Nghiên cứu khoa học kỹ năng tư duy sáng tạo của trẻ mẫu giáo

22 Tháng mười 2021

Xuất bản bởi

Phát triển năng lực tư duy sáng tạo có tác dụng cải thiện nhận thức não bộ, giúp sức khỏe tinh thần và trí não mạnh mẽ hơn. Trong bài viết dưới đây Trường Quốc Tế Saigon Pearl [ISSP] sẽ giới thiệu đến quý phụ huynh 7 cách giúp trẻ phát triển năng lực tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng hiệu quả. 

Xem thêm:

Thế nào là phát triển toàn diện của trẻ em?

TOP 8 cách học online hiệu quả cho trẻ như khi học tại trường

8 lợi ích của việc học online  cho trẻ mầm non và tiểu học

Đặt lịch tham quan Trường Quốc Tế Sài Gòn Pearl [ISSP] ngay hôm nay để trải nghiệm phương pháp phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh tại trường

Cả gia đình và trường học đều có vai trò quan trọng trong quá trình rèn luyện, phát triển năng lực tư duy sáng tạo của trẻ. Do đó phụ huynh nên chọn trường có chương trình học ưu tiên phát triển năng lực tư duy như chương trình IB PYP [tiểu học] hoặc phương pháp giáo dục Reggio Emilia [mầm non].

Đồng thời, phụ huynh cũng nên rèn luyện tư duy sáng tạo cho trẻ thông qua các trò chơi, câu hỏi gợi mở để con hình thành ý tưởng của riêng mình. Việc đọc sách, trò chuyện, cùng con tương tác vui chơi,... cũng là những hoạt động có ý nghĩa giúp con phát huy tính sáng tạo.

Rèn luyện tư duy giáo dục sáng tạo

2. Trò chơi nếu thì

Nhà nghiên cứu Melissa Burkley đã đưa ra nhận định trên tờ báo Psychology Today: Câu hỏi “điều gì xảy ra nếu?” có tác dụng phát triển trí sáng tạo của trẻ hiệu quả. Qua đó trẻ sẽ suy nghĩ và đưa ra những câu trả lời độc đáo của chúng. Vì vậy, phụ huynh có thể vận dụng cách này và cùng con chơi trò “nếu thì” với những câu hỏi về thế giới và môi trường xung quanh. Sau đây là một số ví dụ mà bố mẹ có thể áp dụng: 

  • Điều gì sẽ xảy ra nếu động vật có thể nói chuyện?
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu một ngày giáo viên của con bị thay thế bởi một con voi?
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu mèo sủa gâu gâu và chó kêu meo meo?
  • Nếu con có thể lái xe thì điều gì sẽ xảy ra?
  • Nếu trời nắng cả đêm và tối vào ban ngày thì sẽ thế nào?

3. Học tư duy sáng tạo từ những sai lầm của bé

Những sai lầm có thể khiến trẻ cảm thấy chán nản nhưng cũng sẽ là cơ hội để con học hỏi và thử các giải pháp mới nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo. Điều bố mẹ cần làm là khuyến khích để con có động lực cố gắng và nhìn nhận sự việc theo một khía cạnh khác. Ví dụ: Nếu con mãi không học thuộc được một từ mới thì bố mẹ có thể gợi ý trẻ thử đánh vần theo giai điệu của bài hát yêu thích xem có dễ nhớ hơn không. 

4. Tăng cường hoạt động liên quan đến màu sắc

Các hoạt động liên quan đến màu sắc như vẽ, cắt giấy thủ công, pha màu nước, trò chơi thời trang,... có tác dụng giúp trẻ phát triển năng lực tư duy sáng tạo hiệu quả. Do đó, bố mẹ hãy mua sắm những vật dụng này để con có thể vui chơi, tạo ra bất cứ thứ gì chúng muốn. Điều này sẽ giúp con thể hiện được những gì mà chúng hình dung về thế giới bằng sự sáng tạo cao nhất của riêng mình.

Xem thêm: TOP 10 trường mầm non quốc tế và trường mẫu giáo quốc tế tại TP. HCM uy tín và chất lượng 2022 - 2023

Tăng cường hoạt động liên quan đến màu sắc giúp trẻ phát triển năng lực tư duy sáng tạo

5. Chơi nhập vai phát triển tư duy sáng tạo "đạo diễn"

Trò chơi nhập vai, chơi đồ hàng khi trẻ hóa thành mẹ hoặc chị của thú nhồi bông, búp bê sẽ giúp trẻ tự do sáng tạo ra những cuộc trò chuyện, tình huống thú vị. Điều này giúp trí tưởng tượng của trẻ thêm bay bổng và dần hình thành các kỹ năng xã hội. Do đó, bố mẹ đừng bỏ qua phương pháp phát triển năng lực tư duy sáng tạo này bằng cách mua cho con một vài thú nhồi bông, búp bê và để con làm bất cứ điều gì con muốn.  

6. Ngày mới, bài học mới

Bố mẹ hãy dành thời gian rảnh rỗi để dạy cho con những kiến thức nhỏ thuộc nhiều chủ đề trong cuộc sống. Mỗi ngày là một chủ đề sẽ giúp con vừa được bổ sung thêm kiến thức vừa giúp hỗ trợ tư duy sáng tạo và khám phá những ý tưởng, những điều mới mẻ.  

7. Học hỏi từ môi trường xung quanh 

Các nhà nghiên cứu Đan Mạch phát hiện rằng, môi trường thiên nhiên không chỉ tốt cho sức khỏe tinh thần mà còn giúp cải thiện, phát triển năng lực tư duy sáng tạo. Vì vậy, bố mẹ hãy tạo điều kiện cho con vui chơi ngoài trời để tăng cường sự tò mò, khuyến khích tư duy linh hoạt. Trong mùa giãn cách, bố mẹ có thể cùng con trồng cây, dọn dẹp, trang trí phòng,... để con có cơ hội được vận động và học hỏi nhiều điều mới. 

Các hoạt động phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho bé tại Trường Quốc Tế Saigon Pearl - ISSP

Trực thuộc tập đoàn giáo dục quốc tế lâu đời Cognita với hơn 85 trường thành viên trên toàn thế giới, Trường Quốc Tế Saigon Pearl [ISSP] là trường quốc tế tại TP.HCM, Việt Nam dành cho trẻ từ 18 tháng đến 11 tuổi. ISSP là trường mầm non và tiểu học quốc tế duy nhất tại TP.HCM được chứng nhận bởi 2 tổ chức uy tín quốc tế là CIS [Council of International School] và NEASC [New England Association of Schools and Colleges]. Trường hiện cũng đang là ứng cử viên giảng dạy chương trình Tú Tài Quốc Tế Bậc Tiểu Học [IB PYP]

ISSP là nơi bố mẹ có thể yên tâm về một môi trường giúp trẻ phát huy năng lực tư duy sáng tạo. Điều này thể hiện qua những trải nghiệm, hoạt động của trường như: 

  • Phát triển niềm yêu thích học tập qua phương pháp tiếp cận chơi mà học.
  • Trẻ được giáo viên lắng nghe, tôn trọng và có những trải nghiệm thực tế trong môi trường học tập ý nghĩa.
  • Lớp học được trang bị bảng tương tác, thư viện chứa hơn 15.000 đầu sách tiếng Anh và phòng thí nghiệm công nghệ thông tin - truyền thông hiện đại.
  • Trẻ được phát triển kỹ năng vận động trong phòng tập thể dục, sân thể thao ngoài trời, hồ bơi trong khuôn viên trường. 
  • Tham gia trải nghiệm sáng tạo qua các lớp học âm nhạc, nghệ thuật thị giác chuyên biệt của trường. 
  • Nhiều hoạt động hấp dẫn khác diễn ra sau giờ học như nấu ăn, karate, hợp xướng, bóng rổ, khiêu vũ...

Quý phụ huynh có thể đặt lịch tham quan trường hoặc liên hệ với Phòng Tuyển Sinh của trường ISSP bằng cách truy cập vào 2 đường dẫn dưới đây:

  • Số điện thoại: +84 [028] 2222 7788.
  • Email: .

Bài viết trên đây đã chia sẻ 7 phương pháp phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho trẻ hiệu quả. Những phương pháp này không hề khó nhưng bố mẹ cần nhiều kiên trì và tâm sức để rèn luyện, nuôi dưỡng trí thông minh và năng lực tư duy sáng tạo ở trẻ. Mong rằng đây là những thông tin hữu ích mà quý phụ huynh đang tìm kiếm.

Tour tham quan trường
Nhấp vào đây để đặt lịch hẹn

< Quay lại blog

Nhà bác học nổi tiếng nhất thời đại của thế kỷ 20 Albert Einstein đã từng nói: “Logic giúp bạn đi từ A đến B, còn trí tưởng tượng sẽ đưa bạn đến bất cứ đâu”. Như vậy, chính trí tưởng tượng sẽ là động lực của sự sáng tạo, cũng có thể hiểu trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả tri thức, vì trí tưởng tượng là không thể bị giới hạn. Trẻ em tuổi mẫu giáo rất giầu trí tưởng tượng, đó sẽ là nền tảng của sáng tạo… Do đó, một không gian sáng tạo sẽ là một không gian kích thích trí tưởng tượng của trẻ em.

Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển của thời ký quá độ – là thời kỳ tồn tại của cả những yếu tố cái cũ nhất và mới nhất, do đó việc tạo ra sự bứt phá trong phát triển đất nước phải là nhiệm vụ nắm bắt cơ hội của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Để giải quyết được nhiệm vụ đó, sự nghiệp đào tạo những công dân Việt nam thông minh, sáng tạo trong công việc phải là việc trọng yếu nhất của đất nước vào những thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, nhờ đó có thể nắm bắt và bứt phá sự nghiệp phát triển nền kinh tế – văn hóa trong giai đoạn mới.

Đào tạo những con người mới, sáng tạo trong cuộc cách mạng 4.0 phải bắt đầu từ thế hệ của lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo. Nhiều nước phát triển trên thế giới đã có những đổi mới tích cực trong giảng dạy lứa tuổi mẫu giáo, dựa trên những thành tựu nghiên cứu mới nhất về tâm sinh lý trẻ mẫu giáo [từ 3 – 5 tuổi]. Triết lý giáo dục từ trước coi truyền đạt là chính tới hiện nay đã thay đổi theo hướng tự nhận thức là chính… đã đặt vai trò của người thầy từ chỗ truyền đạt kiến thức cho học sinh là chính, nay trở thành là người gợi ý, hướng dẫn cho học sinh tự nhận thức là chính. Vì vậy, trong lớp học mẫu giáo, học sinh sẽ trở thành trung tâm của các phương pháp giáo dục, sao cho các bé tự nhận thức được thế giới bằng năng lực tự nhiên và nhận thức thế giới xung quanh theo nhận thức của chính mình, không lệ thuộc vào kiến thức khô cứng từ sự truyền đạt của giáo viên. Từ đó sẽ hình thành tư duy phản biện của trẻ em, tác động mạnh mẽ tới năng lực sáng tạo… từ đó trẻ tự tin và có các phương pháp tiếp cận những vấn đề mới, thực tiễn nẩy sinh trong tương lai

Chính vì những lý do trên, việc hình thành một không gian giáo dục kích thích sự sáng tạo của trẻ lứa tuổi mẫu giáo trong các trường là vô cùng cần thiết để các hoạt động giảng dạy, với những công nghệ giảng dạy mới, hỗ trợ cho các phương pháp giáo dục sáng tạo được phát huy hiệu quả trong các lớp học mẫu giáo

Thực trạng không gian lớp học các trường mẫu giáo của các nước tiên tiến trên thế giới theo hướng phát triển tư duy sáng tạo [PTTDST]

Trên thế giới, các nhà khoa học đã không ngừng sáng tạo, do đó những công trình nhà trẻ, mẫu giáo dần dần thỏa mãn được cơ bản các yêu cầu về chức năng giáo dục toàn diện cho lứa tuổi đặc thù này!

– Về mặt lý thuyết: Trên thế giới, các công trình khoa học về tổ chức không gian kiến trúc của thể loại công trình trường mẫu giáo thực ra không nhiều. Phần lớn những công trình khoa học này được lồng ghép trong các giáo trình. Nhiều tác giả thường coi trường mẫu giáo như là một mục của công trình “giáo dục”, còn sách chuyên khảo lại càng ít!

Nói riêng về sách chuyên khảo, có thể kể ra hai quyển sách quan trọng của tác giả Mark Dudek. Trong 2 tác phẩm nổi tiếng này, tác giả Mark Dudek đã khẳng định có 2 tiêu chí quyết định đến sự thành bại trong tổ chức không gian kiến trúc của thể loại công trình trường mẫu giáo, đó là:

  • Mối quan hệ giữa ngôi trường và môi trường xung quanh;
  • Tạo ra không gian gây cảm hứng tốt nhất cho việc chăm sóc, nuôi dạy, giáo dục và vui chơi của trẻ em.

DEU, Hamburg, 06/2014, Kindertagesstätte Beiersdorf, Architekt: kadawittfeld architektur, Bildtechnik: Digital-KB

– Về mặt thiết kế và xây dựng thực tế: Theo các chuyên gia tâm lý trẻ thơ trước tuổi học đường, muốn luyện trẻ em ham học hỏi thì cần phải tạo ra những động lực hoặc giải pháp nào đó để trẻ em có hứng thú với việc tìm hiểu, khám phá, học hỏi…Có ba hướng để đạt được động lực hoặc giải pháp như đã nói trên. Cụ thể:

  • Theo hướng thứ nhất: Thiết kế và xây dựng thực tế dựa trên tinh thần của trẻ em [để trẻ em được là “trẻ em”]; thiết kế và xây dựng thực tế dựa trên nhận thức của trẻ em; tạo mối quan hệ gắn bó giữa ngôi trường và môi trường xung quanh [tức là tạo ra không gian trong và ngoài công trình gắn kết chặt chẽ với nhau nhằm gây cảm hứng tốt cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và vui chơi của trẻ em trong toàn bộ công trình]. Trường mẫu giáo Fuji nằm ở thành phố Tachikawa, Nhật Bản [1] là một ví dụ điển hình.
  • Theo hướng thứ hai: Phải kể đến những công trình có hình khối, hình thức kiến trúc nội và ngoại thất đơn giản, khúc triết dễ nhận biết và thân thuộc với trẻ. Chính sự thân thuộc, dễ nhận biết thực sự hấp dẫn trẻ để mỗi buổi sáng đến trường đối với chúng đều là sự thích thú và hưng phấn.

DEU, Hamburg, 06/2014, Kindertagesstätte Beiersdorf, Architekt: kadawittfeld architektur, Bildtechnik: Digital-KB

Một trong những công trình như vậy là trường mẫu giáo “Barbapapà” – Kindergarten Barbapapà” [Italia] [3] – Ngôi trường này đã rất thành công theo 2 tiêu chí của Mark Dudek… Phải coi công trình trường mẫu giáo có chức năng và ý nghĩa xã hội quan trọng nhất trong điểm dân cư; cơ sở trường mẫu giáo phải được bố trí tại khu đất thuận lợi nhất cho việc đưa – đón trẻ và phải được bố trí tại khu đất có môi trường hoàn toàn trong lành.

Ngôi trường và mối quan hệ gắn bó với môi trường xung quanh

  • Công trình trường mẫu giáo hoàn toàn phải như là một sân chơi tự do để trẻ khám phá và sử dụng theo cách riêng của mình;
  • Tính thẩm mỹ của công trình trường mẫu giáo phải được đặt lên hàng đầu [hình thức kiến trúc trong và ngoài công trình; cách sử dụng mầu sắc, ánh sáng, cây xanh, mặt nước…];
  • Tính biểu tượng của công trình phải thật rõ ràng theo cách tiếp cận mới: Lấy định hướng giáo dục và sở thích của trẻ em làm nền tảng để tổ chức không gian kiến trúc trường mẫu giáo;
  • Hình khối, hình thức kiến trúc, phương thức trang trí, sử dụng vật liệu,… phải thật đơn giản, tinh tế theo dạng “thân thuộc và gần gũi” với tâm thế và trí lực của trẻ;
  • Công trình trường mẫu giáo hoàn toàn phải tránh xa các trục đường giao thông cơ giới và những nguồn phát sinh ô nhiễm ở bất cứ dạng nào;
  • Không gian – nơi đặt công trình trường mẫu giáo phải thật khoáng đạt, rộng rãi, không được bao kín bởi các công trình nhiều tầng, đặc biệt là các thể loại công trình vui chơi, giải trí…
  • Nếu cơ sở trường mẫu giáo sẽ được xây dựng trong khu dân cư mới, thì vị trí của nó cần phải [có thể] nằm ở trung tâm của khu để kết hợp các công trình công cộng khác nhằm tạo ra một quần thể kiến trúc vừa hoàn chỉnh về mặt chức năng, vừa mang tính biểu tượng cao.
  • Trong trường hợp công trình sẽ được xây dựng trong khu dân cư cũ thì việc lựa chọn vị trí phải nhất thiết dựa vào các yếu tố hiện trạng cũng như các khả năng bổ sung các điều kiện cơ bản nhất cho hoạt động bình thường của công trình. Cụ thể, là các điều kiện cơ bản sau: Bán kính phục vụ hợp lý, đường giao thông tiếp cận rộng rãi và thuận lợi, khả năng kết nối dễ dàng được với những đầu mối kỹ thuật cơ bản như cấp điện, cấp – thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc,… đang hiện hữu.

Thực trạng không gian các lớp học mẫu giáo tại Việt Nam

Tại 3 đô thị lớn của Việt Nam hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường mẫu giáo, mầm non cùng song song thực hiện hai chương trình đào tạo: Chương trình theo chuẩn Quốc Gia và chương trình chất lượng cao Quốc tế [chương trình Montessori]. Vì vậy, chất lượng và cách tổ chức không gian nội thất các lớp học của lứa tuổi mầm non cũng theo 2 phương pháp với các triết lý giáo dục khác nhau.

Nhà trẻ Việt – Bun Địa [27 phố Hương Viên, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội]. [5] là một trong những trường điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có cơ sở vật chất và phương pháp giảng dạy tiên tiến, đổi mới theo xu hướng quốc tế. Tuy nhiên, không gian và trang thiết bị nội thất phòng học vẫn còn đơn điệu, thiếu tính linh hoạt, việc lựa chọn cách học, môn học… không được thực hiện theo sở thích, năng khiếu của trẻ. Trẻ ít có lựa chọn trong các hoạt động sáng tạo không được phát huy trong một chương trình cứng của cô giáo. Ngoài ra, cơ sở vật chất bao gồm các trang thiết bị nội thất cũng rất thông dụng, chủ yếu là đơn chức năng, không có khả năng chuyển hóa theo sở thích của trẻ… Vì vậy, đây cũng là hạn chế của trường có cơ sở vật chất ban đầu được xây dựng tốt.

  • Các trường loại chất lượng trung bình thường có các lớp với nhóm trẻ đông hơn chuẩn [>35 trẻ] có phương pháp giáo dục theo kiểu “truyền đạt”, vì vậy việc tổ chức không gian nội thất cũng tương thích theo.
  • Các trường mẫu giáo, đạt chuẩn chất lượng cao của Quốc gia có xu hướng tích hợp giáo dục “truyền đạt” với chương trình giáo dục tự “trải nghiệm”, do đó tại các trường này chất lượng không gian nội thất được thay đổi, tiệm cận tới tổ chức nội thất theo phương pháp giáo dục của Montessori.
  • Một số trường mẫu giáo Quốc tế được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đã thực hiện chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo theo hướng sáng tạo của Montessori, do đó kiến trúc không gian nội thất các lớp học được tổ chức đúng theo yêu cầu của phương pháp này; [4]

Không gian xanh bao phủ bởi các hệ thống cây xanh, thảm cỏ tạo bóng râm, làm giảm cường độ ánh nắng mùa hè gay gắt, tạo cho trẻ cơ hội được tham gia lớp học Montessori ngoài trời, tự do vận động, giúp trẻ có những trải nghiệm về nông nghiệp trồng cây, làm vườn, khám phá và gần gũi với thiên nhiên.

Những vấn đề cần giải quyết đối với tổ chức không gian kiến trúc nội thất các phòng học mẫu giáo theo hướng phát triển tư duy sáng tạo tại các thành phố lớn ở Việt Nam

  •  Trong thế kỷ 21, tài nguyên con người là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển, do đó chiến lược phát triển con người là động lực phát triển cho mỗi quốc gia. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Vì vậy, việc phát triển giáo dục đào tạo nói chung và phát triển các trẻ mầm non theo hướng sáng tạo là một việc làm quan trọng và cấp thiết hiện nay, đúng như câu khẩu hiệu “Trẻ em là tương lai của đất nước và của thế giới ngày mai”.
  • Việt Nam là nước đang phát triển, cơ sở vật chất và nguồn lực đầu tư cho các trường mẫu giáo công lập còn nhiều hạn chế, chưa thể đáp ứng được với phương pháp giáo dục tiên tiến của Montessori.
  • Để giải quyết được vấn đề nêu trên, không gian kiến trúc nội thất phải có khả năng biến đổi linh hoạt từ không gian học tập thành không gian sinh hoạt chung cho nhóm trẻ các lớp mẫu giáo sao cho với một diện tích còn hạn chế và khiêm tốn như cơ sở vật chất của các trường hiện nay vẫn có thể áp dụng được phương pháp giáo dục phát triển tư duy cho trẻ em Montessori;
  • Để giải quyết được tính linh hoạt của không gian nội thất, phải giải quyết tính đồng bộ và khả năng linh hoạt trong sử dụng các chức năng của trang thiết bị nội thất và đồ dùng học tập. Việc tích hợp các chức năng trong một thiết bị sẽ cho phép giảm bớt diện tích chứa đồ đạc và tăng cường diện tích sử dụng cho phương pháp giảng dạy mới;
  • Bên cạnh việc định hướng tổ chức kích thước không gian nội thất phù hợp với phương pháp giảng dạy mới và thiết kế trang thiết bị đa chức năng, phải nghiên cứu tìm ra hệ thống module phù hợp với nhân trắc của trẻ để tạo điều kiện sản xuất theo phương pháp công nghiệp các trang thiết bị nội thất đáp ứng yêu cầu giảng dạy của phương pháp Montessori;
  • Hệ thống Module phù hợp từ trang thiết bị tới kích thước không gian cho nội thất phòng học của trẻ sẽ tạo điều kiện sản xuất hàng loạt dẫn đến giảm giá thành các sản phẩm, tăng cường tính đồng bộ và thống nhất cho không gian nội thất dành cho trẻ mẫu giáo, điều đó phù hợp với thực trạng các trường mẫu giáo tiếp cận với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.

NCS. Nguyễn Việt Khoa Trưởng ngành Kiến trúc Nội thất – Trường Đại học Xây dựng

[Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 02-2020]

Video liên quan

Chủ Đề