Nên để chậu cát mèo ở đâu

Bình thường mèo đi vệ sinh trong khay cát, nhưng đến một ngày chúng đột nhiên nổi hứng đi bậy bạ ở ngoài. Đâu là lý do khiến mèo hay đi vệ sinh bậy trong nhà? Hãy cùng Tả Pí Lù tìm hiểu nhé!

Mục lục

  • 1. Tại sao mèo đi vệ sinh không đúng chỗ?
    • a. Do cát mèo và chậu cát cho mèo
    • b. Căng thẳng
    • c. Các vấn đề về y tế
    • d. Làm dấu bằng nước tiểu
    • e. Do mùi nước tiểu cũ
  • 2. Làm sao để mèo đi vệ sinh đúng chỗ?
    • a. Các vấn đề về y tế
    • b. Vấn đề về cát và khay cát mèo
    • c. Bị căng thẳng
  • 3. Điều không nên làm khi mèo đi vệ sinh bậy

1. Tại sao mèo đi vệ sinh không đúng chỗ?

Những nguyên nhân dưới đây có thể giải thích cho việc tại sao mèo đi vệ sinh sai chỗ:

a. Do cát mèo và chậu cát cho mèo

Mèo không thích cát

Mèo có các giác quan nhạy bén. Sự nhạy cảm này có thể cũng ảnh hưởng đến phản ứng của một con mèo đối với cát vệ sinh. Những con mèo đã hình thành sở thích cho loại cát từ nhỏ, sẽ không thích thay đổi loại cát khác. Những loại cát mèo có cấu trúc quá to sẽ khiến mèo cảm thấy khó chịu khi đạp lên, cát có mùi quá nồng sẽ khiến mũi mèo khó chịu. Nếu bạn đột nhiên đổi sang loại cát tapilu quá khác biệt hoặc khiến mèo khó chịu, mèo đi vệ sinh ra nhà chuyện bình thường.

Nhà vệ sinh cho mèo không phù hợp

Một trong những lý do khiến mèo đi vệ sinh bậy ra nhà là do khay cát mèo. Nếu bạn dùng một cái hộp vệ sinh cho mèo quá nhỏ hoặc quá chật, mèo sẽ không có đủ không gian để di chuyển, đào bới trong đó. Kết quả là mèo đi vệ sinh ra nhà nhiều hơn.

Những bé mèo bị dị tật, mèo con hoặc những con mèo già có vấn đề về khớp sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng một số loại nhà vệ sinh có thiết kế lối ra vào cao hoặc có các vách cao. Việc ra vào nhà vệ sinh có vách cao khiến chúng bị đau, nên mèo sẽ không dùng thau cát mà mèo đi vệ sinh ra nhà.

mèo đi vệ sinhmèo đi vệ sinhmèo đi vệ sinhCách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ

Chậu cát cho mèo quá dơ

Trải nghiệm kinh khủng trong khay cát luôn là một trong những lý do khiến mèo tự nhiên đi vệ sinh không đúng chỗ. Mèo đặc biệt quan tâm đến nhà vệ sinh của chúng, nhất là khi mèo có khướu giác nhạy hơn chúng ta 14 16 lần. Hộp vệ sinh có thể không bốc mùi với bạn, nhưng nó lại quá bẩn đối với mèo. Chẳng ai muốn dùng nhà vệ sinh dơ bẩn cả, mèo của bạn cũng vậy thôi!

Địa điểm đặt khay cho mèo đi vệ sinh không đúng

Cũng như con người và loài chó, loài mèo cũng có sở thích riêng đối với nơi mà chúng muốn đi vệ sinh. Điều này có nghĩa, chúng sẽ tránh sử dụng chậu cát cho mèo nếu bạn đặt khay ở vị trí mà chúng không thích.

Mối liên hệ tiêu cực với thau cát

Có lẽ đã có gì không vui xảy hay bé mèo cảm thấy đau trong khi đang sử dụng chậu cát. Lúc này, mèo sẽ liên kết sự khó chịu này với việc sử dụng khay cát; khiến mèo dần trở nên do dự khi đi vệ sinh. Ngay cả khi sức khỏe của mèo đã trở lại bình thường, sự liên kết đó vẫn còn và có thể khiến mèo mèo không đi vệ sinh đúng chỗ.

mèo đi vệ sinhmèo đi vệ sinhmèo đi vệ sinh

Số lượng nhà vệ sinh cho mèo không đủ

Nếu bạn nuôi nhiều hơn một con mèo, tình trạng thiếu nhà vệ sinh có thể khiến mèo đi vệ sinh ra nhà. Đôi khi sẽ có một hay vài con mèo trong nhà nắm quyền cai quản chậu cát; và chúng sẽ ngăn cản các con mèo bé khác sử dụng. Kể cả khi không có sự phản kháng, lục đục nội bội kiểu này cũng đủ gây stress và kéo theo vấn đề về việc mèo tự nhiên tè bậy.

b. Căng thẳng

Căng thẳng cũng có thể dẫn đến việc mèo tự nhiên đi vệ sinh ngoài thau cát. Mèo rất nhạy cảm và có thể bị căng thẳng bởi những điều mà bạn có thể không nghĩ đến. Các yếu tố khiến mèo căng thẳng có thể là: chuyển nhà, thay đổi chế độ ăn, đồ đạc trong nhà bị di chuyển, sự xuất hiện của thành viên mới trong nhà hoặc vật nuôi khác, tiếng ồn khác lạ

mèo đi vệ sinhmèo đi vệ sinhmèo đi vệ sinh

c. Các vấn đề về y tế

Một số bệnh có thể gây ra việc đi mèo đột nhiên tè bậy ra ngoài chậu cát

Nhiễm trùng đường tiểu

Nếu bạn thấy mèo nhà bạn thường xuyên đi vệ sinh nhưng mỗi lần đi tiểu lại không nhiều, thì có lẽ bé mèo đang bị nhiễm trùng đường tiểu. Nhiễm trùng đường tiết niệu hiếm gặp ở mèo con, nhưng có thể là nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về tiết niệu ở mèo lớn tuổi. Vi khuẩn trong nước tiểu có thể gây ra phản ứng viêm ở đường tiết niệu.

Viêm bàng quang

Những con mèo bị viêm bàng quang sẽ đi tiểu thường xuyên và mỗi lần đi thì trông như thể chúng đang rặn nhưng không được. Có thể sẽ có máu trong nước tiểu. Viêm bàng quang là bệnh rất nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng. Bạn phải đưa bé đi khám và điều trị ngay khi thấy các biểu hiện tapilu trên.

mèo bị sỏi thậnmèo bị sỏi thậnmèo bị sỏi thận

Sỏi thận

Nếu con mèo của bạn bị sỏi thận, có thể nó sẽ thường xuyên vào nhà vệ sinh. Bạn có thể quan sát thấy bé mèo như đang bị đau và kêu meo hoặc khóc khi nó đi tiểu. Phần bụng có phần mềm nhũn khi chạm vào.

d. Làm dấu bằng nước tiểu

Làm dấu bằng nước tiểu là một hành động thường thấy ở mèo, nhất là mèo đực. Tuy nhiên, đa số các con sen đều mặc định đây là mèo đi vệ sinh lung tung. Thế nhưng nguyên nhân và cách điều trị cho việc này hoàn toàn khác với các nguyên nhân nêu trên.

mèo đi vệ sinhmèo đi vệ sinhmèo đi vệ sinhMèo đực đi vệ sinh bậy

Mèo làm dấu bằng nước tiểu vẫn sẽ sử dụng khay cát. Tuy nhiên, mèo còn để lại nước tiểu ở các vị trí khác ngoài chậu cát cho mèo, thường là trên bề mặt thẳng đứng tapilu như mặt ghế, tường hoặc loa. Lượng nước tiểu thải ra khi đánh dấu thường ít hơn lượng nước tiểu khi đi vệ sinh thông thường.

e. Do mùi nước tiểu cũ

Nếu mèo của bạn đã đi tiểu trong một khu vực, mùi có thể vẫn còn ngay cả sau khi bạn dọn dẹp tai nạn. Khứu giác của mèo tốt hơn của bạn rất nhiều. Nếu mùi nước tiểu cũ vẫn còn trong nhà của bạn, rất có thể mèo sẽ quay lại khu vực này vì mùi của nó. Đây là thói quen đi vệ sinh của mèo.

2. Làm sao để mèo đi vệ sinh đúng chỗ?

Làm gì khi mèo đi vệ sinh không đúng chỗ? Vấn đề căn bản là phải giải quyết nguồn gốc khiến mèo không đi vệ sinh vào cát.

a. Các vấn đề về y tế

Đối với các vấn đề y tế, bạn nên đem mèo ra thú y càng sớm càng tốt. Mèo không thể đi tiểu có thể là một trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng. Tình trạng này phổ biến hơn ở mèo đực. Những dấu hiệu mèo của bạn nên đến gặp bác sĩ thú y ngay lập tức:

  • Căng thẳng (cho dù bên trong hay bên ngoài khay vệ sinh)
  • Mèo kêu đau đớn, la hét hoặc rít lên khi cố gắng đi tiểu
  • Mèo đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, mỗi lần chỉ đi tiểu vài giọt
  • Mèo đi tiểu ra máu
  • Mèo chán ăn, trốn, nằm ở những chỗ mới trong nhà, nôn mửa, thay đổi hành vi
  • Mèo bị đau
  • Mèo đi vệ sinh không kiểm soát

b. Vấn đề về cát và khay cát mèo

Trang bị đầy đủ chậu cát cho mèo. Quy tắc về số khay cát cho mèo là: n + 1 (n là số mèo)

Những con mèo già, bị bệnh khớp hoặc mèo con có thể gặp rắc rối với các chậu cát cho mèo có các cạnh quá cao hoặc có lỗ mở phía trên. Hãy thử chuyển sang nhà vệ sinh cho mèo với các vách thấp. Bạn nên dùng loại nhà vệ sinh cho mèo không có nắp đậy, nó sẽ cho mèo nhiều không gian xung quanh hơn.

Đặt khay cát cho mèo ở những vị trí mèo dễ tiếp cận, yên tĩnh, kín đáo nhưng không gây cho mèo cảm giác bị dồn vô góc kẹt. Hãy thử đặt hộp ở hành lang, phòng tắm hoặc văn phòng gần đó, nơi mèo có thể dễ dàng đi vệ sinh.

Đặt khay thức ăn cho mèo ở một nơi khác, không để cạnh chậu cát cho mèo.

Mực cát trong hộp nên nông cỡ 5cm thay vì 7-10cm.

mèo đi vệ sinhmèo đi vệ sinhmèo đi vệ sinhLàm sao để mèo đi vệ sinh trong cát

Sử dụng các loại cát cho mèo khác nhau, theo sở thích của nó. Mèo thường thích cát vón cục với kết cấu từ trung bình đến mịn, không mùi. Để biết mèo thích loại cát nào, hãy đặt một vài khay cát gần nhau, bên trong mỗi khay chứa loại cát khác nhau. Mèo đi vệ sinh vào loại mà nó thích nhất. Bạn sẽ có thể phải dùng một số loại cát trước khi xác định được mèo thích dùng loại cát mèo nào.

Dọn dẹp nhà vệ sinh cho mèo thường xuyên, ít nhất là 1 lần/ngày, hoặc nhiều lần trong ngày nếu nhà bạn có nhiều mèo. Đổ thêm cát mèo sau mỗi lần dọn và đổ sạch toàn bộ cát vài tuần một lần.

Hãy nhớ rằng khứu giác của mèo mạnh hơn nhiều so với chúng ta, vì vậy một chiếc hộp có vẻ đủ sạch đối với bạn vẫn có thể gây mùi kinh tởm đối với mèo. Bạn có thể dùng thêm Bột khử mùi phân mèo MeLa để giảm bớt mùi hôi từ khay cát. Dọn dẹp sạch chỗ mèo đi bậy với chất tẩy rửa enzyme để trung hòa mùi.

cách khử mùi phân mèocách khử mùi phân mèocách khử mùi phân mèoBạn có thể dùng thêm bột khử mùi phân mèo có khả năng trung hòa, từ đó làm giảm và khử mùi hôi hiệu quả

Nếu có mâu thuẫn xảy ra giữa mèo, hãy trang bị thêm chậu cát cho mèo. Ngoài ra hãy chắc chắn nhà bạn có đủ không gian nghỉ ngơi và giải trí cho mỗi con. Sử dụng thuốc xịt hoặc chất khuếch tán pheromone tổng hợp tapilu có thể làm giảm căng thẳng giữa những con mèo trong nhà.

Mèo không thích việc bị ép buộc thích một cái gì đó. Cho nên nếu bạn cố đặt mèo vào nhà vệ sinh để chúng làm quen thì có khả năng phản tác dụng. Cho mèo phần thưởng để khuyến khích mỗi khi mèo đi vệ sinh cũng không phải là cách huấn luyện hay bởi vì một số con mèo không thích bị dòm ngó khi đi vệ sinh.

Dưới đây là một số mẹo giúp mèo đi vệ sinh đúng chỗ, trong trường hợp nó có mối liên hệ tiêu cực với thau cát:

+ Di chuyển khay cát mèo đến một vị trí mới hoặc trang bị thêm một vài cái đặt ở các vị trí khác nhau. Bạn nên chọn địa điểm tiện cho việc tapilu quan sát và ra vô cho mèo. Nên tránh xa nơi có trẻ em hoặc các động vật khác.

mèo đi vệ sinhmèo đi vệ sinhmèo đi vệ sinhMèo đi vệ sinh không lấp cát

+ Hãy thử chơi với con mèo của bạn gần chậu cát cho mèo. Thử để lại đồ ăn và đồ chơi cho nó dọc theo đường dẫn đến chậu cát. Không để thức ăn cho mèo gần đó nhé!

Làm sạch hoàn toàn bất kỳ khu vực trong nhà mà mèo đã đi vệ sinh bằng chất tẩy rửa đặc biệt, chẳng hạn như chất tẩy rửa bằng enzym, để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi tapilu. Nếu không, mèo của bạn có thể tiếp tục đi tiểu ở đó.

Quan sát chỗ mèo hay đi bậy và loại bỏ các yếu tố có thể hấp dẫn mèo. Hãy thử mở đèn thường xuyên hoặc tạo chuyển động trong khu vực đó. Bạn cũng có thể làm cho các bề khó chịu để mèo không vào như: dán băng keo 2 mặt, đặt đồ vật có bề mặt gồ ghề

c. Bị căng thẳng

Hãy xác định và loại bỏ hay giảm bớt bất kỳ nguyên nhân gây căng thẳng cho mèo của bạn. Ví dụ, giữ nguyên vị trí một số vật dụng như khay thức ăn và hay các thói quen, đóng rèm cửa sổ và cửa ra vào để mèo nhà bạn không bị mèo quấy rầy bên ngoài. Bạn có thể xem thêm một số bước để giảm căng thẳng cho mèo.

chậu cát cho mèochậu cát cho mèochậu cát cho mèoThuốc xịt chống chó mèo đi vệ sinh

3. Điều không nên làm khi mèo đi vệ sinh bậy

Dù bạn đang áp dụng cách nào để giải quyết vấn đề mèo đi vệ sinh lung tung thì có vài điều bạn nên tránh:

Không cà mũi bé mèo của bạn với phân hay nước tiểu; không la mắng bé mèo của bạn hay lôi chúng vô chậu cát của chúng. Việc làm này sẽ không giúp ích gì với tình trạng mèo đi vệ sinh không đúng chỗ. Chúng sẽ chẳng hiểu vì sao mình bị đánh. Hành động la mắng chỉ khiến mèo sợ sệt hơn mà thôi.

Không sử dụng chất tẩy rửa có chứa ammonia khi dọn phân và nước tiểu. Việc dùng các loại nước tẩy có mùi này khiến mèo nghĩ rằng đó là chỗ đi vệ sinh cho chúng (vì có mùi amoniac). Thay vào đó, hãy sử dụng sản phẩm chuyên dụng cho tẩy rửa nhà vệ sinh mèo chó.

mèo đi vệ sinhmèo đi vệ sinhmèo đi vệ sinhKhông la mắng mèo

Nói chung, chìa khóa để ngăn chặn hành vi mèo đi vệ sinh không đúng chỗ hoặc tránh hoàn toàn việc đó đơn giản là trở thành một người chủ có trách nhiệm và chu đáo. Giữ cho mèo của bạn khỏe mạnh, khám sức khỏe định kỳ và chữa trị cho chúng ngay khi có vấn đề. Giảm thiểu căng thẳng trong môi trường tapilu của mèo và cố gắng giữ một ngôi nhà thân thiện với mèo, ít căng thẳng. Hy vọng những cách trên đây có thể giúp bạn khắc phục việc mèo đi vệ sinh không đúng chỗ.

Nguồn: Tổng hợp
Người viết: Mai Thi + Mi Mèo Mập (Tả Pí Lù)
tapilu.org
Mèo La Liếm

Cách khử mùi phân, nước tiểu mèo
Điều khó chịu nhất khi nuôi mèo chính là mùi hôi thối từ nước tiểu và phân của chúng. Vậy làm cách nào để khử mùi phân mèo? Sau khi dùng thử qua một số dòng sản phẩm, mình vẫn không hài lòng cho lắm. Chúng chỉ có tác dụng tạm thời, thậm chí một số sản phẩm còn làm thau cát có mùi nồng hơn nữa.

Tuy nhiên cho đến khi mình chọn lựa sử dụng bột khử mùi cát mèo MeLa thì mình đã khá bất ngờ với tác dụng của sản phẩm này. Sau khi sử dụng, mình cảm thấy mùi hôi ở thùng cát của mèo đã thực sự biến mất chứ không phải bị phủ mùi thơm lên như các sản phẩm khác.

Xem thêm sản phẩm TẠI ĐÂY!

Không giống như các dòng sản phẩm khử mùi dạng xịt khác trên thị trường hiện nay, MeLa là dòng sản phẩm khử mùi dạng bột, chúng có tác dụng giúp cân bằng độ pH, ức chế sự phát triển của vi khuẩn giúp làm giảm mùi hôi từ phân và nước tiểu của mèo.

Nếu các bạn từng thử sử dụng các dòng sản phẩm khử mùi phân mèo dạng xịt trên thị trường hiện nay thì bạn sẽ nhận thấy đa phần các sản phẩm này chỉ có tác dụng xịt hương thơm để át đi mùi hôi từ thùng cát mèo. Tuy nhiên việc này chỉ có tác dụng ngay tại thời điểm xịt và mùi thơm này sẽ nhanh chóng bị mất đi.

Nhưng với việc sử dụng MeLa thì mình tin chắc các bạn sẽ cảm thấy hài lòng với sản phẩm này về chất lượng cũng như độ an toàn đối với bé mèo của bạn. Không chỉ vậy, vì sản phẩm không có mùi nên bạn có thể yên tâm bột khử mùi cát mèo MeLa không gây ảnh hưởng đến khứu giác của mèo.

Xem thêm sản phẩm TẠI ĐÂY!