Mục tiêu của hành vi bán phá giá là gì

Bán phá giá là gì? Quy định về chống bán phá giá thế nào?

Thưa luật sư! Để chống cạnh tranh không lành mạnh cần có sự can thiệp của các cơ quan nhà nước. Ví dụ cần có luật chống bán phá giá thấp hơn giá thành 10% nghiêm cấm bán nguyên liệu thấp hơn. 10% so với giá thị trường. Nhưng giá cả lại do Bộ Tài chính quy định. Vậy làm thế nào để có thể xác định mức giá chống phá giá. mặt khác cùng 1 ngành, các doanh nghiệp liên doanh nộp mức thuế thu nhập là 20% trong khi các doanh nghiệp Việt Nam phải nộp mức 32% thì sao có thể cạnh tranh lành mạnh được.Xin l

Trả lời: Kính chào và cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chứng tôi. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Bán phá giá là gì?

Bán phá giá trong thương mại quốc tế là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được XK với giá thấp hơn giá bán của mặt hàng đó tại thị trường nội địa nước XK. Như vậy có thể hiểu đơn giản là nếu giá XK của một mặt hàng thấp hơn giá nội địa của nó thì sản phẩm đó bị coi là bán phá giá. Ví dụ: lạc nhân của nước A bán tại thị trường nước A với giá (X) nhưng lại được XK sang nước B với giá (Y)

>> Tư vấn pháp luật về tranh chấp thương mại, gọi:1900.6169

Tại sao bán phá giá?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bán phá giá trong thương mại quốc tế. Nhiều trường hợp cố tình bán phá giá nhằm đạt được những lợi ích nhất định như: Bán phá giá để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nước NK từ đó chiếm thế độc quyền; Bán giá thấp tại thị trường nước NK để chiếm lĩnh thị phần; Bán giá thấp để thu ngoại tệ mạnh... Đôi khi việc bán phá giá là việc bất đắc dĩ do nhà sản xuất, XK không bán được hàng, sản xuất bị đình trệ, sản phẩm lưu kho lâu ngày có thể bị hỏng... nên đành bán tháo để thu hồi vốn. Trong thương mại quốc tế, thuế chống bán phá giá có thể bị áp đặt mà không quan tâm đến lý do vì sao nhà sản xuất bán phá giá. Bán phá giá sang thị trường nước ngoài thường bị coi là một hiện tượng tiêu cực do nó làm giảm khả năng cạnh tranh về giá và thị phần của sản phẩm nội địa của nước NK. Tuy nhiên, bán phá giá có thể có tác động tích cực đối với nền kinh tế: người tiêu dùng được lợi vì giá rẻ; nếu hàng bị bán phá giá là nguyên liệu đầu vào của một ngành sản xuất khác, giá nguyên liệu rẻ có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất định của ngành đó,... Vì thế không phải mọi hành vi bán phá giá đều bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Theo quy định của WTO, các biện pháp chống bán phá giá chỉ được thực hiện trong những hoàn cảnh nhất định và phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Cụ thể, các biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng khi xác định được đủ ba điều kiện sau đây: Hàng NK bị bán phá giá; Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước NK bị thiệt hại đáng kể; Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng NK bán phá giá và thiệt hại nói trên.

Pháp luật Việt Nam quy định về bán phá giá: Pháp lệnh chống bán phá giá

Điều 3.Xác định hàng hoá bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam

1. Hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc vùng lãnh thổ bị coi là bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là hàng hoá bán phá giá vào Việt Nam) nếu hàng hoá đó được bán với giá thấp hơn giá thông thường theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

2. Giá thông thường của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường.

3. Trong trường hợp không có hàng hoá tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc có hàng hoá tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu nhưng với khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa không đáng kể thì giá thông thường của hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được xác định theo một trong hai cách sau đây:

a) Giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu đang được bán trên thị trường một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường;

b) Giá thành hợp lý của hàng hoá cộng thêm các chi phí hợp lý khác và lợi nhuận ở mức hợp lý, xét theo từng công đoạn từ sản xuất đến lưu thông trên thị trường của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc nước thứ ba.

Theo quy định của pháp luật thì bán phá giá được hiểu là bán sản phẩm ra với giá thực tế nhỏ hơn giá bán tại nước sản xuất. Đối với các doanh nghiệp trong nước thì bán phá giá được hiểu là bán hàng hóa với giá thấp hơn so với chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó. Và để chứng minh được có hiện tượng bán phá giá không thì phải chứng minh được có thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước tù hành vi bán phá giá đó.

Bạn thắc mắc tại sao lại có hiện tượng bán phá giá mà giá lại do Bộ Công Thương quy định. Thì xin trả lời là chỉ cómột số gái bánhàng hóa độc quyềncủa nhà nước thì Bộ công thương mới ấn định giá bán. còn tất cả giá bán còn lại trên thị trường là do quy luật của thị trường quyết định. Nên chỉ cần bạn xác định được giá bán hàng hóa thấp hơn chi phí thực tế để sản xuất ra hàng hóa và gây ra ảnh hưởng đến nền sản xuất hàng hóa hay các doanh nghiệp nội địa trong nước thì xác định là có bán phá giá

Theo quy định tại Khoản 1 ,2 3 Điều 11 Thông tư 78/2014

Điều 11 Thuế suất thuê thu nhập doanh nghiệp

1.Kể từ ngày 01/01/2014, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%, trừtrường hợpquy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và cáctrường hợpđược áp dụng thuế suất ưu đãi.

Kể từ ngày 01/01/2016, trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% chuyển sang áp dụng thuế suất 20%.

2.Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam (kể cảhợp tácxã, đơn vị sự nghiệp) hoạt động sản xuất, kinh doanh hànghóa, dịch vụ có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20%.

3.Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam từ 32% đến 50%. Căn cứ vào vị trí khai thác, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ doanh nghiệp có dự án đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí gửi hồ sơ dự án đầu tư đến Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể cho từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm (bao gồm: bạch kim, vàng, bạc, thiếc, wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm trừ dầu khí) áp dụng thuế suất 50%; Trường hợp các mỏ tài nguyên quý hiếm có từ 70% diện tích được giao trở lên ở địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuộc danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số218/2013/NĐ-CPcủa Chính phủ áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 40%.

Như vậy theo quy định của pháp luật thì tất cả các doanh nghiệp sẽ chịu mức thuế suất thuế thu nhập là 20%, ngoại trừ một số doanh nghiệp đặc thù theo quy định tại khoản 3 như trên thì sẽ chịu mức thuế suất khác, chứ không phải như bạn nói doanh nghiệp liên doanh chịu mức thuế 20% còn các doanh nghiệp VN khác chịu thuế 32 %.

Trân trọng

P.Luật sư tư vấn -Công ty Luật Minh Gia