Ngành quản lý kinh tế Học viện Tài chính

Học viện Tài chính là môi trường top đầu về đào tạo kinh tế, chính vì vậy không hề bất ngờ khi ngành học này lại được nhiều bạn học sinh và phụ huynh quan tâm hiện nay. Hôm nay, hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về ngành Kinh tế của trường Học viện Tài Chính để thấy được độ “lý tưởng” của ngành này nhé!

Ngành quản lý kinh tế Học viện Tài chính

Ngành Kinh tế chưa bao giờ là ngành lỗi thời vì xu thế phát triển của xã hội

1. Ngành Kinh tế là gì?

Ngành Kinh tế hay Kinh tế học được hiểu đơn giản là  một môn khoa học xã hội nghiên cứu quá trình sản xuất, chuỗi phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ.

Bên cạnh đó, cũng nghiên cứu, tìm ra cách thức xã hội quản lý các nguồn tài nguyên (nguồn lực) khan hiếm.

Kết quả của phương pháp nghiên cứu Kinh tế học nhằm mục đích giải thích cách thức các nền kinh tế vận động và cách tác nhân kinh tế tương tác với nhau.

Các nguyên tắc được tìm ra trong quá trình nguyên cứu ngành Kinh tế có thể vận dụng trong đời sống xã hội, trong thương mại, tài chính và hành chính công hay thậm chí có thể được áp dụng trong giáo dục học, xã hội học,…

Ngành quản lý kinh tế Học viện Tài chính

Ngành Kinh tế là gì?

2. Học ngành Kinh tế tại trường Học viện Tài Chính như thế nào?

Ngành Kinh tế của Học viện Tài Chính hiện đang đào tạo 3 chuyên ngành: Kinh tế nguồn lực tài chính, Kinh tế đầu tư tài chính, Kinh tế – Luật. Đều là những chuyên ngành có cơ hội việc làm vô cùng lớn sau khi ra trường.

Trường Học viện Tài Chính được xem như 1 trường đào tạo các ngành kinh tế thuộc hàng top, nên chắc chắn rằng sinh viên ở đây đều là những người tài. Phần lớn sinh viên Tài chính đều có năng lực, đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển chọn đại học, họ đã vượt qua rất nhiều các ứng cử viên để có tấm vé trở thành một AOFer. Vào trường bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cô cậu sinh viên học bài, thảo luận nhóm ở giảng đường tự học hay tại thư viện, nhất là mùa thi cử. Học tập ở một môi trường như vậy, tất nhiên bạn cũng sẽ có động lực để học tập, tích lũy cho mình nhiều hơn.

Ở Học viện Tài Chính không chỉ có hệ thống chương trình đào tạo hiện đại, linh hoạt mà còn có đội ngũ giảng viên chất lượng cao, tất tâm huyết với nghề. Họ luôn theo sát và sẵn sàng trợ giúp sinh viên. Các giảng viên đều được công nhận là những nhà lãnh đạo trong chuyên môn, luôn mang đến những bài học và những trải nghiệm thực tế, bổ ích cho sinh viên. Các thầy cô luôn sẵn sàng giúp đỡ sinh viên cả trong học tập và cuộc sống hàng ngày.

Ngành quản lý kinh tế Học viện Tài chính

Thầy cô trường Học viện Tài Chính rất nhiệt tình với sinh viên và tâm huyết với nghề

3. Điểm chuẩn ngành Kinh tế

4. Cơ hội làm việc của sinh viên học ngành Kinh tế có tốt không?

Một trong những lý do chính khiến nhiều người theo đuổi các ngành Kinh tế đó cơ hội làm việc. Các ngành Kinh tế mang đến cho bạn nhiều cơ hội việc làm.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế trường Học viện Tài Chính sẽ có cơ hội làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế lĩnh vực kinh tế; tham gia các hoạt động tư vấn các vấn đề kinh tế cho các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp. Cụ thể:

  • – Các cơ quan kinh tế Nhà nước ở Trung Ương và địa phương
  • – Các trường Đại học, Viện nghiên cứu; các tổ chức tư vấn về các vấn đề kinh tế vĩ mô và vi mô
  • – Làm việc trong các ngành và lĩnh vực kinh tế; trong các doanh nghiệp, các công ty, các tổ chức tài chính – tín dụng…
  • – Tiếp tục học ở các bậc sau đại học (trong và ngoài nước) các chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh tế (Kinh tế học; Kinh tế phát triển; Kinh tế & Quản lý công; Kinh tế Tài chính – Ngân hàng…)
  • – Có đủ năng lực để nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế ở tầm vĩ mô và vi mô.

5. Thu nhập của ngành Kinh tế có cao không?

Chúng ta không thể đưa ra một mức lương cụ thể như thế nào cho sinh viên ngành kinh tế khi ra trường.

Thực tế mức lương này sẽ phụ thuộc vào kiến thức, kỹ năng và những gì bạn cống hiến cho doanh nghiệp, đồng thời phụ thuộc vào từng ngành nghề mà và cấp bậc.

Một sinh viên mới ra trường có thể đạt được mức lương khởi điểm từ 5-8 triệu đồng/tháng.

Một thực tế rằng, càng nhiều kinh nghiệm và tích lũy được nhiều năng lực thì mức lương của bạn sẽ càng tăng cao.

Với những chức vụ cao trong doanh nghiệp, mức lương thậm chí lên tới vài trăm triệu đồng/tháng.

Ngành quản lý kinh tế Học viện Tài chính

Thu nhập của sinh viên ngành Kinh tế khá hấp dẫn

6. Bạn cần có những tố chất gì để học tốt ngành Kinh tế?

Để học tập và làm việc tốt trong ngành Kinh tế, bạn cần có một số tố chất cơ bản sau:

  • – Năng khiếu về toán học.
  • – Kỹ năng giao tiếp tốt.
  • – Kỹ năng phân tích vấn đề
  • – Quan tâm tới các vấn đề kinh tế.
  • – Có kỹ năng làm việc nhóm và năng lực giải quyết vấn đề độc lập; Kỹ năng tư duy phân tích;
  • – Kỹ năng nghiên cứu, tổng hợp và sáng tạo

Mong rằng những thông tin và ngành Kinh tế trường Học viện Tài chính sẽ giúp bạn có những lựa chọn đúng đắn trong sự nghiệp tương lai. Chúc bạn sẽ thành công và có mức thu nhập xứng đáng khi theo học ngành này!

TT

Ký hiệu học phần

TÊN HỌC PHẦN

Số

tín chỉ

Phần chữ

Phần số

I.

Phần kiến thức chung

6

1

THML

501

Triết học

4

2

PPNC

549

Phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế

2

II.

Khối kiến thức cơ sở

14

2.1

Học phần bắt buộc

6

1

KTHN

575

Kinh tế học nâng cao

3

2

KHQL

550

Khoa học quản lý

3

2.2

Học phần tự chọn (4 trong 10)

8

1

HVTA

502

Tiếng Anh

2

2

KTNL

519

Kinh tế nguồn lực tài chính

2

3

KTCC

559

Kinh tế học công cộng

2

4

KTQT

514

Kinh tế quốc tế

2

5

KTPT

515

Kinh tế phát triển

2

6

KTĐT

563

Kinh tế đầu tư

2

7

KLTC

520

Kinh tế lượng ứng dụng

2

8

TCTT

512

Tài chính - Tiền tệ

2

9

PLKT

517

Luật kinh tế

2

10

HVQT

516

Quản trị học

2

III.

Khối kiến thức chuyên ngành

29

3.1

Học phần bắt buộc

15

1

QLKT

564

Quản lý nhà nước về kinh tế

3

2

QLDA

561

Quản lý dự án đầu tư

3

3

QTDN

560

Quản trị doanh nghiệp

3

4

QLTC

525

Quản lý Tài chính công

3

5

PTKT

562

Phân tích kinh tế - Tài chính

3

3.2

Học phần tự chọn (7 trong 10)

14

1

QLTT

565

Quản lý nhà nước về tài chính - Tiền tệ

2

2

QLTH

530

Quản lý thuế

2

3

QLTS

573

Quản lý tài sản công

2

4

QLNL

566

Quản lý giáo dục và phát triển nguồn nhân lực

2

5

QLAS

567

Quản lý an sinh xã hội và xóa đói giảm nghèo

2

6

QLNT

568

Quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn

2

7

QLNM

569

Quản lý năng lượng và môi trường

2

8

QLKC

570

Quán lý khoa học và công nghệ

2

9

QLTM

571

Quản lý thương mại và thương mại quốc tế

2

10

TLQL

574

Tâm lý học lãnh đạo quản lý

2

IV.

Luận văn Thạc sĩ

11

Tổng cộng (I+II+III + IV)

60