Nghị quyết hướng dẫn về tái phạm nguy hiểm

Theo điều 53 BLHS quy định “Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Tái phạm nguy hiểm là “đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý” hoặc “đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý”  Tuy niên để xác định tiền án của người thực hiện hành vi phạm tội là yếu tố định tội danh, hay là là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Tái phạm, tái phạm nguy hiểm”, hay là tình tiết định khung hình phạt “tái phạm nguy hiểm” trong một số trường hợp vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau. Tôi xin nêu một ví dụ dưới đây: Ngày 22/11/2019 Nguyễn Văn A có hành vi trộm cắp 01 chiếc xe đạp điện trị giá 1,680,000 đồng của gia đình bà H. Qua xác minh ban đầu xác định A đang có 3 tiền án như sau: - Ngày 20/7/2011 bị xử phạt 6 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 điều 138 BLHS năm 1999 - Ngày 27/2/2014 bị xử phạt 15 tháng tù về tội “Đánh bạc” theo khoản 1 điều 248 BLHS năm 1999 - Ngày 09/9/2015 bị xử phạt 42 tháng tù về tội “Chống người thi hành công vụ” theo điểm đ khoản 2 điều 257 BLHS năm 1999 Để định tội danh đối với A, có 2 luồng quan điểm như sau: - Quan điểm thứ nhất cho rằng: Khi thực hiện hành vi trộm cắp chiếc xe đạp điện, tuy giá trị tài sản dưới 2.000.000 đồng nhưng do A đang có 03 tiền án chưa được xoá án tích trong đó có 1 tiền án về tội “Trộm cắp tài sản” nên hành vi lần này của A đã phạm vào tội “Trộm cắp tài sản” với tình tiết định khung là “tái phạm nguy hiểm” theo điểm g khoản 2 điều 173 BLHS năm 2015. Nghĩa là vì hành vi trộm cắp lần này của A dưới 2.000.000 đồng nên tiền án “trộm cắp tài sản” được sử dụng làm tình tiết định tội đối với A, còn hai tiền án về tội “Đánh bạc” và “Chống người thi hành công vụ” được dùng để định khung hình phạt tái phạm, tái phạm nghuy hiểm.   - Quan điểm thứ 2 cho rằng: Hành vi trộm cắp chiếc xe đạp trị giá 1.680.000 đồng của A chỉ cấu thành tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 điều 173 BLHS năm 2015 và không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “tái phạm, tái phạm nguy hiểm” vì: Theo điều 53 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm thì chỉ khi người thực hiện hành vi thoả mãn dấu hiệu cấu thành cơ bản của một tội phạm mới đặt ra việc xem xét người đó có tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm hay không. Nói một cách khác chỉ khi người  thực hiện một hành vi thoả mãn dấu hiệu cấu thành cơ bản của một tội phạm thì các tiền án của người đó mới được dùng để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm. Trong vụ án này A trộm cắp tài sản giá trị dưới 2.000.000 đồng là chưa thoả mãn dấu hiệu cấu thành cơ bản về giá trị tài sản quy định tại khoản 1 điều 173 BLHS. Hai tiền án về tội “Đánh bạc” và “Chống người thi hành công vụ” đã được dùng vào việc tính thời hạn để xác định A chưa được xoá án tích về tội “Trộm cắp tài sản” nên không được sử dụng để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. Theo cá nhân tôi, việc định tội danh đối với A theo quan điểm thứ nhất là chính xác và phù hợp hơn bởi vì:

Theo hướng dẫn tại điểm b, tiết 7.3, mục 7 của Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau: “Trường hợp các tiền án của bị cáo không được xem xét là dấu hiệu cấu thành tội phạm “đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” vì hành vi phạm tội của bị cáo đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì các tiền án của bị cáo phải tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm.



Ví dụ 2: K có hai tiền án về tội “Cố ý gây thương tích” và tội “Cướp tài sản”, đều chưa được xoá án tích mà lại trộm cắp tài sản có giá trị ba trăm năm mươi ngàn đồng. Trong trường hợp này tiền án về tội “cướp tài sản” được xem xét là dấu hiệu “đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” để xác định cấu thành tội phạm của lần trộm cắp tài sản. Còn tiền án về tội “Cố ý gây thương tích” phải tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm đối với K” Tuy Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP nêu trên hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự năm 2003, đến nay Bộ luật hình sự năm 2015 đã có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018 nhưng vẫn chưa có nghị quyết nào thay thế Nghị quyết số 01, mặt khác về cơ bản cấu thành tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 điều 173 BLHS năm 2015 không khác so với cầu thành tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 điều 138 BLHS năm 2003 nên trên thực thế vẫn phải vận dụng tinh thần của Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP để giải quyết các vụ án cụ thể. Như vậy theo tinh thần hướng dẫn của Nghị quyết số 01 nêu trên thì trong trường hợp này do A trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng nên tiền án về tội “Trộm cắp tài sản” năm 2011 được xem xét là dấu hiệu “đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” để cấu thành tội “trộm cắp tài sản” theo khoản 1 điều 173 BLHS năm 2015; còn tiền án về tội “đánh bạc” năm 2014 và tiền án về tội “Chống người thi hành công vụ” năm 2015 [bản án này A đã bị xác định là tái phạm chưa được xoá án tích nay lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý] được xác định là tình tiết định khung tái phạm nguy hiểm theo điểm g khoản 2 điều 173 BLHS năm 2015.

Như vậy, có thể thấy cùng một nội dung vụ án nhưng lại có rất nhiều quan điểm đánh giá khác nhau, việc xác định tiền án là tình tiết định tội hay định khung hình phạt trong trường hợp này có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng đến việc quyết định hình phạt đối với bị cáo. Thiết nghĩ Bộ luật hình sự năm 2015 đã hiệu lực thi hành gần 3 năm nay nhưng vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành, vì vậy các cơ quan tiến hành tố tụng cần sớm có hướng dẫn cụ thể để tránh những quan điểm trái chiều trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự; bảo đảm cho các vụ án được giải quyết một cách khách quan, toàn diện và đúng quy định của pháp luật.

 Từ khóa: vi phạm, áp dụng, quy định, hành vi, xem xét, xác định, trường hợp, nguy hiểm, yếu tố, tiền án, kết án, tái phạm, tình tiết

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI   Giấy phép số 02/GPTTĐT-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai cấp ngày 12/05/2014   Chịu trách nhiệm chính: Ông Trần Công Hùng – Phó Viện trưởng - Trưởng Ban biên tập   Địa chỉ: 03 Lý Thái Tổ - TP. Pleiku - Tỉnh Gia Lai  -  Điện thoại: 02693.824 426 - Fax: 02693.823 873

   E-mail:

Tóm tắt nội dung như sau: Ngày 04/8/2016 Đoàn Minh L thực hiện hành vi trộm cắp tài sản với số tiền chiếm đoạt là 4.100.000 đồng; Bản án số 257/2016/HSST ngày 28/9/2016 Tòa án nhân dân thành phố B, tỉnh Đ xử phạt L 12 tháng tù. Ngày 05/8/2017, chấp hành xong hình phạt tù về địa phương sinh sống. Ngày 20/3/2018 Đoàn Minh L thực hiện hành vi trộm cắp tài sản với số tiền chiếm đoạt là 2.348.000 đồng; Bản án số 180/2018/HSST ngày 19/7/2018  của Tòa án nhân dân thành phố B, tỉnh Đ xử phạt L 12 tháng tù, tại Bản án náy đã xác định L phạm tội thuộc trường hợp “Tái phạm”. Ngày 31/3/2019, L chấp hành xong hình phạt tù. Ngày 04/8/2019, Đoàn Minh L có hành vi trộm cắp tài sản với số tiền chiếm đoạt là 430.000 đồng và bị Viện kiểm sát nhận dân thành phố B truy tố về tội trộm cắp tài sản theo điểm b khoản 1 Điều 173 bộ luật hình sự với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Tái phạm” theo điểm h khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự.

Hiện có các quan điểm khác nhau trong việc xác định hành vi phạm tội của L ngày 04/8/2019 có bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm” hay không ? cụ thể:

Quan điểm thứ nhất: Hành vi phạm tội của L ngày 04/8/2019 bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Tái phạm” theo điểm h khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự bởi vì: Ngày 04/8/2016 Đoàn Minh L thực hiện hành vi trộm cắp tài sản với số tiền chiếm đoạt 4.100.000 đồng; Bản án số 257/2016/HSST ngày 28/9/2016 Tòa án nhân dân thành phố B, tỉnh Đ xử phạt L 12 tháng tù. Ngày 05/8/2017 chấp hành xong hình phạt tù. Đến ngày 20/3/2018 Đoàn Minh L thực hiện hành vi trộm cắp tài sản với số tiền là 2.348.000 đồng và Bản án số 180/2018/HSST ngày 19/7/2018  của Tòa án nhân dân thành phố B, tỉnh Đ xử phạt L 12 tháng tù. Tại Bản án này đã xác định L phạm tội thuộc trường hợp “Tái phạm”. Ngày 31/3/2019, L chấp hành hình phạt tù. Đến ngày 04/8/2019, Đoàn Minh L có hành vi trộm cắp tài sản số tiền chiếm đoạt là 430.000 đồng và bị Viện kiểm sát nhận dân thành phố B truy tố về tội trộm cắp tài sản theo điểm b khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Tái phạm” theo điểm h khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015.

Căn cứ Điều 70 Bộ luật hình sự về đương nhiên xóa án tích trường hợp của L 02 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, án phí.. và các quyết định khác của Bản án. Tuy nhiên, Bản án số 180/2018/HSST ngày 28/9/2018 đã xác định L phạm tội thuộc trường hợp “Tái phạm”, lần này do L phạm tội nhưng số tiền chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng, đã áp dụng tính tiết: “Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” làm căn cứ định tội đối với L, nhưng cả bản án số 257/2016/HSST ngày 28/9/2016 và Bản án số 180/2018/HSST ngày 19/7/2018 đều chưa hết thời hiệu xóa án tích, chỉ cần áp dụng một trong 02 bản án đã là căn cứ định tội đối với L nên lần phạm tội này L phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là“Tái phạm”. 

Quan điểm thứ hai: Hành vi phạm tội của L ngày 04/8/2019 bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự“Tái phạm nguy hiểm” theo điểm h khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự. Cũng thống nhất về cánh lập luận định tội đối với L như quan điểm một, nhưng quan điểm thứ hai lại cho rằng Bản án số 180/2018/HSST ngày 19/7/2018 Tòa án nhân dân thành phố B, tỉnh Đ. Tại bản án này đã xác định L phạm tội thuộc trường hợp “Tái phạm”; Bản án này đã có hiệu lực pháp luật,n ên theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 53 Bộ luật hình sự thì “Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý” thì L phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Tái phạm nguy hiểm” theo điểm h khoản 2 Điều 52 của Bộ luật hình sự.

Quan điểm thứ ba là quan điểm của nhóm tác giả: Hành vi phạm tội của L ngày 04/8/2019 không bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm” theo điểm h khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015.

Về vấn đề này, tác giả xin đưa ra những quan điểm của pháp luật để khẳng định Đoàn Minh L phạm tội không phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là “Tái phạm” hay “Tái phạm nguy hiểm” theo điểm h khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự, như sau:

Trước hết chúng ta tìm hiểu quy định của pháp luật như thế nào về vấn đề này tại Điều 53 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về “Tái phạm, tái phạm nguy hiểm”:

1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

a] Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

b] Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

Như vậy, tái phạm và tái phạm nguy hiểm có một số khác biệt cơ bản sau đây:

Thứ nhất, đối với tái phạm: Để xem xét một người phạm tội có coi là tái phạm hay không phải dựa trên những căn cứ sau:

- Trước khi thực hiện hành vi phạm tội người đó đã bị kết án về bất kể tội nào không phụ thuộc vào loại tội hay dấu hiệu lỗi.

- Người phạm tội đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích.

- Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý. Điều này có nghĩa là, nếu phạm tội mới [loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng] với lỗi vô ý thì không coi là tái phạm.

Thứ hai, đối với tái phạm nguy hiểm: Tái phạm nguy hiểm được coi là dạng đặc biệt của hành vi tái phạm, nếu thuộc một trong các trường hợp sau sẽ được xác định là tái phạm nguy hiểm:

- Người nào đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trước đó do lỗi cố ý nhưng chưa được xóa án tích nay lại phạm tội mới cũng là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với lỗi cố ý thì được coi là tái phạm nguy hiểm.

- Người nào đã bị kết án 2 lần về bất kỳ tội danh nào, trong lần kết án thứ 2 người này đã bị áp dụng tình tiết tái phạm mà hành vi phạm tội này chưa được xóa án tích nay lại phạm tội mới do lỗi cố ý sẽ được xác định là tái phạm nguy hiểm.

Ngày 04/8/2016 Đoàn Minh L thực hiện hành vi trộm cắp tài sản với số tiền chiếm đoạt 4.100.000 đồng; Bản án số 257/2016/HSST ngày 28/9/2016 của Tòa án nhân dân thành phố B, tỉnh Đ xử phạt L 12 tháng tù. Ngày 05/8/2017 chấp hành xong hình phạt tù. Ngày 20/3/2018 Đoàn Minh L thực hiện hành vi trộm cắp tài sản với số tiền là 2.348.000 đồng; Bản án số 180/2018/HSST ngày 19/7/2018 của Tòa án nhân dân thành phố B, tỉnh Đ xử phạt L 12 tháng tù. Tại bản án này đã xác định L phạm tội thuộc trường hợp “Tái phạm”. Ngày 31/3/2019, L chấp hành xong hình phạt tù. Ngày 04/8/2019, Đoàn Minh L có hành vi trộm cắp tài sản số tiền chiếm đoạt là 430.000 đồng. Căn cứ Điều 70 của Bộ luật hình sự thì trường hợp của L để được đương nhiên xóa án tích thì phải đủ điều kiện về thời gian 02 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính, án phí..  và các quyết khác của bản án. Nhưng hành vi phạm tội lần này của L dưới 2.000.000 đồng, việc truy tố và xét xử đối với L đã áp dụng tính tiết “Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” làm căn cứ định tội đối với L theo điểm b khoản 1 điều 173 của Bộ luật hình nên không thể áp dụng tình tiết “Tái phạm” hay “Tái phạm nguy hiểm” đối với L một lần nữa.

Trường hợp này các tiền án của L đã được xem xét là dấu hiệu cấu thành tội phạm với tình tiết “Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” thì các tiền án đó không được tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm đối với L, tính tiết trên cũng chỉ nói là đã bị kết án chứ không xác định là bao nhiêu lần ? Theo hướng dẫn tại tiết 7.3 Nghị quyết số: 01/2006/NQ-HĐTP của Tòa án Nhân Dân Tối Cao. Vì vậy, trong vụ án này không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm” theo điểm h khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, đối với Đoàn Minh L.

Trong thực tiễn xét xử còn nhiều quan điểm khác nhau trong việc áp dụng tình tiết “Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm” mà Bộ luật hình sự năm 2015 vẫn chưa quy định hết, thiết nghĩ cần có hướng dẫn thống nhất để việc áp dụng pháp luật được thống nhất.  

Trên đây là quan điểm của tác giả, rất mong nhận được sự trao đổi ý kiến từ các đồng nghiệp và bạn đọc.

                                      Nguyễn Duy Dương và Lê Đình Thanh      

                                        TAND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Video liên quan

Chủ Đề