Mục trần cách giảm khí nhà kính của Liên minh châu Âu

  • Môi trường xanh

Thứ năm, 02/06/2022 08:15 [GMT+7]

Lượng khí thải nhà kính của EU giảm mạnh trong năm 2020

Your browser does not support the audio element. Miền BắcMiền Nam

EEA cho biết, lượng phát thải khí nhà kính của Liên minh châu Âu [EU] trong năm 2020 đã giảm 11% so với năm 2019 và giảm 34% [tương đương với 1,94 tỷ tấn CO2] so với năm 1990.

Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn số liệu chính thức mới được công bố của Cơ quan Môi trường châu Âu [EEA] cho biết, lượng phát thải khí nhà kính của Liên minh châu Âu [EU] trong năm 2020 đã giảm 11% so với năm 2019 và giảm 34% [tương đương với 1,94 tỷ tấn CO2] so với năm 1990. Theo EEA, đây là mức giảm hàng năm lớn nhất ở EU kể từ năm 1990.

EEA nêu rõ, các yếu tố chính giúp giảm lượng khí thải của EU trong ba thập kỷ qua là việc sử dụng ngày càng nhiều năng lượng tái tạo, giảm thiểu việc sử dụng than, cải thiện hiệu quả năng lượng, thay đổi cơ cấu nền kinh tế và nhu cầu sưởi ấm thấp hơn do mùa Đông ở châu Âu trở nên ấm hơn.

Ảnh minh họa [Nguồn: AFP/TTXVN]

Ngoài ra, trong năm 2020, hoạt động kinh tế cũng bị gián đoạn do ảnh hưởng của các biện pháp phòng dịch Covid-19, tác động đáng kể đến việc giảm lượng khí thải.

EEA nhấn mạnh, EU đã đạt được mục tiêu đến năm 2020, giảm phát thải ít nhất ở mức 20% so với năm 1990, thông qua việc cắt giảm 26% lượng khí thải vào năm 2019 trước khi các đợt phong tỏa liên quan đến đại dịch Covid-19 bắt đầu có tác động đến mức phát thải.

Trước đó, EU đã đặt mục tiêu giảm ít nhất 55% lượng khí thải ròng vào năm 2030.

Theo Vietnam+

  • Trung hòa khí thải carbon: Bài toán tốn kém của các quốc gia
  • Phương tiện giao thông 'sạch hơn' khi nâng quy chuẩn kỹ thuật khí thải
  • Kiểm soát chặt các nguồn khí thải
  • Suy ngẫm về tính khả thi của việc kiểm kê khí thải trong thực hiện kế hoạch quản lý CLKK cấp tỉnh

Bạn đang đọc bài viết Lượng khí thải nhà kính của EU giảm mạnh trong năm 2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email:

  • phát thải khí nhà kính
  • Liên minh châu Âu [EU]
  • biến đổi khí hậu
  • khí thải CO2
  • năng lượng tái tạo
  • môi trường xanh

Nhanh chóng chuyển sang sử dụng các phương tiện không phát thải được đánh giá là minh chứng rõ ràng nhất cho nỗ lực của Anh để đồng thời đạt nhiều mục tiêu: tạo ra việc làm, tăng cường sức mạnh của nền công nghiệp, cắt giảm phát thải và giúp các hoạt động đi lại diễn ra thuận tiện.

Anh sẽ cấm bán mới ô-tô sử dụng xăng và diesel từ năm 2030, sớm hơn 10 năm so với kế hoạch ban đầu. Tuy nhiên, nước này sẽ cho phép bán xe hybrid đến năm 2035.

Anh hiện là nhà sản xuất xe điện hàng đầu thế giới. Nissan Leaf được sản xuất tại Anh là dòng ô-tô điện bán chạy thứ ba tại châu Âu trong năm 2019. Anh tuyên bố sẽ tận dụng cơ hội hiếm có này để xây dựng chuỗi cung ứng xe điện hàng đầu thế giới ngay trong nước và cải thiện chất lượng không khí của các thị trấn, thành phố...

Nước này cam kết đầu tư 1 tỷ bảng Anh vào phát triển xe điện và nguồn cung xe điện, trong đó có xây dựng các “siêu nhà máy” ở trong nước để sản xuất lượng pin cần thiết trên quy mô lớn. Một nhà máy như vậy có thể tuyển dụng khoảng 2.000 người lao động có tay nghề cao.

Anh cũng sẽ chi 1,3 tỷ bảng Anh để đẩy nhanh việc triển khai hệ thống trạm sạc xe điện, đặc biệt là điểm sạc nhanh trên các đường cao tốc, tuyến đường chính để giải quyết nỗi lo của những tài xế đường dài và điểm sạc gần nhà, công sở để giúp quá trình sạc điện trở nên thuận lợi hơn bao giờ hết.

Một điểm sạc xe điện tại thủ đô London.

Một điểm sạc xe điện tại thủ đô London.

Để đạt được mục tiêu xây dựng hệ thống phương tiện giao thông công cộng xanh, Anh sẽ sớm chuyển sang các phương tiện bền vững hơn thông qua đầu tư vào dịch vụ đường sắt và xe buýt cũng như các biện pháp nhằm hỗ trợ người đi bộ và đạp xe. Nước này dự kiến rót vốn vào hàng nghìn xe buýt không phát thải và mở làn đường phục vụ người đi xe đạp tại các thị trấn, thành phố. Việc này không chỉ giúp cải thiện chất lượng không khí, giảm phát thải mà còn có lợi cho sức khỏe tinh thần và thể chất của người dân.

Đánh giá điện gió ngoài khơi là nguồn năng lượng tái tạo quan trọng đối với nền kinh tế, Anh dự kiến tăng gấp bốn lần năng suất của nguồn năng lượng này để cung cấp thêm điện cho tất cả các hộ gia đình trên toàn quốc. Hiện nay, Anh là nhà sản xuất điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới.

Trước thềm COP26, Thủ tướng Johnson ngày 19/10 tiếp tục cụ thể hóa 10 mục tiêu nêu trên trong Chiến lược phát thải ròng bằng 0: Xây dựng lại xanh hơn. Chiến lược này xây dựng kế hoạch toàn diện cho toàn bộ nền kinh tế về cách thức các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ được hỗ trợ để chuyển sang sử dụng năng lượng sạch và công nghệ xanh. Qua đó, Anh sẽ giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và nguy cơ giá cả tăng cao và biến động, đồng thời tăng cường an ninh năng lượng quốc gia.

Dù khẳng định Anh sẽ luôn tiên phong trong ứng phó biến đổi khí hậu song Thủ tướng Johnson cũng hối thúc tất cả các quốc gia phải hành động ở cấp quốc gia và quốc tế để xoay chuyển cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay và bảo vệ tương lai tươi sáng hơn cho thế hệ mai sau. Trong bối cảnh thiên tai, thời tiết cực đoan, tình trạng ô nhiễm xuất hiện với tần suất nhiều hơn, COP26 chuẩn bị diễn ra tại Anh sẽ là sự kiện rất quan trọng và thế giới cần tận dụng cơ hội này để "phục hồi sạch hơn, tái thiết xanh hơn và khôi phục hành tinh của chúng ta"./.

Ngày xuất bản: 28/10/2021
Chỉ đạo thực hiện: TRƯỜNG SƠN
Tổ chức thực hiện: HỒNG VÂN
Thực hiện: HOÀNG HÀ, PHAN ANH
Nguồn tin và dữ liệu: Reuters, ukcop26.org, gov.uk, carbonbrief.org, un.org

Ủy ban châu Âu [EC] ngày 21/4 ra tuyên bố cho biết, Nghị viện châu Âu và các nước thành viên Liên minh châu Âu [EU] đã nhất trí về mục tiêu cắt giảm ít nhất 55% khí thải carbon từ nay đến năm 2030.

  • Đức thuyết phục người dân chuyển từ máy bay sang tàu hỏa để cắt giảm khí thải

  • Singapore thắt chặt kiểm soát tiếng ồn và khí thải của phương tiện giao thông

  • 12 bang kiện Tổng thống Biden vì tính chi phí xã hội của khí thải

  • Hàng chục quốc gia lỡ hạn chót cập nhật mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính

Khí thải bốc lên từ nhà máy ở Saint-Avold, miền đông nước Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Tuyên bố nêu rõ: "Luật Khí hậu châu Âu tôn trọng cam kết của EU nhằm đạt được trung hòa khí thải carbon vào năm 2050 và mục tiêu trung gian giảm lượng khí thải ròng ít nhất 55% vào năm 2030 so với mức của năm 1990".

Tuyên bố trên được đưa ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu do Mỹ khởi xướng diễn ra vào ngày 22-23/4. Hội nghị sẽ do Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì và được kỳ vọng mang lại các cam kết mạnh mẽ hơn về khí hậu.

Trước thềm hội nghị trên, Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mục tiêu tham vọng hơn của Mỹ, theo đó đến năm 2030 sẽ cắt giảm ít nhất 50% lượng khí thải so với các mức của năm 2005, tương đương 47% so với các mức của năm 2010.

Trước đó, các nhà lãnh đạo châu Âu, trong đó có Chủ tịch EC Ursula von der Leyen đã phát biểu rằng một cam kết xuyên Đại Tây Dương về lộ trình không phát thải ròng vào năm 2050 sẽ làm cho tính trung lập về khí hậu trở thành một tiêu chuẩn toàn cầu mới. EU đã cam kết cắt giảm lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính ròng xuống 0 vào năm 2050, trong khi Tổng thống Joe Biden cũng đưa ra cam kết tương tự cho nền kinh tế Mỹ.

Các nhà khoa học cho biết, thế giới phải đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 để hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu lên 1,5 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp và ngăn chặn những tác động thảm khốc nhất của biến đổi khí hậu.

Chính quyền Mỹ đã gửi thư mời khoảng 40 nhà lãnh đạo thế giới tham dự hội nghị này, trong đó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận sẽ tham dự.

Hội nghị diễn ra ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 của Liên hợp quốc [LHQ] về biến đổi khí hậu, dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới tại Glasgow, Scotland [Anh]. Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres coi hội nghị khí hậu tuần này là thời khắc quyết định để "thúc đẩy hay bỏ lỡ" các nỗ lực toàn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu.

TTXVN/Báo Tin tức

TTK LHQ kêu gọi Mỹ cắt giảm ít nhất 50% lượng khí thải đến năm 2030

Tổng Thư ký Liên hợp quốc [LHQ] Antonio Guterres hy vọng trong tuần này Mỹ sẽ đưa ra cam kết tới năm 2030 cắt giảm ít nhất 50% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, mở đường cho những nước phát thải nhiều trên thế giới có động thái tương tự.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Liên minh châu Âu,
  • giảm lượng khí thải CO2,
  • khí thải carbon,
  • Tổng thống Mỹ,
  • Joe Biden,
  • biến đổi khí hậu,

Video liên quan

Chủ Đề