Nghiên cứu khoa học về quyền trẻ em

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Đặng Bích Thủy

Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới

Thời gian thực hiện: từ tháng 1 - 2015 đến tháng 12 - 2016

Thời gian nghiệm thu cấp Bộ: 30 - 3 - 2017

Nội dung nghiên cứu:

+ Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về quyền trẻ em, bao gồm hệ thống khái niệm về quyền trẻ em và những vấn đề thực hiện quyền trẻ em trong gia đình gắn với đặc trưng nhân khẩu xã hội của nhóm trẻ em 10 - 17 tuổi.

+ Phân tích thực trạng việc thực hiện quyền trẻ em trong gia đình Việt Nam và các yếu tố tác động.

+ Đề xuất khuyến nghị nhằm thúc đẩy thực hiện quyền của trẻ em trong gia đình đối với nhóm tuổi 10 - 17 trong bối cảnh kinh tế - xã hội và văn hóa của Việt Nam, bao gồm các khuyến nghị cụ thể đối với gia đình và các bên liên quan chịu trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em [nhà nước, nhà trường, các tổ chức xã hội].

Đề tài xếp loại: Khá.

Bùi Hồng

PHẦN MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, là câu nói bao hàm đầy đủ ýnghĩa về trẻ em. Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước,là người kế tục sự nghiệp của dân tộc vì vậy chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻem để tạo điều kiện cho trẻ em phát triển toàn diện về cả thể lực lẫn trí lực làvấn đề mang tính chất toàn cầu, thu hút được sự quan tâm của cộng đồngquốc tế hiện nay.Tuy nhiên hiện nay, ở nhiều nơi trên thế giới, vẫn còn tình trạng trẻ emphải tự lao động kiếm sống, bị lừa gạt, bạo lực, bóc lột sức lao động, sa vàocác tệ nạn xã hội và đang có chiều hướng gia tăng. Điều này làm cho quyềnvà lợi ích của trẻ em bị xâm phạm nghiêm trọng, trở thành vấn đề nhức nhốicủa gia đình, nhà trường, xã hội, Nhà nước và toàn cộng đồng. Bởi vậy, hơnlúc nào hết, vấn đề quyền trẻ em được đặt ra như một nhu cầu bức bách cầnđược giải quyết, nhằm giành lại cho các em quyền được sống, quyền đượchọc hành, vui chơi, được chăm sóc và bảo vệ…Những khẩu hiệu “Trẻ emhôm nay, thế giới ngày mai”, “Hãy dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho trẻem mà mình có”…đã và đang là khẩu hiệu hành động của các quốc gia.Ở Việt Nam, ngay từ khi phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ emnăm 1990 [CƯQTVQTE], UNICEF đã phối hợp chặt chẽ với chính phủ ViệtNam xây dựng Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em và nỗ lực triểnkhai thực hiện. UNICEF đã kiên trì thực hiện các hoạt động truyền thôngnhằm nâng cao nhận thức của những người có vai trò và ảnh hưởng đối vớitrẻ em. Bởi vậy, trẻ em Việt Nam đã, đang và sẽ được hưởng những cơ hội tốtđẹp so với trước đây. Mức sống của nhiều gia đình được cải thiện, các bậc chamẹ có sự lựa chọn dễ dàng hơn trong việc tổ chức cuộc sống và điều này cóảnh hưởng tích cực tới lợi ích của trẻ em. Thời gian qua, cùng với cả nướctỉnh Quảng Nam cũng đã có những tiến bộ trong việc chăm lo cho thế hệ mầm1non. Song, thực tiễn tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Quảng Nam nói riêngcho thấy quyền trẻ em vẫn đang còn thiếu những chế định pháp luật đầy đủlàm cơ sở pháp lý cho việc giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Tình hìnhsức khỏe của trẻ em chưa được quan tâm một cách thích đáng. Số trẻ em bỏhọc nửa chừng nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều. Đạođức, lối sống của một bộ phận không nhỏ các em có chiều hướng báo động.Đặc biệt, trẻ em bị hành hạ, ngược đãi, bị bóc lột sức lao động, trẻ em viphạm pháp luật ngày càng gia tăng trở thành nỗi lo lắng lớn của gia đình vàxã hội.Xuất phát từ lý luận và thực tiễn của hoạt động bảo vệ quyền trẻ emnói trên, đề tài: “Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam - Thựctiễn thực hiện tại tỉnh Quảng Nam” nhằm tìm hiểu những quy định về quyềntrẻ em và bảo vệ quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam, cũng như việc ápdụng pháp luật trên thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quảhoạt động bảo vệ quyền trẻ em.2. Tình hình nghiên cứu đề tàiỞ Việt Nam, vấn đề bảo vệ quyền trẻ em từ lâu đã được các nhà luậthọc, nhà giáo dục, tâm lý học và xã hội học nghiên cứu.Ngay từ đầu Cách mạng tháng Tám - 1945, Bác Hồ và Đảng ta đã rấtquan tâm đến vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đã có nhiều vănbản, bài viết, bài phát biểu về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Ủy Banbảo vệ, chăm sóc trẻ em Việt Nam “Một số văn kiện của Đảng và nhà nướcvề bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em”. TS Vũ Văn Cương [tuyển chọn], “HồChí Minh về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em” Nxb Chính trị quốc gia, HàNội.1997. Nguyễn Văn Minh [sưu tầm, tuyển chọn], “Việt Nam và các văn kiệnquốc tế về quyền trẻ em” Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.1997. Các bài viếttrên đã tạo điều kiện tốt về mặt pháp lý để đáp ứng đầy đủ các quyền của trẻ2em, và ngăn chặn sự xâm hại đối với trẻ em, tạo môi trường nhận thức vàpháp lý tốt nhất để trẻ em được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.Dưới góc độ chuyên ngành, cũng có một số luận văn, luận án nghiêncứu các vấn đề bảo vệ quyền trẻ em như: Luận văn Th.s của Lê Thị Nga:“Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”;Luận án T.s của Nghiêm Sỹ Liêm “Vai trò của Gia đình Việt Nam hiện naytrong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay” H. 2001.Các bài viết này cũng đã góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễnthực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiệnthực tiễn ở tỉnh Quảng Nam, công tác bảo vệ quyền trẻ em vẫn còn những hạnchế nhất định. Do đó, tôi thấy rằng việc nghiên cứu đề tài: “Vấn đề bảo vệquyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam - Thực tiễn thực hiện tại tỉnh QuảngNam” là một vấn đề cần thiết, không trùng lặp với các luận văn, luận án sauđại học và các công trình nghiên cứu đã được công bố.3. Mục tiêu của đề tàiViệc nghiên cứu đề tài nhằm các mục tiêu sau:- Làm sáng tỏ các quy định hiện hành của hệ thống pháp luật về bảovệ quyền trẻ em.- Thực tiễn thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em trên địa bàn tỉnhQuảng Nam.- Trên cơ sở phân tích, đánh giá các quy định hiện hành và thực tiễnpháp luật bảo vệ quyền trẻ em, báo cáo đề xuất các giải pháp nhằm nâng caohiệu quả hoạt động bảo vệ quyền trẻ em.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tàiĐề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:- Pháp luật quốc tế về quyền trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em.- Pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em.- Thực trạng thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em trên địa bàn tỉnhQuảng Nam giai đoạn 2001 - 2010 và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động bảo vệ quyền trẻ em.36. Phương pháp nghiên cứuKhóa luận trình bày trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, đường lối củaĐảng và Nhà nước ta về con người và sự phát triển của con người. Đồng thời,khóa luận đã sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, đốichiếu, so sánh giữa lý luận và thực tiễn.5. Ý nghĩa của đề tàia. Về lý luận:Khóa luận nghiên cứu các quyền trẻ em trên nhiều phương diện đượcquy định trên nhiều ngành luật.- Khóa luận phân tích những hạn chế của các chế định hiện hành củapháp luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.- Đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của hệ thốngpháp luật hiện hành về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.b. Về thực tiễn:- Phân tích những thành tựu đạt được trong việc bảo đảm các quyền cơbản của trẻ em.- Phân tích nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác thựchiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em tại tỉnh Quảng Nam.- Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệquyền trẻ em ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nóiriêng.7. Cơ cấu của đề tàiĐề tài gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.Phần nội dung bao gồm 2 chương:- Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật .- Chương 2: Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng bảo vệ quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.4PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG PHÁPLUẬT1.1 Khái niệm trẻ em trong pháp luậtTrẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là ngườikế tục sự nghiệp của dân tộc…Ý thức được điều đó, ngay từ thửa ban đầu trẻem đã được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, quyền trẻ em vẫn chưađược đặt ra trong pháp luật. Trong bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyềnnăm 1789 của nước Pháp cũng chưa đề cập đến khái niệm quyền trẻ em màchỉ đề cập đến quyền con người nói chung. Vì thế, cho đến những năm đầucủa thế kỉ XX, đời sống của trẻ em vẫn chưa được quan tâm một cách thíchđáng từ cộng đồng quốc tế. Vấn đề này chỉ được chính thức đặt ra và thu hútđược sự quan tâm của cộng đồng quốc tế từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất[1914 - 1918] cùng với việc thành lập các tổ chức cứu trợ trẻ em của hai nướcAnh và Thụy Điển vào năm 1910.5Tuyên ngôn Giơnevơ về quyền trẻ em do Hiệp hội quốc tế các quỹ cứutrợ trẻ em khởi thảo dựa trên cơ sở Hiến chương về quyền trẻ em năm 1923và được Hội quốc liên thông qua ngày 26 - 9 - 1924, kể từ đó, quyền trẻ emđã trở thành một khái niệm được khẳng định và được thừa nhận.Công tác chăm sóc trẻ em ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đã đượcquan tâm ở những mức độ khác nhau, song do các yếu tố chủ quan và kháchquan như thiên tai, mất mùa, chiến tranh, hoặc do trình độ dân trí thấp… trẻem vẫn còn phải gánh chịu những nỗi đau, những thiệt thòi, trẻ em vẫn bị đóirét và vẫn bị giết hại trong những cuộc chiến, thậm chí vẫn bị bắt buộc cầmsúng ra trận, hoặc phải tự lao động nuôi bản thân quá sớm, hoặc bị mua bán,xâm hại…Tháng 2 - 1949 Hội phụ nữ châu Á họp ở Bắc Kinh đã có sáng kiến đềnghị Hội Phụ nữ dân chủ thế giới chọn một ngày thiếu nhi quốc tế để kêu gọitoàn thế giới đấu tranh chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, bảo vệ nhi đồngvà là ngày đoàn kết thiếu nhi quốc tế. Trong một phiên họp đã quyết địnhchọn ngày 1- 6 hàng năm là ngày Quốc tế bảo vệ thiếu nhi.Ngày 20 - 11 - 1989 Liên Hợp Quốc đã thông qua và phê chuẩn Côngước về quyền trẻ em bao gồm 54 điều khoản có hiệu lực từ ngày 20-11 -1990.Việc thông qua Công ước thực sự đã cách mạng hóa địa vị của trẻ em trên thếgiới.Tại Điều 1 của Công ước đã xác định: “Trong phạm vi của Công ướcnày, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụngvới trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn” [15,49].Như vậy, trong Công ước, trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi[trừ trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớmhơn]. Các văn bản quốc tế khác như: Quy tắc Bắc Kinh, Hướng dẫn Riat vàQuy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền6tự do thường sử dụng người trẻ tuổi, NCTN, trẻ em là những người chưa đến18 tuổi và thanh niên là người từ 15 tuổi đến 24 tuổi.Trong một số văn bản, văn kiện khác của một số tổ chức quốc tế khácthuộc Liên Hợp Quốc như: Qũy Dân số thuộc Liên Hợp Quốc [VNFPA], tổchức Lao động quốc tế [ILO], tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa LiênHợp Quốc [UNESSCO] thì trẻ em là người dưới 15 tuổi.Trong khoa học pháp lý Việt Nam, hầu như chưa có một định nghĩanào về trẻ em. Thông thường chỉ thấy một số ngành luật nhắc tới khái niệmtrẻ em, NCTN. Tuy nhiên, các quy định này không thống nhất giữa tất cả cácngành luật.Điều 1 LBVCS&GDTE năm 2004 quy định: “Trẻ em được quy địnhtrong Luật này là công dân dưới 16 tuổi” [27,Đ1]. Trong khi đó, theo quyđịnh tại Điều 18 BLDS được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ NghĩaViệt Nam thông qua ngày 14 - 6 - 2005: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên là ngườithành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên” [7,11]. Như vậy,khái niệm NCTN rộng hơn khái niệm trẻ em; trẻ em đương nhiên là NCTN,còn NCTN từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi không được coi là trẻ em theo phápluật Việt Nam.1.2 Pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền trẻ emTrong mọi xã hội, trẻ em đều là đối tượng được Nhà nước và cả xã hộidành sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt, bởi đó là thế hệ tương lai của mỗi quốcgia và của nhân loại. Chính vì vậy, việc tạo mọi điều kiện tốt nhất cho sự pháttriển dần dần và đi tới sự phát triển một cách toàn diện về nhân cách, về lốisống, về nhận thức,…chính là việc bảo đảm cho trẻ em có được các quyền cơbản như: quyền được có tên và quốc tịch; quyền được bảo vệ và chăm sóc;quyền không bị cách ly khỏi cha mẹ; quyền được chăm sóc sức khoẻ; quyềnđược học hành; quyền được sống trong môi trường lành mạnh; quyền được7thông tin; quyền được giải trí; quyền được hội họp; quyền được bảo vệ chốnglại sự ngược đãi…Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một vấn đề lớn đang được cộngđồng quốc tế quan tâm.Trước khi Liên Hợp Quốc được thành lập, các quốcgia đã thông qua Tuyên ngôn Giơnevơ 1924 về quyền trẻ em trong đó khẳngđịnh trẻ em cần được chăm sóc đặc biệt. Bản tuyên ngôn đã xác định:1. Trẻ em phải được tạo mọi điều kiện để phát triển bình thường cả vềvật chất lẫn tinh thần.2. Trẻ em đói phải được ăn, trẻ em ốm phải được săn sóc; trẻ em phạmtội phải được cải hóa; trẻ em mồ côi, bơ vơ phải được che chở và cứu giúp.3. Trẻ em phải được cứu trước khi có tai ương.4. Trẻ em phải được tạo dựng để kiếm sống và phải được bảo vệ khỏimọi hình thức bóc lột.5. Trẻ em phải được nuôi dạy trong lương tri và tài năng của trẻ emphải được dành phục vụ cho đồng bào của mình.Năm 1959 bản Tuyên ngôn thứ hai về các quyền của trẻ em do Đại hộiđồng Liên Lợp Quốc thông qua. Bản tuyên ngôn khẳng định: “Loài người cótrách nhiệm trao cho trẻ em điều tốt đẹp nhất” [15,43]. Công ước về cácquyền chính trị - dân sự năm 1966 nêu rõ: “Mọi trẻ em… đều có quyền đượchưởng sự bảo hộ của gia đình, xã hội và nhà nước” [16,Đ24]. Công ước vềcác quyền kinh tế - xã hội và văn hoá năm 1966 quy định: “Thanh thiếu niêncần được bảo vệ và không bị bóc lột về kinh tế - xã hội, cấm bóc lột lao độngtrẻ em” [17,Đ10].Ngày 20 - 11 - 1989, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông quaCƯQTVQTE và mở cho các nước ký, phê chuẩn và tham gia theo Nghị quyếtsố 44/25. Công ước gồm 54 điều và có hiệu lực từ ngày 02 - 9 - 1990. Ngaytrong lời mở đầu, Công ước đã khẳng định: “Để phát triển đầy đủ và hài hòanhân cách của mình, trẻ em cần được lớn lên trong môi trường gia đình, trongbầu không khí hạnh phúc, yêu thương và cảm thông… Trẻ em cần đượcchuẩn bị đầy đủ để sống cuộc sống cá nhân trong xã hội và cần được nuôidưỡng theo tinh thần các lý tưởng được nêu ra trong hiến chương Liên Hợp8Quốc, đặc biệt trong tinh thần hòa bình, phẩm giá, khoan dung, tự do, bìnhđẳng và đoàn kết” [15,48].Điều 1 của Công ước đã đưa ra khái niệm trẻ em, theo đó “trẻ emnghĩa là những người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng đối vớitrẻ em đó có quy định tuổi thành niên sớm hơn” [15,49].Công ước xác lập các nguyên tắc cơ bản về quyền trẻ em xuyên suốtcác điều khoản, bao gồm:1. Không phân biệt đối xử trong việc đảm bảo thực hiện các quyền trẻem.2. Dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em.3. Trẻ em có quyền xác lập, bày tỏ các ý kiến riêng của mình và quyềnđó phải được tôn trọng.4. Những quy định trong pháp luật Quốc gia hay pháp luật Quốc tế cólợi hơn cho trẻ em so với những điều khoản quy định trong Công ước sẽ đượcáp dụng.Trên cơ sở 4 nguyên tắc cơ bản đã được nêu trên, sự điều chỉnh củaCông ước đối với việc bảo vệ các quyền trẻ em bao gồm các nhóm quyền sauđây:1. Quyền được sống: Bao gồm các quyền của trẻ em được sống và đượcđáp ứng những nhu cầu để tồn tại. Các nhu cầu đó gồm: mức sống đủ, có nơiở và được chăm sóc sức khỏe.2. Quyền được phát triển: Bao gồm những điều kiện mà trẻ em cần cóđể phát triển đầy đủ nhất như: quyền được hưởng giáo dục, vui chơi tiếp cậnthông tin, tự do tín ngưỡng tôn giáo.3. Quyền được bảo vệ: Là những điều khoản đòi hỏi trẻ em phải đượcbảo vệ chống lại các hình thức lạm dụng, sao nhãng và bị bóc lột. Các quyềnnày bao gồm những vấn đề như: Bảo vệ đặc biệt cho trẻ em khỏi bị tra tấn,lạm dụng khi vi phạm hình sự, không bị tham gia vào các cuộc xung đột vũtrang, lao động trẻ em, nghiện ma túy và lạm dụng tình dục.4. Quyền được tham gia, cho phép trẻ em đóng một vai trò tích cựctrong cộng đồng và đất nước của các em. Các quyền này bao gồm sự tự do9diễn đạt, bày tỏ quan điểm và ý kiến, được phát triển trong những vấn đề liênquan đến cuộc sống của các em, được tham gia hội đoàn và tụ họp mang tínhhòa bình.Công ước thể hiện và khẳng định những quyền con người nói chung,dù là trẻ em, người lớn hay bất cứ lứa tuổi nào cũng được hưởng là có họ tênvà quốc tịch, học tập, hưởng an toàn xã hội, chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên,các quyền trẻ em trong Công ước xác định là nhằm nâng cao hay bổ sungthêm vào quyền con người nói chung đã được công nhận, có xem xét đến nhucầu đặc thù của trẻ em. Vì vậy, nguyên tắc bao trùm trong Công ước là “docòn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc đặcbiệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời”[15,49].Ở Việt Nam, trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình và tương lai củađất nước. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em không chỉ là đạo lý, được thểchế hóa để gia đình, nhà trường và xã hội thực hiện. Trong năm thiếu nhi ViệtNam [1989 - 1990], Việt Nam đã ký ngay trong ngày đầu tiên khi Công ướcvề quyền trẻ em được mở cho các nước ký và trở thành quốc gia đầu tiên ởChâu Á và thứ hai trên thế giới đã phê chuẩn mà không bảo lưu điều khoảnnào. Với việc tham gia Công ước về quyền trẻ em đã góp phần quan trọng vàoviệc phát triển hệ thống pháp luật về quyền trẻ em. Sau khi phê chuẩn Côngước, Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động để thực hiện Công ước, trong đócó hoạt động sửa đổi, hoàn thiện và thực thi pháp luật. LBVCS&GDTE, LuậtGiáo dục phổ cập tiểu học ban hành ngày 16 - 8 - 1991 được coi là bước điban đầu để nội hóa Công ước.Với các hoạt động xây dựng pháp luật tích cực trong thập kỷ qua, Nhànước ta đã xây dựng được hệ thống pháp luật bảo vệ quyền trẻ em tương đốihoàn thiện trên tất cả các lĩnh vực pháp luật và đặc biệt có luật điều chỉnhriêng về trẻ em.1.3 Quan điểm của Đảng ta về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em10Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là đường lối nhất quán, xuyênsuốt trong sự nghiệp lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đặc biệt trongthời gian vừa qua, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đại hội của trí tuệ,dân chủ, đổi mới và đoàn kết đã thành công tốt đẹp. Văn kiện Đại hội Đạibiểu toàn quốc lần thứ XI lại thêm một lần nữa khẳng định đường lối, chínhsách của Đảng và Nhà nước ta với mục tiêu và động lực chính của sự pháttriển là do con người, cho con người và vì con người, trong đó vấn đề bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em được đặt vào vị trí ưu tiên hàng đầu trong chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Ngay từ buổi đầu thành lập [3 - 2 - 1930] dù trong hoàn cảnh khángchiến khó khăn, nhiệm vụ lớn nhất là giành chính quyền nhưng Đảng vẫngiành mối quan tâm lớn nhất cho chính sách đối với trẻ em thể hiện thái độcuộc cách mạng nhân dân xác định rất lớn.Trong Chương trình Việt Minh với tư cách là một cương lĩnh vận độngcách mạng tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền do Đảng lãnh đạo được đưara trong những ngày tiền khởi nghĩa đã xác định học sinh, nhi đồng như haitầng lớp nhân dân - lực lượng của cuộc cách mạng: Đối với học sinh chínhsách của Việt Minh là: “bỏ học phí, mở thêm trường học, giúp đỡ học sinhnghèo” [25,419], đối với nhi đồng thì được “Chính Phủ chăm sóc đặc biệt vềthể lực và trí lực” [25,422]. Trong bài diễn ca Hồ Chí Minh viết, ý tưởng nàyđã trở thành lời ca thân thiết:“Trẻ em bố mẹ khỏi loDạy nuôi Chính Phủ giúp đỡ cho đầy đủThanh niên có trường học nhiềuChính phủ trợ cấp trò nghèo, hàn nho” [25,422].Vấn đề trẻ em nói chung và quyền trẻ em nói riêng trong Chương trìnhViệt Minh mang dấu ấn rất đậm nét, đặc thù của Tư tưởng Hồ Chí Minh. Tháiđộ, cách nhìn nhận của người sáng lập chế độ, sáng lập Nhà nước Cộng HòaXã Hội Chủ Nghĩa; tổ chức, xây dựng, lãnh đạo chính quyền nhân dân đối với11bộ phận nhân dân quan trọng này, phản ánh vị trí của vấn đề trong đường lốichung của cách mạng, vừa thể hiện cả tấm lòng, sự quan tâm, niềm hy vọngcủa Người đối với thế hệ mầm non, người chủ tương lai, quyết định vận mệnhcủa đất nước, của chính quyền [37,18].Sau này, Tư tưởng của Bác về con người luôn dành một vị trí và sựquan tâm đặc biệt cho vấn đề trẻ em. Bác đã từng nói:“Muốn có chế độ XHCN thì phải có con người XHCNMuốn có con người XHCN thì phải có tư tưởng XHCN”Rồi từ đó, đi đến “phải trồng người”, phải giáo dục, rèn luyện ngay từkhi còn nhỏ:“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng câyVì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.Có thể nói, trẻ em nói chung và quyền trẻ em nói riêng được cươnglĩnh hóa trong Chương Trình Việt Minh và sau đó Cách Mạng Tháng Támgiành chính quyền về tay nhân dân lao động, đã được thể chế hóa về mặt Nhànước trong đạo luật cơ bản đầu tiên - Hiến pháp năm 1946, mang dấu ấn củaTư tưởng Hồ Chí Minh.Hiến pháp 1959, đạo luật cơ bản thứ hai ra đời, tại thời điểm chínhquyền cách mạng Việt Nam vừa trải qua một bước ngoặc vĩ đại, giành độc lậpmiền Bắc và chuyển miền Bắc quá độ lên CNXH. Đây chính là một minhchứng cho sự nhất quán về đường lối, chính sách trong vấn đề trẻ em củaĐảng ta. Đến năm 1960, thực hiện Chỉ thị số 197 của Ban bí thư Trung ương,toàn dân đã có phong trào chăm lo và bảo vệ thiếu niên, nhi đồng diễn ra rộngkhắp các địa phương trong cả nước.Năm 1975 giành độc lập tại miền Nam và thống nhất đất nước, Nướcta bước vào thời kỳ quá độ tiến lên CNXH. Vẫn nhất quán với tư tưởng vềcon người về trẻ em, Đảng ta lại có những điều kiện mới để chăm lo giáo dụctrẻ em. Năm 1979, chính sách, đường lối của Đảng về trẻ em được cụ thể hóa12trong Pháp lệnh Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1979. Có thể coiPháp lệnh này là một trong những nền tảng pháp lý đầu tiên trong công tácbảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.Đến cuối những năm 80, Đảng và Nhà nước ta tiến hành công cuộcđổi mới Nhà nước trên nhiều phương diện. Vấn đề bảo vệ quyền trẻ em cũnglà một bộ phận quan trọng của công cuộc đổi mới. Đường lối, chính sách đổimới của Đảng ta về công tác bảo vệ quyền trẻ em được tiến hành trên chiềusâu lẫn chiều rộng và được thể chế hóa trong pháp luật.Đầu tiên về thành tựu lập pháp, hàng loạt các văn bản có hiệu lựcpháp lý cao đã ra đời nhằm thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng về trẻem vào trong hệ thống pháp luật cho phù hợp với tình hình mới. Đó là: BLHSnăm 1985, LHN - GĐ năm 1986, Luật Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dânnăm 1988. Đặc biệt với sự kiện CƯQTVQTE ra đời vào năm 1989, ngay sauđó, Việt Nam là nước đầu tiên của Châu Á và là nước thứ hai của thế giới phêchuẩn Công ước này mà không bảo lưu một điều khoản nào. Hơn nữa, chúngta còn ban hành LBVCS&GDTE năm 1991, Luật Phổ cập giáo dục tiểu họcnăm 1991, Luật Giáo dục năm 1998 nhằm cụ thể hóa các quy định của Côngước vào hệ thống pháp luật quốc gia. Ngoài ra, chúng ta còn tổ chức nhiềuchương trình hành động quốc gia vì trẻ em trên nhiều lĩnh vực như: giáo dục,y tế, dinh dưỡng.Đặc biệt với sự ra đời của Chỉ thị 38-CT/TW ngày 30 - 5 - 1994 củaBan Bí thư Trung ương Đảngvề tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc vàgiáo dục trẻ em, Thông tư 04-TT/TW năm 1998 của Bộ Chính trị về tăngcường sự lãnh đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, việc thựchiện LBVCS&GDTE, Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn1990 - 2000 và giai đoạn 2001 - 2010 đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp.Nhất là trong giai đoạn hiện nay, công tác bảo vệ quyền trẻ em đặttrước những thách thức mới. Đảng ta đã ban hành những văn bản quan trọng13giúp định hướng cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Ngày 28 - 6 - 2000, BộChính trị ban hành Chỉ thị số 55-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của cáccấp uỷ Đảng cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằmtạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của cộng đồng đối vớitrẻ em.Các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc các lần thứ VI, VII, VIII,...X vàgần đây nhất là văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đềunhấn mạnh công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ em,giảm mạnh tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng dân số.Bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em, tạo môi trường lành mạnh để trẻ emđược phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.Qua các điểm phân tích trên cho thấy Nhà nước ta đã nhìn nhận rất caovai trò của trẻ em trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Vì thế ởcác giai đoạn phát triển của đất nước, Nhà nước ta đều dành cho trẻ em sự bảovệ, chăm sóc và giáo dục đặc biệt về thể chất, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thuầnphong mỹ tục, văn hóa cho trẻ em để các thế hệ trẻ em Việt Nam thực sự lànhững chủ nhân tương lai vững vàng, là “nguyên khí” để phát triển đất nước.Chính vì vậy, Nhà nước ta đã tạo ra một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủvà đồng bộ làm cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác bảo vệ, chăm sóc vàgiáo dục trẻ em.1.4 Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền trẻ em1.4.1 Tổng quan về sự điều chỉnh của pháp luật Việt nam về quyền trẻemViệt Nam, vốn coi gia đình là tế bào của xã hội, trong đó ông bà, bố mẹcó trách nhiệm chăm lo cho con cháu. Theo truyền thống này, trẻ em đượcdạy dỗ để làm “rạng danh giống nòi”. Với truyền thống tốt đẹp của dân tộc,thấm nhuần lời dạy của Hồ Chí Minh: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợiích trăm năm trồng người”, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn luôn quan14tâm tới việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, coi đây là sự nghiệp caoquý, trách nhiệm to lớn với tương lai của dân tộc và đất nước.Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên của chế độ - Hiến pháp năm 1946,Nhà nước ta đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ em - người chủtương lai của đất nước. Trong hai cuộc kháng chiến, mặc dù nhiệm vụ khángchiến thống nhất đất nước mới là nhiệm vụ quan trọng nhưng Đảng và Nhànước ta vẫn quan tâm tới công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em.Tháng 9 năm 1972 Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội phát động phong trào bảovệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo khẩu hiệu: “Tất cả vì tương lai con emchúng ta”. Nhà nước ta đã coi pháp luật là phương tiện quan trọng để thể chếhóa đường lối chính sách của Đảng về quyền trẻ em. Vì thế năm 1979 Nhànước ta đã ban hành Pháp lệnh bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.Đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Hiến phápnăm 1980 tiếp tục kế thừa các yếu tố tiến bộ của Hiến pháp năm 1959. Trêncơ sở này, các văn bản pháp luật ra đời nhằm thể chế hóa các quy định củaHiến pháp 1980: BLHS năm 1985, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988, LuậtBảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989.Đất nước chuyển sang thời kỳ phát triển mới, vấn đề trẻ em đã cónhững thay đổi đáng kể. Để công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ emđược thực hiện với kết quả cao hơn, nhằm đưa các quy định của pháp luậtquốc gia phù hợp với pháp luật quốc tế, cũng như cùng với cộng đồng thựchiện tốt hơn vấn đề bảo về quyền trẻ em, ngày 20 - 2 - 1990 Việt Nam đãtham gia phê chuẩn CƯQTVQTE mà không có sự bảo lưu nào.Từ năm 1990 đến nay có thể nói trong lĩnh vực pháp luật bảo vệ trẻem, Nhà nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Đặc biệt Hiến pháp năm 1992ra đời, vấn đề thế hệ trẻ nói chung và quyền trẻ em nói riêng không nhữngđược tiếp tục kế thừa, thể chế hóa mà còn được nâng lên tầm cao mới, phảnánh một nhân sinh quan mới, hệ thống quan điểm mới về quyền trẻ em nóiriêng và vị trí của vấn đề thế hệ trẻ - tương lai của đất nước nói chung. Trêncơ sở này, hàng loạt các văn bản pháp luật lên quan đến trẻ em đã ra đời như:15BLLĐ năm 1994 đã được sửa đổi qua các năm 2002, 2006, 2007; BLDS năm1995 nay đã được sửa đổi vào năm 2005; Luật Quốc tịch năm 1998 nay đãđược sửa đổi vào năm 2008; BLHS năm 1999 đã sửa đổi năm 2009; LHN-GĐnăm 2000 nay đã sửa đổi vào năm 2010, Luật Nuôi con nuôi năm 2010,...Qua những phân tích trên cho thấy rằng, hệ thống pháp luật Việt Namđã dành cho trẻ em sự điều chỉnh đặc biệt với phạm vi điều chỉnh rộng, liênquan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, tựa chung lại đềunhằm một đích duy nhất là bảo vệ các quyền của trẻ em và tạo ra môi trườngthuận lợi nhất để các em phát triển một cách toàn diện về cả thể lực, trí lực vàđạo đức.1.4.2 Bảo vệ quyền trẻ em theo pháp luật Việt NamViệt Nam là một trong số những nước đầu tiên gia nhập Công ước LiênHiệp Quốc về quyền trẻ em [năm 1990].Sau gần 20 năm phê chuẩn và thực hiện Công ước, chúng ta đã có bướctiến khá dài về nhận thức lẫn hành động và đạt được nhiều kết quả trong việcthực hiện các nhóm quyền của trẻ em. Trước đây, nhiều người chưa hiểu vàcòn ngại ngùng khi nói đến việc trẻ em có “các quyền” nhưng bây giờ vấn đềquyền trẻ em đã được xã hội, gia đình thừa nhận một cách tự nhiên và đượcghi nhận trong nhiều ngành luật.1.4.2.1 Quyền được khai sinh và có quốc tịchMột trong những quyền quan trọng đầu tiên cuả trẻ em là quyền đượckhai sinh. Bởi vì quyền được khai sinh là cơ sở điều kiện để thực hiện cácquyền cơ bản khác của trẻ em như quyền có họ tên, có quốc tịch, có bản sắcriêng, quyền được biết cha mẹ mình là ai,...Có thể nói quyền được khai sinh làquyền đầu tiên để khẳng định mỗi trẻ em là một con người đặc biệt, một chủthể độc lập, một công dân bình đẳng với các công dân khác. Chính vì vậy,CƯQTVQTE đã khẳng định rằng: “Trẻ em phải được đăng kí ngay lập tứcngay khi sinh ra và có quyền có họ tên, quyền có quốc tịch và trong chừng16mực có thể, quyền biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc sau khira đời” [15,50].Ngay tại Điều 11 nói về quyền cơ bản và bổn phận của trẻ emtrong LBVCS&GDTE năm 2004 tuyên bố: “Trẻ em có quyền được khai sinhvà có quốc tịch” [27,Đ11]. Tuy nhiên, quyền được khai sinh không phải làmột quyền riêng có của trẻ em mà là của bất cứ cá nhân nào. Thế nhưng trongthực tế cũng như theo pháp luật về hộ tịch thì mỗi cá nhân đều phải được khaisinh ngay từ khi mới sinh ra và do đó quyền được khai sinh của mỗi ngườigần đồng nghĩa với quyền được khai sinh của trẻ em. Nói đến quyền khai sinhcủa trẻ em, Điều 7 Công ước cũng đã nhấn mạnh là phải được khai sinh ngaylập tức sau khi được sinh ra. Thuật ngữ “ngay lập tức” trong trường hợp nàyđược hiểu là việc khai sinh được thực hiện càng sớm càng tốt và do đó phápluật phải định ra một thời hạn nhất định là bao nhiêu ngày kể từ lúc trẻ sinh raphải khai sinh cho trẻ. Theo pháp luật về hộ tịch Việt Nam thì thời hạn đó là60 ngày kể từ ngày sinh [35,Đ5]. Pháp luật quy định thời hạn này nhằm mụcđích buộc cha mẹ phải quan tâm đến việc khai sinh kịp thời cho trẻ.Nói đến quyền khai sinh của trẻ em theo pháp luật Việt Nam cũng cónghĩa là nói đến quyền bình đẳng của trẻ em trong vấn đề khai sinh, khôngphân biệt bởi bất kỳ lý do nào: Con trong giá thú hoặc ngoài giá thú, con bị bỏrơi, con sinh ra trong một thời gian ngắn thì bị chết,...Quyền trẻ em là con ngoài giá thúNguyên tắc về quyền bình đẳng của trẻ em sinh ngoài giá thú được ghinhận từ lâu trong pháp luật Việt Nam - kể trong Hiến Pháp, BLDS, LHN GĐ, LBVCS&GDTE,...Điều 29 BLDS Việt Nam năm 2005 đã khẳng định thành một nguyên tắclớn: “Cá nhân sinh ra đều được khai sinh” [7,16]. Theo nguyên tắc đó, phápluật về hộ tịch cũng đã một lần nữa khẳng định rằng mọi người sinh ra đều cóquyền khai sinh, bất kể sinh trong giá thú hay ngoài giá thú. Con ngoài giá thú17là con mà cha mẹ không đăng ký kết hôn, và khái niệm này đã có thời kỳ bịdư luận lên án, bởi vì xét về mặt khoa học thì khái niệm này không chính xácbởi đã dùng đặc điểm quan hệ giữa cha mẹ để làm thành đặc điểm của con.Về mặt nhân đạo và quyền con người thì khái niệm này bị coi là hiện tượngxấu xa trong chế độ tư hữu trước đây. Nhưng hiện nay, khái niệm này vẫn cònđược sử dụng nhưng trong một hoàn cảnh về pháp lý cũng như tâm lý xã hộitốt đẹp hơn. Đáng chú ý là trong lĩnh vực đăng ký hộ tịch cố gắng tạo ra mộtthủ tục cũng như hình thức đăng ký khai sinh tương đối bình thường dành chonhững trường hợp sinh con ngoài giá thú. Chẳng hạn như pháp luật tạo ranhững điều kiện tế nhị để người nhận con ngoài giá thú khai báo một cáchchính xác và tự nguyện: “Trong trường hợp sinh con ngoài giá thú nhưngkhông xác định được cha của đứa trẻ thì phần ghi về người cha trong sổ đăngký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinhcó người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhậncon và đăng ký khai sinh” [36,Đ15].Qua đó thể hiện quan điểm nhân đạo Đảng và Nhà nước ta. Việc phápluật hộ tịch tạo ra mọi thủ tục bình thường cho việc đăng ký khai sinh cho conngoài giá thú không phải tạo ra tác dụng phụ về khuyến khích hiện tượng xãhội không lành mạnh mà nhằm giải quyết hậu quả đã xảy ra trên quan điểmnhân đạo và về quyền con người.Quyền khai sinh của trẻ em bị bỏ rơiVấn đề trẻ sơ sinh bị bỏ rơi là một hiện tượng xã hội thực tế không chỉở Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có. Theo quy định NghịĐịnh 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch:- Người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báongay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn, nơi trẻbị bỏ rơi để lập biên bản và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻem đó. Quy định này không chỉ nhằm bảo vệ tính mạng, bảo vệ quyền được18sống của trẻ sơ sinh mà còn bảo vệ quyền được biết cha mẹ mình là ai củatrẻ.- Cá nhân, tổ chức nuôi dưỡng phải khai sinh cho trẻ sơ sinh theo phápluật về hộ tịch.Những quy định trên chứng tỏ tinh thần chung của pháp luật là trongmọi trường hợp đều phải cố gắng tới mức tối đa có thể để khai sinh cho trẻem bị bỏ rơi.Quyền được đăng ký khai sinh của trẻ sơ sinh bị chếtTheo quy định của Nghị Định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 vềđăng ký và quản lý hộ tịch: “Trẻ em sinh ra được sống 24h trở lên rồi mớichết, thì cũng phải đăng ký khai sinh theo quy định của Nghị Định,..”[36,Đ23]. Quy định trên không phải là sự máy móc của pháp luật, cũng khôngphải chỉ có mục đích duy nhất là phục vụ cho công tác thống kê y tế tìmnguyên nhân và biện pháp khắc phục. Mà điểm nổi bật trước tiên ở đây chínhlà thể hiện sự tôn trọng của Nhà nước ta đối với một con người dù con ngườiđó chỉ sống được trong một khoảng thời gian rất ngắn.Vấn đề khai tên cha, mẹ vào giấy khai sinh của conĐây là vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền của trẻ em được biết chamẹ là ai. BLDS, LHN - GĐ, LBVCS&GDTE,...đã có những quy định mangtính nguyên tắc về quyền được xác định cha mẹ của trẻ em và trên cơ sở đópháp luật hộ tịch định ra những nguyên tắc khai sinh một cách phù hợp.Chẳng hạn, Điều 43 BLDS năm 2005 quy định: “Người không được nhận làcha mẹ hoặc là con của người khác có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền xác định mình là cha mẹ hoặc là con của người đó. Người đượcnhận là cha, mẹ hoặc là con của người khác có quyền yêu cầu cơ quan Nhànước có thẩm quyền xác định mình không phải là cha, mẹ hoặc con của ngườiđó” [7,20]. LBVCS&GDTE năm 2004 tại Điều 11: “Trẻ em chưa xác địnhđược cha, mẹ, nếu có yêu cầu thì được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ để xác19định cha, mẹ theo quy định của pháp luật” [27,Đ11]. Việc thực hiện nguyêntắc về quyền được biết cha mẹ của trẻ em được thực hiện theo hai thủ tục:Hành chính và tố tụng. Tuy nhiên có một khoảng cách khá xa giữa lý luận vàthực tế. Bởi việc xác định quan hệ cha con phức tạp và không phải bao giờcũng dựa trên các chứng cứ về sinh học. Hai nguyên tắc xác định cha conđược pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật hộ tịch quy định như sau:- Nguyên tắc suy đoán quan hệ cha conĐiều 63 LHN - GĐ năm 2000 quy định: “Con sinh ra trong thời kỳ hônnhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng”[32,38]. Như vậy, trong khi lập khai sinh cho đứa trẻ, cán bộ hộ tịch có thể ápdụng nguyên tắc suy đoán trên để ghi tên cha vào giấy khai sinh của trẻ nếukhông có tranh chấp của người khác.- Nguyên tắc tự nguyện khai nhận chaTheo quy định tại Điều 43 BLDS năm 2005 và Điều 64 LHN - GĐnăm 2000 thì một người đàn ông có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩmquyền xác nhận mình là cha của đứa trẻ.Trong thực tế, không phải bao giờ việc xác nhận cha mẹ cho trẻ cũngđều thực hiện được. Đặc biệt trong những trường hợp con ngoài giá thú, conbị bỏ rơi thì vấn đề càng khó khăn và phức tạp hơn nữa. Tuy nhiên, để bảo vệquyền có cha mẹ của trẻ em, việc đứa trẻ ra đời từ một người cha, người mẹnhất định được xác định dù giữa cha mẹ có tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháphay không. Đó cũng xuất phát từ bản chất tốt đẹp, tính nhân đạo xã hội chủnghĩa của Nhà nước ta.Một vấn đề có ý nghĩa pháp lý quan trọng đối với mỗi người đó làviệc xác định một người có quốc tịch nào ở một quốc gia. Đối với trẻ em thìviệc xác định quốc tịch cho trẻ từ khi mới sinh ra lại càng có ý nghĩa vì chúnglà những người nhỏ tuổi, còn non nớt, cần được hổ trợ giúp đỡ, do vậy việc20xác định các em thuộc quốc tịch nào gắn liền với quyền và lợi ích mà các emđược hưởng.Từ góc độ bảo vệ trẻ em, Luật Quốc tịch năm 2008 đã khẳng địnhđường lối nhất quán của Nhà nước ta đảm bảo cho trẻ em từ khi sinh ra cóquyền được có quốc tịch. Luật đã khẳng định quyền nhân thân thiêng liêngcủa trẻ em là có quốc tịch, theo đó xác định quyền, lợi ích của các em đượchưởng và bổn phận công dân của các em.1.4.2.2 Quyền được bảo vệ và chăm sócTrên cơ sở thừa nhận hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em là còn nonnớt về thể chất và trí tuệ cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt. Điều 18CƯQTVQTE yêu cầu các quốc gia thành viên phải đảm bảo thừa nhậnnguyên tắc là cả cha mẹ có trách nhiệm chung trong việc nuôi dưỡng vàphát triển của trẻ em, đồng thời dành sự giúp đỡ thích đáng cho cha mẹvà những người giám hộ pháp lý trong việc thực trách nhiệm của họ.Hiến pháp năm 1992 Điều 65 quy định: “Trẻ em được gia đình,Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục” [23,39]. Chính vì cònnon nớt, do đó trẻ em cần phải được bảo vệ, chăm sóc ngay từ khi sinhra.Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ em trước hết thuộcvề gia đình. Bởi gia đình là những người gần gũi đầu tiên với trẻ.Trên cơ sở đó, LHN - GĐ năm 2000 Điều 36 đã quy định rõ: “Chamẹ có nghĩa vụ và có quyền cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưathành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dânsự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”[32,Đ36].Trong trường hợp không còn cha mẹ thì ông bà có nghĩa vụnuôi dưỡng, chăm sóc cháu chưa thành niên; anh chị em có nghĩa vụ yêuthương, giúp đỡ lẫn nhau. Điều 12 LBVCS&GDTE tiếp tục khẳng định:“Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ,tinh thần và đạo đức” [27, Đ12]. Quyền của trẻ em đồng thời là nghĩa vụ của21cha mẹ thương yêu, chăm sóc, giáo dục con, đảm bảo cho sự phát triển hàihòa cả về thể chất lẫn tinh thần, tình cảm của con, đảm bảo cho con được nuôidưỡng trong bầu không khí yêu thương, hiểu biết, tin cậy, đùm bọc lẫn nhaugiữa những người thân trong gia đình, được giáo dục và tiếp thu những truyềnthống tốt đẹp về đạo đức, nhân cách, nghề nghiệp của gia đình, dòng họ, dântộc thông qua tấm gương soi hằng ngày là ông bà, cha mẹ, anh chị em.Cũng nhằm mục đích chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em tốt nhất, LHN GĐ cũng đề ra nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các con. Nguyên tắcnày đã được thể chế hóa ngay từ LHN - GĐ đầu tiên của nước ta năm 1960 lànam như nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình lànguyên tắc căn bản nhất. Đồng thời xác định những hành vi xem thường lợiích con cái hoặc phân biệt đối xử giữa các loại con cái đều là sai phạm đếnnền đạo đức mới. LHN - GĐ năm 1986, LHN - GĐ năm 2000 tiếp tục kế thừanguyên tắc này. Điều 34 LHN - GĐ năm 2000 đã quy định rõ: “Cha mẹkhông được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi hành hạ, xúc phạmcon,...” [32,26]. Đảm bảo cho các em được chăm sóc tốt ngay cả khi cha mẹđã ly hôn, LHN - GĐ năm 2000 đã quy định vấn đề cấp dưỡng: “Khi ly hôn,cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niênbị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và khôngcó tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con” [32,Đ56].Sống chung với cha mẹ là quyền năng đặc biệt để đảm bảo cho trẻ pháttriển toàn diện và trở thành những người có ích cho xã hội. Điều 13LBVCS&GDTE năm 2004 quy định: “Trẻ em có quyền sống chung với chamẹ” [27,Đ13]. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế, có nhiều trường hợp cha mẹ viphạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục các con, hànhhạ con hoặc bắt con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Do đó,LHN - GĐ năm 2000 cũng quy định các trường hợp hạn chế quyền của chamẹ đối với con chưa thành niên. “Cha, mẹ có thể bị Tòa án quyết định không22cho trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản của con hoặc đại diệncho con trong thời hạn từ 1 đến 5 năm khi bị xử phạt về một trong các tội cố ýxâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của các con hoặc có hành vi viphạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;phát tán tài sản của con; có lối sống đồi trụy, xúi dục, ép buộc con làm nhữngviệc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội” [32,Đ43].Pháp luật hình sự cũng tham gia bảo vệ quyền bảo vệ và chăm sóccủa trẻ em bằng những quy định cụ thể trong BLHS sửa đổi, bổ sungnăm 2009.Với mục đích bảo vệ các em tránh khỏi nguy cơ xâm hại thôngqua việc đưa ra những hình phạt nghiêm khắc đối với những hành viphạm tội xâm phạm đến trẻ em, tội phạm hóa một số hành vi xâm hạiđến trẻ em. Phạm tội đối với trẻ em chẳng những được quy định là là dấuhiệu định tội danh và dấu hiệu định khung hình phạt mà còn được quyđịnh là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự [điểm h, Khoản 1, Điều48]. Việc mở rộng phạm vi trừng trị và trừng trị nghiêm khắc các hành vixâm hại trẻ em không chỉ thể hiện thái độ của Nhà nước và nhân dân tatrước tình hình tội phạm đối với trẻ em có xu hướng đang gia tăng màthể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với trẻ em - những người không hoặckhó có điều kiện tự vệ để bảo vệ mình, những người đòi hỏi phải được ưutiên bảo vệ trước mọi sự xâm hại của tội phạm.Quyền được chăm sóc và bảo vệ được hiểu là quyền được nuôi dưỡng,chăm sóc dạy dỗ nhằm tạo nên sự phát triển về thể chất, trí tuệ và đạo đức củatrẻ em. LBVCS&GDTE năm 2004 còn quy định phải tạo điều kiện chăm sócnuôi dạy đối với các em dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng hải đảo, vùng xa xôihẻo lánh,...Đối với trẻ em khuyết tật, tàn tật không nơi nương tựa Nhà nước tổchức chăm sóc, nuôi dưỡng tạo điều kiện để các em có cuộc sống bình thườngkhông mặc cảm và có ích cho xã hội. Thực hiện các quy định củaCƯQTVQTE và LBVCS&GDTE, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách,23chương trình phù hợp đối với từng loại đối tượng trẻ em, thành lập các trườngchuyên, lớp chọn để bồi dưỡng cho những em có năng khiếu đặc biệt, pháthiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.1.4.2.4 Quyền được học tậpCƯQTVQTE [1989] thừa nhận rằng giáo dục là quyền của mọi trẻ em.Bản Tuyên bố Thế giới về Giáo dục cho mọi người [1990] và Hội nghịThượng đỉnh vì trẻ em [1990] đã khẳng định rằng tầm nhìn mở rộng về quyềngiáo dục cơ bản là nền tảng cho việc học tập của mọi cá nhân.Sau khi gia nhập Công ước, Nhà nước ta đã ban hành một số văn bảnpháp lý quan trọng, đánh dấu một bước phát triển có ý nghĩa của nền lập phápnước ta, tạo cơ sở pháp lý cho quyền học tập cuả trẻ em. Đó là Hiến pháp năm1992, LBVCS&GDTE năm 1991 nay là LBVCS&GDTE năm 2004, Luật Phổcập giáo dục tiểu học năm 1991, Luật Giáo dục năm 2005 sửa đổi, bổ sungnăm 2009.Hệ thống cơ sở pháp lý trong các văn bản nêu trên đề cập quyền củatrẻ em, một mặt thể hiện chủ trương nhất quán từ trước tới nay coi trọng giáodục thế hệ trẻ của đất nước, mặt khác thể hiện yêu cầu có tính pháp lý cao đốivới trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.Hiến pháp năm 1992 quy định: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của côngdân. Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí. Công dân có quyền họcvăn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức. Học sinh có năng khiếu được Nhànước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng. Nhà nước có chínhsách học phí, học bổng. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em tàn tậtđược học văn hóa và học nghề phù hợp” [23,Đ59]Về quyền học tập, kế thừa và phát triển các quy định của Pháp lệnhnăm 1979, và LBVCS&GDTE năm 1991, tại Điều 16 và Điều 28LBVCS&GDTE năm 2004 một lần nữa khẳng định quyền được học tập của24trẻ em cũng như trách nhiệm gia đình, nhà trường, các tổ chức khác trong việctạo điều kiện tốt nhất để trẻ em thực hiện quyền học tập của mình.Luật quy định học tập không chỉ là quyền là còn là bổn phận nhằm bồidưỡng cho các em có những kiến thức cần thiết trong quá trình phát triển.Việc quy định như vậy để trẻ em thấy rằng ngoài trách nhiệm của gia đình,Nhà nước, và xã hội các em phải có ý thức tự giác trong học tập vì sự pháttriển của các em không chỉ phụ thuộc vào người lớn mà còn phụ thuộc vàochính bản thân các em. Luật còn quy định người đỡ đầu có trách nhiệm tạođiều kiện tốt cho con em học tập, đó chính là xác định trách nhiệm cao nhấtcủa mỗi con em chúng ta. Nhà nước có chính sách xã hội hóa giáo dục, tổchức các trường quốc lập và dân lập để thu hút toàn bộ trẻ em trong lứa tuổiđi học và có chính sách khuyến khích cho trẻ em học tập và phát triển năngkhiếu.Trong điều kiện kinh tế của chúng ta hiện nay nhằm từng bước nângcao dân trí, Nhà nước quy định: “Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em nămtuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Nhànước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thựchiện phổ cập giáo dục trong cả nước” [29,Đ11].Với quan niệm tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốcdân, là cơ sở cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con ngườiViệt Nam, Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009 tại Điều 11 quy định: “Mọi côngdân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổcập” [29,17]. Kế thừa những quy định của Luật Phổ cập giáo dục năm 1991,Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2009 có phát triển những nội dung giáodục tiểu học về cơ bản là tạo những cơ sở ban đầu cho sự phát triển lâu dài vềtình cảm, trí tuệ, thể chất để trẻ em trước hết có lòng nhân ái, có tình cảm vớingười thân, thầy cô giáo, có ý thức về bổn phận học tập, yêu lao động, sốngcó kỷ luật và trung thực, có hiểu biết sơ đẳng về tự nhiên, xã hội, có kỹ năng25

Video liên quan

Chủ Đề