Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích ngắn nhất

Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đây là việc cần thực hiện khi còn trẻ và trong suốt cuộc đời sau này. Ít lâu nay, một số bạn trong lớp tôi có phần lơ là học tập. Tôi đã cố gắng thuyết phục các bạn và cũng như tự nhắc nhở mình rằng nếu khi ta còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

Có ai biết từ “học hành” mang nghĩa gì không? “Học hành” có nghĩa là tiếp thu kiến thức của người cô, người thầy, nhưng lí thuyết vẫn chưa đủ, chúng ta phải được thực hành để nâng cao tầm hiểu biết. Còn “học hỏi” là sao? Học hỏi là sự chuyên cần trong học tập không bất chấp khó khăn, song để kiến thức được bổ sung, ngoài việc học ở trường lớp, ta phải học tập những tấm gương hoặc đi đây đó tìm thêm kiến thức mình chưa biết trong thiên hạ vì kiến thức của nhân loại bao la, mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ như giọt nước

Chắc các bạn cũng đã biết về Bác Hồ rồi phải không? Bác Hồ không những giỏi giang việc nước, yêu thương dân lành mà còn rất thông minh. Bác Hồ thông minh như vậy không phải là do Bác chi tiền để đi học, cũng không phải nhờ ai chỉ bảo trước, lại càng không phải là có tài năng bẩm sinh. Bác Hồ thông minh nhờ sợ chịu khó, kiên trì, nhẫn nại. Bác tự học lấy mà không cần ai giúp cả. Tiêu biểu trong thời kì mà Bác ra đi để tim đường cứu nước, trước mỗi lần dọn dẹp boong tàu, Bác luôn luôn ghi trên tay mình mười chữ cái tiếng Anh. Bác không biết thì Bác tra cứu tài liệu, học cho thuộc lòng, vượt chỉ tiêu đặt ra thì mới chịu thôi. Cứ như thế, ngày qua ngày, Bác trở nên thành đạt, thông thạo ngoại ngữ chẳng khác chi so với một người nước ngoài cả.

Chắc bạn chưa biết rằng học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được. Một ví dụ điển hình cho chúng ta một bài học rất hay chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Thầy ấy bị liệt hai tay từ nhỏ, mọi người ai cũng nghĩ rằng: “Chắc tàn đời rồi còn đâu mà học nữa” nhưng thật sự không phải như thế. Dù thầy liệt hai tay nhưng thầy vẫn còn yêu việc học tha thiết. “Thua keo này, bày keo khác” – mọi người cũng hay nói thế. Thầy viết chữ bằng tay không được, quyết không nản chí, thầy liền học cách để viết được chữ bằng chân. Nét chữ đúng là có xấu, nhưng thầy vẫn không nản ý chí học tập của mình mà vẫn kiên trì khổ luyện. Nên kết quả đạt được của thầy chính là trở thành một người thầy được mọi người quý trọng, có nét chữ thật đẹp.

Ông bà ta cũng hay có câu: “Một rương vàng không bằng một nang chữ” để nói cho con cháu hiểu rằng tiền bạc không là gì nếu thiếu một cái đầu thông minh… Quả đúng là thế: “tiền bạc, công việc có thể kết thúc một ngày nào đó, nhưng sự học vấn thì không bao giờ” – Đó là câu nói của một danh nhân nổi tiếng có ý bảo ta rằng, tiền bạc ngày qua ngày cứ mất dần, nhưng kiến thức sẽ giúp ta có việc làm nên kiến thức vẫn quý hơn ngàn lần tiền bạc: “Học tập là hạt giống của kiến thức, khiến thức là hạt giống của hạnh phúc”

Để các bạn không lơ là trong việc học, tôi sẽ chủ động khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là mà phải tập trung trong học tập hơn. Ta phải chịu khó học khi còn trẻ thì lớn lên mới làm được việc có ích, làm được việc lớn được.

Bài viết tham khảo

Mỗi chúng ta, bất kỳ ai sống trên đời đều có những ước mơ, những đích đến của riêng mình. Để biến những điều đó thành hiện thực, chúng ta không thể không học tập, không rèn luyện. Có những người luôn nỗ lực, cố gắng học tập không ngừng, nhưng cũng có một số người lơ là học tập, đặc biệt là thế hệ trẻ. Họ không hề biết rằng nếu khi khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

Cuộc sống luôn chứa đựng bao khó khăn, thử thách, đời người hữu hạn, thời gian lại chảy trôi không ngừng. Tuổi trẻ là tuổi có đủ sức khỏe, có nhiều thời gian để rèn luyện, phấn đấu nhất. Đó là quãng thời gian để chúng ta tạo dựng cho tương lai, tích lũy thêm kiến thức để nâng cao trình độ. Kiến thức là thứ mà bất kỳ ai cũng cần có, học tập là việc mà không ai không làm. Giáo viên, bác sĩ, kỹ sư...cũng phải học tập chăm chỉ khi còn trẻ mới có thể đứng lớp giảng bài, cầm dao chữa bệnh và thiết kế những công trình vĩ đại. Đến bác nông dân cũng phải học tập mới chăm sóc được cây lúa, làm ra được hạt gạo trắng ngần.

Học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Khi còn trẻ, nếu không chịu khó học tập, bạn không chỉ thua kém bạn bè cùng lứa mà còn lãng phí thời gian. Khi bản thân không có kiến thức đến mình muốn gì cũng không xác định được, ước mơ không còn thì động lực cố gắng cũng sẽ biến mất. Còn trẻ đã đánh mất phương hướng thì sau này liệu có thành công? Hơn nữa, thời gian không bao giờ dừng lại để chờ đợi một ai, xã hội loài người phát triển không ngững, cái mới cứ nối nhau ra đời, nếu bạn lơ đãng học tập, bỏ cơ hội tiếp thu, bạn sẽ nhanh chóng tụt lại phía sau. Những người khác đã đi được cả quãng đường, bạn lại lùi về phía sau, khoảng cách sẽ ngày càng xa. Đến khi nhận ra đã không còn kịp nữa.

Nhìn lại lịch sử vẻ vang của dân tộc, nếu không chăm chỉ học tập từ khi còn trẻ, liệu chúng ta có tự hào về những trạng nguyên trẻ tuổi, những thiên tài như Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh...? Nếu không học tập chăm chỉ, có cho mình nhận thức vững vàng thì thế hệ trẻ có xung phong nhập ngũ để chiến đấu cho độc lập tự do hôm nay?

Tuổi trẻ là giai đoạn con người còn thiếu sót về nhận thức, suy nghĩ và tư duy, dễ bị cuốn vào những điều sai trái. Nếu không học tập, thế hệ trẻ không những không có nhận thức về điều sai mà còn càng dễ sa ngã. Khi đó, bạn đã từ bỏ cơ hội thành công, từ bỏ cơ hội trở thành người có ích, để mình trượt dài trên con đường đánh mất chính mình.

Không những thế, nếu biết chú trọng việc học ngay từ khi còn trẻ, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để trải nghiệm, để tích lũy, để vấp ngã, thất bại và thành công. Có vượt qua thật nhiều thử thách mới vững vàng bước đến thành công, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở:

“Gạo đem vào giã bao đau đớn,

Gạo giã xong rổi trắng tựa như bông;

Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công.”

Tuổi trẻ là tương lai đất nước. Nước nhà gửi gắm rất nhiều vào những chủ nhân tương lai ấy. Nếu mải chơi, lơ là học tập, bạn đã sống quay lưng với quá khứ, phụ lòng của gia đình, phụ lòng của cả Tổ quốc. Còn trẻ mà đã như vậy, sau này làm sao có thể trở thành người có ích. Đừng chờ đợi mà hãy nỗ lực ngay khi còn trẻ, khi thời gian vẫn còn, khi nhiệt huyết vẫn cháy trong tim. Từ việc nhỏ nhất, thế hệ trẻ phải cố gắng học tập, học tri thức, học làm người để nâng cao vốn hiểu biết, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách của mình. Học tập chăm chỉ, thường xuyên như Lênin nói “Học, học nữa, học mãi”, học có phương pháp đúng đắn “học đi đôi với hành” để đạt được thành công, để sau này không phải hối tiếc.

Thời gian chính là tên trộm đáng ghét nhất, nếu không nhanh, bạn sẽ để nó lấy mất những điều quan trọng. Khi còn trẻ, hãy coi việc học là điều may mắn và cố gắng hoàn thành nó thật tốt. Sống trên đời không chỉ vì mình mà còn vì người, đừng để mình trở thành một gánh nặng và bởi vì “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”, nên đừng ngại ngần cống hiến.

Trong lớp em hiện nay, bên cạnh rất nhiều học sinh chăm chỉ học tập, vẫn còn một số bạn lơ là, không chú tâm vào việc học. Các bạn ấy không hiểu một điều rằng: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích! Quả thực, trong giai đoạn phát triển hiện nay, một số học sinh đang tiêu phí tuổi trẻ và thời gian, tiền bạc vào những trò vô bổ như chơi điện tử, tụ tập,... thậm chí là cờ bạc, rượu chè. Các bạn ấy coi việc học hành là một công việc bị ép buộc, không cần thiết nên có thái độ rất xấu đối với việc học tập: không nghe giảng, bỏ giờ, trốn tiết, không làm bài tập, quay cóp bài, gian lận trong thi cử... Họ đang bỏ đi những cơ hội học tập quý giá nhất của đời mình trong khi đang được gia đình, xã hội tạo điều kiện tối đa cho việc học tập. Trước hết, phần lớn các bạn không phải lao động kiếm sống. Cha mẹ đã và đang ngày đêm mệt nhọc, lo toan từng món chi tiêu cho gia đình, từ bữa cơm manh áo đến những việc có tính hệ trọng lớn lao. Các bạn chỉ phải làm những việc nhỏ nhặt như quét nhà, nấu cơm, giặt quần áo... Thậm chí, có bạn cũng chẳng phải làm gì vì đã có anh chị đỡ đần hay có người giúp việc làm hết. Vậy là các bạn có biết bao thời gian để làm những việc có ích, trước hết là việc học tập.

Khi còn trẻ, các bạn có điều kiện về sức khỏe để học tập, đồng thời, đây cũng là thời kì trí não tiếp thu rất nhanh. Nếu bài khó, bài nhiều, ta có sức khỏe để thức khuya dậy sớm. Dân gian có câu: “Tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu”. Câu nói ấy đã khẳng định sức mạnh về thể chất của tuổi trẻ chúng ta. Sừng trâu còn bẻ gãy vậy ngại chi con đường lầy lội đến trường? Lúc về già, sự tiếp thu sẽ chậm hơn, khả năng học tập của con người giảm một cách rất đáng kể, và cũng rất nhanh quên.

Bạn nào ham vui mà lơ là việc học tập thì không có tri thức, sau này không có đủ trình độ để tìm một công việc ổn định. Khi đó, đến bản thân bạn còn không tự nuôi được mình thì có thể đóng góp được gì cho gia đình và xã hội? Những người như vậy đã kìm hãm bước phát triển của cả cộng đồng, là gánh nặng cho tất cả mọi người xung quanh.

Bởi vậy, mỗi chúng ta, những người còn trẻ tuổi, phải biết gắng sức học tập để lớn lên trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề