Ngân hàng thương lượng là gì

Hỏi đáp
Thủ tục hải quan
  • Mã số hàng hóa HS code
  • Nghiệp vụ hải quan
  • Trị giá tính thuế
  • Hải quan một cửa quốc gia, hải quan điện tử
  • Vi phạm hành chính về hải quan
Quản lý chuyên ngành
  • Hàng cấm xuất nhập khẩu
  • Hàng xuất nhập khẩu cần giấy phép
  • Hàng phải kiểm dịch
  • Kiểm tra chất lượng hàng có khả năng gây mất an toàn
  • Kiểm tra an toàn thực phẩm
  • Xin giấy phép tạm nhập tái xuất
  • Hóa chất
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS
  • Hợp quy-hợp chuẩn
  • Nhập khẩu thiết bị máy móc đã qua sử dụng
Chứng nhận xuất xứ C/O
  • Quy định chung
  • C/O form D
  • C/O form E
  • C/O form S
  • C/O form AJ
  • C/O from AK
  • C/O form AI
  • C/O form AANZ
  • C/O form EAV
  • C/O form VJ
  • C/O form KV
  • C/O form VC
  • C/O form A và B
Chính sách thuế
  • Thuế xuất nhập khẩu
  • Thuế giá trị gia tăng VAT
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Thuế môi trường
Phương thức vận chuyển
  • Incoterm 2000
  • Incoterm 2010
Phương thức thanh toán
  • Thanh toán TT
  • Thanh toán LC
  • Thanh toán khác
  • Ngày đăng 06/09/2018
  • Lượt xem 18556
  • Câu hỏi
  • Câu hỏi cùng chuyên mục

Kiểm tra thư tín dụng trong thánh toán L/C như thế nào?

STTNgày đăngTiêu đề1L/C giáp lưng (Back to Back L/C) là gì? Quy trình phát hành và thanh toán của L/C giáp lưng như thế nào?2L/C chuyển nhượng là gì? Quy trình thanh toán L/C chuyển nhượng như thế nào?
  • Trả lời
  • Tải về

Kiểm tra nội dung của Thư tín dụng L/C Letter of Credit Documentary Credit D/C.

Thư tín dụng là gì? Letter of Credit là gì? thư tín dụng L/C là gì? (Documentary credit là gì? D/C là gì?) là một cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của ngân hàng đối với người thụ hưởng L/C với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP 600 Uniform Customs and Practice for Documentary Credits) được dẫn chiếu trong thư tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP International Standard Banking Practice).
Thông báo L/C là gì? Sửa đổi/Tu chỉnh L/C là gì? là dịch vụ theo đó Ngân hàng nhận được L/C hoặc Tu chỉnh L/C từ ngân hàng nước ngoài, kiểm tra tính chân thực của L/C hoặc sửa đổi L/C và thông báo cho khách hàng.

Có nhiều loại thư tín dụng được phân loại theo tính chất có thể hủy ngang và phân loại theo thời hạn thanh toán của L/C.

Quy trình vận hành của L/C: Xét về bản chất, L/C là một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cấp cho người đề nghị mở L/C dưới dạng một bảo lãnh thanh toán có điều kiện. Quy trình thực hiện L/C diễn ra như sau:

Người đề nghị mở L/C (Applicant) đến ngân hàng mở L/C (Issuing Bank) đề nghị mở L/C cho người thụ hường (Beneficiary) được thông báo cho người thụ hưởng thông qua một ngân hàng thông báo (Advising Bank) do người thụ hưởng chỉ định.

Khi người thụ hưởng hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hóa hoặc dịch vụ, người thụ hưởng lập bộ chứng từ (Documents) theo yêu cầu của L/C, xuất trình đến ngân hàng thông báo, ngân hàng thương lượng (Negotiating Bank) hoặc ngân hàng xuất trình (Presenting Bank) tùy theo quy định của L/C và nhu cầu của người thụ hưởng. Khi các ngân hàng nêu trên nhận bộ chứng từ, họ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ, thông báo bất hợp lệ (Discrepancies) cho người thụ hưởng để tiến hành chỉnh sửa chứng từ (nếu có).

Trong trường hợp bộ chứng từ phù hợp, ngân hàng nhận chứng từ sẽ tiến hành chiết khấu (Negotiation) bộ chứng từ và/hoặc gửi bộ chứng từ đi đòi tiền hoặc đi điện đòi tiền (nếu L/C cho phép đòi tiền bằng điện).

Khi ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng được chỉ định nhận bộ chứng từ, họ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ bộ chứng từ. Nếu bộ chứng từ hợp lệ, họ sẽ tiến hành thanh toán (đối với L/C trả ngay) hoặc đi điện chấp nhận thanh toán (đối với L/C trả chậm). Trong trường hợp bộ chứng từ có bất hợp lệ, họ sẽ đi điện thông báo bất hợp lệ cho ngân hàng gửi bộ chứng từ để xin chỉ thị đồng thời thông báo cho người đề nghị mở L/C. Nếu người đề nghị mở L/C và người thụ hưởng L/C thương lượng chấp nhận bất hợp lệ, ngân hàng nhận chứng từ sẽ giao bộ chứng từ cho người đề nghị mở L/C đổi lấy thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, nếu hai bên không thỏa thuận được bất hợp lệ, ngân hàng nhận bộ chứng từ sẽ tiến hành hoàn trả bộ chứng từ cho ngân hàng xuất trình dựa trên chỉ thị của ngân hàng xuất trình. Trường hợp L/C cho phép đòi tiền bằng điện, khi nhận được điện đòi tiền, ngân hàng phát hành tiến hành thanh toán cho ngân hàng đòi tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng bồi hoàn thanh toán.

Điểm đặc biệt của L/C là không phụ thuộc vào hợp đồng, Các ngân hàng làm việc với nhau trên cơ sở chứng từ chứ không quan tâm đến hàng hóa/dịch vụ. Nếu trên bề mặt chứng từ thể hiện phù hợp với L/C, UCP, ISBP thì ngân hàng phát hành phải thanh toán cho người thụ hưởng.

Kiểm tra nội dung L/C D/C là khâu cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện phương thức tín dụng chứng từ. Nếu không phát hiện được sự phù hợp giữa L/C với hợp đồng xnk mà người xuất khẩu cứ tiến hành giao hàng theo hợp đồng thì sẽ không đòi được tiền, ngược lại nếu giao hàng theo yêu cầu của L/C thì vi phạm hợp đồng. Cơ sở kiểm tra L/C là hợp đồng mua bán ngoại thương. Các nội dung L/C cần kiểm tra kỹ:Khi nhận được L/C, cần phải kiểm tra kỹ và đối chiếu với Hợp đồng ngoại thương một số nội dung sau đây:

Kiểm tra Số hiệu và ngày mở L/C:
Trường 20 Document Credit Number (Số hiệu của thư tín dụng): Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng do Ngân hàng mở L/C quy định, dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện L/C và tham chiếu trên các chứng từ có liên quan trong BCT theo L/C.
Trường 31C Date of Issue (Ngày mở thư tín dụng): là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C với nhà xuất khẩu, là ngày ngân hàng mở L/C chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C và là căn cứ để nhà xuất khẩu kiểm tra xem nhà nhập khẩu thực hiện việc mở L/C có đúng hạn quy định trong hợp đồng hay không.

Kiểm tra Tên và địa chỉ của các bên liên quan trên D/C: L/C phải nêu rõ tên địa chỉ, số điện thoại và fax (nếu có) của những người liên quan đến L/C gồm:
Trường 50 Applicant (Người yêu cầu mở L/C (nhà nhập khẩu))
Trường 59 Beneficiary (Người hưởng lợi L/C (nhà xuất khẩu)),
Đầu điện (phần Sender) thể hiện tên, SWIFT CODE (nếu có) của ngân hàng mở L/C (ngân hàng phát hành L/C).
Trường 57a Advise Through Bank: thể hiện tên, SWIFT CODE (nếu có) của ngân hàng thông báo L/C.

Kiểm tra Số tiền trên L/C:
Số tiền của L/C được thể hiện tại trường 32B Currency Code, Amount (Loại tiền tệ, số tiền). Ngoài ra số tiền này còn được ghi cụ thể (thường là cả bằng số và chữ) tại trường 45A Description of Goods and/or Services (mô tả hàng hóa).

Trường hợp thư tín dụng có cho phép dung sai thì con số này thường được ghi ở trường 39A Tolerance (if any).

Kiểm tra Thời hạn giao hàng, ngày và nơi hết hạn, thời hạn trả tiền của L/C:
Ngày và nơi hết hạn hiệu lực của L/C là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu, nếu nhà xuất khẩu xuất trình BCT phù hợp với những điều khoản và điều kiện của L/C trong thời hạn đó. Ðịa điểm hết hiệu lực thường quy định tại nước người bán và được thể hiện tại trường 31D Date and Place of Expiry.
Thời hạn giao hàng thể hiện thời gian mà người xuất khẩu phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng lên phương tiện vận tải. Thời hạn giao hàng nếu là một ngày cụ thể thường được thể hiện ở trường 44C Latest Date of Shipment (Ngày giao hàng cuối cùng). Nếu giao hàng nhiều lần thì thông tin này thường được thể hiện ở trường 44D Shipment Period (Thời gian giao hàng)

Nguyên tắc:
+ Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng L/C và không được trùng với ngày hết hạn hiệu lực của thư tín dụng L/C.
+ Ngày giao hàng phải sau ngày mở thư tín dụng L/C.
+ Ngày hết hạn hiệu lực của thư tín dụng L/C phải sau ngày giao hàng.

Thời gian trả tiền của thư tín dụng L/C: quy định việc trả tiền ngay hay trả tiền sau khi xuất trình hối phiếu đòi tiền. Thời hạn trả tiền được thể hiện tại trường 42C Drafts at Thời hạn này có thể nằm trong hoặc nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C. Tuy nhiên, đối với thư tín dụng L/C trả chậm, hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C.

Ví dụ: Ngày hết hạn hiệu lực của L/C là ngày 15/02/2014, hối phiếu kỳ hạn 90 ngày, vậy nhà xuất khẩu phải xuất trình hối phiếu và các chứng từ hàng hóa khác kèm theo trước hoặc trong ngày 15/02/2014 để được chấp nhận. Tính từ ngày chấp nhận cộng thêm 90 ngày thì ra ngày trả tiền hối phiếu kỳ hạn (ngày15/05/2014). Như vậy, thời hạn trả tiền đã nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C, nhưng đã được nhà nhập khẩu (hay ngân hàng mở L/C) chấp nhận thì họ phải có nghĩa vụ trả tiền cho hối phiếu khi đến hạn.

Thông tin về người trả tiền hối phiếu được thể hiện ở trường 42a Drawee.

Kiểm tra Những nội dung về hàng hóa trên L/C: Bao gồm những nội dung như tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách, phẩm chất, bao bì, mã ký hiệu, được thể hiện chủ yếu tại trường 45A Description of Goods and/or Services (Mô tả hàng hóa/dịch vụ). Đôi khi những thông tin này còn được thể hiện tại trường 46A Documents Required (Các chứng từ yêu cầu) và trường 47A Additional Conditions (Điều kiện khác).
Kiểm tra nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa trên L/C:
Điều kiện cơ sở giao hàng theo incoterms (FOB, CIF, CIP, ) thường được thể hiện tại trường 45A Description of Goods and/or Services (Mô tả hàng hóa/dịch vụ).
Nơi gửi hàng và nơi giao hàng được thể hiện tại trường 44A Place of Taking in Charge/Dispatch from/Place of Receipt (dùng trong vận tải đa phương thức) hoặc trường 44E Port of Loading/Airport of Departure (dùng trong vận tải đường biển và hàng không).
Thông tin về nơi nhận hàng được thể hiện tại trường 44F Port of Discharge/Airport of Destination (dùng trong vận tải đường biển và hàng không) hoặc 44B Place of Final Destination/For Transportation to/Place of Delivery (dùng trong vận tải đa phương thức).
Kiểm tra L/C cho phép chuyển tải hay không. Nội dung về chuyển tải thường được thể hiện ở trường 43T Transshipment (Allowed/Not allowed hoặc Permitted/Not permitted).
Kiểm tra xem có được phép giao hàng từng phần hay không. Thông tin này thường được thể hiện trên trường 43P Partial Shipments (Allowed/Not allowed hoặc Permitted/Not permitted).

Kiểm tra Các chứng từ yêu cầu theo L/C:
Điều khoản về BCT theo L/C chủ yếu được quy định tại trường 46A Documents Required, ngoài ra cũng được quy định thêm tại trường 47A Additional Conditions.
Bộ chứng từ thanh toán trong Thư tín dụng L/C là bằng chứng của nhà xuất khẩu chứng minh rằng mình đã tuân thủ đầy đủ các điều khoản, điều kiện của Thư tín dụng L/C và/hoặc hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. BCT thường bao gồm: hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, Bill tàu / AWB, Giấy chứng nhận xuất xứ C/O, Giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng, giấy chứng nhận kiểm dịch Cần kiểm tra kỹ quy định về BCT trên các khía cạnh:

+ Số loại chứng từ phải xuất trình.
+ Số lượng chứng từ phải làm đối với từng loại (thông thường lập 3 bản)
+ Nội dung cơ bản được yêu cầu đối với từng loại xem nhà xuất khẩu có khả năng đáp ứng được các yêu cầu đó không.
+ Thời hạn muộn nhất phải xuất trình các chứng từ

Kiểm tra Cam kết trả tiền của ngân hàng mở Thư tín dụng L/C:
Được thể hiện ở trường 78 Instructions to the Paying/Accepting/Negotiating Bank và là điều khoản ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C. Trường này cũng thể hiện cách thức trả tiền. Trong hợp đồng quy định cách nào thì thư tín dụng L/C phải quy định bằng cách đó.

Tóm lại, kiểm tra thư tín dụng L/C là khâu cực kỳ quan trọng. Hiểu rõ và biết cách kiểm tra những nội dung chính của L/C góp phần giảm bớt rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ có liên quan đến thanh toán quốc tế.


Chưa có File tải về
Bình luận của bạn
Articles Mr Old Man

BÀN VỀ THUẬT NGỮ NEGOTIATION TRONG GIAO DỊCH THƯ TÍN DỤNG

By Mr Old Man
Posted onAugust 17, 2020
35min read
0
0
2,198
  • Share on Facebook
  • Share on Twitter
  • Share on Google+
  • Share on Reddit
  • Share on Pinterest
  • Share on Linkedin
  • Share on Tumblr

Bài viết Bàn về thuật ngữ negotiation trong giao dịch thư tín dụng được Mr. Old Man viết và đăng trên Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ năm 2006 thời LC phát hành còn tuân thủ theo UCP 500. Các bạn thực hành thanh toán quốc tế thời UCP 600 chắc không biết rằng để có một định nghĩa về thuật ngữ negotiation rõ ràng như trong UCP 600 như hiện nay, trước đó các chuyên gia và những người thực hành đã tốn nhiều giấy mực để tranh luận, bàn thảo về thuật ngữ negotiation trong giao dịch thư tín dụng tuân thủ theo UCP 500.

Mời các bạn đọc lại bài viết cũ của Mr. Old Man về vấn đề này để biết thêm về nguồn gốc của thuật ngữ negotiation một thời từng gây tranh cãi nhé.

BÀN VỀ THUẬT NGỮ NEGOTIATION TRONG GIAO DỊCH THƯ TÍN DỤNG

Nguyễn Hữu Đức

Ngân hàng thương lượng là gì

Thuật ngữ negotiation được đề cập tại Điều 2, Điều 9(a)(iv) và được định nghĩa tại Điều 10(b)(iv) UCP 500. Tuy nhiên, dường như nhiều nhà ngân hàng và các bên tham gia giao dịch thư tín dụng (LC) không hiểu rõ thuật ngữ này hoặc xem nó như một thuật ngữ khó hiểu, do vậy, không sử dụng nó hoặc sử dụng nó một cách lệch lạc. Hơn mười hai năm qua kể từ khi UCP 500 có hiệu lực áp dụng (1994), những người thực hành LC và các chuyên gia ICC cả phương Tây lẫn phương Đông đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để tranh luận, bàn thảo về cách hiểu và sử dụng thuật ngữ negotiation như thế nào cho đúng và câu chuyện thực sự vẫn chưa đến hồi kết thúc. Do vậy, thuật ngữ negotiation là một trong số mười hai vấn đề được Nhóm Dự thảo UCP 600 đưa ra Uỷ ban Ngân hàng ICC xem xét sửa đổi lần này. Dự kiến UCP 600 sẽ được thông qua trong năm 2006 và có hiệu lực áp dụng vào năm 2007 nhưng từ nay cho đến khi UCP 600 chính thức có hiệu lực, nội dung dự thảo vẫn được giữ kín và chỉ có những chuyên gia ICC mới biết liệu thuật ngữ negotiation sẽ được loại bỏ khỏi UCP hay được giữ lại với một định nghĩa rõ ràng hơn. Trong bài viết này, người viết xin được lạm bàn đôi điều về thuật ngữ negotiation trong giao dịch LC.

Negotiation nghĩa là gì ?

Điều 10(b)(ii) UCP 500 định nghĩa như sau: Negotiations means the giving of the value for Draft(s) and/or document(s) by the bank authorised to negotiate. Bản tiếng Việt Trường Đại học Ngoại thương (Nhà xuất bản Giáo dục) chuyển dịch: Chiết khấu có nghĩa là sự định giá và trả tiền hối phiếu và/hoặc chứng từ bởi một ngân hàng được uỷ quyền thực hiện. Như vậy, theo bản dịch trên, negotiation được hiểu là chiết khấu (discounting). Cụm từ giving of the value đã được người dịch chuyển nghĩa là sự định giá và trả tiền rất khéo léo và phù hợp với nghĩa chiết khấu.

Đôi khi trong một số bản dịch khác hoặc trong các sách viết về thanh toán quốc tế, thuật ngữ negotiation được dịch là thương lượng, theo đó các từ liên quan như negotiating bank được dịch là ngân hàng thương lượng, freely negotiable là có thể thương lượng tự do Thậm chí ồn có cả một bài viết phân biệt sự khác nhau giữa thương lượng và chiết khấu. Tác giả bài viết giải thích sự khác nhau giữa hai từ này đại ý như sau: thương lượng nghĩa là mua lại hối phiếu trả ngay và trả tiền cho người hưởng lợi có khấu trừ tiền lãi chuyển tiếp (transit interest), còn chiết khấu là mua hối phiếu kỳ hạn ký phát theo LC trả chậm.

Trong bài viết này người viết không quan tâm negotiation nghĩa là gì trong tiếng Việt (bởi ngôn ngữ là võ đoán) và cũng không có ý định phân tích xem thử nó được hiểu và sử dụng như thế nào. Rất may rằng mặc dù tác giả gọi là thương lượng nhưng về bản chất, hành động thương lượng mà tác giả mô tả trên đây cũng không khác với hành động chiết khấu như theo đa số những người thực hành LC ở Việt Nam hiểu và sử dụng. Căn cứ hành động được mô tả, người viết có thể tạm thời kết luận rằng khái niệm thương lượng và chiết khấu mặc dù khác nhau về tên gọi nhưng cùng ám chỉ một hành động, đó là chiết khấu.

Negotiation nghĩa là chiết khấu ?

Nếu như thuật ngữ negotiation được tất cả những người thực hành LC ở những khu vực khác nhau trên thế giới hiểu theo một nghĩa thống nhất là chiết khấu, tức là trả tiền (có khấu trừ tiền lãi) cho người ký phát hối phiếu và/hoặc người chân thực cầm giữ hối phiếu trong tay (những) hối phiếu do người hưởng lợi ký phát và/hoặc (các) chứng từ xuất trình theo điều kiện LC thì đã chẳng có những chuyện rắc rối xung quanh nó.

Theo ý kiến của hầu hết các chuyên gia, cụm từ giving of the value hàm nghĩa quá rộng, bất cứ sự trả tiền hoặc chấp nhận hay cam kết trả tiền đều cấu thành hành động giving of the value, do đó, negotiation có thể được hiểu và sử dụng cho những hành động sau đây: (i) trả tiền có truy đòi theo LC trả ngay (paying an amount with recourse under sight LC); (ii) trả tiền miễn truy đòi (paying an amount without recourse); (iii) chiết khấu (trả tiền có khấu trừ lãi paying an amount with deduction of interest); hoặc (iv) hứa sẽ trả tiền khi đáo hạn (a promise to pay at maturity)

Chẳng bao lâu sau khi UCP có hiệu lực, Uỷ ban Ngân hàng ICC cũng kịp thời nhận ra rằng hàm ý quá rộng của cụm từ giving of the value đã khiến thuật ngữ negotiation trở nên khó hiểu, do vậy, đã ra văn bản hướng dẫn (ICC Position Paper No. 2) giải thích cụm từ giving of the value, theo đó cụm từ này được hiểu như sau: (i) thực hiện thanh toán ngay (making immediate payment) bằng tiền mặt, séc hoặc bằng chuyển tiền thông qua hệ thống thanh toán bù trừ hoặc ghi có tài khoản hoặc (ii) cam kết nghĩa vụ trả tiền (undertaking an obligation to make payment).

Thực tế cho thấy giải thích trên của Uỷ ban Ngân hàng ICC cũng chẳng làm rõ hơn ý nghĩa của thuật ngữ negotiation. Do vậy, những người thực hành LC vẫn tiếp tục hiểu và sử dụng negotiation theo cách riêng của mình, thậm chí còn sử dụng nó một cách méo mó. Chẳng hạn như một số ngân hàng Nhật có thói quen sử dụng hình thức negotiation được gọi là PP Negotiation hay Post Payment Negotiation (tạm dịch: chiết khấu trả tiền sau). Theo hình thức negotiation này, các ngân hàng được chỉ định theo LC, theo thoả thuận với người hưởng lợi, thực hiện kiểm tra chứng từ và cam kết trả tiền cho người hưởng lợi khi nhận được tiền thanh toán từ ngân hàng phát hành. Ngân hàng được chỉ định có quyền huỷ bỏ cam kết trả tiền nếu không nhận được tiền thanh toán từ ngân hàng phát hành.

Reinhard Langerich, thành viên Uỷ ban Ngân hàng ICC, than phiền rằng negotiation đã được hiểu và sử dụng theo nhiều cách khác nhau, do vậy, khó có thể đạt được một cách hiểu chúng được.

Nói về sự khác nhau trong cách hiểu thuật ngữ negotiation giữa những người thực hành LC ở phương Đông và những người thực hành LC ở phương Tây, T.O Lee, một chuyên gia LC rất nổi tiếng, đồng thời là thành viên của Nhóm Tư vấn sửa đổi UCP 500 cho rằng thật khó đưa ra được một định nghĩa vừa phù hợp với phương Đông vừa phù hợp với phương Tây. T.O Lee ví von rằng sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây cũng tương tự như sự khác biệt trong lĩnh vực triết học giữa phương Tây và phương Đông, một bên (phương Tây) tin vào sự tồn tại của Chúa còn bên kia (phương Đông) có thể không tin vào điều đó.

Dường như khi ví von như thế T.O Lee có liên tưởng đến bài thơ nổi tiếng của thi hào Anh Rudyard Kippling The Ballad of the East and the West, được bắt đầu bằng câu: Oh, East is East, and West is West, and never the twain shall meet (Ô, Đông là Đông và Tây là Tây, và cả hai sẽ chẳng bao giờ gặp nhau).

Thuật ngữ negotiation sẽ bị loại bỏ khỏi UCP ?

Trong quá trình dự thảo UCP 600 thuật ngữ negotiation đã được các chuyên gia ICC tranh luận gay gắt. Có người đề nghị loại bỏ negotiation khỏi UCP như Ole Malmqvist, Reinhard Langerich những cũng có người kiên định với quan điểm cần phải giữ lại như John Dolan, T.O Lee .

Malmqvist, thành viên của Nhóm Dự thảo trả lời phỏng vấn của DCInsight gần đây vẫn kiên định với quan điểm nên loại bỏ negotiation khỏi UCP 600. Tôi đang tìm ai đó có thể giải thích cho tôi sự khác nhau giữa payment (trả tiền) và negotiation (chiết khấu), Malmqvist nói.

Reinhard Langerich thì cho rằng negotiation chẳng có lợi đối với người hưởng lợi. Tôi tin rằng bằng cách loại bỏ negotiation chúng ta sẽ làm cho LC trở thanh một công cụ đáng tin cậy hơn, Langerich nói.

John F. Dolan, Giáo sư Luật nổi tiếng tại Wayne State University lý giải lý do vì sao chúng ta vẫn cần LC cho phép chiết khấu (negotiation LC), Dolan nói: Về lý thuyết, LC cho phép chiết khấu yêu cầu ngân hàng chiết khấu thực hiện chiết khấu hối phiếu của người hưởng lợi miễn truy đòi. Với LC cho phép chiết khấu, người hưởng lợi sẽ được trả tiền nhanh hơn và anh ta có thể lựa chọn ngân hàng nào có điều kiện chiết khấu ưu đãi hơn để chiết khấu.

T.O Lee phản đối kịch liệt quan điểm loại bỏ negotiation khỏi UCP 600. Lý giải cho quan điểm của mình, T.O Lee cho rằng ở các nước phương Tây như Mỹ, Canada, Châu Âu việc sử dụng LC trong thanh toán ngày càng giảm dần, trong khi ở Châu Á và Trung Đông LC vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu trong mua bán ngoại thương.

Nếu như UCP 600 vẫn không giải quyết được vấn đề negotiation chắc chắn các chuyên gia LC sẽ vẫn còn tiếp tục tranh cải và chắc chắc các nhà ngân hàng và các bên tham gia giao dịch LC sẽ tiếp tục hiểu và sử dụng negotiation theo cách hiểu của mình.

Thuật ngữ negotiation sẽ bị loại bỏ UCP 600 hay được giữ lại với một định nghĩa rõ ràng hơn là câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời. Mặc dù chưa có điều kiện để đọc bản dự thảo cuối cùng UCP 600 nhưng người viết đã có cơ hội tham khảo được các bản góp ý sửa đổi, nhận xét của các chuyên gia và các thành viên Nhóm Dự thảo UCP 600, Uỷ ban Ngân hàng ICC đối với các bản dự thảo UCP 600 và thấy rằng thuật ngữ negotiation chắc chắn sẽ được giữ lại nhưng với một định nghĩa rõ ràng hơn. Nhưng rõ ràng hơn đến mức nào và liệu cộng đồng những người thực hành LC có thể đi đến một cách hiểu chung và sử dụng thống nhất hay không thì phải chờ cho đến khi UCP 600 được thông quan trong năm 2006 này và chính thức có hiệu lực áp dụng vào năm 2007 như dự kiến của Uỷ ban Ngân hàng ICC. Bạn đọc quan tâm và những người thực hành LC hãy kiên nhẫn chờ xem./.

Nguyễn Hữu Đức

P/s: UCP 600 có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/7/2007, trong đó thuật ngữ negotiation đã được giữ lại với một định nghĩa hoàn toàn mới như sau:
Negotiation means the purchase by the nominated bank of drafts (drawn on a bank other than the nominated bank) and/or documents under a complying presentation, by advancing or agreeing to advance funds to the beneficiary on or before the banking day on which reimbursement is due to the nominated bank.
Để hiểu thêm về thuật ngữ này, mời các bạn đọc thêm bài : UCP 600 có gì mới ? (TCNH số 14 7/2006), UCP 600 trước giờ G (TCNH số 22 10/2006) và Bàn về vấn đề chiết khấu trong giao dịch thư tín dụng (TCNH số 10 5/2007); cả ba bài viết trên đã được post lên blog này tuần tự với các tiêu đề UCP 600. Whats new ?, UCP 600 before G-hour và LC negotiation.

Tagsnegotiation
  • Share on Facebook
  • Share on Twitter
  • Share on Google+
  • Share on Reddit
  • Share on Pinterest
  • Share on Linkedin
  • Share on Tumblr
Previous article BÀN VỀ ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN CỦA LC XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG BẮC MỸ VÀ EU *
Next article BÀN VỀ VẤN ĐỀ CHIẾT KHẤU TRONG GIAO DỊCH THƯ TÍN DỤNG