Ngành thép năm 2023

 

Cụ thể, thống kê từ báo cáo chiến lược triển vọng thị trường thép năm 2022 của VnDirect cho thấy, giá thép thanh và HRC của Trung Quốc gần đây đã giảm mạnh lần lượt 25% và 28% so với vùng đỉnh hồi tháng 5 năm nay do chính phủ Trung Quốc nỗ lực kiểm soát giá thép trong nước bằng cách loại bỏ hoàn thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm thép và các vấn đề liên quan đến ngành bất động sản.

Tại thị trường EU-Mỹ, giá HRC cũng giảm lần lượt 23,5%-7,0% xuống 1.116 USD/tấn-1.825 USD/tấn kể từ mức đỉnh vào cuối tháng 7/2021.

Trong giai đoạn 2005-2019, giá thép thế giới đã trải qua ba chu kỳ tăng giá lớn. Với đặc thù của ngành thép là thường xuyên dư thừa công suất, việc tăng giá thép gần như ngay lập tức sẽ kích thích các nhà sản xuất tăng sản lượng, dẫn đến việc một chu kỳ tăng giá thường không kéo dài quá 2 năm.

Trong chu kỳ tăng giá gần đây nhất, giá thép đã tăng trong khoảng 1,5 năm từ tháng 3/2020 đến tháng 9/2021. Theo báo cáo vào tháng 11/2021 của Fitch Solutions, tổ chức này dự báo giá thép toàn cầu sẽ giảm từ mức cao của hiện tại xuống mức trung bình 750 USD/tấn trong năm 2022 và 535 USD/tấn trong giai đoạn 2023-2025 do nhu cầu thép cho ngành xây dựng Trung Quốc được kỳ vọng sẽ suy yếu trong giai đoạn 2022-2025, thời điểm các dự án xây dựng hạ tầng giảm dần và rủi ro gia tăng trong ngành bất động sản của quốc gia này, điều này sẽ khiến giá thép trung bình toàn cầu giảm.

Theo diễn biến giá thép thế giới, VnDirect dự báo giá thép xây dựng của Việt Nam sẽ đạt 15.500 đồng/kg vào năm 2021 tăng 38% so với cùng kỳ, trước khi giảm xuống mức 14.300 đồng/kg-13.600 đồng/kg vào năm 2022-2023, giảm lần lượt 8%-5% so với cùng kỳ.

 

Mặc dù giá thép giảm song theo VnDirect nhu cầu cao hơn sẽ bù đắp cho giá bán đầu ra giảm. Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam [VSA], xuất khẩu thép xây dựng và tôn mạ của Việt Nam đạt lần lượt 1,6 triệu-2,8 triệu tấn trong 10 tháng năm 2021, tăng 37% -112% so với cùng kỳ. 

Đáng chú ý vào ngày 15/11, gói đầu tư 1.200 tỷ USD giành cho cơ sở hạ tầng đã được Tổng thống Mỹ ký phê chuẩn, đánh dấu khoản đầu tư lớn nhất vào cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ kể từ Đạo luật Đường cao tốc Viện trợ Liên bang năm 1956.

Trong đó, các dự án có nhu cầu huy động thép bao gồm 110 tỷ USD giành cho đường các dự án giao thông trọng điểm, 66 tỷ USD giành cho đường sắt, 39 tỷ USD giành cho phương tiện công cộng và 7,5 tỷ USD giành cho xe điện. Viện Sắt và Thép Hoa Kỳ ước tính cứ 100 tỷ USD đầu tư mới vào cơ sở hạ tầng thì sẽ làm tăng nhu cầu thép trong nước lên 5 triệu tấn.

Chính phủ Ấn Độ cũng đã thông báo khởi động kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá 1.350 tỷ USD vào đầu tháng 8. Gói đầu tư này sẽ tập trung thúc đẩy sản xuất công nghiệp và tăng trưởng kinh tế với trọng tâm là mở rộng cơ sở hạ tầng giao thông và sử dụng nhiên liệu sạch hơn.

VnDirect tin rằng nhu cầu thép thế giới đã tăng đáng kể từ Quý 1/2021 khi hàng loạt quốc gia đã phê duyệt và đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng. Xu hướng này sẽ tiếp tục tiếp diễn tối thiểu đến hết nửa đầu năm 2022, qua đó kích thích các nhà sản xuất thép Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.

 

Bên cạnh đó, Công ty chứng khoán này còn cho rằng việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng và sự nóng lên của thị trường bất động sản nhà ở sẽ giúp sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của Việt Nam tăng 10-15% so với cùng kỳ vào năm 2022. Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ tôn mạ của Việt Nam sẽ tăng nhẹ 5% so với cùng kỳ vào năm 2022 từ mức cao là 39% so với cùng kỳ trong năm nay.

                                                                                                                                                                                                     Kiều Linh - //vneconomy.vn/

Đua nhau báo lỗ

Tính đến thời điểm hiện tại đã có khoảng 6 doanh nghiệp ngành thép hé lộ kết quả kinh doanh quý 3. Tuy nhiên, hơn nửa số đó ghi nhận mục lợi nhuận sau thuế là con số âm, điều mà không một doanh nghiệp nào mong muốn.

Dẫn đầu danh sách là Công ty Gang Thép Thái Nguyên [mã chứng khoán: TIS] với doanh thu hơn 2,6 ngàn tỷ đồng, giảm 15% với con số 3,08 ngàn tỷ đồng của quý 3 năm 2021. Lần đầu tiên trong 9 năm qua, TIS có quý làm ăn thua lỗ 25 tỷ đồng. 

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp này đạt doanh thu thuần hơn 9,5 ngàn tỷ đồng và lãi ròng 7 tỷ đồng, giảm tương ứng 1% và 93% so với cùng kỳ. Gang Thép Thái Nguyên hiện đang có hơn 2 ngàn tỷ đồng hàng tồn kho.

Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN

Giải trình từ doanh nghiệp cho biết, kết quả trên đến từ việc sản lượng tiêu thụ thép cán bị sụt giảm mạnh tới 11,4% so với cùng kỳ. Trong khi đó thị trường biến động mạnh khiến giá thép đi xuống, giá vốn giảm khiến kết quả kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề.

Cùng cảnh ngộ, Công ty Thép Vicasa - Vnsteel [Mã chứng khoán: VCA] cũng chịu cảnh thua lỗ nặng khi ghi nhận doanh thu thuần hơn 477 tỷ đồng trong quý, giảm 17% so với cùng kỳ. Chi phí doanh nghiệp tăng mạnh, Vnsteel chịu mức lỗ sau thuế gần 22 tỷ đồng kéo theo lợi nhuận 9 tháng đầu năm lỗ gần 13 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 42 tỷ đồng.

Hàng tồn kho Vnsteel cũng tăng nhẹ từ 353 tỷ đồng thời kỳ đầu năm lên 377 tỷ đồng. Theo doanh nghiệp này, chi phí tài chính tăng do lãi suất tăng và lưu chuyển hàng hóa chậm. Ngoài ra, việc kinh doanh èo uột của doanh nghiệp là do những yếu tố bên ngoài như chiến tranh Nga-Ukraina, lạm phát tăng cao hay chính sách Zero Covid của Trung Quốc.

Mặc dù không bị lỗ như Vnsteel hay Gang Thép Thái Nguyên, nhưng lợi nhuận quý mà Công ty Thép Mê Lin [Mã chứng khoán: MEL] thông báo cũng chẳng khá khẩm gì. Cả quý, doanh nghiệp này chỉ lãi chưa đến 1 tỷ đồng, giảm 95% so với cùng kỳ, doanh thu thuần cả quý cũng chỉ có 162 tỷ đồng, giảm 17%.

Đáng chú ý, chi phí tài chính doanh nghiệp tăng mạnh trong kỳ, trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay, tăng tới 70% so với cùng kỳ. Mặc dù vậy, tính chung  9 tháng đầu năm, nhờ các quý trước làm ăn tốt vớt vát, Mê Lin vẫn có mức lãi 13 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ là 57 tỷ đồng.

Ngược chiều, Công ty Cán Thép Thái Trung [UPCoM: TTS] vẫn báo lãi tăng mạnh trong quý 3 với lợi nhuận gần 7 tỷ đồng, tăng hơn 250% so với cùng kỳ. Giải thích cho lợi nhuận trên, doanh nghiệp cho biết do việc giảm sản xuất trong giờ cao điểm giúp hạ giá điện bình quân khiến tổng chi phí sản xuất doanh nghiệp giảm mạnh gần 6%. Hàng tồn kho cũng giảm mạnh từ 76 tỷ đồng xuống còn 38 tỷ đồng tại cuối quý.

Công ty Kim Khí Miền Trung [Mã chứng khoán: KMT] lãi 939 triệu đồng trong quý, tăng mạnh so với con số 33 triệu đồng quý liền trước. Chín tháng đầu năm, doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế hơn 11 tỷ đồng, tăng gần 1 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Nhìn chung, bức tranh kinh doanh của các doanh nghiệp thép không mấy sáng sủa trong bối cảnh chịu nhiều yếu tố tác động. Thời kỳ huy hoàng của ngành thép đang dần qua đi.

"Mọi người sẽ thấy kết quả kinh doanh thê thảm như thế nào vì ngành thép không thuận lợi", câu nói này của vị Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, tỷ phú Trần Đình Long, hồi đầu năm từng khiến nhiều người không hài lòng nhưng giờ lại đang được chứng minh rõ nét.

Kỳ vọng gì cho năm 2023?

Ngành thép là một ngành biến động có tính chất chu kỳ. Chờ đón một chu kỳ mới, ngành thép cần những yếu tố mới, những "câu chuyện mới" dẫn dắt. 

Sang năm 2023, cơ hội đến với ngành thép dường như sáng hơn, nguyên nhân được cho là đến từ nhu cầu của thị trường Trung Quốc. Các chuyên gia VCBS chỉ ra các nguyên nhân như: Kỳ vọng các chính sách kích thích lại thị trường bất động sản của nước này; việc dỡ bỏ phong tỏa do Covid-19 giúp nhu cầu tiêu thụ sắt thép ổn định trở lại và cuối cùng là việc Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư công.

Trong bối cảnh nước này cắt giảm khí thải và công suất thép, thép trong nước sẽ tận dụng được lợi thế để tăng sản lượng xuất khẩu. 

Các chuyên gia kỳ vọng "giá thép có thể hồi phục trong nửa cuối 2023 sau khi giảm về mặt bằng giá thấp hơn hiện tại, nguyên nhân đến từ việc các chính sách kích thích cần thời gian để thể hiện rõ tác động giúp vực dậy nhu cầu đang rất yếu của thị trường Trung Quốc".

Trong khi đó, tại thị trường trong nước, năm 2023 được kỳ vọng là giai đoạn tích cực của thị trường bất động sản sau quá trình siết chặt nguồn vốn, cũng như sự tích cực tháo gỡ các khó khăn về pháp lý của Chính phủ với ngành này.

Ngày 17/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành chỉ thị về đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm 2022 và năm 2023.

Động thái trên cho thấy nỗ lực, quyết tâm của nhà nước trong lĩnh vực này và đây được xem như là động lực quan trọng với ngành thép trong thời gian tới, dự báo có thể giúp nguồn cung thép được hồi phục.

Các chuyên gia VCBS lưu ý: "Nguồn cung bất động sản hồi phục và chính sách đẩy mạnh đầu tư công sẽ là động lực lớn giúp thúc đẩy sản lượng tiêu thụ thép. Tuy nhiên, các dự án xây dựng sẽ được đẩy mạnh khi giá thép duy trì ở mặt bằng giá ổn định, vì vậy sự tăng trưởng sẽ được phản ánh sau vào thời điểm giá thép ổn định".

Chủ Đề