Nêu cách sử dụng và bảo quản đồ dùng điện trong nhà bếp

Kể tên một vài đồ dùng điện dùng trong nhà bếp. Cách sử dụng và bảo quản các đồ dùng đó như thế nào?

Xem lời giải

Trả lời câu hỏi Bài 2 trang 14 SGK Công nghệ 9

Câu 1

Đồ dùng nào trong nhà bếp được làm bằng sắt không rỉ? Cách sử dụng và bảo quản chúng như thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Đồ dùng được làm bằng sắt: Chảo, nồi, thìa, đũa kim loại,…

- Cách sử dụng và bảo quản:

+ Tránh va chạm với những đồ dùng cùng chất liệu vì dễ làm trầy xước bề mặt.

+ Chỉ nên dùng đũa hoặc đồ dùng bằng gỗ để xào nấu thức ăn;

+ Không lau chùi bằng đồ nhám vì dễ gây trầy xước, mất vẻ bóng láng;

+ Không chứa thức ăn có nhiều chất muối, axit,... lâu ngày trong đồ dùng bằng sắt không gỉ, thức ăn dễ nhiễm mùi sắt và làm mòn, hỏng đồ dùng…

Câu 2

Em hãy kể tên những đồ dùng điện sử dụng trong nhà bếp. Cách sử dụng an toàn và bảo quản chúng như thế nào?

Lời giải chi tiết:

- Những đồ dùng điện trong nhà bếp: nồi cơm điện, bếp từ, nồi hấp, nồi áp suất,…

- Cách sử dụng và bảo quản:

+ Trước khi sử dụng: kiểm tra ổ cắm, dây dẫn điện. Khi sử dụng: sử dụng đúng quy cách.

+ Sau khi sử dụng: chùi sạch, lau khô bằng giẻ mềm sạch, tránh để dính nước.

Loigiaihay.com

  • Nêu cách sử dụng và bảo quản đồ dùng điện trong nhà bếp

    Câu 1 trang 14 SGK Công Nghệ 9 - Nấu ăn

    Những dụng cụ thiết bị nhà bếp được làm bằng những vật liệu gì ? Nêu cụ thể một số tên các dụng cụ thiết bị đó ?

  • Nêu cách sử dụng và bảo quản đồ dùng điện trong nhà bếp

    Câu 2 trang 14 SGK Công Nghệ 9 - Nấu ăn

    Cho biết cách sử dụng và bảo quản đồ dùng bằng nhôm , thuy tinh , nhựa ?

  • Nêu cách sử dụng và bảo quản đồ dùng điện trong nhà bếp

    Câu 3 trang 14 SGK Công Nghệ 9 - Nấu ăn

    Kể tên một vài đồ dùng điện dùng trong nhà bếp .Cách sử dụng và bảo quản các đồ dùng đó như thế nào ?

  • Nêu cách sử dụng và bảo quản đồ dùng điện trong nhà bếp

    Trả lời câu hỏi Bài 2 trang 13 SGK Công nghệ 9

    Hãy kể tên những đồ dùng bằng nhôm và bằng gang thường được sử dụng trong nhà bếp. Cách sử dụng và bảo quản chúng như thế nào?

  • Nêu cách sử dụng và bảo quản đồ dùng điện trong nhà bếp

    Trả lời câu hỏi Bài 2 trang 12 SGK Công nghệ 9

    Hãy kể tên một số thiết bị nhà bếp khác mà em biết.

Tóm tắt lý thuyết

I. Dụng cụ và thiết bị nhà bếp

1. Dụng cụ nhà bếp

  • Dụng cụ cắt thái như: dao, kéo, dụng cụ cắt tỉa hoa quả, máy xay thịt,...có tác dụng làm nhỏ thực phẩm trước khi chế biến để món ăn nhìn đẹp và vừa miệng hơn.
  • Dụng cụđể trộn trong nhà bếp như:đánh trứng, trộn bột, máy xay, trộn thức ăn,...có tác dụng làm thức ăn được trộn và đảo đều trước khi nấu cho món ăn ngon hơn.

  • Dụng cụ đo lường thức ăn như ca đong, thìa, máy cán thức ăn, muỗng đo khối lượng chất lỏng,...giúp việc cân đo, tính toán khối lượng của thực phẩm dễ dàng;Đảo bảo vừa đủ lượng thức ăn trong 1 bữa ăn, không thiếu mà cũng không thừa.

  • Dụng cụ dùng để nấu nướng như nồi, niêu, xoong, chảo giúp chúng ta nấu chín thực phẩm một cách nhanh chóng và thuận tiện .

  • Những dụng cụ để bày và dọn thức ăn ra như mâm cơm, bát, đũa, thìa,...giúp chúng ta ăn uống thuận lợi, hợp vệ sinh.

  • Dụng cụ dọn rửanhư: máy sấy bát, bồn rửa bát, rổ đựng bát, mút xốp rửa bát, đũa,...có tác dụng giúp chúng ta dọn rửa bát, đĩa, xoong nồi ... thuận tiện và sạch.

  • Dụng cụ bảo quản thức ăn trong nhà bếp như: hộp nhựa, giấy bọc thực phẩm, lò vi sóng, tủ lạnh,...giúp chúng ta bảo quản thức ăn hoặc thực phẩm không bốc mùi, không ôi thiu,…

2. Thiết bị nhà bếp

  • Thiết bị dùng điện: nồi cơm điện, bếp điện, lò vi sóng,……

  • Thiết bị dùng gas như: bếp gas, lò gas,….

Bài giảng Công nghệ 9, bài 2: Sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp.

Chủ nhật - 24/12/2017 11:19
  • In ra
Bài giảng Công nghệ 9, bài 2: Sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp.
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu cách sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp để đảm bảo an toàn lao động khi nấu ăn.
B. Chuẩn bị:
- Các mẫu hình vẽ hoặc ảnh chụp nhà bếp với đầy đủ dụng cụ, thiết bị cần thiết để học sinh quan sát và phân loại ( hình 5 sgk ).
- Tranh ảnh tự siêu tầm có liên quan đến bài dạy dể mở rộng và khắc sâu kiên thức cho học sinh.
C. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ.
Những dụng cụ, thiết bị nhà bếp được làm bằng những chất liệu gì? Nêu cụ thể một số tên các dụng cụ thiết bị đó?
3. Giới thiệu bài mới.
Có rất nhiều đồ dùng trong nhà bếp, để biết cách sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp đảm bảo an toàn lao động khi nấu ăn, chúng ta cùng đi nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bài
Theo em tính chất của nguyên liệu chế tạo dụng cụ, thiết bị có ảnh hưởng gì đến cách sử dụng và bảo quản chúng không?

Chúng ta phải làm gì để bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp được tốt?

Những đồ dùng nào trong nhà bếp được làm bằng gỗ, tre?
Cách sử dụng và bảo quản chúng như thế nào?



Em hãy kể tên những đồ dùng làm bằng nhựa được sử dụng trong nhà bếp?
Cách sử dụng và bảo quản chúng như thế nào?


Em hãy kể tên những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh, đồ tráng men?
Nêu cách sử dụng và bảo quản chúng như thế nào?





Theo em những đồ dùng nào được tráng men? Tại sao phải tráng men?


Em hãy kể tên những đồ dùng được làm bằng nhôm, gang?

Nêu cách sử dụng và bảo quản?





Theo em những đồ dùng nào được làm bằng inox?

Nêu cách sử dụng và bảo quản?







Em hãy kể tên những đồ dùng được làm bằng điện?

Nêu cách sử dụng và bảo quản?
II. Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp:
- Mỗi loại dụng cụ, thiết bị được cấu tạo bằng nhiều chất liệu khác nhau, có độ bền khác nhau.
- cần tìm hiểu kỹ tính chất của mỗi loại.
1. Đồ tre, gỗ:
- Dao cán gỗ, đũa cả, đũa ăn cơm, rổ, rá, thớt.....
- Không ngâm nước, khi dùng xong nên rửa bằng nước rửa chén – bát thật sạch, phơi gió khô ráo, tránh phơi nắng và hơ trên lửa.
2. Đồ nhựa:
- Rổ, thau, khay, bát, đĩa, đũa, thớt chậu........

- Không để gần lửa, không đựng thức ăn có dầu mỡ, nống sôi. Khi sử dụng xong rửa sạch, phơi khô.
3. Đồ thuỷ tinh:
- Bát, cốc, đĩa, chai, lọ, máy say sinh tố, máy đánh trứng........
- Nên cẩn trọng khi sử dụng dễ vỡ, dễ tróc lớp men. Chỉ nên đun nhỏ lửa, chỉ nên dùng đũa, thìa bằng tre, gỗ để xào nấu.
- Dùng xong rửa sạch để khô ráo. Không nấu thức ăn trong đồ tráng men đã bị tróc.
- Thau, chậu, ngăn chứa thức ăn, đĩa, khay.......Tráng men vì: Để thức ăn không bị nhiễm mùi sắt.
4. Đồ nhôm, gang:
- Nồi, niêu, soong, chảo, thau, chậu, thìa, đĩa, khay.....
- Đồ gang: soong, nồi, chảo
Nên cẩn thận khi sử dụng dễ rạn nứt, móp méo. không để ẩm ướt, không đánh bóng bằng giấy nhám, không chứa thức ăn có chứa nhiều muối, chất Axit....lâu ngày trong đồ nhôm, gang.
5. Đồ sắt không gỉ (inox):
- xoong, nồi, dao, thìa, dĩa, bồn rửa......

- Không đun lửa to vì dễ bị ố, tránh va chạm với đồ dùng cùng chất liệu vì dễ làm trầy xước bề mặt.
- Dùng đũa hoặc đồ gỗ để xào nấu thức ăn, không lau chùi bằng đồ nhám, không chứa thức ăn có chất muối và Axit.......lâu ngày.
6. Đồ dùng điện:
- Bếp điện, nồi cơm điện, máy say sinh tố, máy đánh trứng, nồi lẩu......

- Trước khi sử dụng: kiểm tra ổ cắm, dây dẫn điện.
- khi sử dụng: dùng đúng qui cách.
- Sau khi sử dụng: Chùi sạch, lau khô bằng rẻ mềm, sạch tránh để dính nước.

4. Tổng kết bài học: Yêu cầu h/s đọc phần ghi nhớ.
Nêu câu hỏi cuối bài để h/s trả lời
5. công việc về nhà:
- Học bài, trả lời các câu hỏi 1,2,3 trang 14 (sgk)
- Xem trước bài 3 ‘ Xắp xếp và trang trí nhà bếp’
©Bản quyền thuộc vềBài kiểm tra.Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.