Ngộ độc sáng nên cho bệnh nhân uống loại nước nào là tốt nhất

Hầu hết trường hợp ngộ độc nhẹ có thể hồi phục tại nhà. Nhưng trong một số trường hợp cần đến bệnh viện để điều trị, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường kéo dài không quá 48 giờ. Nếu đã 2 ngày trôi qua kể từ khi xuất hiện các triệu chứng thì đã đến lúc đi khám. Hãy nhớ rằng các triệu chứng nghiêm trọng như máu trong phân, chóng mặt, yếu cơ và đau bụng dữ dội cần được theo dõi cẩn thận. 

Ngộ độc xong nên ăn gì?

Hãy để dạ dày của bạn ổn định sau khi trải qua các triệu chứng khó chịu của ngộ độc thực phẩm. Điều đó có nghĩa là bạn nên tránh ăn trong vài giờ. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ bị ngộ độc nhẹ, bạn nên uống nước để tránh cơ thể bị mất nước.

Bổ sung nhiều nước, chất điện giải

Uống nước là rất quan trọng để giúp giảm nôn và tiêu chảy, mất nước. Vì vậy, hãy cố gắng uống nhiều nước hoặc uống từng ngụm nhỏ. Ngoài ra nước từ các thức ăn lỏng như súp, cháo cũng là nguồn nước giúp giảm mệt mỏi và cơ thể phục hồi sức khỏe nhanh hơn, có nhiều năng lượng hơn. 

Thức uống có chứa chất điện giải là cách bảo vệ cơ thể chống mất nước tốt nhất trong lúc này. Bù nước điện giải có chứa các thành phần như muối natri, kali, glucose,… giúp bổ sung khoáng chất và dưỡng chất nhanh hơn. Hiện nay, ở hầu hết các hiệu thuốc đều có bán các loại bột bù nước và điện giải, bạn chỉ cần cho vào nước lọc rồi khuấy đều. 

Ngộ độc xong nên ăn gì? Bổ sung nước và điện giải là cách tốt nhất để cơ thể không mất nước

Ăn thực phẩm nhạt

Khi cơ thể khoẻ hơn một chút và có thể thể tiêu hóa thức ăn, hãy thử ăn những thức ăn dễ tiêu hoá trước, chẳng hạn như thức ăn ít chất béo và ít ngọt. Tránh thức ăn dầu mỡ, nhiều chất béo vì chúng khiến dạ dày trở nên tồi tệ hơn.

Các loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng như trái cây, ngũ cốc, trứng, mật ong, bột yến mạch,... Sau khi dần quen với các loại thức ăn nhạt để cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể bằng cách bổ sung dần thức ăn mặn.

Bổ sung probiotic

Probiotic hay men vi sinh có nhiều tác dụng đối với cơ thể, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tim mạch. Trên thực tế, có rất nhiều loại thực phẩm có chứa men vi sinh. Những thực phẩm lành mạnh giúp tăng cường sức khỏe như đậu nành lên men, sữa chua và rau củ lên men,…

Ngoài những cách trên, bạn cũng có thể sử dụng thực phẩm bổ sung probiotic được bán trên thị trường. Người bị ngộ độc thực phẩm cần bổ sung probiotics để tăng cường phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những người bị suy giảm hệ miễn dịch, việc bổ sung probiotic không phải là một lựa chọn tốt do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Uống trà thảo mộc

Trên thực tế, có nhiều loại thảo mộc có tính kháng khuẩn và làm giảm các triệu chứng ngộ độc chẳng hạn như cỏ hương thảo, lá xô thơm, húng quế, thì là,... Bạn có thể ăn sống hoặc ép lấy nước bảo vệ dạ dày và cơ thể khỏi độc tố. 

Mật ong và gừng được biết đến là cặp đôi tốt cho dạ dày. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và có thể kiểm soát axit trong dạ dày, trong khi gừng làm dịu các vấn đề tiêu hóa. Thái nhỏ gừng rồi ngâm với nước nóng, sau đó cho một thìa mật ong vào khuấy đều, uống vào buổi sáng hoặc tối để có hiệu quả tốt hơn.

Sau khi ngộ độc không nên ăn gì?

Cơ thể của bạn sau khi ngộ độc thực phẩm lúc này rất nhạy cảm. Vì vậy, ngoài việc lo lắng không biết nên ăn gì sau ngộ độc, bạn cũng cần tránh với những gì mình đưa vào cơ thể. 

Ngoài ra, khi xác định được nguyên nhân thì nên vứt bỏ hoặc tránh xa các loại thực phẩm đó. Tránh các thức ăn, đồ uống có hại cho dạ dày như cà phê, nước tăng lực, thức ăn cay, thức ăn ngọt, thức ăn chế biến từ sữa tươi, thực phẩm giàu chất béo,... Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế thuốc lá và không tự ý sử dụng mua thuốc chữa bệnh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Tránh các đồ ăn dầu mỡ, chiên rán gây kích thích dạ dày

Một số lời khuyên sau khi ngộ độc thực phẩm

Để dạ dày nghỉ ngơi

Việc bồi bổ là hoàn toàn cần thiết đối với những người bị ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều cùng một lúc vì như vậy sẽ gây căng thẳng cho hệ tiêu hóa và không có đủ thời gian để cơ thể hấp thụ. Chế độ ăn uống bổ sung cũng phải nhẹ nhàng cho dạ dày.

Hạn chế ăn trong 1 - 2 ngày đầu tiên nếu có các triệu chứng ngộ độc xuất hiện. Bạn không nên ăn quá no hoặc ăn quá nhiều thức ăn cứng, khó tiêu hoá. Thay vào đó, bạn nên uống nhiều nước hoặc ăn cháo, súp. Ngừng ăn nếu vẫn có dấu hiệu nôn mửa hoặc tiêu chảy. 

Để cơ thể nghỉ ngơi

Do mất đi một lượng lớn nước và năng lượng nên cơ thể lúc này cần được bổ sung bằng thức ăn và nghỉ ngơi. Bạn nên nghỉ ngơi ít nhất 48 tiếng trước khi muốn trở lại làm việc. Những giấc ngủ ngắn thường xuyên là cần thiết để cơ thể phục hồi năng lượng và tinh thần. Hạn chế vận động quá sức.

Những giấc ngủ ngắn giúp cơ thể phục hồi năng lượng nhanh chóng

Tóm lại, ngộ độc thực phẩm thực sự là một trải nghiệm khó chịu. Sau khi khắc phục tình trạng, cơ thể bạn cần được chăm sóc để phục hồi nhanh chóng. Chế độ ăn uống là một phần thiết yếu để cơ thể phục hồi nhanh chóng hơn. Chính vì vậy, bài viết trên giúp bạn biết ngộ độc xong nên ăn gì và tránh ăn gì để cơ thể nhanh chóng khoẻ mạnh. Bạn nên chọn thức ăn mềm nhẹ, ít dầu mỡ, ít chất béo và giàu chất xơ để tránh kích ứng ruột. Nhưng bạn cũng nên tránh đồ ăn cay nóng và rượu bia.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Ngộ độc thực phẩm có nên uống nước dừa không?

Thứ Ba ngày 31/05/2022

  • Bà bầu ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?
  • Ngộ độc thực phẩm nên ăn cháo gì?
  • Bị ngộ độc thực phẩm uống nước chanh được không

Để lấy lại năng lượng một cách nhanh chóng đã có nhiều biện pháp ăn uống phù hợp nhất được đưa ra. Với nhiều bạn chưa biết vẫn còn đang băn khoăn ngộ độc thực phẩm có nên uống nước dừa không?

Tình trạng cơ thể mệt mỏi, mất nước khi bị ngộ độc thực phẩm khiến cho sức khỏe của bạn bị giảm sút một cách đáng kể. Để lấy lại năng lượng một cách nhanh chóng đã có nhiều biện pháp ăn uống phù hợp nhất được đưa ra. Với nhiều bạn chưa biết vẫn còn đang băn khoăn ngộ độc thực phẩm có nên uống nước dừa không?

Nước dừa vẫn được cho là nguồn nước giải khát có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe từ bệnh nhân đang ốm cho tới bà bầu sau 4 tháng. Vậy khi bạn bị ngộ độc thực phẩm thì có nên uốngnước dừahay không? Hãy theo dõi thông tin sau được các chuyên gia y tế của nhà thuốc Long Châu đưa ra.

Ngộ độc thực phẩm có nên uống nước dừa?

Khi chúng ta không may ăn phải các đồ ăn có chứa chất độc hại đối với cơ thểsẽ dẫn tới ngộ độc thực phẩm. Lúc này bạn sẽ thấy đau bụng, nôn thốc nôn tháo, tiêu chảy nhiều lần khiến cho cơ thể bạn thấy mệt mỏi vì mất nhiều nước. Khi nước dừa được cho là cách tốt nhất giúp cơ thể người bệnh thay thế các chất điện giải bị mất sau khi bị ngộ độc thực phẩm.

Thành phần Axit lauric có trong nước dừa sẽ tiêu diệt được mầm bệnh không tốt cho sức khỏe có trong thực phẩm ăn uống hàng ngày. Ngoài ra nước dừa còn là chất lỏng có tác dụng làm dịu dạ dày sau khi chúng ta đã nôn hết các thức ăn nhiễm độc ra bên ngoài.

Nước dừa có tác dụng làm dịu dạ dày sau khi đã nôn hết các thức ăn

Như vậy là bạn đã trả lời được câu hỏi ngộ độc thực phẩm có nên uống nước dừa rồi nhé! Để nước dừa phát huy tác dụng một cách tốt nhất khi bị ngộ độc do ăn uống gây ra, bạn cần uống nước dừa khi bụng còn đói vào mỗi buổi sáng. Sức khỏe của người bệnh sẽ nhanh được hồi phục.

Khi sử dụng nước dừa cũng cần chú ý tránh uống cùng với các đồ uống khác. Tránh trường hợp không phát huy được tác dụng dinh dưỡng của nước dừa. Lại khiến cho cơ thể khó chịu hơn không tốt cho sức khỏe.

Một số thực phẩm không nên uống cùng nước dừa

Nước dừa hoàn toàn từ thiên nhiên nên rất an toàn cho sức khỏe khi sử dụng, có tác dụnggiúp cung cấp cho cơ thể một nguồn nước tự nhiên và nhiều chất dinh dưỡng. Nếu bạn sử dụng thường xuyên sẽ có tác dụng làm đẹp, sáng da.

Tuy nhiên tác dụng của nước dừa sẽ không được phát huynếu sử dụng cùng với một số thực phẩm khác. Có thể còn tạo ra những hợp chất có hại cho cơ thể bạn.

Không ăn sô-cô-lacùng với uống nước dừa

Axit oxalic là thành phần trong sô-cô-la [chocolate]còn thành phần protein và canxi thì lại có nhiều trong nước dừa. Nên khi chúng kết hợp với nhau khiến cho canxi khó được hấp thụ vào trong cơ thể.

Đặc biệt khi người dùng sử dụng thường xuyên sẽ gây ra tình trạng bị rụng tóc, tiêu chảy. Với trẻ nhỏ đang tuổi ăn tuổi lớn khi uống nhiều nước dừa cùng với sô-cô-la sẽ khiến cơ thể chậm lớn hơn. Các phụ huynh cần chú ý không nên cho trẻ ăn những thực phẩm này chung với nhau.

Không nên uống nước dừa kết hợp với đá

Không nên uống nước dừa với đá

Do nước dừa và đá lạnh đều có tính hàn giống nhau, nên khi bạn kết hợp chúng lại với nhau sẽ dễ bị lạnh bụng, đau bụng. Tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn nếu bạn là người thường xuyên bị đau bụng do bụngyếu.

Sau sinh cơ thể người mẹ cũng như bộ phận tiêu hóa còn yếu, nếu sử dụng nước dừa lạnh sẽ gây khiến cho cơ thể bạn sau này dễ bị đau bụng khi ăn uống. Nhiều người còn kèm theo biểu hiện sốt, người mệt mỏi.

Cần tránh ăn hải sản với nước dừa

Hải sản và nước dừa khi bạn sử dụng cùng một lúc trong bữa ăn sẽ khiến bạn khó tiêu, đau bụng, khó chịu. Đối với cơ thểbụng dạ yếu thường xuyên bị đau bụng, huyết áp thấp, cơ thể yếu hay mệt mỏi,...cần tránh cải thiện bữa ăn hay tẩm bổ bằng hải sản và nước dừa nhé!

Thuốc uống

Các bà bầu cần chú ý không nên uống nước dừa khi uống thuốc sắt mỗi ngày. Do nước dừa và viên sắt đều là những thức uống tốt và cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi nhưng cần sử dụng cách nhau một khoảng thời gian, để đem lại hiệu quả dinh dưỡng cao cho cơ thể.

Ngay cả với những người khỏe mạnh cũng có lúc ốm đau phải cần uống thuốc. Cũng giống như trên bạn cần sử dụng thuốc và uống nước dừa một cách tốt nhất, nên cách thời gian sử dụng ra.

Nước uống cần thiết khi bị ngộ độc thực phẩm

Ngoài nước dừa kể trên thì khi bị ngộ độc thực phẩm các bạn có thể sử dụng những loại đồ uống sau đây:

Nước gừng

Để làm giảm cảm giác khó chịu khi không may bạn hay người thân bị ngộ độc thực phẩm thì trà gừng luôn là lựa chọn tuyệt vời. Chất chống vi khuẩncó trong gừng sẽ giúp bạn phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Ngoài ra còn chống lại được các mầm bệnh do thực phẩm chứa chất độc hại gây ra cho cơ thể của bạn.

Để đem lại công dụng cao nhất của gừng đối với người bệnh bạn cần làm như sau:

  • Gừng đem rửa sạch, thái lát mỏng;

  • Cho gừng vào nước đun sôi lên;

  • Để giúp tác dụng của gừng được nhanh chóng và dễ uống hơn,có thể trộn thêm mộtít mật ong;

  • Mỗi ngày cần sử dụng từ 2 đến3 ly.

Sử dụng nước gừng khi bị ngộ độc thực phẩm

Nước chanh

Công dụng lớn nhất của nước chanh đó là có tính kháng khuẩn cao, ngăn chặn được những bệnh liên quan tới hệ thống tiêu hóa, giúp loại bỏ được vi khuẩn và giảm đau dạ dày hiệu quả. Nhưng bạn cần chú ý không nên sử dụng nước chanh khi mình quá đói. Như vậy không những không tốt cho dạ dày mà còn gây hại cho các bộ phận tiêu hóa của bạn.

Nước vo gạo

Một trong những nước uống giúp bù nước hiệu quả khi bị ngộ độc thực phẩm chính là nước vo gạo. Khi bụng bạn vẫn đang đau, các cơn cồn cào ở dạ dày vẫn còn saukhi vừa nôn hết những thực phẩm độc hại ra, thì với cốc nước vo gạo ấm sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái nhất.

Cách thực hiện như sau:

  • Đầu tiên bạn sẽ lấy 3 thìa canh gạo được vo sạch nhưng không cần quá kỹ. Để tránh mất các dưỡng chất tốt cho sức khỏe trên hạt gạo.

  • Cho hai chén nước to vào để đun gạo lên.

  • Khi nước gạo chuyển sang màu trắng đục thì bạn sẽ lấy nước để uống.

Có thể thấy ngộ độc thực phẩm có thểuống nước dừa hay nhiều đồ uống như nước vo gạo, nước chanh, nước gừng,... để bổ sung kịp thời lượng nước bị mất của cơ thể. Các bạn cần ghi nhớ để đến lúc cần dùng đến nhé!

Như vậy với các thông tin về ngộ độc thực phẩm có nên uống nước dừa hay khôngdo nhà thuốc Long Châu chia sẻ ở trên, sẽ giúp cho các bạn có thêm đồ uống bổ dưỡng nếu không may mình bị ngộ độc thực phẩm. Nhà thuốc Long Châu xin kính chúc bạn cùng gia đình luôn có sức khỏe thật tốt.

Hải Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • ngộ độc
  • ngộ độc thực phẩm

Video liên quan

Chủ Đề