Ngành kinh tế và quản lý là gì

Ngành Quản lý kinh tế là một trong các ngành đang nhận được nhiều sự quan tâm từ các bạn học sinh trên toàn quốc trong các mùa tuyển sinh gần đây.

Vậy ngành Quản lý kinh tế học gì, ra trường làm gì? Mời các bạn tham khảo những thông tin dưới đây.

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Quản lý kinh tế là gì?

Ngành Quản lý kinh tế là ngành học ứng dụng lý thuyết kinh tế và các công cụ phân tích của khoa học ra quyết định để nghiên cứu cách thức một tổ chức đạt được các mục tiêu của mình với hiệu suất cao nhất.

Quản lý kinh tế ra đời để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của thị trường và xã hội. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đã có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức kinh tế đầu tư vào Việt Nam.

Sinh viên theo học ngành Quản lý kinh tế sẽ được đào tạo những thứ sau:

  • Trang bị các kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước về kinh tế
  • Kiến thức về quản lý dự án, quản lý đầu tư doanh nghiệp, khoa học công nghệ
  • Được trang bị các kỹ năng cơ bản trong phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin trong quản lý kinh tế, làm cơ sở để có thể đề xuất các chiến lược quản lý kinh tế.

Vậy có thể học Quản lý kinh tế ở đâu?

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Quản lý kinh tế

Năm 2022 có bốn trường đại học, học viện trên toàn quốc xét tuyển và đào tạo ngành/chuyên ngành Quản lý kinh tế và chủ yếu là các trường thuộc khu vực phía Bắc.

Các trường tuyển sinh ngành Quản lý kinh tế năm 2022 và điểm chuẩn như sau:

Các khối thi ngành Quản lý kinh tế

Với ngành/chuyên ngành Quản lý kinh tế của các trường đại học, học viện phía trên, các bạn có thể sử dụng tùy theo các tổ hợp xét tuyển.

Các khối xét tuyển ngành/chuyên ngành Quản lý kinh tế bao gồm:

  • Khối A00 [Toán, Lý, Hóa]
  • Khối A01 [Toán, Lý, Anh]
  • Khối A16 [Toán, KHTN, Văn]
  • Khối B00 [Toán, Hóa, Sinh]
  • Khối C01 [Văn, Toán, Lý]
  • Khối C14 [Văn, Toán, GDCD]
  • Khối C15 [Văn, Toán, KHXH]
  • Khối C20 [Văn, Địa, GDCD]
  • Khối D01 [Toán, Văn, Anh]
  • Khối D07 [Toán, Hóa, Anh]
  • Khối D10 [Toán, Địa, Anh]
  • Khối D96 [Toán, KHXH, Anh]

Mời các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo chuyên ngành Quản lý kinh tế của trường Đại học Tài chính – Marketing.

Chi tiết chương trình như sau:

I. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin phần 1, 2
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Pháp luật đại cương
Anh văn căn bản 1, 2, 3, 4
Toán cao cấp
Tin học đại cương
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng
Lựa chọn 2 trong số các kỹ năng dưới:
Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng làm việc nhóm
Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng tư duy sáng tạo
Lựa chọn 2 trong số các kỹ năng dưới:
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng tìm việc
Kỹ năng khám phá bản thân và lập kế hoạch nghề nghiệp
II. KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP
 1. Kiến thức cơ sở khối ngành
Kinh tế vi mô 1
Kinh tế vĩ mô 1
 2. Kiến thức cơ sở của ngành
Giao tiếp trong kinh doanh
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
Quản trị học
Quản lý Marketing
Nguyên lý kế toán
Thống kê ứng dụng trong kinh tế và kinh doanh
Tiền tệ – Ngân hàng và Thị trường tài chính 1
Hành vi tổ chức
Tâm lý học ứng dụng trong kinh doanh
Hành vi người tiêu dùng
Đạo đức kinh doanh
Luật kinh tế
Thực hành nghề nghiệp 1
 3. Kiến thức chung của ngành
Quản trị nguồn nhân lực
Quản trị tài chính
Quản trị chiến lược
Quản trị Marketing
Quản trị chuỗi cung ứng
Tổ chức hệ thống thông tin doanh nghiệp
Quản trị rủi ro
Thương mại điện tử trong kinh doanh
Khởi sự doanh nghiệp
 4. Kiến thức chuyên ngành
Quản trị dự án
Thiết lập và thẩm định dự án
Quản trị tài chính dự án
Quản lý đấu thầu và hợp đồng dự án
Quản trị điều hành dự án
Thực hành nghề nghiệp 2
Chọn 1 trong 2 định hướng sau:
a/ Định hướng Quản trị dự án trong xây dựng
Quản trị dự án xây dựng
Quản trị quan hệ với các đối tác trong dự án
Quản trị chất lượng
b/ Định hướng Quản trị dự án trong kinh doanh
Quản trị mua bán và sáp nhập
Bán hàng căn bản
Thẩm định giá doanh nghiệp
 5. Kiến thức bổ trợ ngành
Quản trị kinh doanh quốc tế
Chọn 1 trong các nhóm dưới
Nhóm 1:
Quản trị đổi mới sáng tạo
Quản trị quan hệ khách hàng
Nhóm 2:
Quản trị xung đột
Quản trị hành chính văn phòng
6. Khóa luận tốt nghiệp/thực tập cuối khóa và học các môn thay thế
Khóa luận tốt nghiệp
Hoặc
Thực tập cuối khóa
Các môn học thay thế kiến sức bổ trợ ngành [Chọn 1 trong 2 nhóm]
Nhóm 1 [Nếu đã đăng ký và học xong các học phần thuộc nhóm 2]:
Quản trị đổi mới sáng tạo
Quản trị quan hệ khách hàng
Nhóm 2 [Nếu đã đăng ký và học xong các học phần thuộc nhóm 1]:
Quản trị xung đột
Quản trị hành chính văn phòng

Cơ hội việc làm và mức lương sau khi ra trường

Sau 4 năm trau dồi kiến thức và học tập với ngành Quản lý kinh tế, các bạn có thể vận dụng để thử sức với các công việc dưới đây:

  • Cán bộ, công chức phụ trách hoạch định, dự báo, phân tích, kiểm tra, kiểm soát và giám sát hoạt động kinh tế, nghiên cứu, tham mưu, cố vấn, tư vấn về các chính sách kinh tế tại các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.
  • Chuyên viên tổ chức kinh doanh, quản lý kinh doanh, điều hành và kiểm soát, giám sát các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.
  • Cán bộ hoạt động trong các tổ chức kinh tế, tổ chức phi chính phủ vì mục tiêu phát triển kinh tế
  • Boss lại doanh nghiệp [startup]
  • Giảng viên, nghiên cứu sinh trong lĩnh vực quản lý kinh tế tại các trường đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu…

Chủ Đề