Mùng 5 tháng 5 còn bao nhiêu ngày

Ở nước ta, ngày Tết Đoan Ngọ thường rơi vào thời điểm nắng nóng kéo dài, sâu bọ phát triển nhiều. Cho nên, Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 khi kết thúc vụ lúa Chiêm, bước vào đầu vụ mùa. Đây là giai đoạn bà con nông dân làm lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên và ăn mừng mùa vụ. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ sâu bọ, côn trùng phòng bệnh.

Năm nay, Tết Đoan Ngọ ngày mùng 05 tháng 5 âm lịch nhằm ngày 22 tháng 6 năm 2023.

Mùng 5 tháng 5 là ngày mấy Dương lịch? Tết Đoan Ngọ có phải ngày nghỉ lễ không? [Hình từ Internet]

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, người lao động có được nghỉ làm không?

Căn cứ vào Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc nghỉ lễ, tết của người lao động như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a] Tết Dương lịch: 01 ngày [ngày 01 tháng 01 dương lịch];
b] Tết Âm lịch: 05 ngày;
c] Ngày Chiến thắng: 01 ngày [ngày 30 tháng 4 dương lịch];
d] Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày [ngày 01 tháng 5 dương lịch];
đ] Quốc khánh: 02 ngày [ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau];
e] Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày [ngày 10 tháng 3 âm lịch].
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Như vậy, theo quy định của pháp luật Tết Đoan Ngọ người lao động không được nghỉ làm.

Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định một số ngày lễ, tết mà người lao động được nghỉ bao gồm như sau:

- Tết Dương lịch: 01 ngày

- Tết Âm lịch: 05 ngày

- Ngày Chiến thắng: 01 ngày [ngày 30 tháng 4 dương lịch]

- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày [ngày 01 tháng 5 dương lịch]

- Quốc khánh: 02 ngày [ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau]

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày [ngày 10 tháng 3 âm lịch].

Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, người lao động đi làm có được tăng lương không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định, nếu đi làm đúng ngày lễ thì ngoài tiền lương ngày nghỉ lễ, người lao động còn được trả thêm lương làm thêm giờ cụ thể như sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a] Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b] Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c] Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Tiền lương làm thêm giờ được xác định theo Điều 98 Bộ luật Lao động như sau:

Tiền lương làm thêm ban ngày = 300% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

Tiền lương làm thêm ban đêm = 390% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

Như vậy, nếu tính cả lương ngày nghỉ lễ, người lao động đi làm ngày lễ, tết được trả lương làm việc ban ngày nhận ít nhất 400% lương, làm việc vào ban đêm nhận ít nhất 490% lương.

Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, Tết Đoan Ngọ không phải là một trong những ngày nghỉ lễ trong năm được hưởng nguyên lương. Do đó Tết Đoan Ngọ 2023 người lao động không được nghỉ hưởng nguyên lương.

Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết Ta, là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng với đời sống của người dân Việt. Quây quần bên bữa cơm đoàn tụ gia đình và mặc đồ thật đẹp để mừng tuổi người lớn chính là những nét đặc trưng của ngày lễ văn hoá này.

Bạn muốn biết còn bao nhiêu ngày nữa Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024? Vậy hãy tham khảo bài viết sau đây để cùng chúng tôi đếm ngược còn bao nhiêu ngày nữa Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 nha!

Tết Nguyên Đán 2024 chính là dịp nghỉ lễ mà tất cả thế hệ Việt Nam đều mong chờ nhất trong năm. Tết Nguyên Đán 2024 sẽ diễn ra vào Thứ Bảy, 10/02/2024 [Dương lịch] và 01/01/2024 [Âm lịch]. Mời các bạn cùng Replus đếm ngược còn bao nhiêu ngày nữa Tết Nguyên Đán 2024 và chuẩn bị chào đón một cái Tết hoành tráng nhé!

NỘI DUNG

1. Đếm ngược còn bao nhiêu ngày nữa Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024?

Tết Nguyên Đán 2024 sẽ diễn ra vào Thứ Bảy, 10/02/2024 [Dương lịch] và 01/01/2024 [Âm lịch].

2. Tết Nguyên Đán 2024 được nghỉ mấy ngày?

Tết Nguyên Đán là ngày nghỉ mà thế hệ già trẻ đều mong chờ nhất trong năm. Là ngày mà ông bà chờ con cháu quây quần cùng mâm cơm, các anh chị em gặp lại và chia sẻ kỷ niệm sau một năm đáng nhớ cũng như các bạn trẻ mong chờ được cầm bao đỏ nhận lấy may mắn từ gia đình và đi chơi cùng bạn bè. 

Và theo dự kiến hằng năm, thì lịch nghỉ Tết 2024 dành cho cán bộ viên chức, người lao động, học sinh sinh viên sẽ rơi vào khoảng 5 đến 9 ngày. Số lượng ngày nghỉ, dài hay ngắn còn tuỳ thuộc vào mỗi nhóm đối tượng khác nhau.

3. Mọi người thường làm gì vào ngày tết Nguyên Đán?

Đối với người già: gặp gỡ con cháu là điều mong mỏi nhất đối với các bậc cha mẹ ông bà. Tết đến thì nhà cửa sẽ luôn được dọn dẹp sạch sẽ khang trang đến đón nhiều tài lộc và cúng kiến tổ tiên để tỏ lòng hiếu kính. 

Đối với người trẻ: Tết là ngày để đi chơi cùng bạn bè cũng như gia đình, cùng nhau chia sẻ niềm vui và nỗi buồn sau một năm làm việc vất vả. Hẳn các thế hệ trẻ ai cũng đang mong mỏi còn bao nhiêu ngày nữa Tết đến có thể mau mau nghỉ ngơi sau những ngày học tập và làm việc. 

Đối với trẻ em: còn bao nhiêu ngày nữa Tết? Hẳn câu hỏi đó luôn nằm trong suy nghĩ của các bé mỗi ngày vì ngày Tết là ngày mà mà cô bé chú bé mong chờ nhất. Tết đến thì các bé được mặc quần áo đẹp, được lì xì, được vui chơi cùng anh chị em và các bạn mà không phải lo âu lo nghĩ.

Bên cạnh đó, hoạt động chung gắn kết gia đình là điều mà gia đình nào cũng có vào những ngày Tết:

Gói bánh chưng – bánh tết truyền thống: gia đình cùng nhau thức sớm, quây quần bên nồi bánh chưng, bánh tét là một hình ảnh đặc trưng của người dân Việt Nam mà thế hệ nào cũng có. 

Sắm Tết: mùa Xuân là mùa của nhiều loại hoa thi nhau nở, Tết đến thì chợ hoa lúc nào cũng đông đúc, nhà nhà cùng nhau mua sắm quần áo, bánh kẹo khiến cho không khí ngày thêm rộn ràng

Dọn dẹp và tân trang nhà cửa: Tết đến thì nhà cửa cần phải sạch sẽ, khang trang, để có thể xua đi những xui xẻo của năm cũ. Ai cũng mong muốn năm mới mọi thứ đều mới mẻ khang trang để vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn. Trang trí thêm câu đố tài lộc, cây mai, cây đào..giúp ngày Tết thêm phần rộn ràng, cầu mong một năm mới như ý phát tài. 

Chúc Tết ông bà, họ hàng, người thân: là truyền thống mà nhiều thế hệ luôn mong chờ nhất vào ngày Tết. Các con cháu nhận tài lộc, may mắn, các ông bà cha mẹ trao hạnh phúc, bình an.

Còn bao nhiêu ngày nữa tết và những việc hay làm vào ngày tết

Hái lộc đầu xuân: đi chùa cầu may cho bản thân và gia đình. lộc tài từ những ngày năm mới vô cùng may mắn.

Nhận bao lì xì và cho bao lì xì may mắn: hoạt động này cũng đem lại may mắn cho người được nhận và người cho đi. mang đến nhiều lộc tài cho mọi người.

Xông đất đầu năm: cái này khá kén chọn tùy vào mỗi tình trạng gia đình. Thường sẽ chọn giờ, chọn tuổi, chọn mệnh để quyết định chọn người nào đó vào xông nha.

Đi tảo mộ: gia đình thường sẽ canh còn bao nhiêu ngày nữa tết để sắp xếp chọn ngày cùng nhau để đi tảo mộ những người đá khuất: ông, bà,…

Lên kế hoạch mục tiêu cho năm mới

Chúc tết ông bà, họ hàng, người thân: truyền thống chúc tết của người Việt Nam không bao giờ phai mờ vào mỗi dịp xuân về.

Chuẩn bị những món ăn đặc trưng ngày tết: có ai ngóng trông và háo hức tự hỏi còn bao nhiêu ngày nữa tết để được ăn những món đặc sản ngày tết không?

Sắm sửa đồ mới, quần áo mới: đồ mới, quần áo mới thì cả năm đều sắm nhưng không có tâm trạng nào háo hức bằng sắm đồi mới vào ngày tết xuân về.

Vứt bỏ những phiền muộn, nặng lòng của năm cũ: năm mới tết đến, chuyện cũ qua đi, chuyện mới may mắn lại đến, việc giữ những phiền muộn trong lòng sẽ làm tâm trạng bạn cảm thấy não nề vào những ngày tết đấy.

Lên kế hoạch mục tiêu đạt được cho năm mới: năm mới những điều mới sẽ đến, bạn nên lên kế hoạch cho mục tiêu mới của bạn vào năm mới. Đó sẽ là động lực cho bạn phấn đấu đấy.

Qua bài viết này bạn đã biết còn bao nhiêu ngày nữa Tết Nguyên Đán rồi đấy! Thật háo hức đúng không nào! Replus xin chúc quý độc giả và quý khách một cái Tết 2024 ấm no thịnh vượng, luôn bình an và gặp nhiều may mắn.

Chủ Đề