Muốn thành công nói không với trì hoãn Review

Khi trưởng thành có mấy ai còn nhớ những lời dạy khi còn thơ “việc hôm nay chớ để ngày mai” hay “chưa học bài xong chưa ngủ, chưa làm bài đủ chưa đi chơi”? Chúng ta vì nhiều lý do cứ để cho sự trì hoãn lên ngôi và kéo chậm tốc độ, làm tụt năng suất cũng đồng thời kéo thấp chất lượng cuộc sống của mình xuống nhiều lần. Đáng buồn là nhiều lúc chúng ta nhận thức được sự nghiêm trọng của việc trì hoãn nhưng không có cách nào làm khác đi. Đọc ngay cuốn Muốn Thành Công Nói Không Với Trì Hoãn để tiếp cận với hướng giải quyết đơn giản nhưng cực kỳ thuyết phục.

Đặt mua Muốn Thành Công Nói Không Với Trì Hoãn Trên TIKI

[So sánh giá rẻ nhất – giảm 28%]

Nội dung

  • 1 Nội dung chính Muốn Thành Công Nói Không Với Trì Hoãn
  • 2 Thông tin sách và tác giả
    • 2.1 Thông tin sách
    • 2.2 Về tác giả
  • 3 Lời kết

Cuốn sách sẽ mang đến cho bạn 21 nguyên tắc vàng đập tan sự trì hoãn, đưa ra nguyên nhân và lý giải vì sao chúng ta hay có thói quen hoãn lại mọi thứ tính sau đồng thời hướng dẫn cách giải quyết rất thực tế từ chính kinh nghiệm của tác giả và những người ông nghiên cứu.

Đọc xong Muốn Thành Công Nói Không Với Trì Hoãn, bạn sẽ biết đặt mục tiêu, thứ tự nên ưu tiên – đó là những khối công việc nhàm chán nhất nặng nề nhất chiếm nhiều thời gian nhất sẽ được giải quyết đầu tiên trong ngày – xong rồi bạn sẽ dễ dàng và rất có động lực làm những việc nhẹ nhàng hơn, việc mà bạn thích thú hơn. Một ngày cứ thế diễn ra thật hiệu quả, và cuối ngày hãy nhìn lại xem, ồ! Kha khá việc rồi đấy chứ!

Bạn cũng sẽ biết tầm quan trọng của thói quen, hãy thực hành điều gì đó đều đặn mỗi ngày trong ít nhất 21 ngày liên tục và cố gắng duy trì thêm nữa, làm gì đó đi dù chỉ 10 phút mỗi ngày, bạn sẽ thấy điều kỳ diệu.

Xem thêm: Tuổi Trẻ Không Trì Hoãn PDF

Xem thêm: Top sách hay chủ đề Quản Lý Thời Gian hiệu quả

Thông tin sách và tác giả

Thông tin sách

Tên sách: Muốn Thành Công Nói Không Với Trì Hoãn [tên tiếng Anh: The Procrastination Cure: 21 Proven Tactics For Conquering Your Inner Procrastinator, Mastering Your Time, And Boosting Your Productivity!]

Tác giả: Damon Zahariades

Dịch giả: Ngô Tâm

Thể loại: Phát triển bản thân

Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức

Năm đầu tiên xuất bản: 2017

Về tác giả

Damon Zahariades bậc thầy làm chủ thời gian và luôn biết cách kiểm soát cũng như nâng cao năng suất của mình mỗi ngày đã chỉ dẫn cho hàng triệu người những phương pháp thông minh để đạt được mục tiêu trong 1 ngày, tiết kiệm thời gian và còn thừa lại đôi chút cho chính mình.

Để thay đổi bản thân trở nên tốt đẹp hơn, hoàn thành mọi thứ đúng thời hạn, bạn nên đọc sách và làm theo những chỉ dẫn của ông trong 30 ngày thay đổi bản thân, Làm đúng việc xong đúng hạn,…

Lời kết

Có một câu nói rất hay “Dù bạn có lãng phí bao nhiêu thời gian trong quá khứ bạn vẫn có toàn bộ ngày mai”. Đúng vậy, thời gian đã qua không cách nào níu kéo trở lại nhưng ngày mai bạn có thể hoàn toàn làm khác đi. Đừng trì hoãn thêm nữa với những kế hoạch đặc biệt trong cuộc đời bạn!

  Bạn càng trường thành, cuộc sống của bạn càng có nhiều việc phải làm, từ chuyện học hành đến công việc hàng ngày, cuộc sống sinh hoạt và các mối quan hệ bạn bè và hàng trăm hàng nghìn thứ công việc khác mỗi ngày đều sản sinh ra và đang chờ bạn giải quyết. Có những việc sẽ khiến bạn rất hào hứng nhưng cũng có những việc bạn cảm thấy rất chán chường và mệt mỏi. Không sao cả vì là con người ai cũng thế thôi, nhưng đừng để việc trì hỏa bủa vây lấy bạn, khiến bạn chết ngạt trong một mớ công việc không có hồi kết. 

Mọi người đều trì hoãn. Đó là sự cám dỗ phổ biến. Kể cả những chuyên gia về năng suất và quản lý thời gian – những người lẽ ra phải hiểu biết hơn, cũng thường xuyên có xu hướng tạm gác lại điều gì đó để theo đuổi các lựa chọn hấp dẫn hơn. Chẳng hạn chúng ta tự thuyết phục bản thân để bỏ qua việc tập thể dục mỗi ngày , mà thay vào đó ngồi cày các chương trình truyền hình ưa thích của mình trên tivi. Chúng ta lựa chọn đi chơi với bạn bè thay vì ôn bài cho kì thi sắp tới.

 Câu hỏi là, làm sao để chúng ta có thể giảm thiểu được những thói quen này? Và làm sao chúng ta hạn chế được tác động của nó đối với cuộc sống của mình? Muốn thành công nói không với trì hoãn sẽ cung cấp cho bạn những công cụ và kỹ năng cần thiết để loại bỏ thói quen này!

Damon Zahariades – chuyên gia về năng suất Damon Zahariades là chủ sở hữu của ArtOfPosystemtivity.com một trang web hướng dẫn cách bạn tận dụng một ngày của mình để hoàn thành nhiều việc nhất có thể. Hiện nay anh sở hữu đại lý tiếp thị nội dung của riêng mình và tạo ra các hướng dẫn hành động giúp mọi người tăng năng suất tối đa trong công việc. “Trước khi chúng ta bắt đầu, tôi muốn gửi tới bạn lời cảm ơn. Tôi biết thời gian của bạn là có hạn. tôi cũng biết rằng, có nhiều cuốn sách và khóa học khác cũng hứa hẹn giúp bạn vượt lên sự trì hoãn. Bạn đã lựa chọn đọc sách của tôi. Điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với tôi. Nếu bạn kiên trì theo tôi, tôi xin hứa là thời gian chúng ta giành cho nhau sẽ rất đáng giá. Ở những trang tiếp theo, bạn sẽ học cách vượt qua được thói quen trì hoãn, và qua đó bạn sẽ thay đổi được bản thân”.

Những câu nói hay về sự trì hoãn

     “Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. Và thời gian đã mất sẽ chẳng thể nào tìm lại được”. [Benjamin Franklin]


    “Trì hoãn là kẻ cắp thời gian, hãy bắt hắn lại”. [Charles Dickens]

     “Khi trì hoãn, không thể có sự sung túc”. [William Shakespear]

     “Chỉ trì hoãn đến ngày mai những việc bạn có thể vui vẻ chết khi chưa hoàn thành”. [Pablo Picasso]

Giới thiệu: Trì hoãn là gì?

       Mọi người đều trì hoãn. Đó là sự cám dỗ phổ biến. Chẳng hạn chúng ta tự thuyết phục bản thân để bỏ qua việc tập thể dục mỗi ngày, mà thay vào đó ngồi cày các chương trình truyền hình ưa thích của mình trên Netflix, chúng ta phớt lờ sân vườn của mình trong khi nó cần phải được cắt tỉa, thay vào đó ta đến rạp chiếu phim để xem bộ phim bom tấn mới nhất. chúng ta lựa chọn đi chơi với bạn bè thay vì ôn bài cho kì thi sắp tới. Câu hỏi là làm sao để chúng ta có thể giảm thiểu được thói quen này? Rối cục, làm sao để chúng ta hạn chế được tác động của nó đối với cuộc sống của mình?

      Chúng ta không thể loại bỏ nó vì xu hướng trì hoãn là một phần bản chất của mình, chúng ta thường theo đuổi những thứ dễ dàng và nhiều khả năng nhất giúp chúng ta cảm thấy thỏa mãn tức thì , cho dù làm vậy có trái với các mục tiêu dài hạn của chúng ta đi chăng nữa. Muốn thành công nói không với trì hoãn sẽ cung cấp cho bạn những công cụ cần thiết để vượt qua thói quen này.

Cuộc sống của tôi khi là người trì hoãn mãn tính

        Thói quen trì hoãn công việc – những việc quan trọng – đã lan sang các lĩnh vực khác trong cuộc sống của tôi. Tôi nộp muộn hóa đơn bảo hiểm xe. Tôi đợi đến khi không còn quần áo mặc mới đem đi giặt. Tôi trì hoãn việc chấm dứt các mối quan hệ, để chúng kéo dài lê thê sau khi khi biết rõ là không có tương lai.

Cái giá phải trả cho sự trì hoãn trong cuộc sống và trong công việc

          Các mối quan hệ của bạn

           Tài chính của bạn

           Sức khỏe của bạn

           Những cơ hội bị bỏ lỡ

Những điều bạn sẽ học được từ “Muốn thành công nói không với trì hoãn”

             Phần một: Lý do chúng ta trì hoãn

             Phần hai: 21 cách giúp bạn vượt qua sự trì hoãn

           Phần ba: Khi sự trì hoãn giúp bạn hoàn thành công việc sẽ phân tích ý tưởng gây tranh cãi về sự trì hoãn tích cực.

Cách tận dụng giá trị cuốn sách này

              Bước 1: cam kết với sự thay đổi thói quen trì hoãn

              Bước 2: Xác định những khó khăn và trở ngại của bản thân

              Bước 3: Áp dụng những chiến lược và thủ thuật mà bạn học được từ cuốn sách này vào cuộc sống của bạn.

Phần 01: Lý do chúng ta trì hoãn

          Để thực sự hiểu được lý do khiến chúng ta trì hoãn, điều quan trọng là cần phân biệt giữa con người chúng ta ở hiện tại và tương lai. Chúng cùng tồn tại nhưng luôn xung đột với nhau. Luôn có sự không liên kết giữa hai trạng thái vì chúng được thúc đẩy bởi những thứ hoàn toàn khác nhau. Con người hiện tại bị lôi cuốn bởi những hoạt động hứa hẹn mang đến sự thỏa mãn tức thì. Con người tương lai quan tâm đến những hoạt động hứa hẹn sự trả công trong tương lai.

Sợ thất bại

         Chúng ta chần chừ không hành động vì lo sợ rằng sẽ làm sai điều gì đó. Hoặc chúng ta lo sợ rằng hành động của mình sẽ tạo ra kết quả không như ý. Và quan trọng hơn cả ta lo sợ bất kể sự thất bại đó xảy ra một cách riêng tư hay công khai. Cả hai đều là kết quả không mong muốn và đa số chúng ta đều cố mọi cách để né tránh. Dẫn lời của ngôi sao bóng rổ Michael Jordan: “Tôi đã ném trượt hơn 9.000 lần trong sự nghiệp. Tôi đã thua gần 300 trận. 26 lần tôi được tin tưởng giao ném cú bóng thắng trận và đã ném trượt. tôi thất bại liên tục trong cuộc sống. Và đó là lý do vì sao tôi thành công”.

Nỗi sợ thành công

        Nỗi sợ thành công cũng có thể xuất phát từ lo ngại về những thách thức mà sự thành công mang lại. Ví dụ chẳng hạn bạn đưa bộ phận mới của mình trở thành một đối thủ lớn trong ngành.

Chủ nghĩa cầu toàn

         Sự cầu toàn đã tác động đến tôi như thế nào? Thứ nhất, nó bóp méo hoàn toàn cách nhìn của tôi đối với sản phẩm có thể chấp nhận được. Thứ hai, tôi có thói quen trì hoãn khi có cảm giác bản thân sẽ không tạo ra được những sản phẩm hoàn hảo. Thứ ba tôi càng trì hoãn vì khuynh hướng cầu toàn bao nhiêu thì càng cảm thấy bất hạnh bấy nhiêu. Sự cầu toàn tạo ra cảm giác căng thẳng và chán nản. Cuối cùng sự cầu toàn của tôi trở thành một phản xạ khiến tôi trì hoãn triển khai mọi dự án. Và điều đó khiến tôi khổ sở.

Cảm giác bị choáng ngợp

        Không có gì phải hổ thẹn về cảm giác bị choáng ngợp. Nó xảy ra với tất cả chúng ta. Sẽ có lúc những nghĩa vụ và trách nhiệm tích tụ đến mức khiến ta cảm thấy bị chúng chôn vùi. Sự lo lắng xuất hiện khiến ta tê liệt và cảm trở ta hành động.

Sự lười biếng

         Nhiều người cho rằng sự lười biếng và sự trì hoãn có mối liên hệ chặt chẽ đến mức về cơ bản hai khái niệm này là một. Lười biếng là việc không muốn thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Trì hoãn là việc trì hoãn hành động đối với một nhiệm vụ nào đó. Người trì hoãn nhận thức được rằng nhiệm vụ ấy sớm muộn gì cũng phải làm, chỉ là trì hoãn đến một lúc khác. Người lười biếng thì hoàn toàn né tránh công việc, không hề có ý định hoàn thành nó dù là vào thời điểm hiện tại hay tương lai.

Nhàm chán

        Sự nhàm chán này đồng nghĩa rằng tâm trí tôi không thực sự hứng thú với việc tôi đang làm. Vì vậy, tôi đã làm điều mà nhiều người khác làm khi phải đối mặt với công việc mà họ muốn né tránh…

Né tránh sự vất vả

        Vấn đề là nếu bạn trì hoãn công việc vì nó đòi hỏi quá nhiều nỗ lực thì trong tương lai bạn sẽ ngày càng căng thẳng và cảm thấy tội lỗi khi các công việc bị trì hoãn càng ngày càng chồng chất. Vì vậy điều quan trọng là phải vượt qua được sự phản kháng bản năng trước công việc vất vả.

Tự vấn tiêu cực

         Tự vấn tiêu cực hay mặc cảm là việc tự mình hạ thấp mình trong tâm trí. Bạn tự chỉ trích năng lực và kỹ năng của mình. Trong những trường hợp cực đoan, điều này xảy ra đến mức bạn bắt đầu hoài nghi về khả năng của mình trong mọi vấn đề. Bạn mất niềm tin vào chính mình.

Kém chịu đựng trước những sự kiện tiêu cực

      Bạn có bị nản chí nhanh chóng khi mọi thứ không diễn ra theo kế hoạch không? Bạn có dễ nổi nóng hay tuyệt vọng khi hoàn cảnh không như mong muốn không? Nếu có, những cảm giác này có thể liên quan đến sự kém chịu đựng trước những sự kiện tiêu cực, hay còn gọi là LFT.

Không biết bắt đầu thế nào [hay từ đâu]

       Bạn có cả núi công việc trước mặt. Danh mục đầu việc của bạn dài đến mức bạn biết không thể nào hoàn thành được hết tất cả công việc. Trong khi đó, thời gian bạn có thể làm việc ngày càng ít đi. Bạn bị ngợp. Bạn có quá nhiều việc phải làm. Kết quả là bạn không biết phải bắt đầu từ đâu. Và thế là bạn trì hoãn.

Không có khả năng đưa ra quyết định

        Sự thiếu quyết đoán là đối thủ tinh quái của khả năng hành động. Nó khiến ta tê liệt và không thể tiến bước. Công việc và các dự bị trì hoãn cho đến khi chúng ta thoát được khỏi vòng luẩn quẩn của sự suy tính. 

Những lựa chọn hứa hẹn nhiều thỏa mãn tức thì

      Hãy nghĩ đến những lần chúng ta theo đuổi sự thoải mái trong hiện tại để né tránh công việc, dự án mà mình phải làm. Chúng ta lướt facebook, xem video trên youtube, đọc các bài blog, kiểm tra email, mua đồ trên Amazon và nhắn tin cho bạn bè.

Sự trì trệ không có hiệu quả tức thì

      Điều trớ trêu là sự trì hoãn luôn có cái giá của nó đa phân là cái giá đó rất lớn. Vì vậy lấy việc, lấy việc không có hậu quả để biện minh cho việc trì hoãn hành động là sai lầm và thiển cận. Thói quen trì trệ có thể mang lại tác động tiêu cực cho cuộc sống cá nhân và sự nghiệp của bạn.

Bài kiểm tra ngắn: bạn là người có thói quen trì hoãn?

     Ai ai cũng đều có lúc trì hoãn. Câu hỏi ở đây là bạn dễ có xu hướng làm điều đó đến đâu và trong bất kì tình huống cụ thể nào? Hãy làm bài test để kiểm tra.

Phần 02: Cách giúp bạn vượt qua sự trì hoãn của mình

      Hai mươi mốt thủ thuật và ba thủ thuật bổ sung sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về sự trì hoãn và vượt qua được sự trì hoãn của bản thân. Giờ đây bạn đã nhận thức được nguyên nhân khiến bạn trì hoãn. Bạn cũng biết sự trì hoãn tác động đến cuộc sống của bạn như thế nào.


Thủ thuật #1. Ăn con cóc trước

Thủ thuật #2. Làm 10 phút đầu tiên

Thủ thuật #3. Tự thưởng mình

Thủ thuật #4. Lên kín lịch

Thủ thuật #5. Ưu tiên các công việc và dự án

Thủ thuật #6. Rút ngắn danh mục đầu việc hàng ngày

Thủ thuật #7. Áp dụng luật Parkinson

Thủ thuật #8. Nhờ người khác ra thời hạn cho bạn

Thủ thuật #9. Tận dụng thời gian năng suất nhất trong ngày

Thủ thuật #10. Chịu trách nhiệm với người khác

Thủ thuật #11. Chia thành những bước nhỏ

Thủ thuật #12. Tránh công việc nhàm chán [khi có thể]

Thủ thuật #13. Loại bỏ những vật gây xao nhãng môi trường

Thủ thuật #14. Loại bỏ sao nhãng kỹ thuật số

Thủ thuật #15. Áp dụng phương pháp phân khúc thời gian

Thủ thuật #16. Loại bỏ càng nhiều công việc không cần thiết càng tốt

Thủ thuật #17. Tập trung vào từng công việc một

Thủ thuật #18. Loại bỏ tự vấn tiêu cực

Thủ thuật #19. Giới hạn xuống còn một lựa chọn

Thủ thuật #20. Tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn trì hoãn

Thủ thuật #21. Kiểm toán hàng tuần đối với các mục tiêu

Thủ thuật bổ sung #1. Liên kết sự cám dỗ

Thủ thuật bổ sung #2. Sử dụng thiết bị cam kết

Thủ thuật bổ sung #3. Tha thứ cho bản thân

Phần 03: Khi sự trì hoãn giúp bạn hoàn thành công việc

Một dạng trì hoãn thực tế có thể giúp bạn có năng suất cao hơn.

Nghệ thuật trì hoãn chủ động

Bất cứ ai cũng có thể làm bất kì khối lượng công việc nào miễn sao nó không phải là việc mà người đó cần làm vào lúc đó.

Nội dung bổ sung: trả lời những câu hỏi thường gặp về việc vượt qua sự trì hoãn

Một vài suy nghĩ cuối về sự trì hoãn

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc quản lý thói quen trì hoãn của mình thì bạn không hề đơn độc. Tất cả chúng ta đều từng phải đối mặt với khó khăn tương tự. Trên thực tế, chúng ta tiếp tục phải đối mặt với nó mỗi ngày. Việc khống chế thói quen cũng giống như trải nghiệm của người cai nghiện rượu  và muốn đạt sự tỉnh tảo trong dài hạn: luôn có sự cám dỗ khiến ta muốn vấp ngã. Luôn luôn tiềm ẩn khả năng tái nghiện.

Bạn có thích cuốn “Muốn thành công, nói không với trì hoãn”?

Một lời động viên và trân trọng của tác giả gửi đến những người độc giả đang cầm trên tay cuốn sách. “Cảm ơn bạn rất nhiều vì đã đọc cuốn sách này. Tôi biết có rất nhiều cách để bạn sử dụng thời gian của mình. Tôi rất mừng vì bạn đã dành một phần thời gian đó cũng tôi”.

Cảm ơn bạn.

Việc học được cách kiểm soát sự trì hoãn đã giúp tôi cải thiện cuộc sống theo nhiều cách. Tôi chắc rằng bạn cũng sẽ thích thú với trải nghiệm đó. Tôi hy vọng rằng, những mẹo và thủ thuật trong cuốn sách này sẽ đóng góp cho trải nghiệm đó.

Lời kết:

“Sách là món quà tuyệt vời dành tặng những người thân yêu nhất. Còn gì đặt biệt hơn khi bạn nhận được giá trị từ cuốn sách này và gieo hạt tốt lành đó tới nhiều người hơn nữa”. Để mà mô tả được giá trị của một cuốn sách, phải nói rằng chẳng có từ ngữ hay mức so sánh nào có thể mườn tượng được hết, vì đối với mỗi một người sẽ đem đến một giá trị khác nhau, có ít, có nhiều, có tính thực hành lớn và hữu dụng cao. Nhưng tóm lại, chỉ cần bạn tìm đến tri thức thì tri thức chắc chắn sẽ giúp đỡ được bạn dù là với hình thức nào. Cuốn sách “Muốn thành công nói không với trì hoãn” là một cuốn cẩm nang và cũng là một người bạn đồng hành của bạn trong cuộc sống và cả sự nghiệp. Bất kể bạn là ai, là học sinh hay là người đi làm, là công nhân viên chức hay người nội trợ ạn cũng cần sắp xếp thời gian của mình sao cho khoa học và hợp lí nhất của thể vì thời gian trôi qua là đi mãi, công việc thì vẫn mãi còn ở đó. 21 nguyên tắc vàng đập tan sự trì hoãn của Damon Zahariades được dịch bởi dịch giả Ngô Tâm đang chờ bạn lựa chọn để làm bạn đồng hành trong cuộc sống. Chúc bạn thành công với cuốn sách này.

Review chi tiết bởi: Ngọc Thạch - Bookademy

Hình ảnh: Ngọc Thạch

--------------------------------------------------

Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link: Bookademy

[*] Bản quyền bài viết thuộc về Bookademy - Ybox. Khi chia sẻ hoặc đăng tải lại, vui lòng trích dẫn nguồn đầy đủ "Tên tác giả - Bookademy." Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

Chủ Đề