Người hay giúp đỡ người khác gọi là gì

Giúp người là một biểᴜ hiện của sự thiện lương, là một cội ngᴜồn của niềm vui, là một cách tu hành thường nhật, là một sự thăng hoa của nhân cách.

Đời người lấy việc giúp người khác làm vui, nhờ giúp người khác mà trở nên tuyệt vời.

Cuộc đời được người khác giúp đỡ nhờ từng giúp đỡ người khác, được tích phúc nhờ giúp người khác.

Giúp người là việc tốt, nhưng có đôi khi vì lòng tốt lại gây ra sai lầm. Vì vậy, quąn hệ dù tốt thế nào cũng không nên giúp người khác 3 việc sau:

1. Không thể giúp việc vượt quá năng lực của mình

Giúp người là giảm bớt gánh nặng thay người khác, là giải quyết phiền phức thay người khác. Đó là ý tốt, cũng là chuyện tốt.

Nhưng nếu giúp đỡ người khác mà tăng thêm áp lực cho mình, áp lực ấy lại không phải điều bản thân chúng ta đáng phải chịu đựng, vậy thì giúp người như vậy sẽ trở thành một gánh nặng.

Giúp người khác nhưng lại khiến mình rơi vào hoàn cảnh khó khăn khổ sở, đôi khi thậm chí còn cần nhiều người hơn để giúp bạn, mang lại phiền phức cho thêm nhiều người, vậy là mất đi ý nghĩa của sự giúp đỡ.

Bởi vậy, xin đừng giúp đỡ người khác chỉ vì thể diện!

2. Không thể giúp những việc tốn ᴄôпg vô ích

Trên thế giới này, không phải tất cả mọi người đều biết cảm ơn, không phải cả mọi người đều có lòng thành.

Có những người xin bạn giúp đỡ không phải vì bản thân người đó không làm được, mà coi bạn là cu li miễn phí để chỉ đạo, không hề có chút lòng biết ơn nào.

Loại người như vậy giống như một cái giếng sâu không hề có đáy, bạn có lấp gì vào cũng không thể đầy được. Giúp đỡ những người như thế chẳng khác nào tự tìm sự khó chịu cho bản thân.

Giúp đỡ được người khác là việc tốt nhưng tuyệt đối không nên mù quáng và hãy làm một cách chừng mực. Bởi lòng tham con người là vô đáy nên đối với những người không biết đủ, không biết tri ân, sự nhiệt tình của bạn sẽ có ngày làm hại chính bản thân bạn.

Bạn sẽ không thể gọi được một người đang giả vờ ngủ thức dậy, cũng sẽ không thể nào làm thỏa mãn được một người vô ơn và tham lam.

Lòng tốt, lòng nhân ái, sự lương thiện, bao dung trên đời này vốn là miễn phí nhưng không phải là những thứ đồ rẻ mạt. Lòng tốt cần sử dụng đúng người, bao dung cũng cần có lý trí, không phải ai cũng xứng để được nhận sự giúp đỡ vô tư, không toan tính của chúng ta.

Bạn chân thành nhưng kẻ đó không bận tâm; bạn thật lòng nhưng kẻ đó coi đó như trò chơi, loại người như vậy, khoan nói tới việc giúp đỡ, xin bạn hãy tránh kẻ đó thật xa.

3. Không thể giúp việc vượt quá giới hạn

Giúp người không thể vượt quá giới hạn, không thể giúp người ta lừa đảo gian lận;

Giúp người không thể làm trái lương tâm, không thể giúp người ta lừa tiền gạt người.

Giúp người không thể bất chấp chuẩn mực, không thể giúp người ta làm tổn thương người khác.

Giúp đỡ không được quá đi theo cảm tính, hễ người ta nhờ vả là lại mềm lòng.

Giúp người là làm việc tốt, nhưng nếu vượt quá giới hạn thì sẽ chẳng còn ý tốt, trở thành việc sai lầm.

Nếu bạn giúp đỡ việc vượt quá giới hạn, xong việc không những người ta chẳng biết ơn bạn, ngược lại còn nói như thể bạn là kẻ đầu sỏ xúi giục người đó làm việc xấu. Tới khi ấy có trăm cái miệng cũng chẳng thể chối cãi!

Giúp đỡ cần phải có lý trí!

Muốn biết 1 gia đình có thể hưng thịnh hay lụn bại, quan sáϯ 1 biểu hiện này của người đàn ông sẽ có câu trả lời

Giúp đúng việc sẽ được người khác biết ơn, được người khác tôn sùng;

Giúp sai việc sẽ bị người khác lợi dụng, làm khổ bản thân.

Giúp đỡ là một ý tốt, ý tốt này phải có sự sắc sảo mới giúp mình vui được;

Ý tốt này cần phải có giới hạn, mới có thể tránh cho mình bị người ta hại;

Ý tốt này cần phải có tiêu chuẩn, mới có thể trở nên ý nghĩa và trở thành thành câu chuyện hay!

Theo Emdep.vn

Đã có rất nhiều câu chuyện nói cảm giác của sự cho đi vô điều kiện rằng: Khi giúp đỡ được một người nào đó, cảm giác nhẹ nhõm sẽ khiến bạn cảm thấy vui sướng lâng lâng và nghĩ rằng đời này đáng sống ơn rất nhiều. Vậy nguyên nhân gì đã khiến bạn cảm thấy nhẹ nhõm sau khi làm việc tốt như vậy?

“Nếu là con chim, chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không trả

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

-Tố Hữu-

Lợi ích của làm việc tốt

Một lợi ích đáng kể của lòng tốt là nó tác động lên sự tự nhận thức của bạn. Khi bạn thực hiện hành vi tử tế, bạn có thể bắt đầu xem mình là một người vị tha và từ bi. Nhận định mới này có thể giúp bạn có cảm giác tự tin, lạc quan và có suy nghĩ rằng mình là một người hữu dụng. Giúp đỡ người khác hoặc tham gia các hoạt động tình nguyện sẽ giúp làm nổi bật khả năng, năng lực và chuyên môn của bạn, đồng thời mang đến cho bạn cảm giác làm chủ cuộc sống của chính mình.

Thông qua việc giúp đỡ người khác, bạn cũng có thể học các kỹ năng mới hoặc khám phá những tài năng tiềm ẩn của mình. Ví dụ bạn sẽ khám phá ra rằng mình có khả năng giải diễn giải và đứng lớp khi tham gia tình nguyện dạy học cho trẻ mồ côi hay khả năng chăm sóc người khác khi dành thời gian bên các cụ già ở viện dưỡng lão. Một số nhà nghiên cứu cho rằng các hành vi của làm việc tốt sẽ giúp bạn tìm ra ý nghĩa và giá trị cuộc sống của chính mình.

Cuối cùng và quan trọng nhất, sự tử tế có thể tạo nên các phản ứng tích cực trong xã hội. Giúp đỡ người khác sẽ làm cho mọi người yêu thích, đánh giá cao và tỏ lòng cảm kích bạn. Mọi người cũng sẽ đáp trả và giúp đỡ khi bạn cần sự tương trợ trong tương lai. Giúp đỡ người khác sẽ đáp ứng một nhu cầu cơ bản của con người là kết nối với những người khác, tạo nên sự biết ơn và tình bạn. Khoa học cũng đã chứng minh được sức ảnh hưởng của làm việc tốt. Thông qua một dự án nhỏ kéo dài mười tuần, các tình nguyên viên tham gia thí nghiệm đã cảm thấy mình trở nên hữu ích hơn và niềm vui cũng tăng lên khi giúp đỡ người khác. Đồng thời các nhà nghiên cứu còn đo được mức độ của lòng biết ơn ở các tình nguyện viên khi họ nhận được sự tương trợ.

Làm việc tốt có thể khiến cho chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn bằng nhiều cách. Ví dụ như khảo sát đã cho thấy việc làm tình nguyện sẽ giúp các giảm các triệu chứng trầm cảm, tăng cảm giác hạnh phúc cũng như giá trị bản thân và làm chủ chính mình. Mặc dù khảo sát trên không thể giải thích theo hai chiều [“Việc làm tình nguyện làm mọi người cảm thấy bản thân trở nên tốt đẹp hay những người cảm thấy bản thân mình tốt đẹp sẽ làm tình nguyện?”], nhưng qua việc nghiên cứu lấy đối tượng là những tình nguyện viên tham gia các dự án trong suốt thời gian dài thì kết quả cho thấy rằng chính những hành vi hào phóng của các tình nguyện viên sẽ giúp họ cảm thấy hạnh phúc hơn chứ không phải ngược lại.

Trong một nghiên cứu khác, năm nữ tình nguyện viên mắc chứng đa xơ cứng [MS] đã được lựa chọn để giúp đỡ cho 67 bệnh nhân MS khác trong ba năm. Họ được đào tạo về khả năng lắng nghe cảm thông và được yêu gọi điện thoại cho mỗi bệnh nhân 15 phút một lần mỗi tháng. Khi thời gian kết thúc, kết quả đã cho thấy các tình nguyện viên đều vô cùng hài lòng và tăng cảm giác làm chủ bản thân. Họ tham gia các hoạt động xã hội nhiều hơn và ít bị trầm cảm hơn. Trong một buổi trả lời phỏng vấn, 5 người phụ nữ này cho biết họ đã có những thay đổi to lớn trong cuộc sống sau trải nghiệm làm tình nguyện viên cho dự án trên. Chẳng hạn như khi giúp đỡ người khác, họ bắt đầu chuyển sự tập trung ra khỏi chính bản thân mình và chú tâm hơn tới những người họ giúp đỡ. Đồng thời cũng cải thiện được kỹ năng lắng nghe và ngày càng trở nên cởi mở, khoan dung hơn trong các mối quan hệ. Lòng tự trọng và sự chấp nhận của các tình nguyện viên cũng tăng lên. Ví dụ như sự tự tin của họ vào khả năng đối phó với những thăng trầm của cuộc sống và trong việc kiểm soát căn bệnh của chính họ. Một phụ nữ cho biết. “Tuy bệnh đa xơ cứng không thể chữa trị nhưng tôi thực sự cảm thấy rằng tôi có thể đương đầu với bất cứ điều gì sẽ xảy đến.”

Đáng chú ý là những thay đổi tích cực được trải nghiệm bởi 5 người phụ nữ này lớn hơn những lợi ích mà các bệnh nhân nhận được sự giúp đỡ của các tình nguyện viên nhận được. 5 tình nguyện viên cảm thấy hài lòng với chất lượng cuộc sống của chính mình tốt hơn 7 lần so với các bệnh mà họ giúp đỡ. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu lại thấy một phát hiện đáng kinh ngạc là lợi ích mà những người được giúp đỡ có được sẽ tăng lên khi thời gian trôi qua dù sự giúp đỡ mà họ nhận được có xu hướng giảm dần. Đây là một nghiên cứu nhỏ chỉ với 5 người tham gia nhưng nó đã minh họa kĩ lưỡng những lợi ích mà sự giúp đỡ đem lại và khi hiểu được những điều này, bạn sẽ thấy cuộc sống hạnh phúc hơn.

Muốn cuộc sống tốt đẹp hơn, hãy tập thói quen biết ơn, bạn nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Lyubomirsky, Sonja. The How of Happiness: A New Approach to Getting the Life You Want. New York: Penguin Books, 2008. Bản in. Trang 130-132.

Video liên quan

Chủ Đề