gia đình, có con cái, phát triển sự nghiệp đều theo một khuôn mẫu định sẵn. Họ quá bận rộn đến nỗi không có thời gian nhìn lại mục đích sống của mình là gì. Đến khi nhận ra yêu thích một điều gì đó, muốn làm gì để cống hiến cho cuộc đời lại thấy mình đã quá tuổi, quá già, quá chậm để thay đổi. Thế là họ đưa lý tưởng của mình cho con cháu - những người chưa chắc thích lý tưởng kia.

Con cháu phải thừa hưởng lý tưởng của thế hệ trước, không thể thực hiện lý tưởng của mình, lại phải truyền xuống đời con cháu. Truyền thống đó là tốt đẹp hay là một dạng khổ đau?

NGUYỄN HUỲNH NHẤT BẢO

Trường hợp này làm tôi nhớ đến một câu ông Benjamin Franklin: "Đa phần người ta chết ở tuổi 25, nhưng đến 75 tuổi mới được chôn".

Dành thời gian để khám phá bản thân mình

Có lần trong một hội thảo về tư duy sáng tạo, tôi hỏi giáo sư chủ trì: "Nếu em thật sự không còn mong muốn nào chưa được thỏa mãn, hoàn toàn hài lòng với hiện tại, làm sao để em có thể tiếp tục sáng tạo, tiếp tục tìm ra mục đích sống của mình?".

Câu trả lời tôi nhận được là mục đích cuộc đời mỗi con người nằm sâu bên trong, muốn thật sự hiểu được thì cần dành thêm thời gian cho chính mình.

"Những niềm vui ngắn hạn có thể làm ta thỏa mãn, nhưng nếu chỉ có vậy, cả đời sẽ phải chạy sau niềm vui. Một người sống trên đời không chỉ vì bản thân, mà ý nghĩa cuộc đời luôn gắn với giá trị mang lại cho người khác. Nếu cảm thấy bản thân không còn gì để trông đợi nữa, hãy nhìn quanh. Người thân và bè bạn đang có vấn đề gì cần giúp đỡ mà em có thể làm bằng khả năng ở hiện tại hoặc tương lai. Nhìn quanh, và nhìn lại chính mình, em sẽ rõ", thầy bảo.

Vậy sống vì Tru tiên, vì trà sữa, vì bảo vệ môi trường hay phụng sự loài người… đều tốt đẹp nếu người ta hiểu rõ chính mình, biết rằng đây đúng là ý nghĩa cuộc sống mình mong muốn, nếu từ đó mang lại tác động sáng tạo, thay đổi tích cực cho bản thân và những người xung quanh, bất kể nhỏ hay lớn.

Tôi mong rằng có một ngày, mọi người có thể tự nhiên đáp lý tưởng sống của họ là gì mà không phải nụ cười e ngại, chua chát, hay mỉa mai, không phải là những câu như "biết ngày mai ăn gì chưa mà nói chuyện lý tưởng sống", là "quẳng gánh lo đi mà vui sống" chứ không phải là "quẳng gánh vui đi mà lo sống".

Sống có mục đích là gì?

Khái niệm mục đích sống [life purpose] được định nghĩa là việc đặt ra một hệ thống mục tiêu và định hướng cho cuộc đời. Những mục tiêu đó đóng vai trò động lực chính thúc đẩy ta thức dậy mỗi buổi sáng – là “kim chỉ nam” hướng dẫn ta trong từng quyết định và hành vi, từ đó mang lại ý nghĩa cho cuộc sống.

Sống không có mục tiêu thì sẽ như thế nào?

+ Khi một người sống không có mục đích thì sẽ không xác định được hướng đi cho cuộc đời mình, sẽ giống như đang lênh đênh giữa biển khơi vô định. Họ sẽ không thể tìm thấy niềm vui khi đạt được thành tựu mà mình mong mỏi, cuộc sống của họ sẽ dần trở nên vô nghĩa.

Lối sống của thanh niên ngày nay là gì?

Lối sống mới của thanh niên biểu hiện trong chiến đấu, theo Hồ Chí Minh đó là: Có tinh thần yêu nước, dũng cảm, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì đấu tranh, hy sinh hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Mục đích cuối cùng của cuộc sống là gì?

Mục đích của cuộc sống là tận hưởng HẠNH PHÚC Thế nhưng, dù có đạt tới đỉnh cao của những điều đó, con người vẫn không có được hạnh phúc đủ đầy, viên mãn, vĩnh cửu như họ hằng mong ước.

Chủ Đề