Nghỉ giỗ tổ hùng vương bắt đầu từ năm nào năm 2024

Ðiều 73 của Bộ luật Lao động hiện hành quy định người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương năm ngày lễ, Tết với tổng số tám ngày nghỉ, gồm: Tết dương lịch [1-1 dương lịch] nghỉ một ngày; Tết âm lịch nghỉ bốn ngày [một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm]; Ngày Chiến thắng [30-4 dương lịch] một ngày; Ngày Quốc tế lao động [1-5 dương lịch] một ngày và Ngày Quốc khánh [2-9 dương lịch] một ngày.

Luật Sửa đổi, bổ sung Ðiều 73 quy định người lao động được nghỉ thêm một ngày lễ, đó là Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương [10-3 âm lịch]. Và luật này đã được Chủ tịch nước công bố ngày 11-4-2007. Như vậy, người lao động sẽ được nghỉ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương [10-3 âm lịch] năm nay, tức ngày 26-4-2007.

Ðể thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung Ðiều 73 của Bộ luật Lao động cho phép người lao động được nghỉ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hưởng nguyên lương, QH đã xem xét, thảo luận và thấy rằng, ở nước ta, Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã in sâu trong tình cảm, truyền thống dân tộc, văn hóa và tâm linh của người dân Việt Nam.

Mọi triều đại nhà nước Việt Nam từ xưa đến nay đều tôn Hùng Vương là Quốc Tổ, lấy đền Hùng làm nơi thờ tự, định ngày 10-3 âm lịch hằng năm là ngày lễ trọng đại mang bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam dù ở trong nước hay ngoài nước, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, chính kiến chính trị... đều nhớ đến ngày 10-3 âm lịch như ngày Quốc giỗ.

Chính vì vậy, ngày 18-2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22 CNV/CC cho công chức nghỉ ngày 10-3 âm lịch hằng năm. Tuy nhiên, sau đó cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống Mỹ, cứu nước và phục hồi kinh tế sau chiến tranh chưa cho phép chúng ta thực hiện Sắc lệnh này.

Năm 1994, khi thảo luận Dự án Bộ luật Lao động, một số đại biểu QH, tổ chức, cá nhân đã đề cập về ngày nghỉ này nhưng do kinh tế còn hạn hẹp, tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy có tăng nhưng chưa vững chắc cho nên Bộ luật Lao động chưa quy định cho người lao động nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương vào ngày 10-3 âm lịch - Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Song hằng năm, Ðảng và Nhà nước ta vẫn có nhiều văn bản chỉ đạo hoạt động tổ chức Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương để bảo đảm tính trang trọng, thành kính, đúng với ý nghĩa và tầm quan trọng của một ngày lễ lớn của dân tộc.

Hiện nay, nhiều địa phương trong cả nước đã lập đền thờ các Vua Hùng [cả nước có 1.417 địa điểm, di tích, kiến trúc thờ Vua Hùng] và vào ngày 10-3 âm lịch hằng năm đều tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương tại địa phương. Với tấm lòng thành kính, hằng năm có hàng vạn người, kể cả kiều bào xa Tổ quốc đã đến tham quan, tham dự các lễ hội nhân Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", tạo nền tảng tinh thần và sức mạnh của toàn dân tộc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Theo quy định của Bộ luật Lao động, người lao động Việt Nam được nghỉ có hưởng lương tám ngày lễ, Tết [như nói ở phần trên]. Việc quy định ngày 10-3 âm lịch hằng năm - Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, người lao động được nghỉ sẽ nâng tổng số ngày nghỉ lễ, Tết trong năm của người lao động lên chín ngày.

Việc quy định nghỉ thêm một ngày có hưởng lương sẽ có ảnh hưởng đến chi phí tiền công, tiền lương trong sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp, song Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành tình cảm, tâm linh của người Việt Nam, có ý nghĩa chính trị đặc biệt, giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc, hướng về cội nguồn và cũng phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân, của người lao động.

Hơn nữa, khi nền kinh tế đang trên đà phát triển, năng suất lao động được nâng lên thì việc quy định thêm một ngày nghỉ cũng hợp lý, có lợi nhiều mặt đối với người lao động, như: tạo điều kiện để phục hồi sức khỏe, tái sản xuất sức lao động, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí và thu hút phát triển du lịch.

Mặt khác, so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì chín ngày nghỉ lễ, Tết trong năm cũng không phải quá nhiều [thí dụ: Indonesia và Thái-lan: 13 ngày, Philippines: 12 ngày, Trung Quốc: 10 ngày].

Trong năm 2006, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ LÐ-TB và XH tổ chức lấy ý kiến của các bộ, ngành liên quan như MTTQ Việt Nam, Ủy ban về các vấn đề xã hội của QH, Ban Tư tưởng- Văn hóa T.Ư, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của QH, Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Tổng LÐLÐ Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam..., kết quả, các ý kiến đều thống nhất trình QH cho người lao động nghỉ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương có hưởng lương.

Bộ LÐ-TB và XH đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức thăm dò ý kiến của các doanh nghiệp và nhà đầu tư, kết quả cho thấy, trong ba hiệp hội và 48 doanh nghiệp trả lời trực tiếp bằng văn bản thì hơn 98% [48 đơn vị] đồng ý với đề nghị của Chính phủ và trong 12.483 ý kiến tham gia trên báo điện tử thì có gần 97% số ý kiến đồng ý với đề nghị của Chính phủ.

Việc QH thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung Ðiều 73 của Bộ luật Lao động đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo người lao động, tạo điều kiện cho toàn dân hướng về cội nguồn của dân tộc, củng cố niềm tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy tinh thần đoàn kết, phát huy truyền thống dựng nước, giữ nước của cha ông, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Giỗ Tổ Hùng Vương bắt đầu từ khi nào?

Định kì mồng Mười tháng Ba [âm lịch] làm ngày giỗ Tổ Hùng Vương, vậy là chỉ bắt đầu từ năm 1917. Tuy nhiên, với tuổi gần trăm năm, với tinh thần kế thừa truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhất là ý thức về nguồn, chung cội được tăng cường mạnh mẽ trong điều kiện lịch sử hiện tại.

Giỗ Tổ Hùng Vương 2024 vào ngày nào?

Sau đó, người lao động tiếp tục được nghỉ 1 ngày vào giỗ Tổ Hùng Vương [10-3 âm lịch], tức thứ năm ngày 18-4-2024. Tới cuối tháng 4, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ ngày Chiến thắng 30-4 và Quốc tế lao động 1-5.

Mọi người thường làm gì vào ngày giỗ tổ Hùng Vương?

Cùng với nghi lễ thờ cúng, hàng loạt các hoạt động văn hóa dân gian như: Rước kiệu truyền thống, tổ chức hát xoan, đánh trống đồng, cồng chiêng, đâm đuống, thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy, kéo thổi lửa nấu cơm… được phục dựng nguyên bản làm cho Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được gìn giữ và lưu truyền, có ...

Nghi lễ quan trọng nhất trong lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là gì?

[ĐCSVN] - Lễ rước kiệu về Đền Hùng từ lâu đã trở thành một định lệ, là một hoạt động văn hóa dân gian truyền thống, tiêu biểu và không thể thiếu trong mỗi dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng.

Chủ Đề