Ngân hàng liên doanh tiếng anh là gì

Liên doanh (tiếng Anh: Joint Venture) là hình thức hợp tác kinh tế ở một trình độ tương đối cao, được tiến hành với nhiều phương thức đa dạng với những ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

Ngân hàng liên doanh tiếng anh là gì

Hình minh họa. Nguồn: Lindblad Expeditions

Liên doanh trong tiếng Anh gọi là Joint Venture.

Liên doanh là phương thức mà công ty muốn được chia sẻ quyền sở hữu đối với một đối tác trong hoạt động kinh doanh. Một công ty riêng biệt được thành lập và đồng thời sở hữu bởi ít nhất hai pháp nhân độc lập để đạt được những mục tiêu kinh doanh chung được gọi là công ty liên doanh.

Các hình thức liên doanh

Ngân hàng liên doanh tiếng anh là gì

Hình minh họa. Nguồn: Pearson Education

- Liên doanh hội nhập phía trước (Forward integration joint venture): hình thức này liên doanh này, các bên thỏa thuận đầu tư cùng nhau trong các hoạt động kinh doanh thuộc mảng xuôi dòng - các hoạt động tiến dần đến việc sản xuất các sản phẩm hoàn chỉnh hay phục vụ đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng.

- Liên doanh hội nhập phía sau (Backward integration joint venture): là hình thức liên hoanh trong đó các công ty có dấu hiệu chuyển sang các hoạt động kinh doanh thuộc mảng ngược dòng - các hoạt động tiến dần đến việc sản xuất và khai thác các nguyên liệu thô ban đầu. 

- Liên doanh mua lại (Buyback joint venture) là hình thức liên doanh trong đó các đầu vào của nó được cung cấp hoặc/và các đầu ra được tiếp nhận bởi từng đối tác trong liên doanh. 

Một liên doanh mua lại được thành lập khi một cơ sở sản xuất có một qui mô tối thiểu nhất định, cần phải đạt được hiệu suất qui mô, trong khi không bên nào có đủ nhu cầu để có được điều đó. Tuy nhiên, bằng cách liên doanh, các bên đối tác có thể xây dựng một cơ sở phục vụ cho như cầu của họ, đặc biệt hưởng những lợi ích về lợi thế qui mô mang lại.

- Liên doanh đa giai đoạn (Multistage joint venture) là hình thức liên doanh trong đó một đối tác hội nhập mảng xuôi dòng (downstream) trong khi đối tác kia hội nhập trong mảng ngược dòng (upstream). Ví dụ, một nhà sản xuất hàng thể thao có thể liên kết với nhà bán lẻ các mặt hàng thể thao để thành lập một công ty phân phối nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh mỗi bên.

Ưu điểm của liên doanh

- Liên doanh có rủi ro ít hơn là công ty sở hữu toàn bộ, vì mỗi bên đối tác chỉ chịu rủi ro đối với phần đóng góp của mình.

- Công ty có thể sử dụng liên doanh để học hỏi thêm về môi trường kinh doanh nội địa trước khi thành lập chi nhánh sở hữu toàn bộ. Một số công ty liên doanh bị đối tác liên doanh mua lại toàn bộ khi họ đã đủ kinh nghiệm trên thị trường nội địa. Và công ty có thể sử dụng liên doanh để thâm nhập thị trường mà không bỏ lỡ cơ hội của mình.

- Một số chính phủ yêu cầu công ty nước ngoài phải chia sẻ quyền sở hữu với công ty trong nước hoặc có những khuyến khích ưu đãi để họ thành lập liên doanh. Mục tiêu ở đây là cải thiện tính cạnh tranh của các công ty trong nước nhờ học hỏi các đối tác quốc tế. Ngược lại chính phủ sẽ ít can thiệp hơn nếu như việc can thiệp này có thể dẫn đến thiệt hại cho kết quả hoạt động của liên doanh.

Nhược điểm của liên doanh

- Liên doanh có thể gây ra tranh chấp quyền sở hữu giữa các bên. Các tranh chấp có thể xảy ra ở liên doanh 50:50, mỗi bên đều có quyền quản lý như nhau dẫn tới có thể xảy ra bất đồng trong việc đưa ra quyết định cuối cùng. Các tranh chấp có thể xảy ra do không có sự nhất trí về các khoản đầu tư trong tương lai và chia lợi nhuận.

- Việc mất kiểm soát đối với một liên doanh có thể xảy ra khi chính quyền sở tại là một trong số các bên đối tác. Tình trạng này diễn ra nhiều nhất ở các ngành công nghiệp được coi là nhạy cảm về văn hóa hoặc có tầm quan trọng đối với an ninh quốc gia như truyền thanh, hạ tầng cơ sở và quốc phòng. 

Do vậy, lợi nhuận của liên doanh có thể bị ảnh hưởng do chính quyền địa phương có những động cơ dựa trên việc bảo tồn văn hóa hay an ninh.

(Theo Giáo trình Kinh doanh quốc tế, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Bao Anh Dang

Tên đầy đủ: Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga
Tên tiếng Anh: Vietnam - Russia Joint Venture Bank Tên gọi tắt: VRB Mã giao dịch SWIFT: VRBAVNVX Vốn điều lệ: 168,5 triệu USD Địa chỉ: Tòa nhà số 75 Trần Hưng Đạo, Phường Trần Hưng đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam. Điện thoại: 84-24-3 942 6668 Fax: 84-24-3 942 6669

Website: www.vrbank.com.vn

Ngày 19/11/2006, Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB) chính thức tổ chức lễ khai trương và đi vào hoạt động. VRB ra đời là kết quả của sự hợp tác về mặt kinh tế giữa Chính Phủ và Ngân hàng Trung ương của hai nước, mở ra cơ hội hợp tác giữa hai nền kinh tế, hai hệ thống tài chính. VRB đã vinh dự được đón Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir V. Putin đến thăm nhân  ngày khai trương. VRB là liên doanh giữa hai Ngân hàng hàng đầu của hai nước là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng VTB (trước là Ngân hàng Ngoại thương Nga Vneshtorgbank) với mức góp vốn điều lệ ngang nhau.

1. Mục tiêu hoạt động:

     -  Là ngân hàng thương mại kinh doanh đa năng theo mô hình ngân hàng hiện đại với nguyên tắc phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả và hội nhập. Đáp ứng đầy đủ các chỉ số an toàn trong hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế.      - Là ngân hàng hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng, tài trợ vốn và thanh toán cho các hoạt động trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai nước Việt Nam – Liên Bang Nga. 

2. Cam kết của VRB hướng tới khách hàng:

     Đem lại sự tiện lợi để khách hàng tiếp cận với nguồn vốn, sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng; luôn hướng tới mục tiêu gia tăng giá trị, hiệu quả kinh doanh cho khách hàng và ngân hàng.       Đảm bảo: “Kết nối thành công, đồng hành phát triển”.

3. Lĩnh vực hoạt động chính:

    a/ Đầu tư:        - Tư vấn và cung cấp thông tin về cơ hội đầu tư.       - Thu xếp vốn đầu tư và trực tiếp cho vay hoặc đồng tài trợ cho các dự án.       - Cung cấp dịch vụ bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng, tư vấn về thực hiện dự án.      - Đầu tư trực tiếp qua hình thức góp vốn mua cổ phần các doanh nghiệp hai nước hoặc đầu tư gián tiếp thông qua các hoạt động trên thị trường liên ngân hàng hoặc thị trường tài chính.       b/ Xúc tiến thương mại:        - Tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại.       - Hỗ trợ chia sẻ thông tin về thị trường, khách hàng.       - Phối hợp thẩm định về đối tác và dự án đầu tư tại Việt Nam hoặc Liên bang Nga nhằm phát triển hoạt động giao thương giữa hai nước

4. Sản phẩm – Dịch vụ:

    - Sản phẩm tiền gửi dành cho cá nhân và doanh nghiệp     - Dịch vụ tài khoản dành cho cá nhân và doanh nghiệp     - Sản phẩm Thẻ dành cho cá nhân và doanh nghiệp     - Tín dụng cá nhân và doanh nghiệp     - Chuyển tiền trong nước và quốc tế: VRB thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền trực tiếp giữa Việt Nam và LB Nga bằng 4 loại tiền: VND, RUB, EURO, USD.      - Dịch vụ Ngân hàng điện tử: Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking.        - Nghiệp vụ bảo lãnh     - Tài trợ thương mại     - Kinh doanh ngoại tệ

    - Các sản phẩm dịch vụ khác.

Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga: Kết nối thành công, đồng hành phát triển

Ngân hàng liên doanh tiếng anh là gì

liên doanh mới

vốn liên doanh

liên doanh sẽ

liên doanh blockchain

bạn liên doanh

liên doanh mới này