Ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là ngày

Hoà cùng với khí thế thi đua sôi nổi của chị em phụ nữ trong cả nước, ngày 14/10/2019, Công đoàn bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức Lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam [20/10/1930 – 20/10/2020] và 10 năm kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam [20/10/2010 – 20/10/2020] nhằm tôn vinh những nữ cán bộ nhân viên trong toàn Bệnh viện.

Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm, TS.BS Lê Trần Quang Minh –  Bí thư Đảng ủy, Giám đốc bệnh viện đã ghi nhận và biểu dương những đóng góp của toàn thể chị em trong việc góp phần hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chuyên môn; gửi tới tất cả chị em tình cảm thân thương, quý trọng và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

TS.BS Lê Trần Quang Minh – Giám đốc bệnh viện phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm

Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, trong đó, phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò trọng yếu. Chủ tịch Hồ Chí Minh có câu: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà nên tốt đẹp rực rỡ”. Người phụ nữ Việt Nam yêu nước ngày càng có tri thức, có sức khoẻ, càng năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng. Trải qua nhiều thăng trầm của xã hội, chị em luôn luôn thể hiện vai trò tích cực, đảm đang, với tấm lòng nhân hậu đã đóng góp nhiều công sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước.

Ban Giám đốc tặng hoa chúc mừng tại buổi lễ kỷ niệm

Cũng nhân dịp này Công đoàn Bệnh viện Tai Mũi Họng tổ chức hội thi cắm hoa tiểu cảnh, chủ đề “Gia đình – Ấm áp yêu thương”.  Mỗi tác phẫm dự thi  thể sự khéo léo và kết hợp hài hòa của các chị em phụ nữ cùng với các đồng nghiệp nam đang công tác tại Bệnh viện Tai Mũi Họng.

          Để tiếp thêm sức mạnh cho các đội thi thổi hồn vào tác phẩm của mình, Ban tổ chức đã mời đến hội thi cô Nguyễn Thị Thu Thảo [nguyên Phó Trưởng ban Nữ công Liên đoàn lao động thành phố] hướng dẫn kỹ thuật cắm hoa tiểu cảnh.

Cô Nguyễn Thị Thu Thảo hướng dẫn kỹ thuật cắm hoa tại hội thi

          Lần đầu tiếp cận với kỹ thuật cắm hoa mới – kỹ thuật cắm hoa tiểu cảnh – các đội thi đã không khỏi bỡ ngỡ. Tuy nhiên, với sự hướng dẫn của cô Thu Thảo, mỗi đội thi đã có những sáng tạo trên từng tác phẩm của mình.

Lần đầu bỡ ngỡ với kỹ thuật cắm hoa tiểu cảnh

Những vật dụng nhỏ xinh do ban tổ chức cung cấp không làm khó được các đội thi

Những tác phẩm đầu tiên dần hoàn thiện

Không khi hội thi đã diễn ra rất sôi nổi, thể hiện tinh thần đoàn kết của tập thể bệnh viện Tai Mũi Họng. Đội này hư súng bắn keo thì đội kia lập tức cho mượn, tiểu cảnh đội này thiếu con chim, thiếu sỏi, bật đèn không lên thì hô lên để xin từ các đội khác. Sau hơn 40 phút mày mò với súng bắn keo, với hồ dán, với những vật dụng ban tổ chức cung cấp, các đội thi đã “trình làng” những sản phẩm hứa hẹn sẽ gây không ít khó khăn cho ban giám khảo trong việc quyết định.

Ban Giám khảo Hội thi “ Cắm hoa tiểu cảnh”

TS.BS Lê Trần Quang Minh– Giám đốc bệnh viện chấm điễm tiểu cảnh dự thi

Các tiểu cảnh được Ban Giám khảo chọn vào vòng 2 Hội thi “Cắm hoa tiểu cảnh”

BSCKII Khưu Minh Thái – Chủ tịch Công đoàn trao giải khuyến khích Hội thi “Cắm hoa tiểu cảnh”

Ths.ĐD Trần Thị Như Tuyết- Trưởng Ban Nữ công trao giải khuyến khích Hội thi “Cắm hoa tiểu cảnh”

 Ths.BsCKII Trương Mỹ Thục Uyên- Phó Giám đốc bệnh viện trao giải Ba Hội thi “Cắm hoa tiểu cảnh”

 

Ban Giám khảo trao Giải Nhất và giải Nhì Hội thi “Cắm hoa tiểu cảnh”

Công đoàn bệnh viện

Hội Liên hiệp Phụ nữ [LHPN] Việt Nam ra đời trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. 90 năm qua, Hội LHPN Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành một tổ chức chính trị - xã hội lớn mạnh, rộng khắp, vận động, tập hợp đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia tích cực và đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các dấu mốc quan trọng trong lịch sử của tổ chức Hội LHPN Việt Nam:

I. Sự ra đời của các tổ chức phụ nữ trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập

Giai đoạn 1925 - 1929: Cả nước có 5 nhóm phụ nữ được tổ chức với nhiều hình thức hoạt động phong phú: ở Bắc Ninh có nhóm hơn 30 chị em tổ học nghề đăng ten; ở Vinh [Nghệ An] có tổ Sinh hội đỏ và thành lập tổ Phụ nữ Giải phóng; ở Triệu Phong, Quảng Trị có tổ chức cửa hàng Hưng Nghiệp Hội Xã; ở Huế có nhóm Sinh hội đỏ ở trường Nữ học Đồng Khánh. Các tổ nhóm này vừa tham gia sinh hoạt vừa âm thầm tuyên truyền hoạt động cách mạng.

Năm 1930: Tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản từ ngày 6/1/1930 - 8/2/1930, bên cạnh Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình điều lệ tóm tắt của Đảng, Hội nghị còn quyết định thành lập các tổ chức quần chúng do Đảng lãnh đạo, trong đó có Hội Phụ nữ Giải phóng.

Sau khi thành lập Đảng, từ ngày 14-31/10/1930, tại Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ nhất, bên cạnh việc thảo luận Luận Cương chính trị của Đảng, Hội nghị đã thông qua Nghị quyết về Phụ nữ vận động, trong đó đề ra nhiệm vụ phải tổ chức ra các đoàn thể phụ nữ như “phụ nữ hiệp hội”. Đồng thời Trung ương Đảng đã đề ra Điều lệ Phụ nữ Liên hiệp Hội. Với tính chất quan trọng như vậy, Nghị quyết Hội Nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất tháng 10/1930 đã đánh dấu quá trình hình thành tổ chức Hội đầu tiên của phong trào phụ nữ dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Giai đoạn 1930-1936: Hoạt động của phong trào phụ nữ thời kỳ này có nhiều phương thức tổ chức thích hợp với chủ trương hoạt động bí mật của Đảng như Hội cấy, Hội gặt, Hội tương tế… Hình thức hoạt động này đã tập hợp được số đông phụ nữ tham gia và góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh chống lại sự áp bức đối với phụ nữ. Tổ chức “Phụ nữ Giải phóng” được hình thành năm 1930-1931 đã thu hút đông đảo phụ nữ tham gia vào cao trào đấu tranh cách mạng [điển hình là Xô viết Nghệ Tĩnh]. Tổ chức đã tuyên truyền, vận động phụ nữ tham gia đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế, đòi cải thiện đời sống, chống áp bức của đế quốc phong kiến.

Giai đoạn 1936-1939, trước yêu cầu của cách mạng, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 8/1937 về công tác vận động phụ nữ đặt ra nhiệm vụ chống phát xít, chống chiến tranh bằng hình thức công khai, hợp pháp. Vì vậy, tổ chức cách mạng của phụ nữ được đổi thành Hội phụ nữ Dân chủ. Hội đã tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng về giải phóng phụ nữ, nam nữ bình đẳng và tổ chức các hoạt động gắn với tính chất ngành nghề của phụ nữ để đấu tranh đòi tự do dân chủ, đòi quyền lợi cho phụ nữ như: hội Ái hữu, hội Truyền bá quốc ngữ.

Giai đoạn 1939 - 1941: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đảng chủ trương: "Vận động phụ nữ tổ chức các hội phụ nữ phản chiến, các hội cứu tế, bảo an… để giúp đỡ nhau, chống đế quốc chiến tranh, đòi hoà bình". Để phù hợp với tình hình, Hội lấy tên là Hội phụ nữ Phản đế. Hội đã vận động chị em tham gia mít tinh, biểu tình, lập các hội cứu tế, bảo an, tham gia chống bắt lính với khẩu hiệu chống đế quốc chiến tranh, đòi hoà bình, đòi bồi thường chiến tranh. Phụ nữ thoát ly gia đình, tham gia hoạt động cách mạng ngày càng đông đảo, góp phần xây dựng lực lượng chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đọan, các tầng lớp phụ nữ được tập hợp trong tổ chức “Hội phụ nữ phản đế”, thành viên của Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương [năm 1939], và  “Đoàn phụ nữ cứu quốc”, thành viên của Mặt trận Việt Minh [năm 1941] để tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, tập hợp và xây lực lượng, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Giai đoạn 1941-1945: Đoàn Phụ nữ Cứu quốc được thành lập ngày 16/6/1941. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đoàn Phụ nữ cứu quốc đã vận động các tầng lớp phụ nữ gia nhập Mặt trận Việt Minh, gia nhập các đoàn thể cứu quốc đánh Pháp, đuổi Nhật, xây dựng và bảo vệ cơ sở cách mạng. Phụ nữ là lực lượng hùng hậu, đóng góp lớn vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945. Để gấp rút chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền, phụ nữ đã tích cực tham gia các phong trào đánh Pháp, đuổi Nhật, phá kho thóc giải quyết nạn đói... Hội phụ nữ vận động các hội viên bí mật xây dựng và bảo vệ cơ sở cách mạng. Nhờ vậy, phong trào phụ nữ ngày càng lớn mạnh, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.

II. Hội LHPN Việt Nam được thành lập, tập hợp phụ nữ thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, thống nhất và bảo vệ đất nước

Giai đoạn 1946 - 1954, đấu tranh chống thực dân Pháp

Ngày 3/10/1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng đã ký Nghị định cho phép thành lập Hội LHPN Việt Nam. Hội chính thức được thành lập gồm nhiều đoàn thể phụ nữ trong đó Đoàn Phụ nữ Cứu quốc là tổ chức nòng cốt, hoạt động trong khuôn khổ là một tổ chức thành viên của Hội LHPN Việt Nam. Ngày 20/10/1946, Hội LHPN Việt Nam làm lễ ra mắt tại Quảng trường Nhà hát Lớn, Hà Nội. Tên gọi Hội LHPN Việt Nam được duy trì cho đến ngày nay.

Từ ngày 18 - 29/4/1950: Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ Nhất được diễn ra tại Đại Từ, Thái Nguyên [Chiến khu Việt Bắc]. Đoàn Phụ nữ Cứu quốc hợp nhất với Hội LHPN Việt Nam thành một tổ chức Hội thống nhất lấy tên là Hội LHPN Việt Nam.

Giai đoạn này, Hội LHPN Việt Nam đã vận động các tầng lớp phụ nữ thực hiện phong trào: Phụ nữ học cày bừa, tăng gia sản xuất đảm bảo cho bộ đội "ăn no đánh thắng", mua công phiếu kháng chiến, phong trào Đời sống mới, Hội mẹ chiến sĩ… được tổ chức ở khắp nơi. Trong 18 chiến dịch lớn của cả nước, phụ nữ đã đóng góp 9.578.000 ngày công… Hoạt động của Hội đã góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Giai đoạn 1954 - 1975: Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam và xây dựng CNXH ở miền Bắc

Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, Việt Nam bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau, miền Bắc xây dựng CNXH, miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ Ngụy. Trước tình hình đó, tháng 3/1961, Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập với vai trò tập hợp phụ nữ miền Nam Việt Nam đoàn kết trên mặt trận giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Tổ chức Hội hai miền Nam Bắc thực hiện những nhiệm vụ, hoạt động phù hợp với từng miền, đồng thời cùng hướng tới mục điêu chung là đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ, đánh đuổi đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước. Đồng thời, tổ chức Hội hai miền phát động phong trào riêng, có tác động lan tỏa và sâu rộng trong các cấp hội phụ nữ.

Tháng 3/1961, Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ III họp tại Hà Nội đã phát động phong trào thi đua “5 tốt” với các nội dung: Đoàn kết sản xuất, tiết kiệm tốt, chấp hành chính sách tốt, tham gia quản lý tốt, học tập chính trị, văn hoá, kỹ thuật tốt, xây dựng gia đình nuôi dạy con tốt. Đến tháng 3/1965, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động phong trào “Ba đảm đang” với các nội dung: đảm đang sản xuất và công tác, đảm đang gia đình, đảm đang phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu. Phong trào Ba đảm đang là bước phát triển mới của phong trào 5 tốt, trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của Hội LHPN Việt Nam giai đoạn 1965-1975, là một trong những phong trào thi đua có quy mô lớn nhất trong lịch sử Việt Nam thời kì hiện đại, trở thành hoạt động nổi bật, tiêu biểu trong lịch sử tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam và là bộ phận khăng khít của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Đại hội lần thứ nhất Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam [3/1965], Hội đã phát động phong trào thi đua “5 tốt” với nội dung: Đoàn kết đấu tranh chính trị, võ trang, binh vận tốt; Lao động sản xuất, tiết kiệm tốt; Chăm sóc, nuôi dưỡng thương bệnh binh; Học tập văn hoá, chính trị, chuyên môn tốt; Rèn luyện tư cách đạo đức tốt. Phụ nữ miền Nam đã anh dũng thi đua giết giặc, trong gian nan vẫn một lòng trung kiên, bất khuất. Với phong trào “5 tốt”, hàng triệu hội viên phụ nữ giải phóng được tôi luyện trong phong trào đấu tranh với 3 mũi giáp công linh hoạt, được tổ chức chặt chẽ ở ba vùng chiến lược [nông thôn, đô thị, miền núi]. Trên khắp miền Nam, phụ nữ giải phóng luôn là lực lượng nòng cốt đi đầu trong phong trào đấu tranh chính trị trực diện, hình thành nên một “Đội quân tóc dài” hùng hậu, nổi tiếng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

III. Hội LHPN Việt Nam phát triển và hội nhập:

Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, thực hiện Nghị quyết của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc thống nhất các đoàn thể nhân dân, từ ngày 10-12/6/1976, Hội nghị Thống nhất Hội LHPN toàn quốc được tổ chức. Hội nghị đã nhất trí quyết nghị: Thống nhất sự chỉ đạo hoạt động của Hội LHPN trong cả nước trong một tổ chức là Hội LHPN Việt Nam. Hội nghị cũng quyết định lấy ngày 20/10/1930 là ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam. Đến năm 2010, tại thông báo số 382-TB/TW ngày 15/10/2010 của BCH TƯ Đảng, Ban Bí thư đồng ý lấy ngày 20/10 hàng năm là ngày Phụ nữ Việt Nam.

Hội LHPN Việt Nam lớn mạnh không ngừng, là tổ chức chính trị- xã hội nòng cốt, đóng góp tích cực trong cộng cuộc xây dựng bảo vệ tổ quốc. Với chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, Hội đã có những đề xuất tham mưu chính sách, phát động nhiều phong trào góp phần quan trọng vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và xây dựng đất nước. Hội đã đạt được những bước tiến dài trên con đường tạo lập vị thế bình đẳng cho phụ nữ Việt Nam với sự ra đời của Luật Bình Đẳng giới, thực hiện chính sách thai sản cho phụ nữ và đề xuất thay đổi độ tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ…

Những phong trào và hoạt động nổi bật của Hội LHPN Việt Nam từ 1976 đến nay:

- Năm 1978: Phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

- Năm 1989: Hội LHPN VN phát động hai cuộc vận động “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình” và “Nuôi dạy con tốt, góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học”.

- Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ VI [1987]: Hai cuộc vận động “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình” và “Nuôi dạy con tốt”, góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học vẫn tiếp tục được duy trì gắn với các nhiệm vụ của phụ nữ trong thời kỳ Đổi mới.

- Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ VII [1992]: tiếp tục thực hiện hai cuộc vận động “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”, “Nuôi dạy con tốt, góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học”.

- Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII [1997]:  phát triển 2 phong trào thi đua từ Đại hội V thành phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc” và “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước”; Phong trào Giỏi việc nước, đảm việc nhà tiếp tục được thực hiện trong nữ công nhân viên chức; Phong trào "Ngày tiết kiệm vì Phụ nữ nghèo".

- Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX [năm 2002]: tiếp tục phát động phong trào thi đua: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”

- Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ X [2007]:  tiếp tục phát động phong trào thi đua: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với thực hiện Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ xây dựng "Mái ấm tình thương" cho phụ nữ nghèo.

- Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI [2012] phát động phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”đồng thời triển khai sâu rộng 2 cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và “Rèn luyện các phẩm chất đạo đức Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII [2017]: Phong trào thi đua: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và hai cuộc vận động: “Rèn luyện phẩm chất đạo đức: tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”“Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Video liên quan

Chủ Đề