Năng lực tự chủ và tự học của học sinh tiêu học

Tín hiệu từ công cuộc đổi mới mở ra kỳ vọng về một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, bản lĩnh và đặc biệt là giàu năng lực tự chủ, tự học.

Những lực cản

Dù vậy, thực tế của ngành giáo dục trong một vài năm trở lại đây vẫn tồn tại những lực cản không hề nhỏ khiến mục tiêu phát triển năng lực tự học cho học sinh [HS] chưa gặt hái được “quả ngọt”.

Đó là thói quen xấu từ lối giáo dục truyền thống: con cái phải tuyệt đối nghe lời cha mẹ, HS phải nhất nhất vâng lời thầy cô, không chính kiến, chẳng thắc mắc. Dần dà, HS bị mài mòn tư duy phản biện và răm rắp, ru rú trong vỏ bọc hiền ngoan được cha mẹ quyết định thay, thầy cô “học thay”.

Thầy cô cần dạy cho trò cách tìm kiếm và chiếm lĩnh tri thức, cách vun bồi và nâng cao năng lực, cách tiếp thu và xử lý thông tin

Đó còn là phương pháp giáo dục xưa cũ ẩn mình đằng sau những hô hào đổi mới. Nhiều trường học vẫn nặng về cách dạy “thầy đọc - trò chép”, thầy cung cấp kiến thức và trò ghi chép, học thuộc lòng. Giáo viên chăm chăm vun bồi kiến thức cho HS đáp ứng yêu cầu bài học, mục tiêu thi cử chứ chưa chú tâm mài giũa năng lực tự lập tư duy, tự chiếm lĩnh kiến thức, chủ động trau dồi kỹ năng và hứng thú với việc học trong HS.

Một trở ngại lớn khác chính là việc học ở trường nối dài học thêm, học kèm, học trung tâm khiến HS ít có thời gian dành cho việc tự học, tự rèn luyện, tự mày mò tìm hiểu, thử nghiệm đúng - sai. Chính vì thế, HS lại càng thiếu khoảng không lắng lòng để biết mình thiếu hụt kiến thức gì, cần bổ trợ năng lực nào. HS chưa được tập tành thói quen đọc sách, vun bồi kỹ năng tra cứu và học tập từ các nguồn thông tin khác…

Căn bệnh thành tích chưa có thuốc đặc trị cũng là một lực cản lớn. Chính vì thế, các lớp học thêm vẫn đầy ắp học trò, bài học mới ở lớp trở thành cũ vì HS đã học trước ở trung tâm. Trong khi đó, đề cương ôn tập được giáo viên soạn sẵn đáp án, photo phát tận tay HS... Chưa kể, đó còn là những bản báo cáo rà soát từng chỉ tiêu khá giỏi ấn định cách dạy của người thầy buộc phải đạt chất lượng.

Covid-19 sáng 20.4: Cả nước 10.489.319 ca mắc | Những lưu ý với trẻ em tiêm vắc xin Covid-19

Ươm mầm niềm vui học tập

Niềm vui học tập trong lòng HS rất cần được ươm mầm. Có như thế, con đường học hành mới ngập tràn hoa thơm và HS hứng thú học, bởi đó là nhu cầu tự thân chứ không phải là mệnh lệnh từ bố mẹ hay lời đe nẹt từ thầy cô.

Thói quen tự học của HS cần được chú trọng vun bồi từ sớm và kiên trì từng chút một. Bố mẹ phải là tấm gương sáng không ngừng học hỏi và cần mẫn, tỉ mỉ khuyến khích ý tưởng sáng tạo của con, động viên từng biểu hiện tiến bộ nhỏ nhoi của con. Bố mẹ hãy tập tành cho con cách tự xây dựng kế hoạch học tập, tự tìm tòi nguồn tài liệu, tự khám phá kiến thức kỹ năng ngoài sách vở…

Thói quen tự học của học sinh cần được chú trọng vun bồi từ sớm và kiên trì từng chút một

Đồng thời, giáo dục nhà trường trong thời đại mới cần cởi dần “lớp áo” xưa cũ: thầy cầm tay chỉ việc cho trò. Kiến thức đã in sẵn trong sách và bạt ngàn trên không gian mạng nên giáo viên không chỉ là người cung cấp tri thức. Người thầy cần dạy cho trò cách tìm kiếm và chiếm lĩnh tri thức, cách vun bồi và nâng cao năng lực, cách tiếp thu và xử lý thông tin…

Bên cạnh đó, bản thân mỗi người học cũng cần phải thay đổi tư duy, chủ động thích ứng với phương châm học tập: Tự học, tự chủ là điều cốt yếu. Chỉ khi nào HS xây dựng được ý thức tự giác học tập, tích cực tìm kiếm tri thức thay vì thụ động chờ đợi lời nhắc nhở từ bố mẹ, sự truyền đạt từ thầy cô thì kiến thức và kỹ năng mới thật sự thấm nhuần sâu sắc và bền vững.

Tin liên quan

Văn bản số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018 về phương pháp, hình thức dạy học cũng đã chỉ rõ: “Chú trọng rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học”.

Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT Ban hành Chương trình GDPT [có hiệu lực từ 15/02/2019] nêu rõ: “Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học…” 

Tự học ở học sinh tiểu học khác nhiều hơn với các cấp học lên cao hơn. Tự học của học sinh tiểu học xuất phát từ việc học có hướng dẫn của giáo viên và người lớn. Là quá trình giáo viên luôn chú ý theo dõi để hướng dẫn học sinh khi cần thiết hoặc gợi ý để bạn học giúp đỡ lẫn nhau. Học sinh nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ học tập với việc tự nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu và hướng dẫn của giáo viên, của bạn….

Học sinh tiểu học lứa tuổi từ 6 - 11 tuổi các em chưa có nhiều thói quen tự học tự làm việc với tài liệu, sách giáo khoa. Bên cạnh đó việc học 2 buổi/ngày học sinh không được giao bài tập và học tại nhà nên giảm thói quen tự học của các em. Quá trình dạy học trên lớp một số giáo viên ít chú ý đến việc hướng dẫn, hình thành thói quen tự học, cách tự làm việc, tự nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu đã làm cho các em chậm phát triển về năng lực học tập, sáng tạo dẫn đến kết quả dạy học, giáo dục của một số học sinh chưa đạt như mong muốn.

Việc phát triển năng lực tự học được các văn bản của Đảng, Quốc hội, ngành chỉ rõ và thực tế thói quen tự học của một số học sinh tại các trường tiểu học chưa đảm bảo. Do đó, mỗi CBQL và đặc biệt là giáo viên trực tiếp đứng lớp cần có trách nhiệm đưa ra các giải pháp để hướng dẫn và từng bước hình thành thói quen tự học cho học sinh góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tại các lớp, trường tiểu học mà mình phụ trách, quản lý.

Qua tham khảo tài liệu thực và tế dạy học tại cơ sở, xin được chia sẻ một số ý kiến về việc hình thành thói quen tự học cho học sinh tiểu học:

- Giáo viên cần hình thành và rèn luyện cho học sinh thói quen tự học thông qua việc đưa ra các thắc mắc về bài học và vấn đề khác trong xã hội, tự nhiên. Tìm cách để giải quyết các thắc mắc khi tự tìm hiểu các kiến thức đã có, qua tài liệu, sách báo, tạp chí, phương tiện thông tin, mạng internet, qua cô giáo, người lớn, bạn bè.

- Tạo đam mê, hứng thú, yêu thích môn học: Có hứng thú học tập, tự học sẽ giúp học sinh khắc phục được những áp lực, sự mệt mỏi, đối phó trong quá trình học tập. Cũng có thể khi mới bắt tay vào tự học, người học chưa có hứng thú, hoặc ít hứng thú, nhưng chính trong quá trình tự học, với những khám phá mới, cách tiếp cận mới, người học từ chỗ ít hứng thú đến nhiều hứng thú, từ chỗ việc học chỉ là một loại hoạt động bình thường [là nghĩa vụ] dần dần trở thành một sự đam mê, tự giác, có sự thôi thúc từ bên trong như một nhu cầu tự thân của người học. Giáo viên nên kết hợp nhiều hình thức như giới thiệu về môn học, tạo sức hấp dẫn về môn học trên cơ sở các lợi ích các em sẽ đạt được…. Từ việc tạo cho các em cách quan sát, hình thành thói quen đặt câu hỏi trước sự việc quan sát được, hoặc nhiệm vụ được giao trong học tập và hoạt động khác. Gây hứng thú từ cách đặt vấn đề của giáo viên, gây được ứng thú và cũng một mặt là giao nhiệm vụ cho các em. Có những vấn đề các em chưa biết, chưa thích thú nhưng khi thấy giáo viên đặt vấn đề cuốn hút làm cho các em tự có nhu cầu tìm hiểu để khám phá nó. Ví dụ: khi dạy học về cách tính tổng về các số tự nhiên giáo viên có thể kể câu chuyện lúc còn học tiểu học nhà toán học Gauss [1777 - 1855] chỉ cần vài giây để tính được tổng các số từ 1 đến 100… để kích thích các em tự khám phá về nhà toán học. Đam mê, hứng thú cũng ít khi tự nhiên mà có, mà nó cũng được hình thành trong cuộc sống và đam mê, yêu thích môn học là phải hình thành và phát triển chủ yếu từ giáo viên, cũng như tham gia, khích lệ của bạn bè, người lớn.

- Giảm tối thiểu áp lực học tập đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh tiểu học. Không chịu áp lực, được thoải mái, vui vẻ, có nhu cầu cao trong tìm tòi, khám phá thì khi đó hứng thú học tập mới phát triển tốt. Việc giảm áp lực học tập đối với học sinh không chỉ là trách nhiệm của giáo chủ nhiệm, giáo viên bộ môn mà phải từ gia đình học sinh. Giáo viên và cha mẹ học sinh cần có kế hoạch tạo cho các em có thật nhiều cơ hội được học tập, trải nghiệm một cách tự nhiên, thoải mái, không bị gò bó với nhiều hình thức phong phú, biện pháp học tập đa dạng để phát huy tính tích cực nhận thức trong học tập của các em.

- Hướng dẫn, hỗ trợ học sinh trong quá trình tự học: đảm bảo cho học sinh khi cần trợ giúp là được trợ giúp kịp thời. Khi tự học tại lớp [làm bài tập, luyện tập], tham gia các hoạt động không để học sinh bế tắc quá lâu mà không được trợ giúp, hỗ trợ. Khi giao nhiệm vụ cho học sinh giáo viên cần dành cho các em thời gian để nghiên cứu, không giám sát quá mức [tạo áp lực], để các em chủ động tra cứu, tìm nguồn thông tin để giải quyết vấn đề. Đặc biệt, không trợ giúp, hướng dẫn khi chưa cần thiết tạo thói quen ỉ lại trong các em mà không chịu suy nghĩ, tìm tòi. Nghĩa là luôn theo dõi nhưng giáo viên tạo tính tự chủ cho các em trong khi tự học.

- Giáo viên chú ý quan sát kỹ tiến trình tự học của học sinh khi được giao và thực hiện nhiệm vụ học tập. Nắm bắt năng lực, sở thích của học sinh đối với môn học. Việc phát hiện ra năng lực, sở thích của học sinh là một thành công lớn trong việc bồi dưỡng tự học cho học sinh. Khi nắm bắt được năng lực, sở thích giáo viên có thể giao cho các em một số nhiệm vụ phù hợp với năng lực, sở thích có thể “vượt chuẩn” để các em tự tìm tòi, tự thực hiện. Ví dụ: Học sinh A có năng lực về toán thì trong tổ chức luyện tập được giao các bài khó hơn, hoặc tìm lời giải khác cho bài đó, được giao thêm bài tập khó làm ngoài giờ lên lớp; học sinh có năng lực về đọc diễn cảm, diễn thuyết được phụ trách dẫn chương trình cho hoạt động chung của lớp khi đó các em tự nghiên cứu, xin tư vấn về những nội dung này…

- Động viên mức độ đạt được và khuyến khích kịp thời những tiến bộ nhỏ nhất của học sinh trong quá trình học tập. Một số giáo viên có thói quen chỉ khen, yêu cầu cả lớp cùng khen những học sinh khá, giỏi khi làm được việc nào đó mà ít chú ý động viên, khen trước tập thể những tiến bộ nhỏ của những học sinh còn yếu. Đối với học sinh tiếp thu chậm thì tiến bộ rất nhỏ của các em tuy so với bạn khá thì nhỏ nhưng với em đó là rất lớn; lời động viên, khen của cô và cố vũ của các bạn là động lực rất lớn cho tiến bộ tiếp sau này.

- Hướng dẫn các em lập thời gian biểu để hoàn thành bài tập, đọc bài trong sách giáo khoa và giao nghiên cứu nội dung mới, các bài tập cho phát triển năng lực. Có nghĩa là từ xây dựng thời gian biểu buổi học, trong ngày, vài ngày, cả tuần và cũng có thể lâu hơn. Hướng cho các em lựa chọn, ưu tiên cho từng công việc, việc nào làm trước, việc nào làm sau trong một khung thời gian [trong buổi, trong ngày, vài ngày tới…]. Đối với học sinh tiểu học, học sinh càng nhỏ thì giáo viên phải giao việc càng cụ thể, chi tiết, ngắn hạn, phù hợp năng lực giúp các tự hoàn thành được công việc một cách thản mái. Mức độ yêu cầu tự học để hoàn thành công việc học tập được nâng dần độ khó để phát huy được năng lực và tạo hứng thú khám phá cho các em.

- Để giúp học sinh thực hiện thời gian biểu giáo viên hướng dẫn học sinh cách chủ động lựa chọn, tiếp nhận thông tin từ các nguồn khác nhau và linh hoạt như từ sách, bài giảng, internet, cha mẹ… Xử lý thông tin một cách chính xác trước khi lựa chọn đánh giá dựa trên các căn cứ khoa học. Vận dụng thông tin, kiến thức đã học để làm bài tập, luyện tập, thảo luận, xử lí các tình huống, viết bài thu hoạch… Kỹ năng thực hiện quá trình tự học là một quá trình lâu dài rèn luyện để các em có thói quen xử lý thông tin dựa trên cách biết tìm nguồn thông tin nào là nhanh nhất, chính xác, hay nguồn thông tin nào để đối chứng phù hợp và tin cậy.

- Giáo viên hướng dẫn, giúp học sinh tự đánh giá lại việc làm của mình. Khi hoàn thành một công việc [một bài toán, bài tập làm văn…] học sinh tự đánh giá tức là tự xem lại kết quả công việc và tự rà soát được mức độ hoàn thành trong chu trình làm việc, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cái gì mình chưa làm được và làm được theo yêu cầu để từ đó có hướng phát huy hoặc khắc phục. Các em sẽ tự đánh giá được năng lực học tập của bản thân. Để quá trình tự kiểm tra, đánh giá được tốt, giáo viên cần tạo cho các em thói quen về trả lời các câu hỏi, đưa ra các thắc mắc và cách mà các em giải quyết thắc mắc đó từ bản thân mình, phối hợp trong nhóm bạn, hoặc giúp đỡ của giáo viên, cha mẹ...

Ngoài ra giáo viên đồng thời hình thành cho các em thói quen đọc sách, thói quen quan sát, đánh giá, nhận xét các sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh các em; tạo niềm tin, mơ ước và hoài bão từ các thần tượng...

Để hình thành thói quen tự học cho học sinh, giáo viên đảm bảo cho học sinh đủ kiến thức, kỹ năng môn học cần thiết; động viên giúp các em kiên nhẫn trong học tập. Kiên trì không được bỏ, chán mỗi khi khó tìm thông tin mình cần, khi chưa tìm được câu trả lời, hoặc câu trả lời sai. Bên cạnh đó giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức, sự chủ động, sáng tạo của học sinh. Giờ dạy học trên lớp phải là giờ mà hoạt động học của học sinh được giáo viên thiết kế, tổ chức, kiểm tra, đánh giá một cách khoa học, phù hợp tạo cho các em có hứng thú học tập, có nhu cầu khám phá, phản biện và biết giải quyết vấn đề.

Video liên quan

Chủ Đề